Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ hai 11 tháng 12 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Vụ va chạm tàu tại Biển Đông: Philippines có thể trục xuất đại sứ Trung Quốc

    Thanh Hà /RFI

    11/12/2023

    Sau những sự cố « nghiêm trọng nhất » trong những năm gần đây tại vùng biển có tranh chấp chủ quyền giữa Philippines và Trung Quốc hồi cuối tuần qua, hôm nay 11/12/2023 bộ Ngoại Giao Philippines thông báo triệu đại sứ Trung Quốc tại Manila Hoàng Khê Liên (Huang Xilian) lên để trao công hàm phản đối. Rất có thể đại sứ Trung Quốc sẽ bị trục xuất khỏi Philippines. 

    , a Chinese Coast Guard ship, right, uses its water cannons on a Philippine Bureau of Fisheries and Aquatic Resources (BFAR) vessel as it approaches

    Tàu tuần duyên Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công vào một tàu của Philippines gần bãi cạn Scarborough, khu vực tranh chấp ở Biển Đông, ngày 09/12/2023. © AP/Philippine Coast Guard 

    Hãng tin Pháp AFP trích lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Philippines Teresita Daza cho biết đã gửi công hàm triệu đại sứ Trung Quốc tại Manila lên để phản đối sau khi trong hai ngày liên tiếp (9 và 10/12/2023), đã xảy ra nhiều vụ va chạm giữa tàu của hai nước.

    Hình ảnh tuần duyên Philippines thu được cho thấy tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng uy hiếp các tàu tiếp liệu của Philippines thi hành nhiệm vụ tại bãi cạn Scarborough (đảo Hoàng Nham, theo tên gọi của Trung Quốc) và Second Thomas (Bãi Cỏ Mây). Hai tàu chở hàng tiếp liệu của Philippines đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc « đâm vào » ở Bãi Cỏ Mây trong khu vực quần đảo Trường Sa. Phó giám đốc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Philippines Jonathan Malaya trong cuộc họp báo sáng nay (11/12) khẳng định những sự cố vừa qua thể hiện chiến thuật « làm căng thẳng leo thang nghiêm trọng nhất » trong những năm gần đây. Trước đó, tổng thống Ferdinand Marcos Jr. khẳng định « không một quốc gia nào khác ngoại trừ Philippines đủ tư cách chính đáng để hoạt động ở bất kỳ nơi nào trong vùng biển Tây Philippines », tên Manila gọi Biển Đông.

    Phản ứng của Trung Quốc và Mỹ 

    Trong một thông cáo hôm 11/12, Bắc Kinh bác bỏ những cáo buộc nói trên của Manila, nhấn mạnh đến « tính chuyên nghiệp » và phản ứng « chừng mực » của lực lượng hải cảnh Trung Quốc. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mao Ninh khẳng định Trung Quốc đã hành xử « trong khuôn khổ luật pháp quốc tế ». Sự hiện diện cũng như cách ứng xử của hải cảnh Trung Quốc hoàn toàn « hợp pháp », bởi vì theo Bắc Kinh, tàu Philippines đã « xâm nhập trái phép hải phận của Trung Quốc ». Bắc Kinh sẽ « tiếp tục các hoạt động để bảo vệ trật tự » ở khu vực quần đảoTrường Sa.  

    Về phía Hoa Kỳ, bộ Ngoại Giao ngay hôm qua (10/12) đã kêu gọi Trung Quốc chấm dứt lối hành xử « nguy hiểm và gây bất ổn » tại Biển Đông. Việc tàu Trung Quốc dùng vòi rồng uy hiếp tàu Philippines và ngăn cản họ thi hành nhiệm vụ là điều « bất hợp pháp ». Washington cam kết sẽ bảo vệ đồng minh trong trường hợp Manila « phải đối mặt với một cuộc xung đột vũ trang ».


    TT Biden sắp tiếp ông Zelenskyy giữa lúc Quốc hội Mỹ bế tắc về viện trợ Ukraine 

    11/12/2023 

    VOA News 


    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Nhà Trắng vào ngày 21/9/2023.

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Nhà Trắng vào ngày 21/9/2023. 

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden sẽ tiếp đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy tại Nhà Trắng vào ngày 12/12 trong bối cảnh chính quyền Mỹ tăng cường thúc đẩy Quốc hội phê duyệt viện trợ bổ sung cho Ukraine trong cuộc chiến phòng thủ chống lại Nga, theo VOA News.

    Trong một tuyên bố hôm 10/12, Nhà Trắng cho biết chuyến thăm này nhằm “nhấn mạnh cam kết không thể lay chuyển của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ người dân Ukraine khi họ tự bảo vệ mình trước cuộc xâm lược tàn bạo của Nga”.

    Văn phòng của ông Zelenskyy xác nhận ông đã chấp nhận lời mời của ông Biden. Ông cũng đã được mời phát biểu tại một cuộc họp của tất cả các thượng nghị sĩ Mỹ.

    Ông Biden yêu cầu Quốc hội cấp gói tài trợ thời chiến trị giá 110 tỷ USD cho Ukraine (61,4 tỷ USD) và Israel, cùng với các ưu tiên an ninh quốc gia khác. Nhưng hôm 6/12, đảng Cộng hòa tại Thượng viện Hoa Kỳ đã chặn dự luật này, nói rằng cần phải có những thay đổi lớn về an ninh biên giới của Hoa Kỳ.

    Một số đảng viên Cộng hòa đang yêu cầu trục xuất ngay lập tức những người di cư bất hợp pháp, tước bỏ cơ hội xin tị nạn của họ tại Hoa Kỳ. Họ cũng kêu gọi thu hẹp quy mô đáng kể các chương trình của chính quyền ông Biden vốn đã cho phép hàng trăm nghìn người di cư vào Hoa Kỳ hợp pháp.

    Với việc Quốc hội Hoa Kỳ sắp bước vào kỳ nghỉ lễ trong vòng chưa đầy một tuần nữa, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc viện trợ của Hoa Kỳ không đến được Ukraine kịp thời khi mùa đông sắp đến.

    Phát biểu trên chương trình “This Week” của đài ABC hôm 10/12, ông Blinken cho biết Hoa Kỳ sắp hết tiền cho cuộc chiến giữa Ukraine và Nga. Ông kêu gọi Quốc hội hành động để tài trợ bổ sung cho Ukraine.

    Ông Blinken nói trong cuộc phỏng vấn: “Chúng tôi cần thấy yêu cầu ngân sách bổ sung được thực hiện nhanh nhất có thể”. Ông nhấn mạnh rằng Ukraine đã thực hiện một “công việc phi thường” chống lại sự xâm lược của Nga, chiếm lại 50% lãnh thổ của mình trong năm qua.

    Ông Blinken cũng chỉ ra rằng 90% số tiền hỗ trợ Ukraine chính là khoản đầu tư vào Hoa Kỳ. “Về việc sản xuất vật liệu, đạn dược và vũ khí đến tay người Ukraine, nó ở ngay tại nước Mỹ,” ông nói.

    Ông Lavrov đổ lỗi cho Ukraine, Mỹ

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm 10/12 cho biết phương Tây đang cố gắng làm kiệt sức Nga ở Ukraine và bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào cũng sẽ phải do Kyiv khởi xướng.

    Ông Lavrov nói về cuộc chiến: “Người Ukraine phải nhận ra rằng họ đã lún sâu đến mức nào trong cái hố mà người Mỹ đã đặt họ”.

    Khi được hỏi cơ hội ngoại giao dẫn đến ngừng bắn hoặc hòa bình là gì, ông nói: “Qúy vị sẽ phải gọi cho ông [Volodymyr] Zelenskyy vì cách đây một năm rưỡi ông ấy đã ký sắc lệnh cấm mọi cuộc đàm phán” với [Tổng thống Nga Vladimir] Putin”.

    Bộ Quốc phòng Anh hôm 10/12 cho biết trong bản cập nhật tình báo hàng ngày về Ukraine rằng Nga “gần như chắc chắn đang dự trữ” tên lửa hành trình phóng từ trên không (ALCM), để sử dụng trong chiến dịch mùa đông chống lại Ukraine.

    Bộ này cho biết các tên lửa này đã được sử dụng hôm 7/12 trong một “làn sóng tấn công lớn” nhằm vào Kyiv và miền trung Ukraine.

    Trong khi Bộ Quốc phòng Anh nói rằng vụ phóng tên lửa vào tháng 12 “có thể” được thiết kế để làm suy giảm cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, thì các báo cáo ban đầu cho thấy Ukraine đã đánh chặn thành công hầu hết chúng. Một thường dân đã thiệt mạng, các quan chức cho biết.

    Hamas: "Không con tin nào sẽ sống sót" nếu Israel không đàm phán

    Thùy Dương /RFI

    11/12/2023

    Trong bối cảnh các cuộc giao tranh khốc liệt ngày càng gia tăng tại dải Gaza, hôm qua, 10/11/2023, lực lượng Hamas tuyên bố nếu Israel không đàm phán thì sẽ không có ai trong số 137 con tin hiện vẫn trong tay Hamas sống sót trở về. Trong khi đó, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kêu gọi các chiến binh Hamas đầu hàng ngay lập tức. 

    Smoke rises after Israeli strikes, amid the ongoing conflict between Israel and the Palestinian Islamist group Hamas, in Khan Younis in the southern Gaza Strip, December 10, 2023

    Khói bốc lên tại Khan Younis, nam Gaza, sau cuộc tấn công từ Israel, ngày 10/12/2023. REUTERS - IBRAHEEM ABU MUSTAFA 

    Thành phố Khan Younès, miền nam Gaza, ngày càng trở thành chiến trường đẫm máu. Hãng tin AFP cho biết trong đêm qua rạng sáng hôm nay 11/12/2023, thành phố Khan Younès đã hứng chịu các vụ không kích dữ dội của quân đội Israel. Bộ Y Tế của chính quyền Hamas ở Gaza thông báo có vài chục người chết trong các vụ không kích đêm qua.

    Sáng nay, theo báo Le Monde, Tổ Chức Trăng Lưỡi Liềm Đỏ Palestine cho biết đã có những vụ tấn công cường độ mạnh xung quanh bệnh viện Al-Amal, gần thành phố Khan Younès. Hôm qua, các chiến xa của quân đội Israel cũng đã tiến đến tận trung tâm Khan Younès. 

    Cũng trong sáng nay, Cơ quan điều phối các hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc tổng kết là trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, khắp dải Gaza đã hứng chịu những trận oanh kích cường độ cao từ trên không, trên đất liền và cả từ biển.

    Trong khi đó, một nhóm đặc phái viên của Hội Đồng Bảo An hôm nay đến cửa khẩu Rafah giữa Gaza với Ai Cập. Theo Reuters, chuyến đi do chính phủ Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tổ chức. Đại sứ của nước này bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Lana Nusseibeh, giải thích mục đích là nhằm giúp Hội Đồng Bảo An hiểu được nhu cầu gia tăng các hoạt động cứu trợ nhân đạo cho người dân, Palestine ở dải Gaza. 

    Chiều mai 12/12, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ có phiên họp đặc biệt, theo đề nghị của các đại diện của Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo và nhóm các nước Ả Rập, sau khi Mỹ chặn dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An kêu gọi « ngừng bắn ngay lập tức vì lý do nhân đạo » tại dải Gaza. 

    Pháp, Đức, Ý ủng hộ EU trừng phạt Hamas 

    11/12/2023 

    Reuters 

    Các tay súng vũ trang Palestine.

    Các tay súng vũ trang Palestine. 

    Pháp, Đức và Ý kêu gọi Liên minh châu Âu thiết lập một kế hoạch trừng phạt đặc biệt nhằm vào Hamas khi các ngoại trưởng EU nhóm họp hôm 11/12 để xem xét các bước khả thi tiếp theo nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng Trung Đông, theo Reuters.

    Trong số các biện pháp có thể được đưa ra thảo luận tại cuộc họp là trấn áp tài chính của nhóm Hamas và cấm nhập cảnh đối với những người định cư Israel chịu trách nhiệm về bạo lực ở Bờ Tây.

    Trong thư gửi người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell, ngoại trưởng của ba nước lớn nhất trong khối nói rằng điều quan trọng là EU phải thực hiện “tất cả các biện pháp cần thiết chống lại nhóm khủng bố Hamas và những người ủng hộ nhóm này”.

    Bức thư cho biết: “Điều này ngụ ý một cam kết mạnh mẽ hơn của châu Âu trong việc chống lại cơ sở hạ tầng và hỗ trợ tài chính của Hamas cũng như cô lập và phá hủy nhóm Hamas, vốn không đại diện cho người Palestine hoặc nguyện vọng chính đáng của họ, trên trường quốc tế”.

    Hamas đã bị EU liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, nghĩa là mọi nguồn quỹ hoặc tài sản mà tổ chức này có ở EU đều phải bị phong tỏa.

    Bức thư ngắn gọn chưa nêu rõ chi tiết về việc các biện pháp trừng phạt sẽ được mở rộng hay thắt chặt như thế nào. Nếu các thành viên EU đồng ý về nguyên tắc, bước tiếp theo sẽ là các chuyên gia xây dựng khung pháp lý để tìm ra cá nhân hoặc tổ chức nào sẽ là mục tiêu.

    Hôm 8/12, EU cho biết họ đã bổ sung Mohammed Deif, Tổng tư lệnh cánh quân sự của Hamas, và cấp phó của ông, Marwan Issa, vào danh sách những kẻ khủng bố đang bị trừng phạt. Theo các nhà ngoại giao, khối này cũng đang xem xét bổ sung người đứng đầu Hamas Gaza Yahya Sinwar vào danh sách này.

    Bức thư cho biết một kế hoạch trừng phạt riêng nhắm vào Hamas sẽ gửi đi một “thông điệp chính trị mạnh mẽ” về cam kết của EU đối với Hamas.

    Bờ Tây

    Kế hoạch như vậy là một trong số các lựa chọn được nêu trong một bài thảo luận từ cơ quan ngoại giao của EU.

    Pháp, Đức và Ý thúc đẩy một kế hoạch như vậy ở hậu trường nhưng bức thư từ các ngoại trưởng Catherine Colonna của Pháp, Annalena Baerbock của Đức và Antonio Tajani của Ý đã làm tăng áp lực lên các nước EU khác để ủng hộ kế hoạch này.

    Các quan chức cấp cao của EU như ông Borrell cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng bạo lực gia tăng của những người định cư Israel chống lại người Palestine ở Bờ Tây bị chiếm đóng.

    Bản thảo luận ý rằng phản ứng của EU có thể bao gồm các lệnh cấm đi du lịch tới EU đối với những người chịu trách nhiệm và các biện pháp trừng phạt khác đối với hành vi vi phạm nhân quyền. Vấn đề này không được đề cập trong bức thư chung gửi ông Borrell, trong đó nói về “sự đoàn kết của chúng tôi với Israel”.

    Pháp cho biết vào tháng trước EU nên xem xét các biện pháp như vậy và bà Colonna nói với các phóng viên hôm 11/12 rằng Paris đang xem xét các biện pháp trừng phạt trong nước đối với những cá nhân như vậy.

    Người phát ngôn của chính phủ Bỉ cho biết Bỉ sẽ tìm cách bổ sung những người định cư bạo lực vào cơ sở dữ liệu thông tin Schengen để từ chối họ nhập cảnh.

    Các nhà ngoại giao cho biết sẽ khó đạt được sự nhất trí cần thiết đối với các lệnh cấm trên toàn EU, vì các nước như Áo, Cộng hòa Séc và Hungary đều là đồng minh trung thành của Israel.

    Nhưng một số người cho rằng quyết định vào tuần trước của Hoa Kỳ, nước ủng hộ lớn nhất của Israel, bắt đầu áp dụng lệnh cấm thị thực đối với những người liên quan đến bạo lực ở Bờ Tây có thể khuyến khích các nước EU thực hiện các bước tương tự.

    Ông Zelensky tới Argentina, hy vọng giành được ủng hộ của những nước đang phát triển

    Anh Nguyễn, theo Reuters

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/fhfsdf.jpg

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Viktor Kovalchuk/Global Images Ukraine, Getty Images) 

    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tới Argentina vào thứ Bảy (9/12) để tham dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Argentina Javier Milei. Đây là chuyến đi đầu tiên của ông tới Mỹ Latinh.

    Chuyến đi của ông Zelensky sẽ tập trung vào nỗ lực của Ukraine nhằm đảm bảo sự hỗ trợ của các quốc gia ‘Global South’ (nhóm các nước châu Phi, Mỹ Latin và các khu vực đang phát triển thuộc châu Á) trong cuộc chiến kéo dài 21 tháng giữa Ukraine và Nga.

    Tổng thống Ukraine cho biết ông đã gặp thủ tướng của quốc gia Tây Phi Cape Verde, Ulisses Correia e Silva, trên đường tới Argentina và cảm ơn ông vì đã “lên án hành động xâm lược của Nga” và ủng hộ các sáng kiến ​​của Ukraine.

    Ông Zelensky hy vọng sẽ triệu tập một “hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu” và đã thúc đẩy một kế hoạch hòa bình bắt nguồn từ việc Nga rút quân khỏi Ukraine và công nhận biên giới hậu Xô Viết năm 1991.

    Kyiv từng cố gắng xây dựng mối quan hệ với các chính phủ châu Phi, châu Á và Mỹ Latinh, nhưng nhận thấy sự ủng hộ của Ukraine dành cho Israel trái ngược với quan điểm của những quốc gia đó.

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/fhfsdg.jpg

    Tân tổng thống mới đắc cử của Argentina Javier Milei. (Ảnh: Tomas Cuesta/Getty Images) 

    Truyền thông Ukraine suy đoán rằng lễ nhậm chức của ông Milei có thể là bàn đạp cho cuộc gặp giữa ông Zelensky và Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhằm giải quyết những khác biệt trong nỗ lực của Ukraine trở thành thành viên Liên minh châu Âu.

    Hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần tới sẽ quyết định xem có nên bắt đầu đàm phán với Ukraine và nước láng giềng thuộc Liên Xô cũ Moldova về nỗ lực của họ để đảm bảo tư cách thành viên hay không.

    Một quyết định nhất trí phải được đưa ra và Thủ tướng Hungary đã nhiều lần lên tiếng phản đối việc bắt đầu các cuộc đàm phán vào thời điểm này.

    Chánh văn phòng của Zelensky, ông Andriy Yermak, cho biết ông đang cố gắng sắp xếp thời gian thích hợp cho cuộc gặp giữa tổng thống và Thủ tướng Hungary Orban.

    Giống như tân Tổng thống Argentina, ông Orban là người ủng hộ quan điểm cánh hữu. Trong một bài đăng hôm thứ Bảy (9/12) trên mạng xã hội X, ông Orban nói rằng đã gặp ông Milei và ca ngợi sự thành công trong cuộc bầu cử của phe cánh hữu “không chỉ ở châu Âu mà trên toàn thế giới”.

    Thủ tướng Đức cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/fgftre.jpg

    Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: Gints Ivuskans/Shutterstock) 

    Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 9/12 đã cam kết tiếp tục hỗ trợ tài chính và quân sự cho Ukraine, đồng thời nhấn mạnh các quyết định sẽ được đưa ra nhằm tạo điều kiện để Berlin tiếp tục giúp đỡ Kyiv.

    Cụ thể, phát biểu tại Đại hội đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Thủ tướng Scholz nêu rõ cuộc khủng hoảng ngân sách sẽ không ngăn cản được chính sách hỗ trợ của Đức dành cho Ukraine. Hiện nay, Đức là trụ cột viện trợ lớn thứ hai của Ukraine sau Mỹ.

    Tuyên bố trên của Thủ tướng Scholz được đưa ra trong bối cảnh chính phủ liên minh của ông đang phải đối mặt với những vấn đề lớn trong nỗ lực tìm đủ nguồn ngân sách để tài trợ cho các kế hoạch chi tiêu của chính phủ năm 2024 sau phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức. Ông bày tỏ tin tưởng những cuộc đàm phán khó khăn giữa các đối tác trong liên minh cầm quyền nhằm ổn định ngân sách quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận.

    Ở một diễn biến khác, Ukraine hôm đã mạnh mẽ lên án Nga có kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm tới trên các lãnh thổ chiếm đóng. Kyiv tuyên bố các cuộc bầu cử đó là “vô hiệu” và cam kết sẽ truy tố bất kỳ quan sát viên quốc tế nào được gửi tới giám sát các cuộc bầu cử này.

    Thượng viện Nga đã chốt lịch tổ chức bầu cử tổng thống Nga vào tháng 3 năm tới. Nữ Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko nói rằng công dân của 4 khu vực Ukraine do Nga chiếm đóng sẽ có thể lần đầu tiên được tham gia bầu cử tổng thống Nga.

    Phan Anh

    Ukraine lên án Nga sẽ tổ chức bầu cử tại các lãnh thổ chiếm đóng

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/vnfgd.jpg

    Ukraine hôm thứ Bảy (9/12) đã mạnh mẽ lên án Nga có kế hoạch tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm tới trên các lãnh thổ chiếm đóng. Kyiv tuyên bố các cuộc bầu cử đó là “vô hiệu” và cam kết sẽ truy tố bất kỳ quan sát viên quốc tế nào được gửi tới giám sát các cuộc bầu cử này.

    Thượng viện Nga tuần này đã chốt lịch tổ chức bầu cử tổng thống Nga vào tháng Ba năm tới. Nữ Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko nói rằng công dân của 4 khu vực Ukraine do Nga chiếm đóng sẽ có thể lần đầu tiên được tham gia bầu cử tổng thống Nga.

    Cuộc bầu cử tổng thống Nga sẽ được tổ chức từ ngày 15/3 đến ngày 17/3 năm 2024. Ứng viên thắng cử sẽ nhậm chức vào đầu tháng Năm cùng năm.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu (8/12) nói rằng ông sẽ chạy đua tái tranh cử và khả năng cao sẽ tiếp tục tái đắc cử và nắm quyền tối cao tại Nga ít nhất cho đến năm 2030.

    Theo một cuộc khảo sát do Quỹ Ý kiến Công Luận (FOM) công bố hôm thứ Năm (7/12), khoảng 70% công dân Nga tin rằng ông Putin nên tiếp tục chạy đua vào Điện Kremlin, 15% nói rằng tổng thống Nga đương nhiệm nên rút lui khỏi vị trí hiện tại nhưng đảm nhiệm một chức vụ cấp cao khác trong chính phủ. Chỉ 8% tin rằng lãnh đạo Nga nên rút lui khỏi quyền lực chính trị hoàn toàn.

    Nga vào tháng Chín năm ngoái đã tuyên bố sáp nhập các khu vực Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhya và Kherson ở đông và nam của Ukraine sau các cuộc trưng cầu dân ý bị Kyiv và phương Tây lên án là trò lừa gạt. Moscow chưa thực sự kiểm soát hoàn toàn các khu vực này của Ukraine.

    Trước đó, vào năm 2014, Nga cũng đã sáp nhập và kiểm soát Bán đảo Crimea của Ukraine sao một cuộc trưng cầu dân ý gây tranh cãi.

    Bộ Ngoại giao Ukraine hôm thứ Bảy (9/12) phát đi tuyên bố cho hay: “Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cực lực lên án ý định của Nga về vệc tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống trong các lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng và hãy áp đặt các chế tài lên những người lên quan đến tổ chức và tiến hành các cuộc bầu cử này”.

    Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ukraine cũng đã cảnh báo các quốc gia không được gửi quan sát viên tới giám sát “các cuộc bầu cử giả mạo” do Nga tổ chức ở các khu vực Ukraine bị chiếm đóng và khẳng định những ai vi phạm sẽ phải “đối mặt với trách nhiệm hình sự”.

    “Bất kỳ cuộc bầu cử nào tại Nga cũng đều không liên quan đến nền dân chủ. Chúng chỉ đóng vai trò là công cụ để giữ quyền lực cho chế độ Nga”, Bộ Ngoại giao Ukraine khẳng định.

    Hải Đăng

    Philippines cáo buộc Trung Quốc ‘tấn công’ tàu cá ở Biển Đông

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/vnhfklh.jpg

    Ảnh chụp vào ngày 10 tháng 11 năm 2023 cho thấy lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đang chèo thuyền vỏ nhôm tại Bãi cạn Second Thomas ở Biển Đông đang tranh chấp. (Ảnh: JAM STA ROSA/AFP qua Getty Images) 

    Manila cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã bắn vòi rồng vào các tàu Philippines ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp.

    Philippines cáo buộc lực lượng tuần duyên Trung Quốc sử dụng vòi rồng để “cản trở” 3 tàu chính phủ đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường xuyên gần một rạn san hô ngoài khơi bờ biển nước này ở Biển Đông.

    Vụ việc hôm thứ Bảy (9/12) xảy ra gần bãi cạn Scarborough mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền và bị Bắc Kinh chiếm giữ từ tay Manila vào năm 2012 sau nhiều tháng bế tắc. Quần đảo này nằm cách bờ biển Philippines khoảng 220 km (137 dặm) và nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của nước này, theo luật hàng hải quốc tế.

    Các video do lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines công bố cho thấy các tàu hải cảnh Trung Quốc tấn công các tàu bằng những luồng nước cực mạnh.

    Lực lượng đặc nhiệm Philippines về vấn đề Biển Đông cho biết rằng vòi rồng được sử dụng ít nhất 8 lần vào thứ Bảy (9/12). Phía Philippines cáo buộc lực lượng tuần duyên Trung Quốc “trực tiếp và cố ý” nhắm vào các tàu.

    Ba tàu của Cục Thủy sản đang thực hiện nhiệm vụ cung cấp dầu và hàng tạp hóa cho hơn 30 tàu đánh cá Philippines gần Bãi cạn Scarborough.

    Lực lượng đặc nhiệm cho biết: “Ngăn chặn việc phân phối hỗ trợ nhân đạo không chỉ là bất hợp pháp mà còn vô nhân đạo”, đồng thời kêu gọi Trung Quốc ngừng “các hoạt động gây hấn” của mình.

    Lực lượng đặc nhiệm cho biết thêm, các tàu của Dân quân biển Trung Quốc cũng được cho là đã tham gia vào “các cuộc diễn tập nguy hiểm” và triển khai một thiết bị âm thanh tầm xa khiến một số thủy thủ đoàn Philippines cảm thấy khó chịu và mất khả năng tạm thời. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, Bắc Kinh cho biết đã thực hiện “các biện pháp kiểm soát” đối với ba tàu ở Biển Đông mà nước này tuyên bố đã xâm nhập vào vùng biển gần Bãi cạn Scarborough.

    Philippines và Trung Quốc có lịch sử lâu dài về các sự cố hàng hải ở Biển Đông đang tranh chấp, nơi có hơn 3000 tỷ USD giá trị thương mại hàng năm được vận chuyển bằng tàu biển đi qua.

    Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm các phần được Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền. Nhưng Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague năm 2016 cho rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.

    Anh Nguyễn, theo Aljazeera

    EU đạt được thỏa thuận về quy định quản lý AI đầu tiên trên thế giới

    Trí Đạt 

    10/12/2023

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/AI-new.jpg

    (Ảnh minh họa: sdecoret/Shutterstock) 

    Sau 3 ngày đàm phán căng thẳng giữa các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU) và Nghị viện châu Âu, EU cuối cùng đã đạt được thỏa thuận về một đạo luật toàn cầu chưa từng có về quản lý giám sát trí tuệ nhân tạo (AI). Đây cũng là dự luật quản lý trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

    Vào thứ Sáu (8/12), Ủy viên Thị trường Nội bộ EU Thierry Breton đã viết trên mạng xã hội X rằng đại diện của Ủy ban Châu Âu, Nghị viện Châu Âu và 27 quốc gia thành viên đã đạt được thỏa thuận về dự thảo Đạo luật Trí tuệ Nhân tạo của EU, đồng ý với một loạt biện pháp kiểm soát đối với các công nghệ như công cụ AI tổng quát.

    “Mang ý nghĩa lịch sử”, ông Thierry Breton viết, “EU trở thành lục địa đầu tiên đặt ra các quy tắc rõ ràng cho việc sử dụng trí tuệ nhân tạo.”

    Dự thảo vẫn cần được các nước thành viên EU và Nghị viện Châu Âu chính thức thông qua. Nhưng việc đạt được thỏa thuận này đánh dấu một bước quan trọng hướng tới chính sách trí tuệ nhân tạo mang tính bước ngoặt trong thế giới phương Tây.

    Hiện tại, Quốc hội Mỹ chưa thực hiện bất kỳ hành động có ý nghĩa nào đối với công nghệ AI, thỏa thuận mới này của EU sẽ đặt ra quan điểm cơ bản cho công nghệ đang phát triển nhanh chóng này. EU đặt mục tiêu ban hành các biện pháp quản lý nghiêm ngặt về công nghệ AI lần đầu tiên bên ngoài châu Á.

    Các nhà hoạch định chính sách đã làm việc trong nhiều tháng để hoàn thiện ngôn từ trong dự thảo về “Đạo luật AI”. Sau gần 24 giờ đàm phán kéo dài từ thứ Tư đến thứ Năm (ngày 7/12), quyết định cuối cùng đã được đưa ra tại cuộc họp thứ hai vào thứ Sáu (ngày 8/12).

    Quá trình này đã được thúc đẩy vào cuối năm ngoái với sự xuất hiện của ChatGPT, một công cụ tạo văn bản của công ty OpenAI ở California, Mỹ, có thể viết tiểu luận, thơ hoặc bản dịch trong vài giây.

    Hệ thống này, giống như những hệ thống có khả năng tạo ra âm thanh hoặc hình ảnh, đã chứng minh cho công chúng thấy tiềm năng to lớn của trí tuệ nhân tạo, nhưng có những rủi ro nhất định. Chẳng hạn, những bức ảnh giả lan truyền trên mạng xã hội trông giống thật hơn người thật, nhắc nhở mọi người về sự nguy hiểm của việc thao túng dư luận.

    Liên quan đến nội dung cụ thể của văn bản dự thảo cuối cùng, các quan chức đã cung cấp một số chi tiết, sớm nhất cũng phải đến năm 2025 thì dự luật này mới có hiệu lực.

    Văn bản của dự luật áp dụng các nguyên tắc từ các quy định an toàn sản phẩm hiện hành của Châu Âu, chủ yếu dựa trên các biện pháp kiểm soát do công ty thực hiện. Cốt lõi của dự luật bao gồm một bộ quy tắc chỉ áp dụng cho các hệ thống được coi là “rủi ro cao”, chủ yếu được sử dụng trong các lĩnh vực nhạy cảm như cơ sở hạ tầng quan trọng, giáo dục, nguồn nhân lực, thực thi pháp luật, v.v.

    Các hệ thống này sẽ có nhiều nghĩa vụ, chẳng hạn như cung cấp khả năng điều khiển máy móc bằng tay, thiết lập tài liệu kỹ thuật hoặc triển khai hệ thống quản lý rủi ro.

    Các cuộc thảo luận khó khăn nhấn mạnh cuộc tranh luận về quy định AI đã trở nên gây tranh cãi như thế nào, chia rẽ các nhà lãnh đạo thế giới và các nhà điều hành công nghệ khi các công cụ sáng tạo tiếp tục phát triển phổ biến.

    EU, giống như các chính phủ khác bao gồm Mỹ và Vương quốc Anh, đã cố gắng tìm kiếm sự cân bằng giữa việc bảo vệ các công ty khởi nghiệp AI của chính mình, trong khi đề phòng trước những rủi ro xã hội tiềm ẩn.

    Các quốc gia thành viên EU lo ngại rằng quy định quá mức sẽ khiến việc phát triển trở nên quá tốn kém, khiến các công ty dẫn đầu mới nổi như Aleph Alpha của Đức và Mistal AI của Pháp bị ảnh hưởng ngay từ trong trứng nước.

    Một số chi tiết của dự luật sẽ được điều chỉnh trong những tuần tới, nhưng các nhà đàm phán phần lớn đã đồng ý đặt ra các quy tắc cho AI tổng quát, bao gồm các yêu cầu minh bạch cơ bản đối với các nhà phát triển bất kỳ mô hình ngôn ngữ quy mô lớn nào.

    Các nhà phát triển gây ra rủi ro hệ thống phải ký quy tắc ứng xử tự nguyện và hợp tác với ủy ban để giảm thiểu rủi ro.

    Vấn đề khó nhất là làm thế nào để hạn chế các công cụ sinh trắc học.

    Mùa xuân năm ngoái, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn, nhưng nhiều quốc gia thành viên đã yêu cầu miễn trừ vì lý do an ninh quốc gia và thực thi pháp luật. Cuối cùng, cả hai bên đã đồng ý hạn chế sử dụng công nghệ ở những nơi công cộng và đặt ra nhiều hạn chế hơn.

    https://vietluan.com.au/111103

    Trung Quốc gây hấn với Philippines ở Biển Đông

    Một nhóm tàu sẽ quay về Philippines vào thứ Hai sau khi thất bại trong sứ mệnh truyền tải niềm vui Giáng sinh ở Biển Đông. Kế hoạch ban đầu của họ là phân phát quà cho ngư dân Philippines và quân đội ở tuyến đầu của cuộc đối đầu trên biển giữa Philippines và Trung Quốc. Đội tàu cũng nhằm chứng tỏ Philippines nghiêm túc trong tuyên bố chủ quyền của mình ở vùng biển tranh chấp. Những khu vực này có giá trị kinh tế đối với Philippines, nhưng cũng có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền phần lớn vùng lãnh thổ này.

    Nhóm tàu quay về cảng sau khi bị lực lượng Trung Quốc, trong đó có hai tàu hải quân, theo đuôi. Các tàu cảnh sát biển Trung Quốc vừa đâm và bắn vòi rồng vào các tàu khác nhau gần tiền đồn quân sự của Philippines trên Bãi Cỏ Mây.

    Bãi cạn này, nơi có tranh chấp gay gắt nhất ở quần đảo Trường Sa, nằm trong lịch trình của nhóm tàu Giáng sinh. Nhưng quân đồn trú của Philippines ở đây sẽ không được nhận những món quà từ đất liền như mong đợi. Ít nhất thì nước họ đã truyền tải thành công hành vi bắt nạt của Trung Quốc đến công luận thế giới.

    Israel tấn công dữ đội cứ điểm của Hamas

    Người dân Gaza đang không còn nơi nào để chạy trốn. Khi quân đội Israel (IDF) tiến sâu hơn vào thành phố miền nam Khan Younis, nơi nhiều dân thường chạy đến sau khi bị quân đội yêu cầu rời khỏi bắc Gaza, họ lại một lần nữa yêu cầu người dân di chuyển. Hàng ngàn người đã đến Rafah, thành phố cực nam của vùng đất này. Qua khỏi Rafah chỉ có Ai Cập – nhưng biên giới đã đóng cửa. Người dân phải ngủ trong những nơi trú ẩn tạm bợ, với thức ăn và nước uống khan hiếm.

    Nhóm của tổng thống Joe Biden đang ngày càng chỉ trích thiệt hại nhân đạo khủng khiếp trong cuộc chiến của Israel ở Gaza. Nhưng hành động mạnh hơn lời nói. Hôm thứ Sáu, bộ ngoại giao Mỹ đã phê duyệt chuyến hàng 14.000 quả đạn xe tăng tới Israel.

    Các quan chức Israel cho rằng họ có nhiều nhất là vài tuần chiến đấu nữa trước khi Mỹ yêu cầu họ dừng lại. Do đó, IDF đang gấp rút tấn công Hamas ở Khan Younis, được cho là pháo đài chính của lực lượng này. Người Palestine đang đếm từng ngày đến khi Mỹ yêu cầu ngừng bắn.

    Oracle muốn nâng thị phần dịch vụ đám mây

    Oracle, gã khổng lồ phần mềm có đầu tư vào trí tuệ nhân tạo, sẽ báo cáo kết quả quý vào thứ Hai. Họ muốn dùng AI để thúc đẩy hoạt động kinh doanh điện toán đám mây. Nhưng chiến lược này không phải là không có rủi ro.

    Thị trường đám mây bị chi phối bởi Amazon, Microsoft và Google. Oracle chỉ có 2% thị phần. Nhưng doanh thu đám mây của họ đang tăng nhanh nhờ các thương vụ lớn, chẳng hạn như việc cung cấp máy chủ cho TikTok tại Mỹ. Oracle cũng được đồn là đang thực hiện một thỏa thuận với X.ai, công ty học máy của Elon Musk. Triển vọng đám mây của Oracle được hỗ trợ nhờ khả năng mua nhiều chip AI chuyên dụng được săn đón từ Nvidia, một nhà sản xuất chất bán dẫn.

    Giá cổ phiếu của Oracle tăng vọt vào đầu năm nay đã giúp ông chủ của nó, Larry Ellison, trở thành người giàu thứ ba thế giới. Nhưng vận may của ông có thể không kéo dài. Oracle đang mang nhiều nợ và phụ thuộc nặng nề vào Nvidia về chip AI. Các nhà đầu tư sẽ cảnh giác với những dấu hiệu suy yếu.

    Khoảng cách Berlin – Paris tuy gần mà xa 

    Một chuyến tàu đêm mới sẽ rời Berlin đến Paris vào thứ Hai, gần một thập niên sau khi cung đường này bị hủy bỏ. Nightjet chạy ba chuyến một tuần và mất 14 giờ cho chặng đường này. Nó được kỳ vọng sẽ khuyến khích người châu Âu sử dụng các phương tiện du lịch thân thiện với khí hậu. Nhưng con đường mới giữa thủ đô Đức và Pháp lại xuất hiện vào một thời điểm khó xử.

    Quan hệ hai nước đang căng thẳng do những khác biệt về chính sách năng lượng và quốc phòng, cải cách các quy định tài chính của EU, và cuộc chiến ở Gaza. Emmanuel Macron, tổng thống Pháp và Olaf Scholz, thủ tướng Đức, đã bỏ rất nhiều công sức để xây dựng niềm tin lẫn nhau.

    Điều này không giúp ích gì cho cuộc chạy đua tới hội nghị thượng đỉnh EU vào ngày 14 và 15 tháng 12, khi các nhà lãnh đạo chuẩn bị hoàn tất viện trợ tài chính cho Ukraine và quyết định xem có nên mở đàm phán thành viên chính thức đối với quốc gia bị chiến tranh tàn phá này hay không. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đe dọa sẽ làm chệch hướng những quyết định đó. Châu Âu đang thiếu một tiếng nói chính trị dẫn đường, đúng vào lúc cần kíp nhất.

    Tàu chiến Trung Quốc có mặt tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia để “huấn luyện”

    Cho đến nay, không có tàu chiến nước ngoài nào được biết là đã được phép tiếp cận căn cứ hải quân Ream.

    RFA

    08/12/2023

    Tàu chiến Trung Quốc có mặt tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia để “huấn luyện”


    Facebook: Tea Seiha 

    Theo một quan chức chính phủ Campuchia, một vài tàu chiến Trung Quốc đã đến căn cứ hải quân Ream của nước này "để chuẩn bị huấn luyện" cho Hải quân Campuchia. Đây được xem là một động thái hiếm hoi diễn ra song hành với chuyến thăm Phnom Penh của một tướng lĩnh Trung Quốc – chuyến viếng thăm được trông đợi sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ giữa hai nước.

    Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Seiha cho biết trên trang Facebook của mình hôm Chủ nhật (3/12) rằng ông và cha mình, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh, đã đến thăm Ream – căn cứ hiện đang được xây dựng với sự giúp đỡ của Bắc Kinh.

    Ông Tea Banh đã được phong tặng danh hiệu cao quý Samdech Pichey Sena, tạm dịch là “Vị Tư lệnh chiến thắng và vĩ đại nhất”  vào năm 2017 và vẫn duy trì ảnh hưởng lớn đối với quân đội mặc dù đã nhường lại vị trí cho con trai mình.

    Hai cha con đã thăm các tàu hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) “đậu tại cảng Ream nhằm chuẩn bị huấn luyện thủy thủ Hải quân Campuchia của chúng ta” – ông Tea Seiha viết trên Facebook và thêm rằng cha con ông đã “thị sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đang diễn ra một cách tích cực theo kế hoạch” và việc phát triển căn cứ này sẽ “đưa năng lực của lực lượng hải quân [của Campuchia] lên một tầm cao mới”.

    Không rõ có bao nhiêu tàu PLA đang ở Ream và thời gian huấn luyện sẽ kéo dài bao lâu nhưng có thể nhìn thấy ít nhất hai tàu trong các bức ảnh được đăng kèm status này.

    Hình ảnh vệ tinh cung cấp bởi  công ty Planet Labs vào ngày 3/12 cũng cho thấy hai tàu, nhiều khả năng là tàu  hộ vệ corvette hoặc hộ vệ frigate, đang neo đậu tại cầu tàu mới ở phía tây trung tâm của căn cứ.

    Điều này cho thấy sự can dự sâu hơn, nhiều hơn của Hải quân PLA ở Campuchia.

    anh 2.jpg

    Ảnh vệ tinh chụp ngày 3/12 ghi lại hình ảnh một bến tàu mới được xây dựng tại Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia. Khung hình nhỏ bên trong dường như cho thấy hình ảnh hai tàu hải quân Trung Quốc neo đậu tại cầu tàu để chuẩn bị huấn luyện hải quân Campuchia. Ảnh: Planet Labs 

    Cho đến nay, chưa có trường hợp tàu chiến nước ngoài được biết đến là đã được tiếp cận căn cứ hải quân Ream. Tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev của Hải quân Nga, trong chuyến thăm Campuchia ngày 27/11, đã đậu tại cảng Sihanoukville cách đó khoảng 20km.

    Tư duy chiến lược của Campuchia

    Đài Á Châu Tự Do (RFA) đã đưa tin về sự phát triển nhanh chóng của căn cứ hải quân Ream trong năm qua.

    Một trong những sự phát triển ấn tượng nhất là công trình cầu tàu nước sâu mới có thể làm nơi neo đậu cho các tàu sân bay, trong đó có cả tàu sân bay thứ ba Phúc Kiến (Fujian) của PLA.

    Campuchia đã nhiều lần bác bỏ thông tin cho rằng Trung Quốc đang có tiếp cận quân sự độc quyền đối với căn cứ Ream đồng thời nói rằng việc này sẽ mâu thuẫn với hiến pháp của Campuchia. Nếu hoạt động từ căn cứ này, đây sẽ là cơ sở tập kết hải quân đầu tiên của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á và là căn cứ nước ngoài thứ hai của nước này trên thế giới, tiếp sau căn cứ đầu tiên là Djibouti ở Đông Phi.

    Trong một bài báo mới đây, học giả Campuchia Chansambath Bong, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Tầm nhìn Châu Á (Asian Vision Institute - AVI), cho rằng "cuộc tranh luận về việc tái phát triển Căn cứ Hải quân Ream đươc thống trị bởi các phương tiện truyền thông và nhà phân tích phương Tây - những người nhìn Campuchia chủ yếu thông qua lăng kính về cạnh tranh Mỹ - Trung ở Đông Nam Á đồng thời là những người thiếu hiểu biết về lịch sử và tư duy chiến lược của Campuchia”.

    Trong bài báo đăng trên website của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), ông Chansambath Bong lập luận rằng “hoạt động tái phát triển Căn cứ Hải quân Ream đang diễn ra là việc tối quan trọng mang tính chiến lược đối với quản trị hàng hải của Campuchia”.

    “Theo quan điểm của Campuchia, việc tái phát triển căn cứ Ream là cần thiết và phù hợp với hiến pháp và các quyền của Campuchia với tư cách là một quốc gia có chủ quyền” – học giả này nói và thêm rằng: “Campuchia đã tận dụng quan hệ đối ngoại để giải quyết các thách thức về tự vệ và an ninh hàng hải”.

    Cộng đồng Chung Vận mệnh

    Theo hãng thông tấn Tân hoa xã của Chính phủ Trung Quốc, chuyến thăm của tàu chiến PLA diễn ra trong bối cảnh một tướng lĩnh cấp cao của Trung Quốc đến thăm Campuchia để thúc đẩy tình hữu nghị "không gì phá vỡ được" giữa hai nước và hai quân đội.

    Trong ngày thứ Hai (4/12), Thượng tướng Hà Vệ Đông, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Campuchia, trong đó có Thủ tướng Hun Manet và ông Hun Sen – cha ông Hun Manet đồng thời là Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia – đảng hiện đang giữ quyền lãnh đạo tại Campuchia.

    Ông cũng hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Tea Seiha để trao đổi “quan điểm về quan hệ song phương, hợp tác quân sự và các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm."

    "Hai quân đội đã duy trì hợp tác cấp cao trong các lĩnh vực, bao gồm cả trao đổi cấp cao, xây dựng cơ chế, tập trận chung và huấn luyện quân nhân" – ông Tea Seiha nói.

    Anh 3.jpeg

    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh thăm tàu chiến Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream trong ngày 3/12/2023. Ảnh: Facebook: Tea Seiha 

    Năm nay đánh dấu kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Campuchia và tướng Trung Quốc "bày tỏ tin tưởng" rằng Bắc Kinh và Phnom Penh sẽ tiếp tục củng cố cái gọi là "Cộng đồng Chung Vận mệnh Campuchia-Trung Quốc."

    "Cộng đồng Chung Vận mệnh" là một khái niệm khá mới được nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình thường xuyên sử dụng để mô tả về tầm nhìn về quan hệ quốc tế của Trung Quốc.

    https://www.rfa.org/vietnamese


    Không có nhận xét nào