Header Ads

  • Breaking News

    Đòi hỏi công bằng, đa dạng, hòa nhập, bao gồm và công lý cho mọi người

    Ts. Phạm Đình Bá


    Ngày 21/05/2023, Anh Trần Cảnh Chân đưa tin và bàn luận về việc sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã vi hiến và vi phạm pháp luật khi không cho học sinh ngoại tỉnh học trường công lập. [1]

    Trong hướng dẫn tuyển sinh năm học 2023-2024 của sở nầy, học sinh thi vào lớp 10 trường công lập phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, hoặc có bố hay mẹ, người giám hộ thường trú tại Hà Nội. Việc này cũng đã diễn ra từ nhiều năm nay. [1]

    Tôi đọc bài của Anh Trần Cảnh Chân với nhiều ngậm ngùi. Những người theo ông Hồ và ông Trọng có bao giờ tự đặt mình vào hoàn cảnh của những cha mẹ ngoại tỉnh vì sinh kế phải di dời gia đình họ về Hà Nội để rồi phải đối mặt với việc các con họ bị kỳ thị không cho đi học. Có vẻ như những người này không có khả năng cảm nhận được nỗi đau của người khác. 

    Trọng bị bô "Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Thế thì Trọng đã làm gì để giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội? 

    Trọng hiểu gì về “công bằng, đa dạng, hào nhập, bao gồm và công lý”? Có vẻ như y không hiểu gì cả!

    Nhân loại đã đạt được những tiến bộ xã hội đáng kể trong những thập kỷ gần đây, từ giảm nghèo để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục rộng rãi, nhưng tiến trình này vẫn không đồng đều. Bất công xã hội và kinh tế vẫn tồn tại ở cả cấp cộng đồng toàn cầu, các nước và các địa phương, thường nhắm vào một bản sắc cá nhân (ví dụ: nơi ở, văn hóa, chủng tộc, giới tính). [2]

    Ở cấp độ vi mô của một cộng đồng hoặc một nhóm, các nguyên tắc công bằng, đa dạng và hòa nhập là quyện vào nhau; chúng được xác định bởi quá trình cải thiện các điều khoản tham gia vào một cuộc thảo luận (hòa nhập), thúc đẩy và tích hợp các quan điểm khác nhau (đa dạng), để đạt được sự tiếp cận đồng đều đến cơ hội (công bằng). [2]

    Công bằng

    Trong khi bình đẳng tập trung vào nguyên tắc đối xử mọi người đồng đều, công bằng nhận ra rằng các rào cản hiện tại đòi hỏi mức độ khác nhau để hỗ trợ mọi thành viên trong cộng đồng đều có tiếp cận công bằng với các cơ hội, nguồn lực và dịch vụ. 

    Nói cách khác, sự bình đẳng đòi hỏi các cách đối xử khác nhau để xóa bỏ các “rào cản” để tất cả chúng ta đều bình đẳng. 

    Ví dụ, việc Anh Trần Cảnh Chân tường thuật về việc làm của sở Giáo dục và Đào tạo ở Hà Nội là bất công, tạo nên bất bình đẳng về việc học của học sinh ngoại tỉnh và có hậu quả lâu dài về bất bình đẳng xã hội.  

    Đa dạng 

    Tính đa dạng đề cập đến sự chấp nhận, nắm bắt và mời đón “bất kỳ và tất cả sự khác biệt giữa con người với nhau”. Một số ví dụ về sự khác biệt các khía cạnh của sự đa dạng bao gồm: giai cấp, tình trạng giàu nghèo, dân thành thị và dân quê. Nhưng đây không phải là một danh sách đầy đủ. 

    Điều quan trọng là sự đa dạng hiện diện ở nhiều cấp độ và không chỉ là khác biệt với một chuẩn mực tùy tiện (ví dụ: chuẩn mực xã hội hoặc văn hóa). Ví dụ, các cá nhân cùng chủng tộc có nền tảng giáo dục, khả năng, giá trị và quan điểm khác nhau; những khác biệt này là yếu tố của sự đa dạng. 

    Trong công bằng xã hội, tính đa dạng đề cập đến sự khác biệt về tư cách thành viên của các nhóm xã hội (ví dụ: giai cấp). Trên thực tế, những cố gắng cưỡng lại sự đa dạng bắt nguồn từ lịch sử và những kinh nghiệm đương thời để duy trì bất công.

    Hòa nhập và bao gồm

    Hòa nhập ngụ ý cải thiện các điều khoản tham gia vào xã hội, đặc biệt đối với những cá nhân bị thiệt thòi như: người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, và giới tính. Thúc đẩy hòa nhập tạo điều kiện tiếp cận các cơ hội (ví dụ: giáo dục, việc làm) và các nguồn lực (ví dụ: hỗ trợ tài chính và xã hội), do đó tôn trọng  những quyền căn bản của con người, nhân quyền.

    Tại sao công bằng, đa dạng và hòa nhập là quan trọng?

    Hãy tưởng tượng một tương lai mà bạn vẫn được trả lương thấp hơn một người nam có cùng trình độ – chỉ bởi vì bạn là một phụ nữ. Hãy tưởng tượng một tương lai nơi đồng nghiệp của bạn vẫn bác bỏ ý tưởng của bạn - vì nền văn hóa và lý lịch của bạn. Hãy tưởng tượng một tương lai nơi bạn vẫn được cho biết bạn có thể và không thể yêu một người nào đó. Tưởng tượng một tương lai nơi các thế hệ vẫn đang được dạy rằng có những giới hạn đối với ước mơ của họ - bởi vì họ có giới tính khác với những người khác. 

    Công bằng, đa dạng và hòa nhập là chìa khóa cho các tương tác xã hội và nghề nghiệp tích cực. Trong một nhóm, sự đa dạng về khả năng, quan điểm và giá trị mở rộng tầm nhìn và mở rộng kiến ​​thức. 

    Một nhóm chấp nhận sự đa dạng và hòa nhập bằng cách tôn trọng ý kiến ​​đóng góp của mọi người; thực hành này dẫn đến hiệu quả hơn trong các cuộc thảo luận, các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề phức tạp và các ý tưởng “đột phá” mới.

    Ở quy mô lớn hơn, sự phân biệt đối xử có hệ thống trong các tổ chức tạo ra và duy trì bất lợi cho các nhóm yếu thế, bao gồm người bị phân biệt chủng tộc, người khuyết tật, người có giới tính khác, và phụ nữ. 

    Phân biệt đối xử có hệ thống trong giáo dục dẫn đến ít cơ hội tiếp cận hơn và giảm tỷ lệ thành công giữa các nhóm bị kỳ thị. Trong thị trường lao động, các rào cản mang tính hệ thống tạo ra tỷ lệ thất nghiệp cao hơn tỷ lệ thất nghiệp trung bình, mức lương thấp hơn mức lương trung bình và mức độ tập trung trong công việc có địa vị thấp trong số những nhóm bị kỳ thi.

    Chủng tộc, giai cấp, giới tính, tình dục, sắc tộc, khả năng và tuổi tác không phải là những thực thể loại trừ lẫn nhau. Những yếu tố phân loại xã hội này được kết nối với nhau và tạo ra một hệ thống phân biệt kỳ thị và đối xử chồng chéo và giao thoa. 

    Bất bình đẳng giới tính và phân biệt chủng tộc là những ví dụ mà phân biệt đối xử do giới tính, chẳng hạn như phân biệt đối xử với phụ nữ, có thể trực tiếp liên quan, được khuyến khích và định hình bởi chủng tộc.

    Tôn trọng các nguyên tắc bình đẳng, đa dạng và hòa nhập giúp tăng cường gắn kết xã hội đồng thời ngăn chặn sự kỳ thị và xa lánh các cá nhân hoặc các nhóm trong xã hội. 

    Tìm hiểu về các khía cạnh khác nhau của sự đa dạng xung quanh bạn và phát triển sự hiểu biết tốt hơn về người khác sẽ thúc đẩy bạn chống lại hành vi phân biệt đối xử, và ủng hộ các thực hành toàn diện và công bằng vì lợi ích cuối cùng của mọi người.

    Để thay lời cuối, tôi rời quê hương khoảng 40 năm trước. Chúng tôi có hai đứa con. Chúng tôi cảm nhận được nỗi đau của những cha mẹ ngoại tỉnh bị chính quyền Hà Nội ngăn chận không cho con họ đi học như con cái những người dân Hà Nội. 

    Tôi thấy không có công bằng, đa dạng, hòa nhập và bao gồm trên quê hương. Tôi thấy một xã hội mà bè lũ Trọng lầm tưởng là chỉ để phục vụ cho riêng chúng nó! … và đó là xã hội chúng ta những người yêu thương lo lắng cho tương lai các thế hệ kế tiệp bác bỏ.

    Chúng ta đòi công bằng, đa dạng, hòa nhập và bao gồm cho mọi người trên quê hương.

    Nguồn:

    1. VNTB - Trần Cảnh Chân. Vi Hiến: con cái công nhân ngoại tỉnh không được vào lớp 10 công lập tại thủ đô. 21/05/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-vi-hien-con-cai-cong-nhan-ngoai-tinh-khong-duoc-vao-lop-10-cong-lap-tai-thu-do/.

    2. McGill University. Understanding Equity, Diversity & Inclusion. Accessed 20/05/2023; Available from: https://www.mcgill.ca/gps/files/gps/equity_diversity_and_inclusion.pdf.


    Không có nhận xét nào