Header Ads

  • Breaking News

    Việt Nam tuyên phạt thầy giáo chống tham nhũng Đặng Đăng Phước 8 năm tù



    Thầy giáo Đặng Văn Phước

    Vợ nhà giáo Đặng Đăng Phước: ‘Chồng tôi vô tội, mong muốn của tôi là chồng tôi được trả tự do vô điều kiện’

    Bàn về chính trị trên Facebook, thầy giáo dạy nhạc Đặng Đăng Phước lãnh án

    06/6/2023 

    Hôm 6/6, một tòa án ở Đăk Lăk tuyên phạt nhà hoạt động chống tham nhũng Đặng Đăng Phước 8 năm tù và 4 năm quản chế về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”, theo tin từ gia đình ông.

    Vợ ông Phước, bà Lê Thị Hà, người được phép dự phiên tòa ở thành phố Buôn Ma Thuột, nói với VOA sau phiên xử:

    “Anh Đặng Đăng Phước không nhận tội. Ảnh tuyên bố vô tội”.

    Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nêu nhận định với VOA qua email sau phiên tòa:

    “Mức án dành cho ông Đặng Đăng Phước là quá đáng và không thể chấp nhận được. Bản án này cho thấy rằng chính phủ Việt Nam hoàn toàn không khoan dung đối với những công dân bình thường chỉ ra tham nhũng, lên tiếng chống lại sự bất công và kêu gọi trách nhiệm giải trình của các quan chức địa phương”.

    HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích thầy giáo chống tham nhũng Đặng Đăng Phước


    Embed share 

    HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích thầy giáo chống tham nhũng Đặng Đăng Phước 

     “Bản án tù oan này cho thấy chiến dịch chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trò chơi giả dối thực sự thiên về nắm giữ quyền lực và gạt ra ngoài lề các đối thủ chính trị, nhưng không quan tâm đến việc giải quyết những sai phạm phổ biến trong hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam”, vẫn lời ông Robertson.

    “Thật sự rất khó để phân biệt giữa ông Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình ở Trung Quốc, người cũng sử dụng chiến dịch ‘chống tham nhũng’ như một trò chơi quyền lực để siết chặt quyền lực của mình – điều mà người dân Việt Nam nên suy nghĩ lâu dài và kỹ lưỡng”, ông Robertson cho biết thêm.

    Một ngày trước khi tòa xử ông Phước, HRW hôm 5/6 kêu gọi Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và lập tức phóng thích ông, nói rằng “Chính quyền Việt Nam vận dụng các điều luật có nội dung điều chỉnh quá rộng và mang tính đàn áp để truy tố những người lên tiếng kêu gọi cải cách”.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam không phản hồi đề nghị bình luận của VOA về lời kêu gọi của HRW.

    Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay luôn bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền, nói rằng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, lập hội được đảm bảo, và rằng họ chỉ bắt giam và xét xử những ai “vi phạm pháp luật”.

    Ông Phước, 60 tuổi, giáo viên dạy môn âm nhạc tại Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Đắk Lắk, bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt vào tháng 9/2022 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.

    Truyền thông Việt Nam dẫn kết luận của cơ quan an ninh điều tra cho biết ông Đặng Đăng Phước đã thường xuyên lên mạng xã hội Facebook “đăng tải những bài viết, video clip mang nội dung xuyên tạc, chống phá nhà nước”.


    Vợ nhà giáo Đặng Đăng Phước: ‘Chồng tôi vô tội, mong muốn của tôi là chồng tôi được trả tự do vô điều kiện’

    Quốc Phương, cộng tác viên RFA Tiếng Việt từ London


    05/6/2023


    Vợ nhà giáo Đặng Đăng Phước: ‘Chồng tôi vô tội, mong muốn của tôi là chồng tôi được trả tự do vô điều kiện’


    Giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước làm việc với cơ quan chức năng. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngĐại Đoàn Kết 

    Theo dự kiến, Toà án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk có lịch đưa một giảng viên âm nhạc ra xét xử vào ngày 06/06/2023 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015.

    Năm nay 63 tuổi, trước khi bị chính quyền địa phương bắt, là ông Đặng Đăng Phước là giảng viên âm nhạc của trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk.

    Ông bị cơ quan Công an bắt vào ngày 08/9/2022 và theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, ông bị cáo buộc là đã ‘có nhiều bài viết mang nội dung xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; và gây chiến tranh tâm lý’ theo Khoản 1 của Điều 117.

    Nếu bị Tòa kết án, ông Phước có thể đối mặt với một bản án tù từ năm năm đến 12 năm, tuy nhiên trao đổi trên quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do hôm 05/06/2023 từ Đắk Lắk, vợ của ông, bà Lê Thị Hà khẳng định chồng bà “vô tội” và cho hay mong muốn của bà là ông được “trả tự do vô điều kiện” tại tòa.

    Mời quý vị theo dõi sau đây cuộc trao đổi của đài RFA Tiếng Việt với vợ ông Đặng Đăng Phước.

    RFA: Xin bà vui lòng cho biết về tình hình chồng của bà, nhà giáo Đặng Đăng Phước, như những gì bà biết được và lịch trình phiên xử đối với chồng của bà ra sao, có thay đổi gì không?

    Bà Lê Thị Hà: Lần cuối cùng tôi được gặp anh Phước là sáng ngày 01/06/2023 tại trại tạm giam để gửi cho anh bộ quần áo mặc ra tòa cho tươm tất, nhưng đến sáng nay, ngày 05/06/2023 tôi có gọi điện cho anh Huy, người phía trại tạm giam thì được biết trại không cho anh mặc quần tây, áo chemise ra toà mà phải mặc đồ do trại tạm giam cung cấp, không phải là quần áo phạm nhân. Tuy nhiên, tôi nghĩ luật pháp là luật pháp chung cho cả Việt Nam, tại sao những người khác, bao gồm cả tù chính trị và hình sự ra tòa được mặc quần áo thân nhân gửi vào mà chồng tôi lại không được? Chả lẽ quy định của trại giam đứng trên pháp luật? Bởi trước khi tuyên án thì chồng tôi vẫn chưa mất quyền công dân kia mà. Còn phía lịch xử thì tôi chưa nhận được bất kỳ thông tin nào sẽ có sự thay đổi.

    RFA: Thưa, bà và gia đình đã chuẩn bị như thế nào cho phiên tòa này? Bà và gia đình có nhận được giấy mời tham dự phiên tòa không (bất kể với tư cách nào)?

    Bà Lê Thị Hà: Cả hai con tôi đều có lịch thi trùng với ngày xử án, 06/06/2023 nên không thể về tham dự phiên tòa. Cá nhân tôi đã nhận được giấy triệu tập của toà từ hơn hai tuần trước với vai trò người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Ngoài ra còn có thân nhân, bà con, bạn bè thân hữu của gia đình tôi sẽ đến tham dự phiên tòa. Mặc dù phía nhà cầm quyền ra thông báo là sẽ xét xử công khai nhưng đã có rất nhiều tiền lệ những phiên tòa xét xử các nhà hoạt động, người bất chính kiến tại Việt Nam tuy thông báo là xét xử công khai nhưng thực tế kể cả thân nhân cũng không được tham dự, nên tôi cũng không biết phiên toà của chồng mình sẽ được diễn ra như thế nào nữa.

    RFA: Tình hình được trợ giúp pháp lý của chồng bà và gia đình bởi các luật sư ra sao?

    Bà Lê Thị Hà: Các luật sư có chia sẻ với tôi về thông tin vụ án nhưng có rất nhiều kiến thức chuyên môn mà tôi sợ mình sẽ không truyền tải chính xác nên tôi xin được phép không chia sẻ về phần này. Hiện có bốn luật sư tham gia bào chữa cho chồng tôi gồm ba luật sư đến từ văn phòng luật sư Thăng Long là luật sư Nguyễn Hà Luân, luật sư Lê Văn Luân, luật sư Phạm Lệ Quyên và luật sư Lê Xuân Anh Phú tại Buôn Mê Thuột. Tôi cũng không nghe các luật sư phản ánh về những khó khăn, trở ngại khi họ tham gia bào chữa cho chồng tôi.

    ‘Bắt và xử là việc của chính quyền, nhưng chồng tôi vô tội’

    RFA: Từ sau khi chồng bà bị bắt đến nay, cuộc sống của bà và gia đình có vấn đề, khó khăn gì không? Chính quyền kể cả công an địa phương ứng xử thế nào với bà và gia đình, bà có gặp ‘khó dễ’ gì không?