Header Ads

  • Breaking News

    Vụ Đặng Đình Bách: 'Luật thuế VN mù mờ khiến nhiều tổ chức, cá nhân gặp họa'

    Mỹ Hằng

    BBC News Tiếng Việt

    17/5/2023



    Nguồn hình ảnh, Kornkan

    Chụp lại hình ảnh, 

    Bốn nhà hoạt động môi trường (từ trái qua): Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh cùng chịu án tù vì tội trốn thuế. Trong số này, chỉ có bà Khanh mới được trả tự do hôm 13/5/2023

    Liên tiếp thời gian qua, chính phủ Việt Nam đã cho bắt giữ nhiều người bất đồng chính kiến và khép họ vào tội danh trốn thuế.

    Có thể kể ra đây các vụ 'trốn thuế' điển hình mà nhà nước Việt Nam tuyên cho nhà hoạt động môi trường Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Bạch Hùng Dương, Ngụy Thị Khanh. Trước đó vài năm là luật sư, TS Hoàng Ngọc Giao, nhà báo Trương Duy Nhất, luật sư Lê Quốc Quân... Các phiên tòa 'kín' chóng vánh chỉ kéo dài một hoặc nửa ngày trong khi bị can đã chịu tù giam để điều tra trong nhiều tháng. 

    Đã có những cáo báo từ các tổ chức quốc tế, như Dự án 88, chỉ ra rằng nhà nước Việt Nam đã vũ khí hóa luật thuế để đàn áp giới hoạt động với 'động cơ chính trị'.

    Cụ thể, báo cáo mới đây của Dự án 88 chỉ ra 'điều bất bình thường' trong các vụ án này. Theo đó, các án trốn thuế ở Việt Nam thường chỉ là án dân sự, không phải hình sự. 

    Bên cạnh đó, người bị điều tra tội này hầu hết không bị giam trước khi ra tòa mà chỉ bị quản thúc tại gia (86%). 

    Đặc biệt hơn, những vụ như của Đặng ĐÌnh Bách, bị cáo buộc trốn thuế hơn 1 tỷ đồng nhưng lại trực tiếp do Cơ quan Điều tra An ninh Hà Nội điều tra. Trong khi nhiều vụ khác trốn thuế khác với số tiền lớn hơn lại chỉ do Cơ quan Cảnh sát điều tra.

    Cần biết rằng, theo luật về các cơ quan điều tra hình sự, Cơ quan An ninh Điều tra chỉ có thẩm quyền điều tra 'tội phạm an ninh quốc gia', tội phạm chiến tranh và tội phạm nghiêm trọng, các loại tội phạm này không bao gồm trốn thuế.

    Cơ quan này chỉ được điều tra các tội hình sự khác nếu bộ trưởng bộ công an, trong trường hợp này là ông Tô Lâm, cho phép trường hợp ngoại lệ.

    Trong bài viết ở kỳ 1, chúng tôi đã đưa tin về trường hợp của nhà hoạt động Đặng Đình Bách, người nói sẽ 'tuyệt thực đến chết' để phản đối bản án tù năm năm với tội danh trốn thuế dành cho ông. 

    Trong kỳ này, BBC News Tiếng Việt phỏng vấn luật sư Kate Holcombe từ Liên minh Luật Môi trường Toàn cầu (ELAW) - một trong những tổ chức đã đồng hành cùng nhiều cơ quan phi chính phủ (NGO) của Việt Nam, trong đó có Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển Bền vững (LPSD) do ông Đặng Đình Bách làm giám đốc.

    Bình luận về vụ việc ông Đặng Đình Bách, luật sư Kate Holcombe cho hay:

    Chúng tôi tin rằng Bách vô tội. 

    Anh ấy đã luôn khẳng định mình vô tội và chúng tôi biết rằng anh ấy đáng tin cậy. Anh ấy đã luôn làm việc trong khuôn khổ pháp luật và phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với chỉnh phủ trong nhiều năm. 

    Chúng tôi cũng biết rằng nhìn vào cáo trạng có thể thấy trường hợp của Bách là cá biệt ở mọi khía cạnh. 

    Án tù của anh ấy đặc biệt dài hơn những người bị tuyên với cùng tội danh. 

    Bách bị điều tra bởi lực lượng an ninh quốc gia, chứ không phải là cục thuế, điều này đặc biệt không bình thường. 

    Ông Đặng Đình Bách


    Chụp lại hình ảnh, 

    Ông Đặng Đình Bách

    Chúng tôi cũng biết rằng tòa án đã từ chối không nghe bào chữa của anh ấy.

    Sự bất công trong thủ tục tố tụng và bản án hà khắc khiến chúng ta không khỏi thấy rằng anh ấy đã bị nhắm tới vì những lý do nào khác chứ không phải vì thuế. 

    BBC: Trong thời gian làm việc với ông Bách trước khi ông bị bắt, bà đánh giá thế nào về tính hiệu quả của Trung tâm LPSD?

    Luật sư Kate Holcombe: Chúng tôi không đánh giá tính hiệu quả của các cơ quan đối tác, nhìn chung là như vậy. LPSD đã thực hiện các công việc như chúng tôi kỳ vọng, và họ phản ứng rất kịp thời và nhanh chóng trong các trao đổi giữa chúng tôi. 

    Chúng tôi hiểu rằng LPSD được đánh giá cao ở Việt Nam và được ghi nhận rất tích cực, cả tại Việt Nam lẫn quốc tế, về hiệu quả công việc của họ.

    Luật sư Kate Holcombe

    Nguồn hình ảnh, ELAW

    Chụp lại hình ảnh, 

    Luật sư Kate Holcombe

    BBC: Theo bà, chính phủ Việt Nam nên có các hình thức xử lý như thế nào đối với tội trốn thuế thay vì hình thức phạt tù, để đảm bảo tính răn đe đồng thời không gây oan sai?

    Luật sư Kate Holcombe: Ở hầu hết các quốc gia, vi phạm luật thuế được coi là tội dân sự và không dẫn tới hình phạt bị tù. 

    Nếu một tổ chức mắc một lỗi về thuế thì họ sẽ nhận được thông báo và sẽ được cho cơ hội để 'sửa' lỗi. Tuy nhiên, Bách không nhận được bất kỳ thông báo nào như vậy rằng tổ chức của anh ấy không tuân thủ luật thuế, cũng không có cơ hội để hoàn tiền hay sửa bất kỳ lỗi vô ý nà

    Luật thuế Việt Nam nổi tiếng là mù mờ, khiến nhiều tổ chức gặp họa về mặt pháp lý bởi vì họ không chắc họ có tuân thủ luật hay không. 

    Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần tham vấn với chính phủ Việt Nam rằng luật thuế của nước này vi phạm quyền tự do biểu đạt và hội họp bởi sự mù mờ, không rõ ràng của nó; các tổ chức không thể hoạt động một cách tự do bởi nỗi lo sợ vô ý vi phạm luật. 

    Nếu mục đích khách quan của chính phủ thực sự là để ngăn chặn các vi phạm về phuế, họ cần phải làm rõ luật thuế và cung cấp các hướng dẫn cho các tổ chức về các thức thực hiện. 

    Việc chính phủ Việt Nam không làm được điều này làm dấy lên câu hỏi có phải họ quan tâm tới việc phòng chống hoạt động trốn thuế hay quan tâm tới việc sử dụng các luật này để đe dọa và kiểm soát các tổ chức NGO.

    BBC: Việc ông Đặng Đình Bách và ba nhà hoạt động môi trường hàng đầu Việt Nam bị bỏ tù không lâu trước khi chính phủ Việt Nam tuyên bố giảm điện than để đạt phát thải ròng bằng không vào 2050 nói lên điều gì?

    Luật sư Kate Holcombe: Thật không may khi các lãnh đạo của các tổ chức xã hội dân sự này không được tự do để hỗ trợ thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng sạch của Việt Nam. 

    Một cam kết thực sự để chuyển đổi sang năng lượng sạch nhằm đạt cam kết net zero vào năm 2050 sẽ đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các bên, bao gồm chính phủ và xã hội dân sự - và quan trọng hơn nữa, với các chuyên gia - những người nắm bối cảnh của Việt Nam rõ nhất. 

    Các chuyên gia hàng đầu Việt Nam nay đang ở trong tù và bị 'bịt miệng' bởi lời buộc tội của các đồng nghiệp. 

    Kết quả của các vụ bắt bớ này có vẻ như là một môi trường xã hội dân sự bị đàn áp - môi trường này đang loại trừ các chuyên gia khỏi việc đưa ra những lời khuyên, đánh giá, giám sát hay bất kỳ các đóng góp ý nghĩa nào để đất nước này có thể đạt được mục tiêu tham vọng nói trên. 

    BBC: Tổ chức của bà cùng một số tổ chức nhân quyền và môi trường quốc tế khác có kế hoạch gì để ủng hộ ông Bách và nêu trường hợp của ông ra trước công luận thế giới?

    Luật sư Kate Holcombe: Trong tình đoàn kết với Bách, chúng tôi sẽ cùng các đồng nghiệp trên khắp thế giới thực hiện một chiến dịch tuyệt thực 'tiếp sức' trong một tháng, từ 24/6. 

    Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng các cơ quan quốc tế, như UN, được thông về việc Bách bị đối xử ra sao và tình trạng của anh ấy.

    BBC: Vụ việc của ông Đặng Đình Bách có ý nghĩa gì đối với tình hình nhân quyền tại Việt Nam hiện nay?

    Luật sư Kate Holcombe: Theo đánh giá của chúng tôi, trường hợp của Bách một điển hình của một khuynh hướng đáng lo ngại hiện nay tại Việt Nam. 

    Việt Nam hiện là thành viên của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, tuy nhiên họ tiếp tục phớt lờ hàng loạt những đối thoại và các kết luận từ UN về luật thuế của mình cũng như về cách thức họ đàn áp tự do biểu đạt và tự do hội họp. 

    Chúng ta có thể sẽ thấy không gian dân sự ngày càng thu hẹp sẽ càng bóp nghẹt tiếng nói của những ai muốn lên tiếng để bảo vệ quyền có một môi trường trong lành, điều này không chỉ ảnh hưởng tới người dân Việt Nam mà còn tới cả hành tinh của chúng ta. 

    https://www.bbc.com/vietnamese


    Không có nhận xét nào