Header Ads

  • Breaking News

    Biển Đông: ASEAN không thể làm ngơ

    Bình luận của Lâm Quang Huyên

    08/11/2023

    Căng thẳng trên Biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia khu vực Biển Đông thuộc ASEAN có thể sẽ dẫn đến các xung đột lớn hơn.

    Biển Đông: ASEAN không thể làm ngơ

    Tàu hải cảnh của Trung Quốc đi qua tàu cá của Philippines ở bãi Scarborough hôm 20/9/2023 (minh họa) 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Liên tiếp các va chạm

    Ngày 22/10, một tàu Hải Cảnh Trung Quốc đã va chạm với một tàu tiếp tế của Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho tiền đồn của nước này tại Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa[1] Vụ va chạm xảy ra khi tàu Trung Quốc tìm cách ngăn cản tàu Philippines tiếp tục hành trình. Một tàu tuần tra của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines (PCG) cũng bị tàu dân quân biển Trung Quốc va chạm trong khi thực hiện nhiệm vụ. Dù không có thương vong, nhưng vụ va chạm này khiến căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines leo thang, theo đó có nguy cơ dẫn tới một cuộc xung đột khu vực. 

    Ngày 30/10, quân đội Trung Quốc thông báo họ đã chặn một tàu chiến của Philippines xâm phạm trái phép vùng biển gần Bãi cạn Scarborough (hay đảo Hoàng Nham theo cách gọi của Trung Quốc) ở Biển Đông. Người phát ngôn Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) của Trung Quốc, ông Điền Quân Lý (Tian Junli) khẳng định một khinh hạm của Philippines “đã xâm nhập trái phép gần đảo Hoàng Nham mà không được Chính phủ Trung Quốc cho phép”.[2]

    Trong khi đó, ngày 31/10, người phát ngôn quân đội Philippines Medel Aguilar khẳng định một tàu Hải quân nước này đã di chuyển gần Bãi cạn Scarborough hôm 30/10, song bác bỏ thông tin nói rằng tàu tuần tra Philippines bị quân đội Trung Quốc chặn lại. Ông Aguilar khẳng định thông tin đó là "không đúng sự thật, người cư trú bất hợp pháp không thể ngăn cản chủ sở hữu hợp pháp vào nhà và sân sau của mình".[3]

    Trong suốt thời gian qua, mối lo ngại chính là các hoạt động đe dọa trên biển và trên không của Trung Quốc chống lại một loạt quốc gia khác – Philippines, Việt Nam, Nhật Bản, Canada và Mỹ - một ngày nào đó sẽ dẫn đến tình huống khốc liệt, khi mọi thứ nhanh chóng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, gây ra những hậu quả sâu rộng.

    000_33T44R6.jpg


    Hình chụp hôm 22/8/2023 cho thấy tàu hải cảnh Trung Quốc bám theo tàu dân sự của Philippines do hải quân Philippines thuê để tiếp tế cho tàu BRP Siera Madre ở Biển Đông. AFP 

    Phản ứng của Mỹ

    Mỹ đã phản ứng trước vụ va chạm ở Biển Đông bằng cách lên án hành động của Trung Quốc và cam kết tiếp tục hỗ trợ Philippines. Bộ Ngoại giao Mỹ bình luận về vụ va chạm này rằng đó là “hành vi nguy hiểm và bất hợp pháp”, là “hành vi khiêu khích và không an toàn” của Trung Quốc ở Biển Đông, là “mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định khu vực”. Mỹ hiện có Hiệp ước phòng thủ chung với Philippines, điều đó có nghĩa là một cuộc tấn công vào một trong hai quốc gia sẽ được coi là tấn công vào cả hai đất nước này.[4] 

    Phản ứng này của Mỹ có thể giúp ổn định tình hình trước khi một trong hai bên có thể leo thang như đã đề cập trước đó. Việc Mỹ tái khẳng định các cam kết với Philippines khiến Trung Quốc không thể đánh giá thấp phản ứng của Washington trước tình trạng leo thang căng thẳng, đồng thời cũng ngăn cản Philippines hành động thiếu suy xét. 

    Bất chấp những xung đột ở Đông Âu và Trung Đông, Mỹ vẫn có thể hỗ trợ các đồng minh của mình ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Với Philippines, Mỹ đang mang lại sự đảm bảo dưới hình thức hỗ trợ ngoại giao, huấn luyện quân sự và tăng cường hiện diện ở Philippines. Điều này tạo cho Philippines niềm tin rằng Mỹ sẽ có mặt khi xung đột xảy ra.

    Căng thẳng vẫn tiếp tục leo thang

    Tuy nhiên, tình hình căng thẳng không chỉ là giữa Trung Quốc và Philippines xung quanh Bãi Cỏ Mây và Scarborough. Ngày 18/10, Bộ Quốc phòng Mỹ công bố một loạt hình ảnh và video cho thấy một số vụ chạm trán gần giữa phi công Trung Quốc và Mỹ trên không phận quốc tế. Đoạn phim công bố 15 sự cố xảy ra ở biển Hoa Đông và biển Đông. Trong đó có sự cố phi công của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) áp sát máy bay của Mỹ trong phạm vi 6m. Trong một video khác, người ta thấy một phi công của PLA thực hiện động tác lộn nhào dưới máy bay Mỹ.[5]

    Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ely Ratner được dẫn lời nói rằng có không dưới 180 vụ việc như vậy xảy ra trong hai năm qua. Theo ông, con số đó vượt quá tổng số vụ việc tương tự xảy ra trong một thập kỷ tính đến năm 2021. Ông cho biết: “Nếu tính cả số vụ PLA ngăn chặn mang tính hăm dọa và đầy rủi ro nhằm vào các quốc gia khác, con số này sẽ gia tăng lên 300 vụ nhắm vào máy bay của Mỹ, đồng minh và đối tác”.[6] Trung Quốc cho rằng Mỹ đang lan truyền thông tin sai lệch.

    Trong các sự cố giữa Philippines và Trung Quốc xung quanh bãi Cỏ Mây, vẫn chưa rõ điều gì đã thúc đẩy sự leo thang mới nhất. Chúng diễn ra một ngày trước khi Trung Quốc và các nước ASEAN gặp nhau trong vòng đàm phán mới nhất về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) – bộ quy tắc nhằm ngăn chặn những sự cố như vậy.

    Mới đây, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã đến Washington để hội đàm với Ngoại trưởng Antony Blinken. Các sự cố này có thể là một cách báo hiệu quyết tâm của Bắc Kinh trong việc giữ vững lập trường của mình đối với các vấn đề then chốt được nêu trong các cuộc đàm phán và cuộc gặp thượng đỉnh giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến diễn ra vào tháng 11/2023.

    Ván bài nguy hiểm của Manila?

    Một nhân vật cấp cao ở Manila cho biết rằng người Philippines dường như tin là Mỹ sẽ ủng hộ họ trong trường hợp xảy ra đối đầu, và điều đó củng cố quyết tâm của họ. Ông nhận định rằng một trận chiến trên biển có sự tham gia của lực lượng bảo vệ bờ biển sẽ không còn nằm ngoài khả năng xảy ra nữa. Theo ông, dù cả Trung Quốc hay Mỹ và đồng minh của Mỹ đều không mong muốn xảy ra chiến tranh, nhưng “ánh sáng trong đường hầm đang tắt dần. Mỹ và Philippines vẫn đang tìm kiếm ủng hộ về ngoại giao. Trong khi đó, Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu niềm tin của người Philippines và thuyết phục họ rằng Mỹ sẽ không tham gia một cuộc chiến thực sự. Bắc Kinh cũng đang lợi dụng sự xao lãng của Mỹ với Trung Đông để làm lợi thế cho mình”.[7]

    Trang bị cho hải quân của Philippines đang từng bước được cải thiện; vào tháng 9, Mỹ đã chuyển giao hai tàu tuần tra lớp Cyclone được tân trang lại cho Hải quân Philippines theo chương trình Các hạng mục phòng thủ quá hạn. Dự kiến đến cuối năm 2023, Mỹ sẽ bàn giao thêm bốn chiếc tàu nữa.

    Mỹ và Philippines hiện đang thực hiện cái gọi là “các chuyến đi chung” ở Biển Tây Philippines (nơi Manila gọi một phần của biển Đông) hình thành nên một phần EEZ của nước này. Đến cuối năm nay, “các chuyến đi chung” này sẽ được nâng cấp lên thành “các cuộc tuần tra chung”.

    Ngoài ra, Pháp đã cải tiến hệ thống chống ngư lôi trên tàu khu trục của Philippines mà trước đó đã được Hàn Quốc nâng cấp hệ thống quản lý chiến đấu. Trong khi đó, Ấn Độ cung cấp tên lửa hành trình chống hạm phóng từ bờ biển. Điều đó khiến bãi Cỏ Mây hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng từ Palawan, cũng như eo biển Bashi nếu số tên lửa đó được đặt ở phía Bắc đảo Luzon.

    ASEAN cần phải lên tiếng

    ASEAN thời gian vừa qua đã cố gắng thể hiện sự đoàn kết của họ nhằm chống lại đe doạ từ Trung Quốc. Nhưng trước sự đối đầu căng thẳng trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc, khối này vẫn đang giữ im lặng, mặc dù năm nay Chủ tịch luân phiên của ASEAN là Indonesia - Quốc gia được cho là “anh cả” và có thái độ tích cực trước vấn đề Biển Đông.

    ASEAN cần phải có tiếng nói rõ ràng về vấn đề này. Trong trường hợp ASEAN không thể tìm được tiếng nói chung trước các sự kiện căng thẳng này do Campuchia, Lào hay thậm chí cả Việt Nam có thể đều không muốn tham gia bất kỳ tuyên bố chung nào quá cứng rắn đối với Trung Quốc thì phản ứng của ASEAN có thể được thể hiện dưới dạng tuyên bố từ quốc gia đang giữ vai trò chủ tịch. Tuy nhiên, có lẽ, Jakarta có những mối quan tâm của riêng mình. Ngoại trưởng Retno Marsudi cũng phải lưu ý đến diễn biến ở Trung Đông kể từ khi Hamas tấn công Israel vào ngày 7/10 vừa qua. Hơn nữa, Tổng thống Indonesia Joko Widodo vừa trở về từ diễn đàn Sáng kiến “Vành đai và Con đường” ở Bắc Kinh do Chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì – vui mừng vì được đối xử thân mật gần giống như cách Tập Cận Bình đã thể hiện với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thật không dễ dàng khi chỉ trích một vị chủ nhà vừa mới dành cho bạn nhiều sự quan tâm như vậy.

    Gạt những sức ép cá nhân và quốc gia sang một bên, có lẽ đã đến lúc ASEAN phải đứng lên với tư cách là một khối bởi nếu mọi việc tiếp tục diễn ra theo cách này, thời điểm thảm họa có thể đang

    _____________

    Tham khảo:

    [1] https://www.cnn.com/2023/10/22/asia/south-china-sea-philippines-collision-intl-hnk/index.html

    [2] http://www.ecns.cn/news/2023-10-31/detail-ihcunyxi9334730.shtml

    [3] https://apnews.com/article/philippines-scarborough-shoal-south-china-sea-disputes-8bd563cd4eeace571e3ef32174c3fbe3

    [4] https://www.state.gov/u-s-support-for-our-philippine-allies-in-the-face-of-repeated-prc-harassment-in-the-south-china-sea/

    [5] https://edition.cnn.com/2023/10/17/politics/us-china-risky-behavior-pilots/index.html

    [6] https://edition.cnn.com/2023/10/17/politics/us-china-risky-behavior-pilots/index.html

    [7] https://www.straitstimes.com/opinion/no-mere-scratch-south-china-sea-collisions-could-set-off-a-wider-conflict

    https://www.rfa.org/vietnamese


    Không có nhận xét nào