Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ hai 08 tháng 5 năm 202

    Quê Hương tổng hợp

    Trần Bang, người yêu nước cương trực

    Mạc Văn Trang


    Hình Trần Bang bị đánh đổ máu trong một cuộc biểu tình tại thành Hồ. Ảnh trên mạng 

    Gia đình Kỹ sư, Cựu chiến binh Trần Bang cho biết: 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ ra Toà xét xử công khai, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 18/4, Thư ký Tòa đã thông báo cho Trần Bang, anh bị xét xử theo điều 117 Bộ luật Hình sự 2015: “Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”.

    Trần Bang tên đầy đủ là Trần Văn Bang, sinh ngày 13/3/1961, tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Trần Bang luôn là học sinh giỏi từ trường cấp 2 đến trường cấp 3 Cẩm Giàng; năm 16 tuổi tốt nghiệp Trung học loại Giỏi, khoá thi 1977.

    Trần Bang là sinh viên Học viện Thuỷ Lợi khóa 1977 – 1982. Anh tốt nghiệp Đại học loại Giỏi và được giữ lại trường để đào tạo thành giảng viên, cán bộ nghiên cứu, nhưng anh xin nhập ngũ từ biên chế của Học Viện Thuỷ lợi.

    Anh tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc từ 1982, lúc đó cuộc chiến chống Tàu Cộng xâm lược vẫn “máu đã đổ trên khắp giải biên cương” vô cùng ác liệt. Những ngày ở biên giới, chàng chiến sĩ Trần Bang 22 tuổi thường viết thư cho người yêu, mối tình đầu ở quê.

    Sinh nhật người yêu, từ chiến trường Trần Bang viết tặng bài Thơ dài, mở đầu:

    “Anh nhớ em quên sao ngày sinh nhật

    Biết tìm gì làm kỷ vật tặng em

    Làm chi có bưu thiếp màu sặc sỡ

    Hay đóa tuyết hồng sánh với tuổi em”

    Và cuối bài:

    “Bọn bành trướng làm anh không về được

    Biết tìm gì làm kỷ vật tặng em

    Anh chỉ biết chúc em yêu trẻ mãi

    Qua dòng thư em hiểu lính mà em!

    (Tháng 5 nóng bỏng – Lao Cai)

    Tháng 6/1985 Trần Bang cầm Giấy Chứng nhận của đơn vị “Đã hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự”, về lại Học viện Thuỷ Lợi để nhận nhiệm vụ mới.

    Trần Bang có thể ở Học viên để nghiên cứu, giảng dạy, nhưng “máu” kỹ sư Thuỷ lợi của anh đang sôi sục trong trái tim người lính, anh xung phong dấn thân vào công trình Thuỷ điện Trị An, nơi đang cần những người có tri thức và nhiệt huyết. Anh làm việc cùng các chuyên gia Liên Xô trong những năm tháng vô cùng khó khăn, gian khổ. Ai đã đọc cuốn “Đá nổi xôn xao” của Hoài Tố Hạnh thì hiểu được lòng yêu nước, say mê dấn thân lao động quên mình của đội ngũ chuyên gia, kỹ sư, công nhân và biết bao sự hy sinh của những người dân địa phương, để có dòng điện cho đất nước trong những năm tháng vô cùng khốn khó…

    Trần Bang là người thông minh, năng động, đầy bản lĩnh, trở về đời thường anh có cuộc sống đàng hoàng, vợ con yên ấm. Nhưng với lòng yêu nước sôi sục, anh đã lên án mạnh mẽ và nhiều lần xuống đường phản đối những hành động ngang ngược của Trung quốc trên lãnh hải nước ta. Đỉnh điểm là cuộc biểu tình phản đối cho “người nước ngoài thuê ba đặc khu 99 năm”. Trong cuộc biểu tình dữ dội của người dân Sài Gòn, nhiều người đã đổ máu, trong đó có Trần Bang.

    Vì những hoạt động nói trên, Trần Bang và gia đình bị an ninh làm khó đủ chuyện, vợ chồng mâu thuẫn, nhưng anh quyết không từ bỏ cách sống đã chọn lựa, khiến gia đình anh đổ vỡ.

    Trần Bang đã viết nhiều bài lên án mạnh mẽ thái độ của nhà cầm quyền “hèn với giặc, ác với dân”. Anh đã say mê tìm hiểu những kiến thức sâu rộng về xã hội, lịch sử, chính trị, pháp luật để viết nhiều bài phản biện về chính trị xã hội sâu sắc, bênh vực dân oan, lên án những hành động bất nhân, phi pháp của nhà cầm quyền đối với dân oan. Với lòng thương xót những người dân “thấp cổ bé họng”, những gia đình tù nhân lương tâm oan ức, anh đã hết lòng giúp đỡ.

    Trần Bang là một người chính trực, yêu nước, thương dân, khát khao hành động vì tiến bộ xã hội, lên án mạnh mẽ cái xấu, cái ác, cái bất công, phi lý.

    “Tội” của anh chỉ là một Trí thức cương trực, một Cựu chiến binh đã thể hiện lòng yêu nước quá sôi sục, phê phán những sai trái của nhà cầm quyền quá mạnh mẽ, có thể cực đoan không khoan nhượng, đúng tính cách của người lính trên trận tuyến.

    Vậy mà, 8 giờ sáng ngày 12 tháng 5 năm 2023 Trần Bang sẽ bị ra trước Toà án CHXHCNVN xét xử, tại 131 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Hồ Chí Minh. Thấy nói phiên tòa “công khai”, nên tôi sẽ đến dự xem người ta kết án Trần Bang thế nào?

    https://baotiengdan.com/2023/05/08/tran-bang-nguoi-yeu-nuoc-cuong-truc/

    Cảnh sát Campuchia không cho đem ảnh ông Hồ Chí Minh vào sân bóng cổ vũ?

    RFA

    07/5/2023

    Cảnh sát Campuchia không cho đem ảnh ông Hồ Chí Minh vào sân bóng cổ vũ?


    Cổ động viên cầm hình ông Hồ Chí Minh để cổ vũ, cảnh sát Campuchia đến nói chuyện và sau đó mang đi 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngchụp màn hình video 

    Đội tuyển U22 Việt Nam đánh bại U22 Singapore 3-1 ở lượt trận thứ 2 bảng B môn bóng đá nam SEA Games 32 tại sân vận động Prince vào chiều 3/5, tuy nhiên trên khán đài mọi chuyện có vẻ không được suôn sẻ. 

    Video ngắn có logo của kênh Youtube @saothethao với gần 200 ngàn người đăng ký đăng tải cho thấy, một cảnh sát Campuchia nói chuyện thông qua người phiên dịch với một nhóm cổ động viên Việt Nam mặc áo có cờ đỏ và quàng cờ đỏ sao vàng. 

    Một người nam mang ảnh ông Hồ Chí Minh đi qua máy quay, trong khi giọng nữ quay clip nói: "Hình của bác Hồ mà cảnh sát Campuchia không cho mang vào."

    Một cổ động viên nam khi được kênh này phỏng vấn bày tỏ: 

    "Nói chung là mình đang ở nước người ta nên mình sẽ không..., mình sẽ phải tuân thủ theo những quy định của người ta thôi, chứ không làm gì được nhiều."

    Hôm 8/5 khi kiểm tra kênh Youtube và Tiktok Sao Thể Thao, đoạn video trên đã không còn xuất  hiện, tuy nhiên một số tài khoản Facebook và Youtube khác có đăng tải lại. 

    Phóng viên chiều cùng ngày gửi email tới Ban tổ chức giải SEA Games 32 của Campuchia để đề nghị bình luận về vụ việc nhưng chưa lập tức nhận được câu trả lời. 

    Liệu không rõ việc không cho phép mang ảnh lãnh tụ, nhân vật chính trị vào sân cổ vũ có nằm trong những quy định của ban tổ chức giải hay không, và liệu đã có các sự cố tương tự diễn ra ở Campuchia hay không. 

    Việc cổ động viên mang hình các lãnh tụ cộng sản như các ông Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp vào các sân vận động để cổ vũ cho đội tuyển bóng đá đã diễn ra trong nhiều năm nay, nhưng có lẽ đây là lần đầu tiên việc mang ảnh chân chung ông Hồ vào sân bị cấm. 

    Báo Dân Việt hôm 30/4 đưa tin cho biết, lực lượng an ninh của nước chủ nhà Campuchia ngăn khong cho các CĐV Thái Lan mang trống và dùi vào sân để cổ vũ cho đội nhà đấu với U22 Singapore cũng ngay tại sân vận động Prince.

    Các tờ báo nhà nước hoàn toàn không đề cập gì đến sự việc này, phóng viên cũng gửi email đến Bộ Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch Việt Nam để đề nghị bình luận về vụ việc tuy nhiên chưa nhận được phản hồi. 

    Hồi tháng 1/2022, cảnh sát Úc từng mang đi một khăn choàng cổ với nền cờ vàng và ba sọc đỏ của cổ động viên khi mang vào khán đài để cổ vũ đội tuyển Úc và Việt Nam. 

    Sẽ yêu cầu định danh tất cả chủ tài khoản Facebook, TikTok, YouTube

    Quang Phong 

    Thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu tất cả chủ tài khoản mạng xã hội là cá nhân hay tổ chức phải thực hiện việc định danh. Việc này áp dụng cho cả mạng xã hội nước ngoài như Facebook, YouTube, TikTok…

    Ngày 8/5, phát biểu tại phiên giải trình của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về việc chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động qua 12 năm thực hiện Luật Phòng, chống mua bán người.

    Theo Thứ trưởng Bộ Công an, tỷ lệ xử lý nhóm tội phạm này chưa đạt như các nhóm tội phạm khác vì đây là ‘tội phạm ẩn’, liên quan tâm lý người bị hại, việc thu thập chứng cứ vật chất ở nước ngoài, hành vi phạm tội diễn ra từ lâu.