Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 04 tháng 8 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Mỹ nêu quan ngại về nỗ lực phản gián của Trung Quốc

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/2044414.png


    Ngày 2/8, Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại về lời kêu gọi của Trung Quốc nhằm khuyến khích công dân của họ tham gia nỗ lực chống gián điệp, đồng thời tuyên bố đã giám sát chặt chẽ việc thực thi luật chống gián điệp mở rộng của Bắc Kinh.

    Bộ An ninh Nhà nước Trung Quốc hôm 2/8 cho biết, Trung Quốc nên khuyến khích công dân của mình tham gia công việc chống gián điệp, bao gồm tạo các kênh để các cá nhân có thể báo cáo hoạt động đáng ngờ và khen thưởng hành động của họ.

    Bộ này nhấn mạnh vào việc thiết lập một hệ thống giúp những người bình thường tham gia vào hoạt động phản gián trở nên dễ dàng hơn.

    Quan ngại của Hoa Kỳ đã gia tăng sau khi luật chống gián điệp mở rộng của Trung Quốc có hiệu lực từ tháng 7 và cấm chuyển thông tin mà nước này cho là có liên quan đến an ninh quốc gia.

    Bản cập nhật mới nhất của Trung Quốc đối với luật phản gián cũng mở rộng định nghĩa về gián điệp, bao gồm bất kỳ tài liệu nào liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia chưa xác định. Điều đó cho thấy các công ty, nhà báo, học giả và nhà nghiên cứu nước ngoài phải đối mặt với rủi ro pháp lý khi hoạt động tại Trung Quốc.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matt Miller nêu rõ trong một cuộc họp báo hàng ngày: “Chúng tôi có lo ngại về điều đó, chắc chắn việc họ khuyến khích công dân theo dõi lẫn nhau là điều rất đáng lo ngại.”

    Ông nói thêm: “Chúng tôi đang giám sát chặt chẽ việc thực thi luật chống gián điệp mới của Trung Quốc như chúng tôi đã làm, luật này sẽ mở rộng đáng kể phạm vi của những hoạt động được coi là gián điệp.”

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã bắt và giam giữ hàng chục công dân Trung Quốc và nước ngoài vì nghi ngờ hoạt động gián điệp, trong đó có một giám đốc điều hành tại nhà sản xuất dược phẩm Nhật Bản Astellas Pharma hồi tháng Ba. Nhà báo Úc Cheng Lei, bị Trung Quốc cáo buộc cung cấp bí mật nhà nước cho nước khác, đã bị giam giữ từ tháng 9/2020.

    Tuyên bố của Trung Quốc rằng họ đang bị gián điệp đe dọa được đưa ra khi các quốc gia phương Tây, nổi bật nhất là Hoa Kỳ, cáo buộc Trung Quốc về hoạt động gián điệp và tấn công mạng, một cáo buộc mà Bắc Kinh đã bác bỏ.

    Nhật Minh (Theo Reuters)

    Tàu Nga bị drone biển Ukraine đánh ở cảng Novorossiysk, theo các nguồn tin Ukraine

    Sea drones

    Chụp lại hình ảnh, 

    Thuyền drone của Ukraine

    Một tàu hải quân Nga đã bị đánh phá trong một vụ tấn công bằng drone biển của Urkaine trên Biển Đen, các nguồn tin Ukraine cho hay. 

    Vụ tấn công được nói là đã xảy ra gần cảng Novorossiysk, nơi trung chuyển một lượng hàng xuất khẩu lớn của Nga. 

    Bộ Quốc phòng Nga nói họ đã đẩy lùi một cuộc tấn công của Ukraine bằng hai drone biển lên căn cứ quân sự nước này.

    Nhưng một nguồn tin tình báo Ukraine nói với hãng tin Reuters rằng con tàu "bị hư hỏng nặng và hiện tại không thể thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu."

    Olenegorsky Gornyak là loại tàu "đổ bộ" được thiết kế để chuyên chở thiết bị và nhân sự cho các cuộc đổ bộ lên bãi biển

    Một video mà một nguồn tin gửi cho BBC dường như quay cảnh drone tiếp cận một con tàu Nga được cho là tàu Olenegorsky Gornyak.

    Ukraine chưa chính thức nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công này. 

    Cảng Novorossiysk tạm thời ngừng cho các tàu di chuyển sau vụ tấn công, theo tập đoàn Caspian Pipeline Consortium, chuyên tải dầu lên các tàu chở dầu ở cảng này. 

    Drone biển là các thuyền nhỏ, không người lái hoạt động trên hay dưới mặt nước .

    Điều tra của BBC Vefify (bộ phận kiểm chứng của BBC) cho thấy Ukraine đã tiến hành 10 vụ tấn công bằng drone biển - nhắm vào các tàu quân sự và căn cứ hải quân của Nga ở Sevastopol, cũng như tại cảng Novorossiysk trong một vụ tấn công trước đây. 

    Điều này dựa trên thông báo của chính quyền Nga và Ukraine, và tin tức từ truyền thông địa phương. Các nguồn tin quân sự Ukraine cho CNN biết drone biển cũng đã được dùng trong vụ tấn công Cầu Kerch ở Crimea hồi tháng Bảy. 

    Novorossiysk là một trong những cảng lớn nhất ở Biển Đen. Các dịch vụ khẩn cấp ở khu vực này xác nhận có các vụ nổ và lực lượng an ninh đã được thông báo, truyền thông nhà nước Nga nói. 

    Xung đột trên biển xảy ra nhiều hơn trong vài tuần qua, sau khi Nga rút khỏi một thỏa thuận với LHQ cho phép ngũ cốc được xuất khẩu từ Ukraine qua Nga bằng đường biể

    Hồi đầu tuần, Nga tấn công các cảng Odesa và Chornomorsk trên Biển Đen, nơi giới chức cho biết 60 ngàn tấn ngũ cốc bị hủy hoại, cũng như các cảng trên sông Danube. 

    Trong một diễn biến khác hôm thứ Sáu, Nga cho biết họ đã bắn hạ 10 drone trên không trên vùng trời Crimea. 

    Quốc hội Thái Lan hoãn bầu thủ tướng, tình trạng bất định vẫn tiếp diễn 

    03/8/2023 

    Reuters 

    Pita Limjaroenrat, lãnh đảo đảng Tiến Lên, nhận bức chân dung từ tay một nghị sĩ Pheu Thai, 19/7/2023.

    Pita Limjaroenrat, lãnh đảo đảng Tiến Lên, nhận bức chân dung từ tay một nghị sĩ Pheu Thai, 19/7/2023. 


    Chủ tịch Hạ viện Thái Lan cho biết hôm thứ Năm 3/8 rằng cuộc bỏ phiếu của quốc hội để bầu tân thủ tướng sẽ bị hoãn lại, kéo dài tình trạng bế tắc chính trị đã làm nảy sinh lo ngại về sự ổn định kể từ sau cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 5.

    Trong cuộc bầu cử hôm 14/5, nhiều cử tri đã bỏ phiếu phản đối gần một thập kỷ quân đội nắm quyền và một chính phủ được quân đội hậu thuẫn. Đảng Tiến lên đã giành chiến thắng nhưng họ chưa thể nắm quyền vì bị cản đường bởi các đối thủ bảo thủ và một thượng viện được chỉ định.

    Chủ tịch Quốc hội Wan Muhamad Noor Matha cho hay cuộc bỏ phiếu bầu thủ tướng, dự kiến diễn ra vào thứ Sáu 4/8, chỉ có thể được tổ chức sau khi Tòa Bảo Hiến ra phán quyết về đơn khiếu nại của đảng Tiến lên về tình trạng có những cản trở đối với nỗ lực bổ nhiệm thủ tướng của họ.

    “Chúng tôi phải chờ tòa bảo hiến ra phán quyết vào ngày 16/8 trước khi quyết định khi nào chúng tôi sẽ bỏ phiếu lại”, Wan Noor nói với các phóng viên.

    Đồng baht Thái Lan đã giảm giá trong tuần này do bất ổn chính trị.

    Đảng Pheu Thai, hậu thân mới nhất của một đảng do cựu trùm viễn thông Thaksin Shinawatra thành lập, đứng thứ hai cuộc tổng tuyển cử và đang hy vọng ứng cử viên của đảng này được bầu làm thủ tướng để thành lập chính phủ.

    Sau cuộc bầu cử, đảng Tiến lên cùng với Pheu Thai và 6 đảng khác đã thành lập một liên minh để cố thành lập chính phủ. Nhưng lãnh đạo của đảng Tiến lên, Pita Limjaroenrat, đã hai lần bị quốc hội chặn con đường trở thành thủ tướng.

    Hôm 2/8, đảng Pheu Thai cho biết họ sẽ tìm cách thành lập một liên minh mới mà không có đảng Tiến lên và sẽ đề cử ông trùm bất động sản Srettha Thavisin cho vị trí thủ tướng.

    Đảng Tiến lên đã giành được phiếu bầu của nhiều người trẻ tuổi và việc những người bảo thủ liên minh với giới quyền thế quân đội-bảo hoàng ngăn chặn đảng này lên nắm quyền đã làm tăng khả năng sẽ lại nổ ra các cuộc biểu tình đường phố từng gây ra tình trạng hỗn loạn ở Thái Lan lúc này lúc khác trong 20 năm qua.


    Ukraina tuyên bố đánh bật quân Nga khỏi các vị trí gần Avdiivka

    Liên Thành

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-03-luc-072016.png

    Ukraina tuyên bố đánh bật quân Nga khỏi các vị trí gần Avdiivka (ảnh chụp màn hình Twitter). 

    Các đơn vị Nga ở khu vực Donetsk đã rút khỏi vị trí của họ ở phía nam Avdiivka sau cuộc tấn công thành công của Lực lượng Phòng vệ Ukraina, ông Pavlo Kovalchuk – phát ngôn viên của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraina cho biết hôm thứ Tư, ngày 2/8.

    Theo ông, quân đội Ukraina cũng đang tiếp tục tấn công ở phía nam Bakhmut. Đồng thời, trong ngày 2/8, quân đội Nga đã cố gắng khôi phục các vị trí đã mất ở phía tây bắc Klishchiivka và Kurdyumivka, nhưng không thành công.

    Tổng cộng, hơn 40 cuộc giao tranh đã diễn ra dọc theo toàn bộ chiến tuyến trong ngày 2/8, theo tổng kết của Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Ukraina. 

    https://twitter.com/explore?ref_src=twsrc%5Etfw%7Ctwcamp%5Etweetembed%7Ctwterm%5E1686644648763396096%7Ctwgr%5Ef13b24aa22a97401486880aebb13051d43fba090%7Ctwcon%5Es1_&ref_url=https%3A%2F%2Fwww.dkn.tv%2Fthe-gioi%2Fukraina-tuyen-bo-danh-bat-quan-nga-khoi-cac-vi-tri-gan-avdiivka.html

    Theo hướng Melitopol và Berdyansk, các đơn vị của quân Ukraina đang cố thủ tại các ranh giới đã đạt được, và quân Nga đã đáp trả bằng cách tiến hành một cuộc không kích vào khu vực Orikhiv. Hơn 15 khu định cư ở Zaporizhzhia đang bị pháo kích.

    NYT: Ukraine đang từ bỏ chiến thuật chiến đấu của phương Tây

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/08/counteroffensive-sharecard.jpg


    Nonstop punditry 

    Quân đội Ukraine đang từ bỏ chiến thuật chiến đấu của các nhà huấn luyện quân sự phương Tây và quay lại chiến lược tấn công Nga từ xa, tờ New York Times (NYT) đưa tin hôm thứ Tư (2/8).

    Cuộc phản công của Ukraine từ khi bắt đầu hồi đầu tháng Sáu đã được các quan chức ở cả Washington và Kyiv thừa nhận rằng tiến quân chậm là thất vọng và tồi tệ nhất là thất bại.

    Quân đội Ukraine do phải tấn công vào các trận địa mìn của Nga mà không có không quân hỗ trợ, nên xe tăng và xe thiết giáp của họ do phương Tây cung cấp đã bị nằm trong tầm ngắm bắn của không quân và pháo binh Nga. Phía Nga ước tính rằng, cuộc phản công của Ukraine tính đến nay đã khiến Kyiv thiệt hại ít nhất 30.000 quân.

    Trên tuyến đầu phản công là chín sư đoàn quân Ukraine đã được NATO huấn luyện, một trong số đó là Sư đoàn Cơ giới hóa 47 được cho là trong hai tuần phản công đầu tiên đã bị thiệt hại 30% xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ cung cấp.

    NYT dẫn theo ý kiến của “các quan chức Mỹ và các nhà phân tích độc lập” viết rằng phản ứng với những thiệt hại này, “các chỉ huy quân đội Ukraine đã đang thay đổi chiến thuật, tập trung làm suy yếu dần quân đội Nga bằng cách sử dụng pháo binh và tên lửa tầm xa thay vì lao vào các trận địa mìn dưới lửa đạn”.

    NYT cũng lưu ý rằng quân đội Ukraine do chỉ được phương Tây huấn luyện trong thời gian hạn chế, nên họ đã phải gắng sức để áp dụng tiêu chuẩn NATO kết hợp với chiến thuật vũ khí vào thực tế. NYT dẫn ra một số ví dụ mà quân đội Ukraine gặp khó khăn khi tham chiến. Chẳng hạn một đơn vị quân đội Ukraine đã bị lạc khỏi tuyến đường an toàn vào một trận địa mìn, và một đơn vị bộ binh khác đã không thể theo sau một đợt đánh bom tấn công vào phòng tuyến của Nga, từ đó cho phép quân phòng thủ Nga có đủ thời gian để chuẩn bị cho cuộc phản công.

    Các nhà hoạch định quân sự Mỹ đã bắt đầu huấn luyện quân đội Ukraine thực hành chiến tranh di chuyển tác chiến với mục đích cố gắng tiết kiệm đạn. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hồi tháng Hai đã giải thích: “Khi họ [quân đội Ukraine] chú trọng hơn vào di chuyển tác chiến… thì có khả năng cao là họ sẽ yêu cầu ít đạn pháo hơn”.

    Mặc dù học thuyết quân sự của NATO thường giả định rằng chiến tranh tác chiến sẽ được thực hiện sau khi các lực lượng phương Tây đã thiết lập được sự ưu trội trên không, nhưng Ukraine đã phát động đợt phản công lần này mà thiếu đi thành tố trọng yếu đó của chiến lược. Hơn nữa, các quan chức và các hãng truyền thông phương Tây thậm chí đã tán dương chiến thuật của NATO mà Ukraine sử dụng là “lợi thế ẩn giấu” sẽ giúp “đem lại cho lực lượng vũ trang Ukraine sự lanh lợi và tốc độ mà họ cần để vượt qua được cuộc chiến tranh tiêu hao vốn là ưu tiên của Nga và giành lại được lãnh thổ đã bị Nga chiếm giữ”, theo tạp chí Foreign Affairs.

    Thực tế điều đó đã không xảy ra “làm dấy lên những nghi vấn về chất lượng huấn luyện mà binh lính Ukraine nhận được từ phương Tây và về việc liệu số vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD…đã đang làm chuyển dịch thành công quân đội Ukraine thành đội quân chiến đấu đạt chuẩn NATO hay không”, tờ NYT viết.

    Với việc quân đội Ukraine dường như đang quay trở lại kiểu chiến đấu phụ thuộc vào trọng pháo, thì vấn đề đạn dược có lẽ sẽ được đặt lên hàng đầu trở lại. Tuy nhiên, các kho vũ khí của Mỹ đang cạn kiệt đạn rồi, nên vừa qua Washington mới phải chuyển cho Kyiv đạn chùm thay vì đạn 155mm theo tiêu chuẩn NATO. NYT nhận định rằng Ukraine thông qua việc đốt hết số đạn pháo hạn chế của mình, họ sẽ rơi vào rủi ro gặp “bất lợi” trong “cuộc chiến tranh tiêu hao” với Nga.

    Hải Đăng

    Trung Quốc xóa « siêu thuế » nhập khẩu lúa mạch Úc, tỏ thiện chí giảm căng thẳng

    Thu Hằng /RFI

    Ruộng lúa mì của Úc tại Moree - bàng New South Wales. Ảnh chụp ngày 27/10/2020. REUTERS - JONATHAN BARRETT 

    Ngày 04/08/2023, bộ Thương Mại Trung Quốc thông báo xóa khoản thuế 80,5% đánh vào lúa mạch nhập khẩu từ Úc trong khuôn khổ đáp trả chính quyền Canberra từ năm 2020. Biện pháp có hiệu lực từ ngày 05/08 đã được Úc hoan ngênh. 

    Bộ Thương Mại Trung Quốc giải thích từ nay « không cần phải tiếp tục áp dụng các loại thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp », vào lúc quan hệ song phương đang được cải thiện, theo AFP.

    Trong một thông cáo, ngoại trưởng Úc Penny Wong « hoan nghênh kết quả mở đường cho các nhà xuất khẩu lúa mạch trở lại thị trường Trung Quốc. Việc này có lợi cho các nhà sản xuất Úc và người tiêu dùng Trung Quốc ».

    Quyết định bỏ các loại thuế cao đối với lúa mạch là « một bước tích cực », được giới kinh doanh rượu vang Úc kỳ vọng sẽ sớm áp dụng đối với rượu vang, với tổng doanh thu hàng năm khoảng 1,2 tỉ đô la Úc. Rượu vang nằm trong số nhiều mặt hàng Úc bị Bắc Kinh tăng thuế để trừng phạt việc Canberra kêu gọi điều tra nguồn gốc virus corona vào năm 2020.

    Trước đó, Canberra thông báo ngừng kiện Trung Quốc áp các loại thuế cao đối với lúa mạch Úc tại Tổ Chức Thương Mại Thế Giới. Thực ra, tiến trình này đã được đình chỉ từ đầu năm khi bộ trưởng Thương Mại hai nước tăng cường các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, theo Reuters, chính quyền Canberra chưa rút đơn kiện liên quan đến việc áp thuế đến 218% đối với rượu vang Úc.

    Là khách hàng lớn của Úc, Trung Quốc nhập khẩu lúa mạch, rượu vang, thịt bò, than và nhiều vật liệu khác. Quan hệ giữa hai nước trở nên cẳng thẳng trong những năm gần đây do các chiến dịch gây ảnh hưởng Trung Quốc ở Úc, tình hình nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông. Bắc Kinh luôn chỉ trích thỏa thuận an ninh AUKUS của Úc, Anh, Mỹ và việc Canberra mua tầu ngầm hạt nhân.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ giúp xuất khẩu ngũ cốc sang châu Phi

    Liên Thành

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-03-luc-074324.png

    Tổng thống Putin đề nghị người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan giúp Nga xuất khẩu ngũ cốc sang các nước châu Phi. 

    Tổng thống Vladimir Putin ngày 2/8, đề nghị Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan giúp Nga xuất khẩu ngũ cốc sang các nước châu Phi.

    Điện Kremlin cho biết trong một tuyên bố rằng, ông Putin đã nêu rõ Nga sẵn sàng hợp tác cùng Thổ Nhĩ Kỳ và các nước khác quan tâm vấn đề này.

    Văn phòng của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cùng ngày (2/8) cho biết, ông Erdogan trong cuộc điện đàm đã nhấn mạnh rằng cần tránh những động thái có thể tổn hại tới khả năng nối lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.

    Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí về chuyến thăm của ông Putin tới Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không nêu ngày cụ thể. Một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chuyến thăm dự kiến diễn ra vào cuối tháng 8.

    Nga rút khỏi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen hôm 17/7, nhưng nhiều lần cho biết sẵn sàng nối lại thỏa thuận nếu các quyền lợi của chính quyền Matxcova được thực hiện. 

    Đây là thỏa thuận được Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đàm phán vào tháng 7/2022, cho phép Ukraina tiếp tục xuất khẩu ngô, lúa mì và các loại nông sản từ các cảng ở Biển Đen. Đổi lại, phương Tây loại bỏ rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.

    Ba Lan kiên quyết phản đối việc máy bay Belarus xâm phạm không phận nước này

    Liên Thành

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2023/08/anh-man-hinh-2023-08-03-luc-074802.png

    Trực thăng tấn công Mi-24 của quân đội Belarus. (Ảnh: Airliners). 

    Chính phủ Ba Lan ngày 2/8 triệu tập đại biện lâm thời của Belarus đến để bày tỏ sự phản đối quyết liệt sau khi 2 chiếc máy bay trực thăng quân sự của Belarus được cho là đã đi vào không phận Ba Lan hôm 1/8.

    Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Paweł Jabłoński nói: “Chúng tôi đã đưa ra lời phản đối rất kiên quyết đối với các hành động của Belarus mà chúng tôi coi là hành động khiêu khích”. Ông cho biết thêm rằng, có thể có nhiều hành động khiêu khích hơn từ phía Belarus và Nga trong tương lai. Belarus đã phủ nhận mọi hành vi vi phạm đã diễn ra. 

    Bộ Quốc phòng Ba Lan hôm 1/8 cho biết, nước này cũng đã thông báo cho NATO về sự việc nói trên.

    Căng thẳng giữa chính quyền Vac-sa-va và Minsk ngày càng gia tăng, và Ba Lan tuyên bố sẽ tăng số lượng binh sĩ dọc biên giới với Belarus. 

    Cuối tuần trước, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết, hơn 100 lính đánh thuê Wagner đã tiến về hành lang Suwałki. Ông cáo buộc rằng, đây là một bước tiến tới một cuộc tấn công hỗn hợp hơn nữa vào lãnh thổ Ba Lan.

    Hoa Kỳ di tản nhân viên đại sứ quán ở Niger trong bối cảnh đảo chính quân sự

    Minh Ngọc biên dịch

    Hoa Kỳ di tản nhân viên đại sứ quán ở Niger trong bối cảnh đảo chính quân sự

    Quang cảnh đường phố nhìn từ trên cao ở thủ đô Niamey, Niger, hôm 28/07/2023. (Ảnh: Souleymane Ag Anara/Reuters) 

    Hoa Kỳ đã ra lệnh di tản một số nhân viên và gia đình khỏi đại sứ quán nước này ở thủ đô Niamey của Niger, trong bối cảnh một cuộc đảo chính quân sự đã lật đổ ông Mohamed Bazoum, vị tổng thống được bầu cử dân chủ của quốc gia Tây Phi này.

    “Hôm nay, chúng tôi đã ra lệnh tạm thời cho các nhân viên không khẩn cấp và các thành viên gia đình đủ điều kiện rời khỏi Niger,” Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết trong một tuyên bố hôm 02/08.

    “Hoa Kỳ cam kết duy trì mối bang giao của chúng tôi với người dân Niger. Đại sứ quán vẫn mở, và các lãnh đạo của chúng tôi đang can dự ngoại giao ở cấp cao nhất.”

    Thông cáo báo chí vào ngày 02/08 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết Đại sứ quán tại Niamey “đã tạm thời cắt giảm nhân sự, đình chỉ các dịch vụ thông thường, và chỉ có thể cung cấp viện trợ khẩn cấp cho công dân Hoa Kỳ tại Niger.”

    Bộ đã nâng khuyến nghị đi lại lên “Cấp độ 4: Không Nên Đi Du Lịch” và cảnh báo người Mỹ không đến Niger, lưu ý rằng công dân Hoa Kỳ trước đây đã được khuyên “cân nhắc lại việc đi đến Niger do tội phạm, khủng bố, và bắt cóc.”

    Hành động này diễn ra trong bối cảnh tổng thống Niger bị quản thúc tại gia vào ngày 26/07, đánh dấu cuộc đảo chính quân sự thứ bảy trong vòng chưa đầy ba năm ở khu vực Tây và Trung Phi.

    Hôm 28/07, một vị quan chức quân đội — Tướng Abdourahmane Tchiani, người đứng đầu đơn vị cảnh vệ của tổng thống — đã tuyên bố mình là người cai trị mới của Niger.

    Niger là một đồng minh chủ chốt của phương Tây trong cuộc chiến chống quân nổi dậy Hồi Giáo trong khu vực. Các cường quốc bên ngoài đã lên án cuộc đảo chính, lo ngại diễn biến này có thể tạo thuận lợi cho những kẻ cực đoan tiến bước.

    Pháp, Hoa Kỳ, Đức, và Ý có quân đội đóng ở Niger trong các nhiệm vụ huấn luyện và chống nổi dậy, giúp quân đội chống lại các nhóm có liên hệ với các nhóm khủng bố như al-Qaeda và ISIS ở khu vực Sahel của châu Phi.

    Hoa Kỳ hoạt động từ hai căn cứ ở Niger với khoảng 1,100 binh lính.

    Pháp, Ý, và Tây Ban Nha đã tuyên bố di tản công dân của họ và các công dân Âu Châu khác ở Niamey, trong bối cảnh lo ngại họ có thể bị mắc kẹt. Bộ Ngoại giao Pháp cho biết gần 1,000 người đã rời đi trên bốn chuyến bay và đợt di tản thứ năm đang được tiến hành.

    Cuối ngày 02/08, lãnh đạo quân sự mới của Niger, ông Tchiani đã cảnh báo chống lại sự can thiệp của ngoại quốc và can thiệp quân sự nhắm vào cuộc đảo chính.

    Ông Tchiani nói: “Do đó, chúng tôi kêu gọi toàn thể người dân Niger cũng như sự đoàn kết của họ để đánh bại tất cả những kẻ muốn gây ra những đau khổ khôn tả cho những người dân làm việc chăm chỉ của chúng ta và gây bất ổn cho đất nước của chúng ta.”

    Ông Tchiani cũng hứa sẽ tạo hoàn cảnh thuận lợi để chuyển tiếp sang bầu cử một cách hòa bình sau khi ông truất phế ông Bazoum.

    Khối khu vực của vùng Tây Phi, Cộng đồng Kinh tế của các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS), đã đe dọa sẽ sử dụng vũ lực nếu ông Bazoum không được trả tự do khỏi quản thúc tại gia và được phục chức trước ngày 06/08. Khối này đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế và đi lại nghiêm ngặt.

    Ông Tchiani đã mô tả các biện pháp trừng phạt mà ECOWAS áp đặt là bất hợp pháp, không công bằng, vô nhân đạo, và chưa từng có. Ông nói rằng Niger đang phải đối mặt với thời kỳ khó khăn phía trước, đồng thời thái độ “thù địch và cực đoan” của những người phản đối sự thống trị của ông không mang lại thêm chút giá trị nào.

    Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Blinken đã nói chuyện với ông Bazoum trong một cuộc điện đàm hôm 01/08 và truyền đạt “sự ủng hộ không lay chuyển” của Hoa Kỳ đối với ông Bazoum và nền dân chủ của Niger.

    Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng “nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ bác bỏ những nỗ lực lật ngược trật tự Hiến Pháp, và sát cánh với người dân Niger, [ECOWAS], Liên minh Phi Châu và các đối tác quốc tế nhằm ủng hộ nền quản trị dân chủ cũng như sự tôn trọng dành cho pháp quyền và nhân quyền.” 

    Ba Lan cảnh báo về hiện trạng quan hệ với Ukraine

    Vy An (Theo RT)

    Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan, ông Pawel Jablonski, tuyên bố hôm 2/8 rằng khả năng hòa giải giữa nước này và Ukraine là “không thể” nếu phía Kyiv không công nhận vụ sát hại hàng loạt người dân tộc Ba Lan trong Thế chiến II ở Volhynia bởi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine là một tội ác diệt chủng.

    Ông Jablonski trả lời phóng vấn với đài truyền hình Ba Lan RMF24 rằng thật không may mối quan hệ giữa hai nước láng giềng “không phải là tốt nhất” vào lúc này, “do những tuyên bố gần đây của một số nhà chức trách Ukraine”. Ông nói thêm rằng Ba Lan hiểu “những cảm xúc” nảy sinh vì Ukraine “đang bị tấn công”, “tuy nhiên nước này cũng không nên công kích các đồng minh của mình.”

    “Chúng tôi hỗ trợ Ukraine trong phạm vi phù hợp với lợi ích quốc gia của Ba Lan. Do đó, nó đã luôn như vậy và sẽ luôn như vậy,” ông Jablonski nói.

    Giữa Ba Lan và Ukraine vẫn luôn có nhiều bất đồng, tuy nhiên vụ thảm sát thời Thế chiến II cho đến nay là vấn đề lớn nhất. Chính phủ Ba Lan nhận định việc Quân đội nổi dậy Ukraine (UPA) của ông Stepan Banderasát hại tới 60.000 người dân tộc nước này vào những năm 1943-44 là một tội ác diệt chủng. Ba Lan đã gây áp lực yêu cầu Ukraine cho phép tìm kiếm thi thể, tưởng niệm các nạn nhân và truy tố những người chịu trách nhiệm. Tuy nhiên tại Ukraine, ông Bandera lại là một anh hùng dân tộc.

    Ông Jablonski nhấn mạnh: “Không có khả năng hòa giải thực sự giữa Ba Lan và Ukraine nếu không giải quyết vấn đề này.”

    Ba Lan đóng vai trò trung tâm trong các nỗ lực cung cấp vũ khí, đạn dược và trang thiết bị cho Ukraine của NATO. Tuy nhiên, nước này cũng tham gia thúc đẩy 6 thành viên thuộc khu vực phía đông EU ngăn chặn việc bán nông sản xuất khẩu của Ukraine với giá thấp hơn giá thị trường, dưới áp lực từ sự bất mãn của những người nông dân.

    Đáp lại những chỉ trích của Ukraine về lệnh cấm nhập khẩu vào đầu tuần này, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Ba Lan, ông Marcin Przydacz, nói rằng thay vào đó, Kyiv nên “bắt đầu cảm kích vai trò mà Ba Lan đã thể hiện đối với Ukraine trong những tháng năm gần đây”.

    Bộ Ngoại giao Ukraine đã phản ứng bằng cách triệu tập Đại sứ Ba Lan để khẳng định rằng tuyên bố của ông Przydacz là “không đúng sự thật và không thể chấp nhận được”. Phó chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky, ông Andrey Sibiga, đăng trên mạng xã hội rằng: “Không có gì tồi tệ hơn việc người cứu bạn yêu cầu bạn trả chi phí cứu trợ, ngay cả khi bạn đang chảy máu.”

    Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki gọi động thái của Ukraine là một sai lầm nghiêm trọng và tuyên bố rằng “không có lợi ích của quốc gia nào cao hơn lợi ích của Ba Lan”. Ông Zelensky đã tìm cách hạ nhiệt căng thẳng, nói rằng hai quốc gia là “một lá chắn thực sự của châu Âu từ bờ biển này sang bờ biển khác” và lá chắn này không thể có “một vết nứt nào”.

    Thấy gì từ việc Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Mỹ?

    Lê Tây Sơn/SGN
    2 tháng 8, 2023

    https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/08/GettyImages-1244298971.jpg

    Ảnh: Jakub Porzycki/NurPhoto via Getty Images 

    Fitch Ratings xem việc hạ cấp tín dụng là phản ánh “sự yếu kém về quản trị” ở Hoa Kỳ so với các nền kinh tế hàng đầu khác trong hai thập niên qua. Hoa Kỳ hiện ở hạng “AA+”, tức thấp hơn một bậc so với mức “AAA” đầu bảng.

    Không hoàn toàn bất ngờ

    Công ty xếp hạng tín dụng Fitch Ratings đã hạ cấp tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Biden và các đảng viên Cộng hòa (GOP) trong Quốc hội ở trên bờ vực “vỡ nợ công” lịch sử, một cảnh báo về gánh nặng nợ ngày càng tăng và tình hình chính trị rối ren ở Washington. Việc hạ cấp, lần đầu tiên bởi một công ty xếp hạng lớn trong hơn một thập niên, là bằng chứng cho thấy xung đột chính trị ảnh hưởng đến tài chính đã làm lu mờ kỳ vọng vào thị trường trái phiếu kho bạc (Treasurys) trị giá $25 ngàn tỷ của Hoa Kỳ trên toàn cầu.

    Danh tiếng trái phiếu kho bạc Mỹ, “công cụ tạo ra lợi nhuận đáng tin cậy”, khiến trái phiếu chính phủ đóng một vai trò không thể thiếu trên thị trường thế giới và là nơi trú ẩn an toàn mang lại lợi nhuận gần như không có rủi ro. Trái phiếu kho bạc Mỹ ưu việt hơn cổ phiếu và các trái phiếu khác nên các nhà đầu tư bằng trái phiếu kho bạc thường đòi lãi suất cao hơn.

    Rất ít nhà đầu tư tin rằng việc Fitch hạ cấp sẽ ngay lập tức thách thức vai trò của trái phiếu kho bạc Mỹ nhưng đây là lần đầu tiên một công ty xếp hạng hạ thấp đánh giá xu hướng thanh toán đúng hạn của chính phủ Hoa Kỳ kể từ năm 2011, khi công ty xếp hạng Standard & Poor’s hạ xếp hạng của Mỹ xuống dưới mức cao nhất một bậc. Quyết định này được đưa ra sau một cuộc bế tắc căng thẳng khác về trần nợ công tại Quốc hội Mỹ.

    Fitch nhận định: “Các bế tắc chính trị liên tục về trần nợ công và các thoả hiệp chỉ đạt được vào phút cuối cùng đã làm xói mòn niềm tin vào sức mạnh quản lý tài chính của Mỹ”. 

    Đầu Tháng Sáu, Quốc hội mới bắt đầu thông qua được luật trần nợ công, chỉ vài ngày trước thời hạn Bộ trưởng Tài chính Yellen khuyến cáo là chính phủ sẽ không còn tiền để thanh toán các hóa đơn đến hạn. Thỏa hiệp cuối cùng, đặt ra giới hạn chi tiêu liên bang và tăng giới hạn nợ công trong khoảng hai năm, được đưa ra sau nhiều tháng bế tắc giữa đảng Dân chủ và GOP. Các nhà lập pháp GOP tiếp tục yêu cầu chính phủ cắt giảm chi tiêu, giống như các yêu cầu trước đó nhưng đảng Dân chủ không đồng tình. Hai bên mất vài tháng đối đầu.

    Trong lúc Washington bế tắc, Fitch đưa ra cảnh báo rằng họ đang cân nhắc hạ bậc tín nhiệm của Mỹ. Fitch dự đoán thâm hụt chung của chính phủ sẽ tăng lên 6.3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2023 từ mức 3.7% của năm ngoái. Dự báo mức tăng thâm hụt cũng phản ánh doanh thu liên bang yếu hơn trong khi thêm các sáng kiến chi tiêu mới và gánh nặng lãi suất cao hơn. Chưa hết, Fitch còn dự đoán nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ suy thoái vào cuối năm nay.

    Những tiếng nói khác

    Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen ra tuyên bố nhấn mạnh: “Hạ xếp hạng Fitch Ratings vừa công bố là tùy tiện và dựa trên các dữ liệu lỗi thời”. Các quan chức khác của chính quyền Biden chỉ trích quyết định của Fitch và đổ lỗi cho các vấn đề về quản trị cho chính quyền Trump đồng thời khẳng định Hoa Kỳ không có nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản nợ, ở đây là trái phiếu kho bạc. Họ cho biết là khi giải thích mối quan ngại đối với hệ thống chính trị Hoa Kỳ, các nhân viên Fitch nhiều lần nêu ra sự kiện ngày 6 Tháng Một, 2021 là nguyên nhân.

    Các nhà đầu tư và những người giao dịch chứng khoán trong ngày đều dựa vào xếp hạng tín dụng để đánh giá rủi ro mà những người đi vay lớn như chính phủ Mỹ và các tập đoàn có thể gây ra cho khoản tiền đầu tư (cho vay) của họ. Các tổ chức được xếp hạng thấp thường phải bồi thường cho các nhà đầu tư bằng trả lãi suất cao hơn nếu muốn vay tiếp. Dẫn đầu nền kinh tế lớn nhất thế giới và chịu trách nhiệm cho đồng đôla, loại tiền tệ quan trọng nhất thế giới, chính phủ Hoa Kỳ thường được đánh giá là một trong những con nợ an toàn nhất thế giới.

    Các ngân hàng và công ty trên toàn cầu thường xem Trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ là đáng tin cậy nhất và có tính thanh khoản tốt nhất, giống như tiền mặt (dựa trên niềm tin kiên định vào khả năng thanh toán hóa đơn của chính phủ). Luke Tilley, nhà kinh tế trưởng tại Wilmington Trust, cho biết:

    “Tại Wall Street, các ngân hàng và nhà đầu tư không thể chỉ vì việc hạ bậc của một công ty xếp hạng duy nhất mà đột ngột rút lui khỏi trái phiếu kho bạc Mỹ. Những động thái của Fitch có thể làm suy giảm phần nào niềm tin mà thị trường tài chính toàn cầu đặt vào uy tín tín dụng của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng thành Rome không xây xong trong một ngày và nó cũng không thể sụp đổ trong một ngày. Tuy nhiên, nếu hai bên đối nghịch chính trị ở Washington có những hành động buộc các nhà đầu tư phải suy nghĩ lại về việc liệu Hoa Kỳ có thể thanh toán các hóa đơn của họ hay không”.

    Trong khi đó, Moody’s, một trong ba công ty xếp hạng lớn vẫn tiếp tục đưa ra đánh giá mạnh mẽ nhất về tín dụng của Hoa Kỳ – dẫn lại từ Wall Street Journal.

    Con bà Suu Kyi: Chính quyền quân sự Myanmar ân xá một phần cho bà 'không có nghĩa lý gì' 

    03/8/2023 

    Reuters 


    Ông Kim Aris, một trong những người con của bà Suu Kyi (Video Screenshot/VOA)

    Ông Kim Aris, một trong những người con của bà Suu Kyi (Video Screenshot/VOA) 

    Việc giới quân đội cầm quyền ở Myanmar ân xá một phần cho cựu lãnh đạo Aung San Suu Kyi "hoàn toàn không ý nghĩa gì hết", con trai thứ của bà nhận xét hôm thứ Tư 2/8 và kêu gọi các chính phủ phương Tây làm nhiều hơn nữa để tăng áp lực lên chính quyền.

    Việc ân xá cho 5 trong số 19 tội danh mà bà bị kết án đồng nghĩa là án tù 33 năm của bà Suu Kyi sẽ được giảm bớt 6 năm, nhưng con trai bà, Kim Aris, quốc tịch Anh, ví động thái này như một hoạt động tuyên truyền.

    Ông nói với Reuters ở London: “Dù sao thì việc đó cũng chưa đủ … Cả thế giới đều biết giới quân đội đã chơi những trò này với mục đích tuyên truyền, cố gắng tạo ra hình ảnh tốt hơn vào những dịp nhất định”.

    “Việc họ giảm án cho mẹ tôi vài năm chẳng có ý nghĩa gì cả”, vẫn lời ông.

    Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kể từ đầu năm 2021, khi quân đội lật đổ chính phủ dân cử của bà Suu Kyi và đàn áp những người phản đối chế độ quân sự, với hàng nghìn người bị bỏ tù hoặc thiệt mạng.

    Bà Suu Kyi, khôi nguyên giải Nobel, 78 tuổi, đã bị bắt giam trong cuộc đảo chính. Bà bác bỏ mọi tội danh mà bà bị kết án, từ kích động và gian lận bầu cử cho đến tham nhũng, và bà đã kháng cáo.

    Aris, 44 tuổi, con trai thứ của bà Suu Kyi và cố học giả người Anh Michael Aris, nói rằng ông đã không thể liên lạc với mẹ mình kể từ trước cuộc đảo chính và không biết tình trạng hiện tại của bà ra sao. Ông nói rằng không có bằng chứng có thể kiểm chứng về các tin nói rằng bà đã được chuyển từ nhà tù sang quản thúc tại gia.

    Ngoại trưởng Thái Lan tháng trước cho biết ông đã gặp riêng bà Suu Kyi, một cuộc gặp hiếm hoi với một quan chức nước ngoài, sau đó ông cho hay bà có sức khỏe tốt và ủng hộ đối thoại để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng của đất nước.

    Nhiều chính phủ đã kêu gọi trả tự do vô điều kiện cho bà Suu Kyi và hàng ngàn tù nhân chính trị khác, và một số nước, trong đó có Mỹ, EU và Anh, đã nhắm mục tiêu vào quân đội của quốc gia Đông Nam Á này bằng các lệnh trừng phạt.

    Ông Aris cho rằng những biện pháp trừng phạt đó cần phải "cứng rắn hơn" và hiệu quả hơn để bịt mọi lỗ hổng, đặc biệt là trong các lĩnh vực như cung cấp vũ khí.

    Ông Aris, sống ở phía tây London, cho hay ông đang làm việc với nhóm có tên là Chính phủ Đoàn kết Quốc gia để truyền bá thông tin về tình hình của bà Suu Kyi. Nhóm này đang hoạt động ngầm, họ được thành lập bởi những người ủng hộ bà Suu Kyi và những người khác cũng chống đối quân đội.


    Không có nhận xét nào