Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ tư 29 tháng 11 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    COP28 Dubai : Trung Quốc và Mỹ gây khí thải nhiều nhất trên thế giới, nguyên thủ đều vắng mặt

    Thanh Hà /RFI

    29/11/2023

    Chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Joe Biden cùng vắng mặt tại Hội Nghị Khí Hậu lần thứ 28 của Liên Hiệp Quốc. COP28 mở ra từ ngày 30/11-12/12/2023. Phó tổng thống Kamala Harris cùng với đặc sứ của tổng thống Biden về khí hậu, John Kerry dẫn đầu phái đoàn Mỹ. Về phía Bắc Kinh hiện tại mới chỉ thông báo về sự hiện diện của đặc phái viên Trung Quốc về môi trường Giải Chấn Hoa (Xie Zhenhua). 

    Guohua Power Station, a coal-fired power plant, operates as people sell items on a street in Dingzhou, Baoding, in the northern China's Hebei province, Friday, Nov. 10, 2023

    Guohua Power Station, a coal-fired power plant, operates as people sell items on a street in Dingzhou, Baoding, in the northern China's Hebei province, Friday, Nov. 10, 2023 AP - Ng Han Guan 

    Giới quan sát lấy làm tiếc là hai nền kinh tế gây ô nhiễm nhất trên thế giới đều vắng mặt tại sự kiện quan trọng này. Một số người đặt câu hỏi phải chăng sự vắng mặt đó là một hình thức « hợp tác » Mỹ-Trung về khí hậu mà lãnh đạo hai nước đã cam kết nhân thượng đỉnh Joe Biden-Tập Cận Bình hôm 15/11/2023 tại San Francisco ?

    Chỉ thua có Trung Quốc, Hoa Kỳ là nguồn phát thải khí carbon gây hiệu ứng nhà kính thứ nhì trên thế giới. Năm 2021 Mỹ góp phần hâm nóng trái đất khi thải ra 6,28 tỷ tấn CO2, theo thẩm định của Viện Nghiên Cứu Posdam về biến đổi khí hậu. Giao thông vận tải là « thủ phạm chính » thải đến 28% CO2, kế tới theo thứ tự là các hoạt động của các nhà máy điện (25%), công nghiệp (23%), các hoạt động thương mại và của tư nhân (13%) và cuối cùng là do lĩnh vực nông nghiệp gây nên. Để sản xuất điện lực bảo đảm nhu cầu cho cỗ máy sản xuất đồ sộ của Hoa Kỳ và cho tư nhân, 60 % các nhà máy điện sử dụng khí đốt, 20% dùng than đá. Năng lượng tái tạo và hạt nhân vẫn còn chiếm một vị trí khiêm tốn với 21,5% và 18%.

    Năm 2021 khi lên cầm quyền tổng thống Biden cam kết đến năm 2030 Mỹ sẽ giảm 50% khí thải làm hâm nóng trái đất so với thời điểm 2005. Washington liên tục ban hành nhiều kế hoạch đầu tư vì mục tiêu này. Nhưng một báo cáo gần đây của Chương trình bảo vệ môi trường PNUE của Liên Hiệp Quốc, nhận định là Washington sẽ bị chậm trễ so với lộ trình tổng thống Joe Biden đã đề ra. Trong trường hợp khả quan nhất, đến 2030 Mỹ sẽ giảm được từ 32 đến 42% CO2 so với thời điểm 2005.

    Trung Quốc vẫn « nghiện » than đá

    Cũng thời điểm 2021 lượng CO2 Trung Quốc thải ra cao hơn gấp 2 lần so với của Hoa Kỳ. Hơn một nửa trong số 14,3 tỷ tấn carbon là các nhà máy điện than của nước này gây nên. 60% nguồn điện của công xưởng thế giới này có được là nhờ than đá. 

    Trung Quốc có nhiều nhà máy, công xưởng, nên đây là nguồn thải đến 36% CO2. Cũng vì là nạn nhân đầu tiên từ ô nhiễm không khí Trung Quốc đã tăng tốc tiến trình chuyển đổi năng lượng, đẩy mạnh lĩnh vực năng lượng tái tạo (năng lượng gió và mặt trời, thủy điện ...) 

    Năm 2020 Bắc Kinh cam kết giảm thiểu lượng khí thải carbon từ nay đến 2030 và nhất là đến ngưỡng 2060 thì sẽ đạt mức “quân bình” carbon tức là lượng thải ra và khả năng hâp thu carbon sẽ ngang bằng nhau.

    Biển Đông: Mỹ tuyên bố thách thức các hạn chế 'phi pháp' của Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan

    BBC News

    29/11/2023

    USS Hopper

    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Chụp lại hình ảnh, 

    Tàu chiến USS Hopper ở cảng Sydney vào năm 2004

    'Thông qua việc di chuyển vào tuyến đường vô hại mà không thông báo trước hoặc không cần phải xin phép bất kỳ quốc gia tuyên bố chủ quyền nào, Mỹ thách thức những hạn chế phi pháp do Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam áp đặt [trên Biển Đông]," tuyên bố ngày 25/11 của Hạm đội 7 của Mỹ nêu.

    Hải quân Mỹ tuyên bố tàu chiến USS Hopper đã thực thi hoạt động vì nền tự do hàng hải (viết tắt từ Operational challenges against excessive maritime claims - FONOP) trên Biển Đông gần quần đảo Paracel, mà Việt Nam gọi là Hoàng Sa.

    Tuyên bố phía Mỹ nêu, "Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền liên quan đến quần đảo Paracel [Hoàng Sa]. Tất cả ba bên đều yêu cầu phải được thông báo hoặc cho phép trước khi một tàu quân sự hoặc tàu chiến đi vào "lộ trình vô thưởng vô phạt [innocent passage] này" thông qua vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, điều này vi phạm luật pháp quốc tế."

    Hạm đội Mỹ cũng viện dẫn về Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982, trong đó nêu tàu của tất cả các quốc gia - bao gồm tàu chiến của họ - đều có quyền di chuyển qua những lộ trình 'vô thưởng vô phạt' này, và việc ngăn chặn là "bất hợp pháp".

    Quân đội Mỹ cũng lặp lại tuyên bố Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 bảo vệ các quyền tự do hàng hải và hợp pháp cho tất cả các quốc gia, nhấn mạnh tự do hàng hải giữ vai trò rất quan trọng đến nền an ninh, ổn định và thịnh vượng toàn cầu.

    "Những tuyến bố chủ quyền bất hợp pháp và có quy mô sâu rộng trên Biển Đông tạo nên một mối đe dọa nghiêm trọng đến nền tự do hàng hải, bao gồm quyền tự do di chuyển và bay trên vùng trời, nền thương mại tự do và giao thương không bị can thiệp, và tự do cơ hội kinh tế cho các quốc gia ven biển trên Biển Đông", theo tuyên bố.

    Cờ Mỹ và Trung Quốc

    Nguồn hình ảnh, Reuters

    Trước đó, quân đội Trung Quốc đã tiến hành "truy vết, theo dõi và cảnh báo xua đuổi" tàu chiến Mỹ, theo một bài đăng trên mạng xã hội WeChat chính thức của Quân khu miền nam của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa hôm thứ Bảy 25/11.

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết trên Biển Đông, khu vực có giá trị thương mại trên biển trị giá hơn 3.000 tỷ USD, bên cạnh đó Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei cũng tuyên bố chủ quyền đối với một số phần lãnh thổ.

    Năm 2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration "PCA") ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines. Tuyên bố của tòa là "không có cơ sở pháp lý" cho việc Trung Quốc đòi hỏi "quyền lịch sử" trên những tài nguyên ở các vùng biển nằm trong bản đồ "đường 9 đoạn" ở Biển Đông.

    Trung Quốc tuyên bố vụ tàu chiến USS Hopper di chuyển qua Biển Đông, "minh chứng rằng Mỹ là một 'quốc gia tạo rủi ro an ninh' triệt để trên Biển Đông". 

    Philippines và Úc đã bắt đầu cuộc tập trận chung trên biển và trên không vào thứ Bảy 25/11, vài ngày sau khi Bắc Kinh cáo buộc Manila cho các lực lượng nước ngoài cùng tham gia tuần tra trên Biển Đông, ám chỉ đến cuộc tuần tra chung do quân đội Mỹ và Philippines tiến hành.

    Trung úy Kristina Weidemann, phó phát ngôn viên của Hạm đội 7, trong một tuyên bố được email đến Reuters nêu: "Mỹ thách thức các tuyên bố hàng hải vượt mức cho phép trên khắp thế giới bất chấp quốc gia tuyên bố là ai."

    Tổng thống đắc cử Argentina Milei ăn trưa với cựu TT Clinton, sẽ gặp cố vấn của TT Biden

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/tanTT-argentina.jpg

    Tổng thống đắc cử Argentina Javier Milei đã ăn trưa với cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại New York và sẽ gặp trợ lý cấp cao của Tổng thống Mỹ đương nhiệm Joe Biden tại Washington DC, theo Reuters đưa tin.

    Văn phòng của ông Javier Milei phát đi tuyên bố loan báo rằng vào sáng thứ Hai (27/11), tổng thống tân cử Argentina đã tới New Jersey cùng với một nhóm nhỏ các cố vấn, trong đó có cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Argentina Luis Caputo, cựu bộ trưởng tài chính dưới thời Tổng thống Mauricio Macri. Ông Caputo khả năng sẽ được ông Milei bổ nhiệm làm bộ trưởng kinh tế trong chính phủ mới sắp tới.

    Theo tuyên bố của văn phòng của tổng thống tân cử Argentina, ông Milei ngay khi đến Mỹ đã tới thăm viếng mộ của một giáo sĩ Do Thái nổi tiếng. Sau đó, ông đã ăn trưa với cựu Tổng thống Bill Clinton tại New York.

    Sự kiện ông Milei ăn trưa với ông Clinton gây ngạc nhiên lớn cho giới quát sát, bởi vì hai ông được cho là có tư tưởng chính trị đối nghịch nhau. Ông Clinton có quan điểm dân chủ cấp tiến, đề cao vai trò quản lý nhà nước, trong khi ông Milei tự nhận mình là người theo tư trưởng tư bản chủ nghĩa vô trị, coi trọng thị trường tự do và hạn chế sự can thiệp của chính phủ.

    Ông Milei dự định sẽ gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan vào thứ Ba (28/11, giờ địa phương). Trong khi đó, các cố vấn kinh tế của tổng thống tân cử Argentina đã lên lịch họp với các quan chức tài chính Mỹ để thảo luận về các ưu tiên kinh tế của chính phủ mới sắp tới dưới sự lãnh đạo của ông Milei.

    Phái đoàn của ông Milei cũng sẽ họp với các quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

    Argentina đang là quốc gia nợ IMF lớn nhất trong bối cảnh họ phải đương đầu với tình trạng lạm phát tăng cao, đang tiếp cận mức 150%.

    Ông Milei sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Argentina vào ngày 10 tháng 12 tới đây. Trước mắt ông là thách thức rất lớn, khi 2/3 dân số của nền kinh tế lớn thứ hai Nam Mỹ đang rơi vào cảnh nghèo đói và nền kinh tế trên bờ vực sụp đổ.

    Trong một diễn biến liên quan, Reuters hôm 27/11 đưa tin rằng khả năng cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ hoãn chuyến đi tới Buenos Aires để gặp ông Milei như loan báo trước đó.

    Hải Đăng

    Ấn Độ giải cứu 41 công nhân mắc kẹt trong đường hầm

    Lực lượng cứu hộ Ấn Độ đã giải cứu được toàn bộ 41 công nhân mắc kẹt 17 ngày trong đường hầm tại bang Uttarakhand.

    Harpal Singh, thành viên lực lượng cứu hộ, nói họ tạo lối thoát thành công vào lúc 19h05 và công nhân đầu tiên được đưa ra ngoài vào khoảng 20h (21h30 giờ Hà Nội), hãng tin Ấn Độ Press Trust of India cho biết.

    “Tôi cảm thấy hoàn toàn nhẹ nhõm và hạnh phúc khi 41 công nhân mắc kẹt trong đường hầm Silkyara được giải cứu thành công “, Bộ trưởng Giao thông Ấn Độ Nitin Gadkari nói. “Đây là nỗ lực được phối hợp tốt giữa nhiều cơ quan, là một trong những chiến dịch cứu hộ lớn nhất gần đây”.

    Xe cứu thương sau đó đưa họ về cơ sở y tế cách hiện trường 30 km để chăm sóc. Các bác sĩ trước đó cảnh báo các công nhân có thể gặp hội chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD).

    Nhóm 41 công nhân bị mắc kẹt sau khi hầm đường bộ đang thi công ở khu vực dãy Himalaya bị sập hôm 12/11. Giới chức chưa công bố nguyên nhân sập hầm, nhưng khu vực này thường xảy ra lở đất, động đất và lũ lụt.

    Giới chức địa phương chào đón công nhân đầu tiên được giải cứu khỏi đường hầm ở bang Uttarakhand ngày 28/11. Ảnh: NDTV

    Giới chức địa phương chào đón công nhân đầu tiên được giải cứu khỏi đường hầm ở bang Uttarakhand ngày 28/11. Ảnh: NDTV 

    Trong 17 ngày qua, giới chức Ấn Độ triển khai nhiều phương án giải cứu các nạn nhân, nhưng gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa hình và thời tiết. Lực lượng cứu hộ đã đào và thiết lập hai đường ống nhỏ để cung cấp oxy, nước và đồ ăn cho nhóm công nhân.

    Đến ngày 27/11, lực lượng cứu hộ phải áp dụng phương pháp “đào hang chuột”, sử dụng máy khoan thủ công để tạo lối mở qua những mét đất đá cuối cùng tới nơi nhóm công nhân mắc kẹt.

    Đường hầm nơi các công nhân mắc kẹt là một phần trong dự án đường cao tốc Char Dham trị giá 1,5 tỷ USD, một trong những dự án tham vọng nhất của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, nhằm kết nối 4 địa điểm hành hương của người theo đạo Hindu thông qua hệ thống đường bộ dài 890 km.

    Vì tiết lộ thông tin người nhà ông Tập, thanh niên bị tra tấn đến rối loạn tâm thần

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/vgngfgh.jpg

    Ngưu Đằng Vũ. (Ảnh tổng hợp của cử dân mạng và RFA) 

    Anh Ngưu Đằng Vũ (Niu Tengyu – quản trị viên của diễn đàn Esu Wiki trên wiki) – người vào năm 2020 bị kết án 14 năm tù vì liên quan đến việc rò rỉ thông tin về người thân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, hiện bị nghi rối loạn tâm thần do tra tấn.

    Anh Ngưu Đằng Vũ (24 tuổi) hiện đang thụ án tại Nhà tù Tứ Hội (Sihui) ở TP. Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông. Qua cuộc gọi video, ngày 24/11 mẹ của anh là Khả Khả (Keke) đã được gặp anh. Người nhà tin rằng anh Ngưu gần đây đã bị tra tấn trong tù, dẫn đến chấn thương về thể chất và tinh thần, kêu gọi nhà cầm quyền Trung Quốc sớm cho anh tại ngoại để điều trị.

    Cuối tháng trước bà Khả cũng được gặp con, lúc đó tình trạng thể chất và tinh thần anh Ngưu bình thường, nhưng chỉ sau một tháng thì anh như một người hoàn toàn khác. Bà Khả Khả nói: “Con tôi (Ngưu Đằng Vũ) không nhận ra tôi nữa. Đôi mắt đờ đẫn, la hét và lời nói lung tung phi logic. Tôi thấy suy sụp”.

    Ngưu Đằng Vũ được cho là bị tra tấn nhiều lần

    Một số thông tin cho hay, anh Ngưu Đằng Vũ đã trải qua nhiều hình phạt khác nhau trước khi thụ án, bao gồm đốt bằng bật lửa, tiêm nước muối, treo cổ và ngồi trên ghế cọp… Qua cuộc gặp video, chứng kiến biểu hiện không bình thường của con khiến bà Khả Khả vô cùng lo lắng.

    Sáng ngày 27/11, theo yêu cầu của bà Khả Khả, một người thân của gia đình đã được vào tù gặp anh Ngưu trong khoảng 30 phút dưới sự giám sát chặt chẽ. Tình cảnh được người thân miêu tả lại sau đó khiến trái tim bà Khả Khả như tan nát. Bà nói: “Ông ấy (một người họ hàng) đã kể, Ngưu Đằng Vũ bị rối loạn tâm thần và không biết mình là ai. Nó kể có người đầu độc trong nước uống nhà tù. Nó cứ nói ‘đầu độc, đầu độc’…”.

    Vài năm trước, chính quyền Quảng Đông khi điều tra vụ án diễn đàn Esu Wiki trên wiki [được cho là tiết lộ thông tin cá nhân của cô Tập Minh Trạch – con gái lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình], đã thu giữ thẻ ngân hàng của Ngưu Đằng Vũ. Tháng trước sau khi bà Khả Khả lấy lại thẻ ngân hàng này, bà phát hiện ra tiền trong thẻ không còn. Sau đó bà yêu cầu cho gặp Ngưu Đằng Vũ qua video để tìm hiểu nhưng phía nhà tù cứ trì hoãn. Bà cho rằng khoảng thời gian đó con bà đã bị nhà tù răn đe.

    Bà kể: “Tôi nghi ngờ liệu thời điểm đó họ có uy hiếp hay hăm dọa con tôi để ngăn con tôi nói ra số dư thẻ ngân hàng hay không. Lúc đó tôi nghĩ Ngưu Đằng Vũ là người có khả năng chịu đựng áp lực nên sẽ không sao. Nhưng ngày 24/11 khi tôi gặp nó để kiểm tra thẻ ngân hàng thì nó không nhận ra tôi nữa”.

    Nghi ngờ đối với cơ quan tư pháp Quảng Đông

    Vì điều kiện sống khắc nghiệt của phòng giam đã khiến di chứng của những lần tra tấn trước đây đối với Ngưu Đằng Vũ, bao gồm bàn tay phải bị thương nặng và bệnh viêm tai giữa, tái phát hết lần này đến lần khác.

    Tháng trước, bà Khả đã tới Quảng Đông để lên tiếng về tình hình con bà. Khi đó, lãnh đạo Tòa án tối cao tỉnh Quảng Đông hứa sẽ hối thúc Tòa án trung cấp Mậu Danh để điều chỉnh kết luận vụ án, theo đó bắt đầu xét xử lại trước cuối năm nay.

    Bà Khả Khả cho biết: “Vào tháng 10 tôi đã đến Tòa án nhân dân trung cấp Mậu Danh và Tòa án nhân dân cấp cao Quảng Đông, cả hai tòa án đều hứa sẽ cho biết kết quả trước tháng 1 [sang năm], có thể đó là nguyên nhân nó (Ngưu Đằng Vũ) đã bị bức hại”.

    VOA đã thực hiện nhiều cuộc gọi tới ban quản lý Nhà tù Tứ Hội ở Quảng Đông, nhưng không ai trả lời.

    Vào tháng 5/2019, các trang web “China Wiki” và “ZhinaRed Foundation” liên tiếp công bố thông tin cá nhân của anh rể Đặng Gia Quý và con gái Tập Minh Trạch của ông Tập Cận Bình. Sau đó, cảnh sát ở Mậu Danh tỉnh Quảng Đông đã bắt giữ 24 thành viên của các trang web, họ bị nghi ngờ chịu bức cung. Cuối cùng tất cả họ đều bị kết tội. Khi đó Ngưu Đằng Vũ mới 20 tuổi, bị kết tội gây rối, xâm phạm thông tin công dân và hoạt động kinh doanh trái phép, bị kết án 14 năm tù, phán quyết được giữ nguyên trong lần xét xử lại vào 2 năm trước.

    Chuyên gia khuyên tránh để Ngưu Đằng Vũ vào bệnh viện tâm thần

    Một người làm trong ngành luật pháp Trung Quốc yêu cầu giấu tên vì lo ngại an toàn, cho rằng tình hình hiện tại của Ngưu Đằng Vũ không ổn, luật sư và người nhà nên sớm nộp đơn xin cho Ngưu Đằng Vũ tại ngoại điều trị, đưa anh ra nước ngoài điều trị nếu cần thiết: “Có cơ sở pháp lý để được tạm tha vì lý do y tế, có thể cần một số thủ tục ví dụ như người nhà, luật sư và cá nhân phải nộp đơn, sau đó tòa án sẽ đánh giá. Ra được nước ngoài sẽ tốt. Một số cơ sở y tế ở Trung Quốc khả năng còn hạn chế, vì nhiều cơ sở kiểu này ở Trung Quốc phục vụ các quan chức”.

    Chuyên gia pháp lý nhắc nhở: “Bệnh viện tâm thần Trung Quốc còn khó chịu hơn nhà tù, rất khủng khiếp, sẽ chỉ làm cho bệnh nhân tâm thần trở nên tồi tệ hơn mà không cải thiện được. Nếu cứ theo luật pháp, chỉ cần người nhà không đồng ý thì không đưa vào bệnh viện tâm thần, nhưng với tình hình pháp lý hiện tại ở Trung Quốc thì phải chuẩn bị tâm lý trước cho khả năng này”.

    Theo VOA

    Tổng thư ký Stoltenberg: ‘Tất cả đồng minh đều đồng ý’ Ukraine sẽ gia nhập NATO

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/ukrainegianhapnato-700x480.jpg

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau cuộc họp báo chung bên lề Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào ngày 12 tháng 7 năm 2023. (Ảnh: PETRAS MALUKAS/AFP, Getty Images) 

    NATO tái khẳng định sự hỗ trợ lâu dài của mình đối với Ukraine và cho biết các thành viên của tổ chức này đều đồng ý rằng Ukraine sẽ tham gia liên minh, nhưng phải là sau chiến tranh và sau khi nước này cải cách.

    Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg khi ông nói về cuộc họp sắp tới của Hội đồng NATO-Ukraine trong tuần này, một lần nữa nhắc đến tư cách thành viên NATO đối với Ukraine là một vấn đề chắc chắn bất chấp sự bất đồng trước đó từ bên trong liên minh.

    “Các nước đồng minh đồng ý rằng Ukraine sẽ trở thành thành viên của NATO”, ông Stoltenberg nói các cuộc thảo luận trong tuần này sẽ tập trung vào “những cải cách ưu tiên” để Ukraine phù hợp với việc gia nhập tổ chức này. Hỗ trợ trực tiếp gần đây dành cho Ukraine bao gồm liên minh phòng không, hàng tỷ USD viện trợ mới và việc mở trung tâm huấn luyện chiến đấu cơ F-16 ở Romania cho phi công Ukraine.

    Khi ông Stoltenberg khẳng định Ukraina sẽ gia nhập NATO, nghĩa là nước này sẽ tham gia ‘Điều khoản số 5’, điều này yêu cầu các quốc gia thành viên sẽ phải tham chiến nếu bất kỳ nước nào trong số họ bị tấn công ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ, tuy nhiên điều đó sẽ phụ thuộc vào một số thay đổi lớn. Bên cạnh những cải cách dành cho Ukraine bao gồm “khả năng tương tác đầy đủ giữa lực lượng Ukraine và lực lượng NATO… dựa trên lý thuyết và quy trình đào tạo của NATO”, ông Stoltenberg cho biết Ukraine sẽ không còn phải ở trong tình trạng chiến tranh trước nữa.

    Ông Stoltenberg nói với báo chí trong cuộc họp giao ban rằng: “Tất cả các đồng minh đều đồng ý rằng giữa một cuộc chiến tranh, tư cách thành viên đầy đủ là không thể. Nhưng tất nhiên, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét cách thức để đưa Ukraine và NATO xích lại gần nhau hơn nữa”.

    Đây không phải lần đầu tiên ông Stoltenberg tuyên bố về việc toàn khối chấp nhận Ukraine sẽ gia nhập NATO. Hồi tháng Tư, khi tổng thư ký nói rằng “tất cả các đồng minh NATO đã đồng ý Ukraine sẽ trở thành thành viên NATO”, thì Thủ tướng Hungary Victor Orban phản hồi trong qua thư rằng viết “cái gì thế!?”.

    Đức gần đây cũng kêu gọi thận trọng trong việc vội vàng đưa Ukraine trở thành thành viên liên minh. Thủ tướng Olaf Scholz nói rằng sau chiến tranh Ukraine sẽ được trang bị vũ khí do phương Tây sản xuất, và đó sẽ là lúc để bắt đầu nói về các đảm bảo an ninh. Ông cho biết năm 2023 là thời điểm để “tập trung vào những gì sắp xảy ra” và NATO “còn lâu mới” sẵn sàng cho Ukraine trở thành thành viên, đồng thời lưu ý “tiêu chí của NATO bao gồm hàng loạt điều kiện mà Ukraine hiện không thể đáp ứng”.

    Tuy nhiên, không có nhận xét nào làm giảm đi nhiệt tình của Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết vào tháng Chín rằng ông đã coi Ukraine là “một thành viên thực tế của NATO”.

    Việc cố gắng lèo lái Ukraine hướng tới châu Âu dù chưa đáp ứng các tiêu chí không chỉ xảy ra ở NATO. Tình cảnh tương tự cũng xảy ra khi Ukraine tha thiết muốn trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu (EU). Các nhà lãnh đạo cấp cao của EU nói về động thái này như định mệnh không thể tránh khỏi, tuy nhiên, điều đó sẽ không được thực hiện cho đến khi chiến tranh kết thúc và khi Ukraine giải quyết được các vấn đề của mình như tham nhũng, đầu sỏ, vận động hành lang và quyền cho dân tộc thiểu số.

    Anh Nguyễn, theo Breitbart News

    Mỹ lần đầu gửi hàng viện trợ cho người dân Gaza

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/11/33YQ83Z-highres.jpg

    Mỹ thông báo điều 3 phi cơ quân sự đến Ai Cập, chở theo hàng viện trợ để cung cấp cho người dân Gaza trong thời gian ngừng bắn, theo tờ The Hill.

    “Chuyến bay viện trợ đầu tiên trong số ba chuyến bay do quân đội Mỹ thực hiện sẽ đến Bắc Sinai, Ai Cập ngày 28/11”, theo các quan chức cấp cao chính quyền Mỹ. “Động thái sẽ cung cấp nhiều hàng hóa, như vật tư y tế, thực phẩm, đồ dùng mùa đông cho dân thường”.

    Theo nhóm quan chức, nhân viên Liên Hợp Quốc sẽ tiếp nhận hàng viện trợ ở Bắc Sinai, sau đó đưa vào Dải Gaza để phân phát. Bắc Sinai có biên giới chung với Dải Gaza, khu vực Hamas kiểm soát.

    Đây là lần đầu tiên Mỹ gửi hàng viện trợ cho Gaza kể từ khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng phát ngày 7/10. Hoạt động bắt đầu một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói ông sẽ tranh thủ việc Israel và Hamas gia hạn lệnh ngừng bắn để đưa thêm hàng viện trợ vào Gaza.

    Hai chuyến bay tiếp theo sẽ đến Ai Cập trong những ngày tới, nhóm quan chức cho biết.

    Xung đột nổ ra hôm 7/10, khi Hamas bất ngờ tấn công lãnh thổ Israel, khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng và 240 dân thường bị bắt làm con tin. Israel đáp trả bằng các cuộc không kích và tấn công trên bộ vào Dải Gaza. Giao tranh giữa hai bên đã khiến khoảng 16.000 người thiệt mạng, hơn 41.000 người bị thương tính đến ngày 23/11.

    Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 2/3 trong tổng số 2,3 triệu người ở Gaza phải di dời vì chiến sự, đẩy khu vực vào tình trạng khủng hoảng nhân đạo. Nước, thực phẩm thiết yếu và nhiên liệu trở nên khan hiếm.

    Israel và Hamas đạt thỏa thuận ngừng bắn dài 4 ngày, bắt đầu từ 24/11, để trao đổi con tin và tạo điều kiện cho hoạt động nhân đạo. Trong thời gian này, Hamas đã thả 69 người, gồm 50 người Israel và người mang quốc tịch kép, cùng với 19 người nước ngoài. Ở chiều ngược lại, Israel trả tự do cho 150 công dân Palestine đang bị giam tại các nhà tù nước này. Thỏa thuận đã được gia hạn thêm hai ngày.

    Phía Mỹ cho biết 800 xe tải viện trợ đã từ Ai Cập đến Gaza trong 4 ngày ngừng bắn, một số xe còn tiếp cận được miền bắc Gaza, nơi bị tàn phá nặng nề do chiến sự.

    Phan Anh

    Triển vọng kinh tế toàn cầu

    Trong vài tháng qua, khi thế giới chứng kiến những cảnh tượng khủng khiếp ở Gaza, triển vọng kinh tế toàn cầu lại được cải thiện một cách phi lý. Tình trạng hỗn loạn ở Trung Đông không thể ngăn được giá dầu giảm. Tỷ lệ lạm phát hàng năm của Mỹ cũng tiếp tục giảm. Chính phủ Trung Quốc đã cho thấy họ sẵn sàng làm nhiều hơn nữa để phục hồi tăng trưởng ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thậm chí chấp nhận tăng thâm hụt tài chính lên trên giới hạn 3% GDP mà họ tự áp đặt cho mình.

    OECD, một nhóm gồm 38 quốc gia giàu có của thế giới, sẽ xem xét những diễn biến này trong báo cáo kinh tế toàn cầu được công bố vào thứ Tư. Bản báo cáo, được cập nhật lần cuối vào tháng 9, có thể sẽ đánh giá lại vận mệnh kinh tế của Mexico, nơi đang có lượng kiều hối dồi dào, và Nga, nơi có chính sách tài khóa lỏng lẻo. Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất có lẽ là những dự báo đối với Israel, quốc gia đã gia nhập OECD vào năm 2010. Nền kinh tế của nước này không thể chống chọi những tai ương địa chính trị.

    Bất ổn gia tăng ở Bangladesh

    Đảng Quốc gia Bangladesh (BNP), phe đối lập chính ở nước này, sẽ phong tỏa đường sắt, đường bộ, và đường thủy trên khắp đất nước vào thứ Tư. Quyết định này nhằm phản đối sự đàn áp của đảng cầm quyền, Liên đoàn Awami, trước cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 1 tới. Căng thẳng đã leo thang kể từ tháng 10, khi chính phủ đàn áp các cuộc biểu tình của phe đối lập nhằm kêu gọi thành lập một chính phủ lâm thời trung lập trước cuộc bầu cử – đây từng là một yêu cầu pháp lý.

    Chính phủ Bangladesh đang tăng cường đàn áp phe đối lập. BNP cho biết hơn 16.000 thành viên của họ đã bị bắt sau các cuộc biểu tình vào tháng 10. Để đáp trả, EU đã chỉ trích chính phủ Bangladesh, còn Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt về thị thực đối với các quan chức nước này. Các cuộc biểu tình của BNP đã làm giảm lưu lượng giao thông trên đường bộ và đường thủy. Người biểu tình cũng đã đốt cháy hàng trăm phương tiện trong các đợt phong tỏa liên tiếp. Nhưng cho đến nay, họ vẫn chưa lay chuyển được chính phủ.

    Xét xử Bộ trưởng Tư pháp Pháp

    Suốt tháng qua, một bộ trưởng nội các Pháp vẫn tại nhiệm dù đang phải đối mặt với cáo buộc trước tòa – một điều chưa từng có tiền lệ. Eric Dupond-Moretti, Bộ trưởng Tư pháp, bị cáo buộc sử dụng văn phòng của mình để “trả thù” các thẩm phán và công tố viên từng làm việc với mình. Dupond-Moretti, một cựu luật sư hình sự, đã phủ nhận mọi cáo buộc và gọi phiên tòa là “một sự ô nhục.” Vào thứ Tư, một tòa án đặc biệt sẽ đưa ra phán quyết. Nếu bị kết tội, vị bộ trưởng phải đối mặt với án tù 5 năm và khoản tiền phạt 500.000 euro (550.000 USD).

    Phiên tòa này đã nêu bật lòng trung thành của Tổng thống Emmanuel Macron đối với những đồng nghiệp vướng phải vấn đề pháp lý. (Bộ trưởng Lao động của Macron, Olivier Dussopt, đã ra tòa vì tội tham nhũng vào đầu tuần này. Và giống như Dupond-Moretti, Dussopt cũng phủ nhận hành vi sai trái và vẫn tại nhiệm.) Nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi về tính thực tế của việc xét xử các bộ trưởng. Các quan toà được triệu tập để xét xử Dupond-Moretti về tội chính trị hóa công lý chủ yếu gồm các nghị sĩ Pháp.

    Cải tạo lưới điện châu Âu

    EU sở hữu một trong những lưới điện rộng nhất thế giới. Nhưng tốc độ tái phát triển chậm chạp đang cản trở quá trình chuyển đổi xanh đầy tham vọng của khối. Để khắc phục điều đó, Ủy ban Châu Âu dự kiến sẽ công bố “Kế hoạch Hành động cho Lưới điện” vào thứ Tư.

    Lưới điện sẽ phải được mở rộng và thay đổi hình dạng để cung cấp các dạng năng lượng tái tạo mà EU hy vọng sẽ chiếm 42,5% tổng nguồn điện vào năm 2030. Cũng cần tăng công suất để khử carbon từ công nghiệp và các nguồn phát thải khí nhà kính khác. Nhưng cơ sở hạ tầng của châu Âu đã bị quốc hữu hóa và lỗi thời. Sự chậm trễ trong việc cấp giấy phép, thiếu đầu tư, và thiếu kỹ năng đều cản trở việc mở rộng. Kế hoạch của ủy ban sẽ đưa ra lộ trình tích hợp năng lượng tái tạo, vốn ít tập trung hơn so với năng lượng thông thường, vào lưới điện. Điều đó sẽ giúp mở rộng lưới điện và thúc đẩy mục tiêu của EU là đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050.

    Ngày ngưng bắn thứ năm: Hamas phóng thích thêm con tin, Israel thả thêm tù nhân 

    29/11/2023 

    Reuters 


    Nhóm Hồi giáo Palestine Hamas thả con tin

    Nhóm Hồi giáo Palestine Hamas thả con tin 

    Hamas phóng thích thêm 12 con tin và Israel trả tự do cho 30 tù nhân Palestine hôm 28/11, ngày thứ năm của lệnh ngừng bắn, vốn đã được gia hạn tổng cộng thành 6 ngày, giữa nhóm chiến binh Hamas người Palestine với Israel trong cuộc chiến ở Gaza.

    Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế cho hay 12 con tin đã được chuyển giao từ Gaza, và quân đội Israel xác nhận 10 công dân Israel và 2 người nước ngoài đã ở bên lực lượng đặc biệt của họ trên lãnh thổ Israel.

    Nhóm 12 con tin này nằm trong số khoảng 240 người bị các tay súng Hamas bắt cóc trong cuộc đột kích vào miền nam Israel hôm 7/10.

    Israel thống kê có 1.200 người thiệt mạng trong vụ đột kích của Hamas trong khi giới chức y tế ở Gaza cho hay cuộc tấn công trả đũa của Israel vào Gaza, nơi Hamas cai trị, đã giết chết hơn 15.000 cư dân Gaza.

    Hình ảnh video trực tiếp do đài truyền hình Al Jazeera chiếu hôm 28/11 cho thấy một chiếc xe buýt chở các tù nhân Palestine rời trại giam Ofer của Israel tại Bờ Tây.

    Israel nói họ đã phóng thích 30 tù nhân Palestine từ trại Ofer và từ một trung tâm giam giữ ở Jerusalem.

    Đài Al Jazeera loan tin nhóm tù nhân Palestine đã tới thành phố Ramallah và Jerusalem.

    Israel tuyên bố lệnh ngừng bắn có thể kéo dài thêm miễn là Hamas tiếp tục phóng thích ít nhất 10 con tin Israel mỗi ngày.

    Tổng số con tin được Hamas phóng thích kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu hôm 24/11 tới nay là 81 người, bao gồm 60 phụ nữ và trẻ em người Israel và 21 người nước ngoài, đa số là công nhân trang trại người Thái Lan.

    Trước đợt thả tù nhân mới nhất hôm 28/11, Israel đã trả tự do cho 150 người.

    Vợ của lãnh đạo tình báo quân đội Ukraine bị đầu độc 

    28/11/2023 

    Reuters 


    Lãnh đạo tình báo quân sự Ukraine, ông Kyrylo Budanov, đã nhiều lần bị ám sát

    Lãnh đạo tình báo quân sự Ukraine, ông Kyrylo Budanov, đã nhiều lần bị ám sát 

    Vợ của lãnh đạo tình báo quân đội Ukraine đã bị đầu độc bằng kim loại nặng và đang được điều trị tại bệnh viện, phát ngôn nhân của cơ quan này nói với Reuters hôm 28/11.
    Bà Marianna Budanova là vợ của ông Kyrylo Budanov, người đứng đầu GUR, cơ quan tình báo quân sự Ukraine, vốn có vai trò nổi bật trong các hoạt động bí mật chống quân Nga trong suốt cuộc chiến kéo dài 21 tháng.

    “Vâng, tôi có thể xác nhận thông tin này, thật không may, đó là sự thật”, phát ngôn nhân của GUR, ông Andriy Yusov nói, nhưng không cho biết rõ vụ việc xảy ra khi nào.
    Hồ sơ công khai của ông Budanov đã trở nên nổi bật ở Ukraine và phương Tây, ở những nơi này, ông được miêu tả là bộ não ở trong hậu trường hoạch định những nỗ lực tấn công Nga. Trên truyền thông Nga, ông là một nhân vật đáng ghét.
    Bản thân người đàn ông 37 tuổi này đã trở thành mục tiêu của một số nỗ lực ám sát bất thành trong đời ông, trong đó có một vụ đánh bom xe thất bại.
    Nếu được xác nhận là một động thái có chủ định, vụ việc bị gọi là đầu độc này sẽ là hành động nghiêm trọng nhất nhắm vào người thân của một nhân vật lãnh đạo cấp cao của Ukraine kể từ khi Moscow phát động cuộc xâm lược hồi tháng 2 năm ngoái.

    Vụ đầu độc được truyền thông Ukraine đưa tin trước tiên.
    Một tờ báo có tên là Babel đã dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay bà Budanova đã vào bệnh viện và đang điều trị gần xong hậu quả của vụ đầu độc.
    Tờ Ukrainska Pravda dẫn một nguồn tin cho biết chất độc có thể đã được đưa vào thức ăn của bà và một số nhân viên GUR khác cũng đã bị đầu độc.

    Moscow trước đây từng đổ lỗi cho các cơ quan mật vụ Ukraine về vụ sát hại một blogger Nga ủng hộ chiến tranh và một nhà báo ủng hộ chiến tranh trên đất Nga. Kyiv phủ nhận chuyện họ liên quan đến những vụ ám sát đó.
    Trong một diễn biến khác, truyền thông Nga đưa tin một tòa án ở Moscow ra lệnh bắt giữ vắng mặt ông Budanov hồi tháng 4 về tội khủng bố.


    Không có nhận xét nào