Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ sáu 08 tháng 12 năm 2023

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Tin nói chính quyền Biden chịu siết an ninh biên giới để đổi lấy gói viện trợ Ukraine 

    08/12/2023 

    Reuters 

    TƯ LIỆU - Di dân vượt sông Rio Grande và tiến vào Mỹ từ Mexico xếp hàng chờ được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ làm thủ tục, ngày 23 tháng 9 năm 2023, tại Eagle Pass, Texas.

    TƯ LIỆU - Di dân vượt sông Rio Grande và tiến vào Mỹ từ Mexico xếp hàng chờ được Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ làm thủ tục, ngày 23 tháng 9 năm 2023, tại Eagle Pass, Texas. 

    Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang xem xét đưa ra những hạn chế mới đối với những ai có thể xin tị nạn và mở rộng quá trình trục xuất để đổi lại việc được các nghị sĩ Cộng hòa chấp thuận viện trợ thêm cho Ukraine và Israel trong một dự luật tài trợ bổ sung, một nguồn tin quen thuộc với các cuộc thảo luận cho biết.

    Tòa Bạch Ốc và Quốc hội Hoa Kỳ đang tăng tốc để đạt được thỏa thuận cung cấp viện trợ quân sự cho hai quốc gia đồng minh đồng thời ngăn chặn việc nhập cư bất hợp pháp qua biên giới Mỹ-Mexico trước khi các nhà lập pháp rời nghị trường để đi nghỉ Giáng sinh.

    Đảng Cộng hòa không chịu phê duyệt tài trợ thêm cho Ukraine mà không có biện pháp bổ sung nhằm giảm số lượng kỷ lục di dân vượt biên giới Hoa Kỳ bất hợp pháp, dẫn đến một cuộc đàm phán phức tạp kết hợp các vấn đề phần lớn không liên quan.

    Tổng thống Joe Biden, một đảng viên Dân chủ đang tìm cách tái tranh cử vào năm 2024, cho biết hôm 6/12 rằng ông sẵn sàng nhượng bộ đáng kể về an ninh biên giới trong lúc các đảng viên Cộng hòa tại Thượng viện từ chối gói viện trợ đảng Dân chủ đề xuất với 20 tỷ đô tài trợ cho biên giới.

    Một nguồn tin quen thuộc với vấn đề nói với Reuters rằng Tòa Bạch Ốc sẽ sẵn sàng nâng cao tiêu chuẩn sàng lọc người tị nạn.

    Vẫn theo nguồn tin này, một điểm thỏa thuận khả thi khác có thể là mở rộng quy trình trục xuất nhanh và thẩm quyền trục xuất nhanh sẽ được triển khai trên toàn quốc thay vì áp dụng hiện tại ở biên giới.

    Nguồn tin cho biết một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng đang cố gắng đạt được thỏa thuận cũng đang bàn về giới hạn số lượng đối với đơn xin tị nạn. Quan điểm của chính quyền Biden về con số tối đa vẫn chưa rõ.

    Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Angelo Fernandez Hernandez cho biết Tổng thống Biden đã nói rõ rằng ‘biên giới đã gãy đổ’ và Quốc hội nên hành động để khắc phục nó.

    “Tổng thống đã nói rằng ông sẵn sàng thỏa hiệp,” ông Hernandez nói.

    Hạ viện do đảng Cộng hòa lãnh đạo dự kiến sẽ kết thúc công việc của năm trước ngày 14/12, nên khung thời gian để thông qua dự luật này rất eo hẹp. Thượng viện do đảng Dân chủ lãnh đạo cũng đối mặt với mốc thời gian tương tự.

    Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Chris Coons hôm 7/12 cho biết khoảng cách giữa đảng của ông và đảng Cộng hòa vẫn còn rất lớn nhưng ông vẫn lạc quan rằng họ có thể tìm thấy điểm chung.

    Người phát ngôn Tòa Bạch Ốc Karine Jean-Pierre chỉ trích các đảng viên Cộng hòa trong cuộc họp báo ngày 7/12 rằng: “Họ đang đùa giỡn với an ninh quốc gia của chúng ta.”

    Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Thom Tillis, một thành viên của nhóm lưỡng đảng đang cố gắng đạt được thỏa hiệp an ninh biên giới, nói với báo giới hôm 7/12 rằng bất kỳ đề xuất nào cũng sẽ phải cắt giảm nhập cư bất hợp pháp ít nhất một nửa và ông không biết liệu có thể đạt được thỏa thuận trước Giáng sinh hay không.

    Viện trợ quân sự của phương Tây dành cho Ukraina rơi xuống mức thấp nhất kể từ đầu cuộc chiến

    Minh Anh /RFI

    08/12/2023

    Một viện nghiên cứu của Đức báo động : viện trợ quân sự tài chính, nhân đạo của phương Tây dành cho Ukraina, đã xuống tới mức thấp nhất kể từ tháng 02/2022, khi Nga xâm lược Ukraina. 

    Ảnh tư liệu minh họa: Đầu đạn 155 ly được Mỹ viện trợ cho Ukraina hồi đầu cuộc chiến. Căn cứ không quân Mỹ Dover, ngày 29/04/2022.

    Ảnh tư liệu minh họa: Đầu đạn 155 ly được Mỹ viện trợ cho Ukraina hồi đầu cuộc chiến. Căn cứ không quân Mỹ Dover, ngày 29/04/2022. AP - Alex Brandon 

    Cho đến nay, Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu là những nguồn chi viện chính yếu cho Ukraina.Tuy nhiên nguồn hỗ trợ này đang là chủ đề tranh cãi chính trị gay gắt tại Mỹ, cản trở nghiêm trọng việc đưa ra nhiều cam kết mới. 

    Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới Kiel của Đức, được công bố hôm qua, 07/12/2023, tính từ đầu cuộc chiến, các nước đồng minh của Ukraina và nhiều tổ chức quốc tế lớn (Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế…) đã cam kết viện trợ cho Ukraina gần 255 tỷ euro, trong đó 182 tỷ cho ngắn hạn (đã được cấp hay trong sắp tới). Những cam kết này bao gồm 141 tỷ euro chi viện tài chính, gần 16 tỷ cho nhân đạo và 98 tỷ viện trợ quân sự. 

    Trả lời ban Pháp ngữ đài RFI, nhà nghiên cứu Pietro Bomprezzi, thuộc Viện Kiel giải thích : 

    « Chúng tôi nhận thấy viện trợ cho Ukraina đã giảm mạnh, nhất là nếu chúng ta so sánh giai đoạn từ tháng 8 đến tháng 10 năm nay với cùng thời kỳ này năm 2022. Những cam kết viện trợ mới đã sụt giảm đến 87% trong vòng một năm. Xu hướng giảm này, chúng tôi đã nhận thấy từ tháng 11/2022. Trong số 41 nước tài trợ được liệt kê trong cơ sở dữ liệu của chúng tôi, duy chỉ có một nửa trong số này đã đưa ra các cam kết mới về viện trợ trong ba tháng gần đây nhất. 

    Trong số những nước đưa ra cam kết, chúng tôi nhận thấy chủ yếu là Đức và các nước Bắc Âu. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở là viện trợ của Mỹ được dự trù dành cho Ukraina, từ trước tới nay rất quan trọng, đang bị đình hoãn do những căng thẳng chính trị. Vì vậy, hiện tại chủ yếu một số nước châu Âu vẫn tiếp tục hỗ trợ cho Ukraina. » 

    Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad bị tấn công bằng rocket, không có thương vong 

    08/12/2023 

    Reuters 

    Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Iraq, hồi ngày 1/1/2020, sau khi dân quân được Iran hậu thuẫn bắn nhau với lực lượng an ninh Mỹ (AP).

    Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, Iraq, hồi ngày 1/1/2020, sau khi dân quân được Iran hậu thuẫn bắn nhau với lực lượng an ninh Mỹ (AP). 

    Một phát ngôn viên của Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad cho biết nơi này đã bị tấn công bằng hai loạt rocket vào sáng thứ Sáu 8/12 nhưng không có thương vong.

    Người phát ngôn nói rằng lực lượng dân quân ở Iraq có liên kết với Iran bị xem là thủ phạm đứng sau cuộc tấn công này. Không có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm ngay lập tức.

    Đây là vụ tấn công bằng rocket đầu tiên nhằm vào đại sứ quán được ghi nhận kể từ khi một nhóm dân quân Hồi giáo Shi'ite liên kết với Iran khởi sự các cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ tại các căn cứ quân sự ở Iraq và nước láng giềng Syria vào giữa tháng 10.

    Các nhóm vũ trang, hoạt động dưới ngọn cờ Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq, gán hơn 70 cuộc tấn công như vậy cho nguyên nhân là Washington hậu thẫn Israel trong cuộc tấn công tàn khốc vào Gaza.

    Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ phát biểu: “Chúng tôi một lần nữa kêu gọi Chính phủ Iraq, như chúng tôi đã nói nhiều lần, hãy làm tất cả những gì họ có thể để bảo vệ nhân viên và cơ sở của các đối tác ngoại giao và khối Liên minh”.

    Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani đã chỉ đạo các cơ quan an ninh truy lùng thủ phạm, mô tả chúng là "những nhóm ngang ngược, vô luật pháp và hoàn toàn không đại diện cho ý chí của người dân Iraq", một tuyên bố từ văn phòng của ông cho hay.

    Ông cũng nói rằng việc phá hoại sự ổn định, thanh danh của Iraq và các mục tiêu mà Iraq cam kết bảo vệ là hành động khủng bố.

    Người ta nghe thấy tiếng nổ gần đại sứ quán ở trung tâm thủ đô Iraq vào khoảng 4 giờ sáng hôm 8/12. Theo các video trên mạng xã hội từ hiện trường, còi báo động đã được bật, kêu gọi mọi người ẩn nấp.

    Ngoài các nhân viên ngoại giao ở Iraq, Hoa Kỳ còn có khoảng 2.500 binh sĩ ở nước này thực hiện sứ mệnh cố vấn và hỗ trợ các lực lượng địa phương đang cố gắng ngăn chặn sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo. Hồi năm 2014, Nhà nước Hồi giáo chiếm được nhiều vùng ở Iraq và nước láng giềng, trước khi nhóm này bị đánh bại.

    Người phát ngôn Đại sứ quán Mỹ nói: “Chúng tôi nhắc lại rằng chúng tôi có quyền tự vệ và bảo vệ nhân viên của mình ở bất cứ đâu trên thế giới”.

    Phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Iraq đã lên án vụ tấn công. "Iraq không thể bị lôi kéo vào một cuộc xung đột trên bình diện rộng hơn, điều này sẽ đe dọa sự ổn định vốn phải rất khó khăn mới có được và những thành tựu đã đạt được cho đến nay", cơ quan này viết trong một bài đăng trên mạng xã hội.

    Trưởng Tình báo Ngoại vụ Nga đe dọa Ukraine sẽ là “Việt Nam thứ hai”

    08/12/2023

    Trưởng Tình báo Ngoại vụ Nga đe dọa Ukraine sẽ là “Việt Nam thứ hai”

    Ông Sergei Naryshkin, Trưởng Cơ quan Tình báo Ngoại vụ Nga (SVR) tại một cuộc họp ở Moscow hôm 16/10/2023 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngAFP 

    Trưởng Tình báo Ngoại vụ Nga vào ngày 7/12 lên tiếng dọa rằng ủng hộ của Phương Tây trong cuộc chiến Ukraine sẽ biến cuộc xung đột này thành “một Việt Nam thứ hai” từng ám ảnh Washington trong nhiều năm.

    Reuters loan tin trong cùng ngày, dẫn đe dọa của ông Sergei Naryshkin, Trưởng Cơ quan Tình báo Ngoại vụ Nga (SVR), đưa ra trong bài viết đăng trên tạp chí của SVR.

    Ông này cho rằng “Ukraine sẽ biến thành một ‘lỗ đen’ thu hút thêm ngày chàng nhiều nguồn lực và con người. Cuối cùng Hoa Kỳ sẽ rơi vào nguy cơ tạo nên một ‘Việt Nam thứ hai’ để rồi các chính phủ mới tại Nhà Trắng sẽ phải đối phó với nó.”

    Vào đầu năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine tiến hành cuộc chiến giết hại hàng trăm ngàn người và đưa đến cuộc đối đầu lớn nhất giữa Nga và Phương Tây trong sáu thập niên qua.

    Phương Tây đã cấp cho Ukraine hơn 246 tỷ USD dưới dạng tài trợ và giá trị vũ khí.

    Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dù cảnh báo cuộc đối đầu giữa Nga và Phương Tây có thể đưa đến một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba; tuy nhiên ông vẫn luôn loại trừ khả năng đưa quân đội Mỹ đến Ukraine tham chiến như trong cuộc chiến Việt Nam trước đây.

    Vào ngày 6/12, Tổng thống Biden thuộc đảng Dân Chủ, trong kêu gọi phía đảng Cộng Hòa cung cấp thêm viện trợ cho Ukraine, đưa ra nhận định rằng nếu ông Putin chiếm được Ukraine, ông ta sẽ không dừng lại ở đó mà sẽ tiếp tục tấn công các đồng minh Khối NATO.

    Reuters nhắc lại Chiến tranh Việt Nam thực chất là cuộc xung đột Chiến tranh lạnh Đông- Tây. Hoa Kỳ đưa quân đến chiến đấu cùng với quân đội Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam để chống lại miền Bắc do hai nước cộng sản Nga và Trung Quốc hỗ trợ.

    Các cố vấn an ninh Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản họp bàn về Triều Tiên 

    08/12/2023 

    Reuters 

    Cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản Takeo Akiba (trái) gặp người đồng cấp Hàn Quốc ở Seoul hồi tháng 5/2023 (ảnh tư liệu).

    Cố vấn an ninh quốc gia Nhật Bản Takeo Akiba (trái) gặp người đồng cấp Hàn Quốc ở Seoul hồi tháng 5/2023 (ảnh tư liệu). 

    Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết các cố vấn an ninh quốc gia của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ họp ở Seoul vào thứ Sáu 8/12 và thứ Bảy 9/12 để thảo luận về Triều Tiên và các vấn đề toàn cầu khác cùng lúc những nước này tăng cường hợp tác ba bên.

    Cố vấn an ninh quốc gia của Seoul, Cho Tae-yong, đã hội đàm song phương với Takeo Akiba của Nhật Bản và Jake Sullivan của Mỹ hôm 8/12, họ nhất trí tăng cường hợp tác để hạn chế mối đe dọa hạt nhân và các vụ gây hấn với tên lửa của Triều Tiên, theo văn phòng tổng thống Hàn Quốc. Họ sẽ họp ba bên vào ngày 9/12.

    Ba nước này lên án việc Triều Tiên phóng vệ tinh trinh sát đầu tiên vào tháng trước vì vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

    Bình Nhưỡng đã bác bỏ những lời chỉ trích và nói rằng việc làm của nước này sẽ tăng cường khả năng theo dõi các hoạt động quân sự của Mỹ và các đồng minh phía Mỹ.

    Những tranh cãi này đã làm rạn vỡ một hiệp ước quân sự liên Triều được thiết kế nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra đụng độ vô tình giữa hai miền Triều Tiên, hai nước này trên giấy tờ vẫn đang trong tình trạng chiến tranh với nhau.

    Người phát ngôn chuyên trách an ninh quốc gia của Nhà Trắng John Kirby nói hôm 6/12 rằng 3 vị cố vấn sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, "đặc biệt là về môi trường an ninh" cùng lúc họ muốn phát triển thêm nữa từ thỏa thuận mà các nhà lãnh đạo ba nước đạt được tại Trại David để tăng cường hợp tác.

    Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ưu tiên hàn gắn mối quan hệ với Nhật Bản kể từ khi nhậm chức vào tháng 5/2022 và khôi phục hợp tác an ninh ba bên với Hoa Kỳ khi Triều Tiên tăng cường các chương trình vũ khí và công khai đe dọa Hàn Quốc.

    Văn phòng của ông Yoon cho hay Mỹ và Hàn Quốc cũng sẽ tổ chức một cuộc họp riêng vào ngày 9/12 để thảo luận về việc mở rộng hợp tác trong các công nghệ tiên tiến như chip, pin, năng lượng sạch và trí tuệ nhân tạo.

    Nhiều nước tăng cường cảnh giác dịch bệnh “giống cúm” từ Trung Quốc

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/dhgfh.jpgSân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 5/3/2020. (Ảnh minh họa: NAUFAL ZAQUAN/Shutterstock) 

    Ở Trung Quốc lại đang lây lan căn bệnh đường hô hấp cấp tính “chưa rõ nguyên nhân”, hầu hết trường hợp nhiễm là trẻ nhỏ. Ban đầu người ta cho rằng đó là bệnh viêm phổi do mycoplasma, sau đó được cho là do nhiễm nhiều mầm bệnh, bao gồm cả loại chủng mới của COVID-19. Việc nhà chức trách Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thường che giấu tình hình đã khiến cộng đồng quốc tế lo lắng, nhiều nước vì lo ngại tái diễn thảm kịch như từng xảy ra đại dịch COVID-19 nên đã cân nhắc thực hiện các biện pháp ứng phó.

    Nhiều phương tiện truyền thông phương Tây gọi căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp hiện đang phổ biến ở Trung Quốc là “bệnh hô hấp do virus bí ẩn”. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do “loại virus bí ẩn” này cũng đang lây lan bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, theo đó trường hợp tương tự đã xuất hiện ở một số nước châu Âu, Mỹ và châu Á.

    Ngày 1/12, tờ New York Post đưa tin rằng, từ trải nghiệm trong thực tế nhà cầm quyền Trung Quốc luôn mơ hồ về tình hình sức khỏe cộng đồng, cho nên không thể không nghi ngờ bất kỳ thông tin y tế công cộng nào từ Trung Quốc.

    Tuần trước Đan Mạch báo cáo 541 trường hợp, tương tự là ở quận Warren bang Ohio nước Mỹ cũng báo cáo 142 trường hợp viêm phổi ở trẻ nhỏ, nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân là do mycoplasma hay sự kết hợp của nhiều loại mầm bệnh.

    Trong tuần qua cơ quan chức năng Hà Lan cho hay về nhóm trẻ từ 5 -15 tuổi có 0,08% (cứ khoảng 100.000 có 80 trẻ) phải điều trị viêm phổi; số ca viêm phổi ở trẻ từ 4 tuổi trở xuống cũng ngày càng gia tăng, từ 124 trường hợp lên 145 trường hợp/100.000 trẻ. Đây là trận dịch viêm phổi quy mô lớn nhất ở Hà Lan trong những năm gần đây.

    Phản ứng của một số nước về “động cơ không minh mạch của ĐCSTQ”:
    Mỹ

    Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa Mỹ đã cùng nhau gửi thư tới Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ kêu gọi chú ý đến dịch bệnh ở Trung Quốc. Ngày 30/11, giám đốc mới của CDC Mỹ là bà Mandy Cohen lần đầu tiên tham dự phiên điều trần của Quốc hội Mỹ. Tại phiên điều trần, các nhà lập pháp bày tỏ lo ngại về dịch bệnh gia tăng ở Trung Quốc, đặt câu hỏi về tính minh bạch trong dữ liệu của ĐCSTQ, lo ngại vết xe đổ như từng xảy ra bùng phát đại dịch COVID-19.

    Ngày 1/12, 5 thành viên Quốc hội Mỹ, trong đó có Phó Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện là Marco Rubio, đã gửi thư chung cho Tổng thống Biden yêu cầu chính phủ Mỹ cấm đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc.

    Bức thư viết: “ĐCSTQ có động cơ để nói dối, như họ đã làm trong suốt đại dịch COVID-19, do bất kỳ mầm bệnh mới nào cũng có thể phá hỏng nỗ lực kích thích nền kinh tế của họ. Ngoài ra, chúng ta cũng không nên trông chờ vào hành động của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vì những dữ liệu bám theo ĐCSTQ. Chúng ta phải thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ sức khỏe của người Mỹ và nền kinh tế của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta nên hạn chế ngay việc đi lại giữa Mỹ và Trung Quốc cho đến khi chúng ta biết rõ về mối nguy hiểm do dịch bệnh mới này gây ra. Lệnh cấm du lịch bây giờ có thể giúp đất nước chúng ta cứu được nhiều mạng sống, tránh được bùng phát để rồi phải thực thi các lệnh phong tỏa”.

    Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản Rahm Emanuel ngày 23/11 cũng đã tweet trên nền tảng X, kêu gọi ĐCSTQ công bố sự thật về dịch bệnh. Ông nói: “Sự bùng phát bệnh viêm phổi gần đây ở Trung Quốc đã đặt ra những vấn đề nghiêm trọng, WHO đang truy vấn tình hình. Đã đến lúc (ĐCSTQ) từ bỏ lừa dối và trì hoãn thông tin rõ ràng về dịch bệnh, bởi vì thông tin minh bạch và kịp thời để loài người tránh khỏi chết chóc. Sự hợp tác toàn diện với cộng đồng quốc tế không phải là một lựa chọn mà là một mệnh lệnh y tế cộng đồng. Liệu ĐCSTQ có sẵn sàng?”
    Nhật Bản

    Tại Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Takemi Keizo ngay từ ngày 24/10 đã phát biểu trong một cuộc họp báo, cho hay về lây lan của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ đang bùng phát tại Trung Quốc: “Chúng tôi đã chuyển tới chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) thông điệp rằng, hy vọng họ sẽ sẽ cung cấp thông tin qua các kênh ngoại giao. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các cơ quan quản lý khủng hoảng bệnh truyền nhiễm để thu thập thông tin và ứng phó”.

    Các nước láng giềng của Trung Quốc, bao gồm Đài Loan, Ấn Độ, Thái Lan, Nepal… đều đã bày tỏ lo ngại về đợt bùng phát bệnh hô hấp mới nhất ở Trung Quốc, đã bắt đầu thực hiện các biện pháp cảnh giác hoặc tăng cường giám sát dịch bệnh về đường hô hấp chưa biết rõ nguyên nhân này.
    Đài Loan

    Ngày 25/11, Bộ trưởng Y tế Đài Loan thông báo các cảng và sân bay trong tình trạng “báo động cao”. Ông kêu gọi người già và trẻ nhỏ không nên đi lại bên ngoài nhiều nếu không cần thiết. Ông cũng yêu cầu du khách từ Trung Quốc Đại Lục, Hồng Kông và Ma Cao trình báo lịch sử đi lại, nếu có trường hợp xuất hiện triệu chứng thì ngay lập tức cho điều trị.

    CDC Đài Loan chỉ ra rằng hiện được biết có nhiều loại virus đang lây lan ở người như rhovirus, mycoplasma, adenovirus, cúm, COVID-19 chủng mới…

    Phát ngôn viên Lo Yi-chun của CDC Đài Loan ngày 24/11 cho hay, sự gia tăng dịch bệnh ở miền bắc Trung Quốc được phân loại là cúm, theo quan điểm mà WHO có chỉ ra là vì nhiều mầm bệnh cùng lây lan; ông nhắc nhở người dân đi lại giữa hai bên eo biển Đài Loan phải hết sức chú ý đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh: “Những người đi du lịch đến Trung Quốc trước tiên nên tiêm vắc-xin cúm và chú ý bảo vệ vệ sinh cá nhân, ai cảm thấy cơ thể có vấn đề hãy mau đi khám tại cơ sở y tế”.

    Ông Lo Yi-chun cũng cho biết CDC Đài Loan sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ dịch bệnh “giống cúm” ở Trung Quốc. Ngoài ra, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan cũng tuyên bố ngày 29/11 rằng, sẽ đẩy mạnh sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị bệnh viêm phổi và các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ, nhằm tăng dự trữ các loại thuốc này.

    Ấn Độ

    Tại Ấn Độ giáp Trung Quốc, sau khi Bộ Y tế Ấn Độ yêu cầu các bang chuẩn bị cho khả năng bùng phát bệnh về đường hô hấp, đã có 6 bang đã đặt các cơ sở chăm sóc sức khỏe trong tình trạng báo động.

    Bộ Y tế Ấn Độ cho biết ngày 26/11: “Do ở miền bắc Trung Quốc trong những tuần gần đây có các báo cáo về sự gia tăng bệnh nhân bệnh hô hấp ở trẻ nhỏ nên Ấn Độ cần hết sức thận trọng, Bộ Y tế liên bang đã quyết định chủ động xem xét các biện pháp phòng ngừa đối với bệnh về đường hô hấp… Chính phủ Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến”.

    Thái Lan

    Tại Thái Lan, nhà chức trách cũng đang chuẩn bị cho khả năng bùng phát dịch bệnh về đường hô hấp. Bộ Y tế Công cộng Thái Lan yêu cầu các quan chức y tế tăng cường giám sát, đặc biệt là tại các điểm du lịch.

    Các bệnh viện ở Thái Lan cũng được yêu cầu đảm bảo có đủ thuốc và thiết bị y tế, bao gồm máy thở, bình oxy, dụng cụ chẩn đoán, thiết bị bảo vệ cá nhân cho nhân viên y tế, và giường bệnh đủ để ứng phó và quản lý hiệu quả dịch bệnh hô hấp có thể bùng phát.
    Nepal

    Các quan chức y tế Nepal cũng cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ tình hình các mầm bệnh này, do các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp bao gồm cúm và viêm phổi do mycoplasma cũng đang lây lan bất thường ở Nepal.

    Tiến sĩ Ranjan Bhatta, giám đốc Phòng thí nghiệm Y tế Công cộng Quốc gia Nepal cho biết: “Tất cả những loại virus và vi khuẩn này đều phổ biến ở nước ta và đang lây lan”.

    Tương tự, giám đốc Sher Bahadur Pun của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới và Truyền nhiễm ở Thủ đô Kathmandu cho biết: “Ngày càng nhiều trẻ nhỏ gặp phải các triệu chứng giống cúm. Với việc ngày càng nhiều du khách (Trung Quốc) đến thăm Nepal trong những tuần gần đây, tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải chuẩn bị cho một đợt bùng phát (các bệnh về đường hô hấp) có nguồn gốc từ Trung Quốc”.

    Theo Diệp Đình, Epoch Times

    Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen: Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu Ukraine thất bại

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/bayekeng.jpgBộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen phát biểu khai mạc tại cuộc gặp với các nhà lãnh đạo trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh, vào ngày 03 tháng 11 năm 2023 tại Washington, DC. (Ảnh: Kevin Dietsch/Getty Images) 

    Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết hôm thứ Ba (5/12) rằng Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm nếu Ukraine bị đánh bại trên chiến trường nếu viện trợ bổ sung không được Quốc hội thông qua.

    Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang tranh luận về gói chi tiêu bổ sung trị giá 111 tỷ USD, trong đó bao gồm 61 tỷ USD cho Kiev, cùng với tài trợ cho Israel, Đài Loan và an ninh biên giới Hoa Kỳ. Đề xuất mới nhất được đảng Dân chủ công bố hôm thứ Ba (5/12).

    Bà Yellen cho biết bà đã nói chuyện với các nhà lập pháp và họ hiểu rằng, “đây là một tình huống nghiêm trọng và chúng tôi có thể phải chịu trách nhiệm về sự thất bại của Ukraine nếu chúng tôi không quản lý để có được nguồn tài trợ cần thiết cho Ukraine gồm cả hỗ trợ ngân sách trực tiếp vì điều đó cực kỳ cần thiết”.

    Chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Zelensky, ông Andrey Yermak, cảnh báo tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ rằng việc Mỹ trì hoãn tài trợ chiến tranh khiến Kiev có “nguy cơ lớn bị thua trong cuộc chiến này”.

    Hôm thứ Hai (4/12), Giám đốc Quản lý và Ngân sách Hoa Kỳ, bà Shalanda Young đã gửi thư kêu gọi các nhà lãnh đạo Quốc hội, cảnh báo rằng các nguồn lực phân bổ cho Kiev đang cạn kiệt. Bà tuyên bố rằng vào giữa tháng Mười Một, Bộ Quốc phòng đã chi 97% trong số 62,3 tỷ USD mà họ nhận được trong năm nay cho Ukraine. Bà cho biết Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đã sử dụng hết số tiền được phân bổ.

    Trả lời bà Young, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson cho biết sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa đối với dự luật sẽ yêu cầu dành tiền để bảo vệ biên giới Mỹ-Mexico trước tình trạng di cư không kiểm soát. Ông nêu rõ quan điểm của Đảng Cộng hòa vào tháng Mười và đặt ra “hai điều kiện tiên quyết thiết yếu: an ninh ở biên giới của chúng ta và các câu trả lời quan trọng liên quan đến số tiền được yêu cầu”, ông cũng đề cập đến các cáo buộc tham nhũng ở Ukraine và lạm dụng tiền do Mỹ cung cấp.

    Hôm thứ Ba (5/12), ông Zelensky đã định gửi phát biểu tới Thượng viện để kêu gọi các Thượng nghị sĩ và Nhà Trắng thảo luận về việc tăng thêm tiền cho Kiev, nhưng phát biểu đó đã bị nhóm của ông hủy bỏ vài phút trước khi nó bắt đầu.

    Sau sự hủy bỏ bất ngờ đó của ông Zelensky, một số thành viên Đảng Cộng hòa, bao gồm Thượng nghị sĩ Deb Fischer và Mitt Romney, đã rời Thượng viện sớm.

    Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson yêu cầu “tính toán đầy đủ về việc viện trợ quân sự và nhân đạo của Mỹ trước đây” dành cho Ukraine đã được chi tiêu như thế nào. Cho đến nay, Washington đã cung cấp cho Kiev gần 75 tỷ USD tài trợ tổng hợp trong gần hai năm xung đột với Nga.

    Moscow coi cuộc xung đột này là một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga, trong đó người Ukraine chết như “ngả rạ” để phục vụ lợi ích nước ngoài. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã ước tính thiệt hại của Ukraine kể từ cuộc phản công của Kiev bắt đầu vào mùa hè là khoảng 125.000 người.

    Anh Nguyễn, theo RT

    Cựu chính trị gia Ukraine thân Nga bị bắn chết gần Moscow

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/bdgg.jpgÔng Ilya Kiva, cựu chính trị gia Ukraine (Nguồn ảnh: STR/NurPhoto qua Getty Images) 

    Hôm thứ Tư (6/12), truyền thông Nga đưa tin về việc thi thể của ông Ilya Kiva, người từng là thành viên Quốc hội Ukraine cho đến khi chiến tranh bắt đầu, đã được tìm thấy ở khu vực Moscow. Trước đây, ông Kiva đã có nhiều quan điểm chỉ trích gay gắt Tổng thống Ukraine Zelensky.

    Theo các nguồn tin, thi thể của ông Kiva được tìm thấy trong khuôn viên khách sạn ‘Velich Country Club’ gần ngôi nhà nơi ông đang cư trú, trong tình trạng bị bắn vào đầu và mặt úp trên vũng máu dưới lớp tuyết dày.

    Theo hãng tin Strana của Ukraine, phát ngôn viên tình báo quân đội nước này, ông Andrey Yusov, tuyên bố rằng các cơ quan an ninh Ukraine đứng đằng sau vụ tấn công. Hãng thông tấn nhà nước Ukraine Ukrinform cũng đưa tin rằng Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) xác nhận họ chịu trách nhiệm về vụ sát hại. Ukrinform mô tả ông Kiva “kẻ phản bội, thông đồng và kẻ tuyên truyền hàng đầu…”, tuyên bố rằng ông đã bị “thanh trừ”.

    Vụ giết người xảy ra trong bối cảnh hàng loạt cựu nhà lập pháp đối lập người Ukraine khác – những “kẻ phản bội” – dường như cũng đã bị loại bỏ. Kyiv đã nhận trách nhiệm về vụ sát hại một chính trị gia Ukraine thân Nga vào tháng trước. Ông Mikhail Filiponenko ở vùng Luhansk do Nga chiếm đóng bị giết bởi bom xe. Tổng cục tình báo Ukraine sau đó đã cảnh báo rằng “những kẻ phản bội Ukraine và cộng tác với bọn khủng bố Nga trên các vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng… sẽ phải nhận quả báo! Cuộc săn lùng đang tiếp tục!”.

    Hiện tại các quan chức Nga vẫn chưa đưa ra bình luận.

    Ông Kiva là nghị sĩ Ukraine từ năm 2019 đến năm 2022 và là thành viên của đảng ‘Nền tảng đối lập – Vì sự sống’, đảng này chính thức bị Kyiv cấm vào tháng 6/2022. Bản thân ông Kiva là người phê bình gay gắt Tổng thống Ukraine Zelensky và chính sách ‘thân NATO’ của chính phủ. Ông Kiva trước đây cũng cáo buộc ông Zelensky sử dụng âm mưu ám sát để loại bỏ các đối thủ chính trị. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2022, ông Kiva chỉ trích Mỹ và NATO vì đã sử dụng Ukraine làm “mồi nhử” để khiêu khích Nga tham gia cuộc xung đột.

    Chính trị gia này rời Ukraine không lâu trước khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự vào tháng 2/2022. Đầu tiên, ông Kiva chuyển đến Tây Ban Nha và sau đó đến Nga. Ukraine đã tước quyền ủy nhiệm của ông vào giữa tháng 3/2022, chưa đầy một tháng sau khi Moscow bắt đầu cuộc chiến. Trong cùng tháng, cơ quan thực thi pháp luật Ukraine cũng khép cho ông Kiva tội phản quốc, cáo buộc ông đã “làm mọi thứ” để mời “những kẻ xâm lược Nga” đến Ukraine.

    Vài ngày sau khi ông Kiva bị đuổi khỏi Quốc hội, toàn bộ đảng của ông – cùng với 11 đảng thân Nga khác tại Ukraine – đã bị cấm theo quy định thiết quân luật khẩn cấp của quốc gia.

    Cuối cùng ông Kiva bị kết án vắng mặt 14 năm tù ở Ukraine. Trong bài đăng cuối cùng trên mạng xã hội của mình vào sáng thứ Tư (6/12), ông Kiva cáo buộc Tổng thống Zelensky đã “nhấn chìm người dân [Ukraine] trong máu”, nói thêm rằng việc trốn ra nước ngoài hoặc tự sát sẽ là hai lựa chọn duy nhất cho ông Zelensky vì Thượng viện Hoa Kỳ vẫn chưa phê chuẩn dự luật cung cấp thêm viện trợ quân sự cho Ukraine.

    Trong một tuyên bố hôm thứ Tư (6/12), Ủy ban Điều tra Nga cho biết đã mở một cuộc điều tra về vụ sát hại cựu nghị sĩ Ukraine. Ủy ban đã xác nhận danh tính của chính trị gia này và cho hay ông bị bắn vào tối thứ Ba (5/12) bởi một kẻ tấn công không rõ danh tính. Cơ quan này không nêu tên bất kỳ nghi phạm nào trong vụ án và nói rằng họ đang theo đuổi tất cả các hướng điều tra.
    Một vụ giết người bằng bom xe rõ ràng khác cũng đã xảy ra ngay hôm nay (7/12), tuy nhiên nhà nước Ukraine chưa lên tiếng nhận trách nhiệm. Tờ báo tiếng Pháp Le Monde đưa tin ông Oleg Popov, cũng là một người Ukraina phối hợp với việc Nga chiếm đóng Luhansk, đã thiệt mạng sau khi xe của ông phát nổ. Theo tờ New York Post, ông Popov đã sống sót sau một vụ ám sát được cho là vào năm ngoái, và các nguồn tin khẳng định SBU chịu trách nhiệm về vụ giết hại ông ấy trong hôm nay, tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận.

    Vy An 

    Hãng chip Advanced Micro Devices

    Hãng chip Advanced Micro Devices (AMD) đã tung ra chip xử lý trí tuệ nhân tạo để cạnh tranh với H100 của Nvidia, công ty đang thống trị thị trường. Con chip mới này có 153 tỷ bóng bán dẫn, gần gấp đôi so với đối thủ của nó. Microsoft, Meta và OpenAI đang lên kế hoạch sử dụng chip mới của AMD. AMD cho biết họ dự đoán thị trường vi xử lý AI sẽ đạt tổng giá trị 400 tỷ USD vào năm 2027.

    Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine gặp khó

    Khả năng của Ukraine trên chiến trường hầu hết được quyết định bởi các sự kiện xảy ra ở xa chiến tuyến – chính xác là ở Washington, DC. Nhưng tình hình ở Mỹ đang trở nên không lạc quan lắm cho Kyiv. Hôm thứ Hai, tờ Washington Post đã đăng một bài chấn động chỉ trích chiến dịch phản công của Ukraine, trong đó cho rằng Ukraine đã lạm dụng viện trợ của Mỹ. Đến thứ Ba, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bỗng đột ngột hủy bỏ cuộc gọi xin thêm viện trợ quân sự với Thượng viện Mỹ. Ông hẳn đã biết lời cầu xin của mình sẽ bị bỏ ngoài tai

    Vào thứ Tư, phe Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ đã chặn dự luật tài trợ của tổng thống Joe Biden, trong đó bao gồm 61 tỷ USD cho Ukraine (và 14 tỷ USD cho Israel). Họ đưa ra yêu cầu viện trợ phải gắn liền với các cải cách nhập cư. Tổng thống Biden nói ông sẵn sàng “thoả hiệp đáng kể” về an ninh biên giới để ngân sách được thông qua, nhưng chúng có thể không đủ ‘đáng kể’ trong mắt phe cánh hữu của đảng Cộng hòa. Chỉ một tuần trước khi Thượng viện nghỉ đông, mùa đông của ông Zelensky trông có vẻ ảm đạm.

    Tin vui từ thị trường lao động Mỹ

    Thị trường lao động Mỹ có thể đang có những ngày rất tốt đẹp. Số liệu công bố hôm thứ Sáu dự kiến ​​cho thấy nước này đã tạo thêm 190.000 việc làm trong tháng 11, tăng từ mức 150.000 của tháng 10. Nhưng sự khác biệt có lẽ là do công nhân ô tô và diễn viên Hollywood chấm dứt các cuộc đình công. Nếu không tính những người này, tốc độ tăng trưởng việc làm không tăng, một dấu hiệu cho thấy sự ổn định: không quá nóng cũng không quá lạnh.

    Thêm tin tốt đến vào đầu tuần này khi một nguồn dữ liệu khác cho thấy số việc làm đang tuyển dụng giảm xuống 8,7 triệu trong tháng 10, mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2021. Số vị trí tuyển dụng trên mỗi lao động thất nghiệp hiện giảm xuống còn khoảng 1,3, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh gần bằng 2 vào đầu năm 2022, thời điểm các công ty phải vật lộn để tuyển nhân công. Khi cung cầu trong thị trường lao động cân bằng, áp lực lương sẽ thuyên giảm và lạm phát sẽ giảm tốc.

    EU họp bàn ngân sách 

    Đại dịch là một thảm hoạ đối với EU, nhưng mang lại nhiều lợi ích cho những nước chi tiêu lớn. Các quy định về thâm hụt ngân sách đã bị đình chỉ nhằm cho phép các thành viên chi ra bất cứ thứ gì cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế. Bản thân EU đã đi vay số tiền khổng lồ 807 tỷ euro (781 tỷ USD) cho quỹ phục hồi chung, được thành lập vào năm 2020 để giúp đỡ các quốc gia nghèo hơn. Song giờ đây lãi suất đã tăng và ngân sách không còn mở rộng như trước. Và những cú sốc khác, chẳng hạn như cuộc chiến Ukraine, cũng đang đè nặng lên các thành viên. Tại một cuộc họp kéo dài đến thứ Sáu, các bộ trưởng tài chính EU sẽ thảo luận cách chia sẻ khoản chi phí này; với quyết định sẽ được các lãnh đạo EU đưa ra vào tuần tới.

    Hỗ trợ tài chính dài hạn cho Ukraine, vốn quan trọng hơn bao giờ hết khi Mỹ tỏ ra dè dặt, sẽ tiêu tốn khoảng 50 tỷ euro tiền tài trợ và cho vay. Trợ giúp các nước miền nam quản lý vấn đề di cư sẽ tốn thêm 15 tỷ euro nữa. Các quy tắc thâm hụt cũ sẽ có hiệu lực trở lại từ năm 2024, dù chúng sẽ khó áp dụng hơn. Đề xuất cho các quốc gia mắc nợ cao, chẳng hạn như Ý, thêm thời gian để giảm nợ cũng đang gây tranh cãi. EU đang quay lại thực tế trần trụi về chính sách tài khoá của mình.

    Nhà thờ Đức Bà Paris sẽ hoàn thành xây lại sau một năm nữa

    Khoảng một năm nữa, nhà thờ Đức Bà Paris sẽ mở cửa trở lại, 5 năm sau trận hỏa hoạn kinh hoàng đã làm đổ ngọn tháp và phá hủy phần lớn mái nhà. Nhân dịp này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đích thân đến thăm nhà thờ. Ông sẽ quan sát quá trình xây dựng lại ngọn tháp gỗ sồi cao 70m (dựa trên ngọn tháp thế kỷ 19 đã bị phá hủy).

    Công trình này là một phép thử chính trị đối với ông Macron, người đang có tỷ lệ ủng hộ giảm sút. Vài giờ sau khi đám cháy bùng phát vào năm 2019, ông cam kết sẽ xây dựng lại sau 5 năm. Về mặt kiến trúc, đó là một khung thời gian rất tham vọng.

    Nhà thờ vẫn sẽ chưa hoàn thiện mọi chi tiết khi mở cửa trở lại. Nhưng nhìn chung thì công trình đúng tiến độ, nhờ vào sự hào phóng của các mạnh thường quân Pháp (và một số nhà tài trợ quốc tế), những người đang cung cấp phần lớn nguồn tài chính. Tổng chi phí tái thiết dự kiến là 700 triệu euro (755 triệu USD), thấp hơn mức 840 triệu euro thu về trong một đợt gây quỹ quốc gia.

    Các thống đốc Đảng Cộng Hòa thúc đẩy liên bang thu hồi đất ĐCSTQ sở hữu tại Mỹ

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2023/12/TDCH.jpg

    Thống đốc bang Arkansas Sarah Huckabee Sanders chờ đợi để đưa ra phản hồi của Đảng Cộng hòa đối với bài phát biểu Thông điệp Liên bang của Tổng thống Joe Biden vào ngày 7 tháng 2 năm 2023 tại Little Rock, Arkansas. (Ảnh: Al Drago-Pool/Getty Images) 

    Một nhóm gồm 17 thống đốc Đảng Cộng hòa đã viết thư cho chính quyền Biden và các lãnh đạo Quốc hội liên bang, kêu gọi hành động ngăn chặn Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mua đất của Hoa Kỳ.

    Trong một bức thư đề ngày 4 tháng 12, dẫn đầu bởi Thống đốc bang Arkansas Sarah Huckabee Sanders, các thống đốc Đảng Cộng hòa đã kêu gọi Tổng thống Joe Biden, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen, Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Đảng Cộng hoà, Louisiana), Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Đảng Dân chủ, New York), Lãnh đạo Thiểu số Hạ viện Hakeem Jeffries (Đảng Dân chủ, New York) và Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (Đảng Cộng hòa, Kentucky) cùng giải quyết mối đe dọa từ ĐCSTQ.

    “Nhiều thống đốc và cơ quan lập pháp tiểu bang đã hành động để bảo vệ công dân Hoa Kỳ khỏi mối đe dọa an ninh quốc gia sắp xảy ra từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, các thống đốc viết. “Nhưng an ninh quốc gia đòi hỏi sự phản ứng quốc gia từ các nhà lãnh đạo quốc gia. Trách nhiệm bây giờ thuộc về các vị – hãy theo sự dẫn dắt của các bang và ngăn chặn ĐCSTQ tích lũy đất đai của Mỹ”.

    Bức thư lưu ý rằng trong khi chính quyền Biden không hành động, 11 bang đã ban hành luật sở hữu nước ngoài vào năm 2023 và Arkansas đã trở thành bang đầu tiên thông qua luật này.

    Bức thư cảnh báo: “Đã quá lâu rồi, chúng ta đã cho phép các chính phủ nguy hiểm và thù địch xâm nhập vào đất nước chúng ta. Các bang của chúng ta sẽ không chấp nhận những điều đó. Chính quyền phải suy tính đến thực tế rằng những thực thể như vậy là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, nông dân và công dân của chúng ta”.

    Các thống đốc lưu ý: “Điều này đặc biệt đúng kể từ khi ĐCSTQ ban hành luật vào năm 2017 yêu cầu công dân Trung Quốc ở nước ngoài hợp tác với các quan chức an ninh Trung Quốc trong công tác tình báo”.

    Bức thư trích dẫn trường hợp nhà sản xuất pin xe điện Gotion do ĐCSTQ kiểm soát mua 270 mẫu Anh (acres) để xây dựng nhà máy ở Green Charter Township, Michigan, cách trung tâm huấn luyện quân sự Camp Grayling không xa. “Thật không may, Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ không ngăn chặn, thậm chí xem xét giao dịch đáng báo động này”.

    Các thống đốc ca ngợi một số nỗ lực của Quốc hội nhằm giải quyết vấn đề này và kêu gọi các nhà lập pháp luật hóa quan điểm này thành luật.

    Bức thư viết: “Cho đến khi Quốc hội thông qua luật như vậy, chúng tôi kêu gọi Chính quyền Biden sử dụng tất cả các công cụ sẵn có để ngăn chặn việc các chính phủ và thực thể đối địch nước ngoài tiếp tục chiếm đất Mỹ”.

    Những nỗ lực của cơ quan lập pháp

    Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Trung Quốc sở hữu gần 384.000 mẫu đất nông nghiệp của Hoa Kỳ, chiếm 0,9% tổng số đất nông nghiệp mà các tổ chức nước ngoài sở hữu tại Hoa Kỳ tính đến cuối năm 2021.

    Đáng chú ý, quyền sở hữu đất nông nghiệp Hoa Kỳ của Trung Quốc đã tăng 55% từ 247.000 mẫu Anh năm 2019 lên 384.000 mẫu Anh vào năm 2021. Trong khi giai đoạn 2016-2019, mức tăng quyền sở hữu đất nông nghiệp Hoa Kỳ của Trung Quốc chỉ dưới 1%. Năm 2010, Trung Quốc chỉ sở hữu 13.720 mẫu Anh.

    Có một số vụ việc nổi bật liên quan đến việc Trung Quốc mua đất của Mỹ gần các cơ sở quân sự nhạy cảm. Năm 2021, công ty thực phẩm Trung Quốc Fufeng đã mua 370 mẫu đất nông nghiệp để xây dựng một nhà máy xay ngô gần Căn cứ Không quân Grand Forks ở Bắc Dakota.

    Năm 2016, công ty Năng lượng Quang Huy của Trung Quốc, thuộc sở hữu của tỷ phú có quan hệ với ĐCSTQ, ông Tôn Quang Tân, được cho là đã mua 140.000 mẫu đất nông nghiệp ở Del Rio, Texas, chỉ cách Căn cứ Không quân Laughlin 80 dặm.

    Các nỗ lực lập pháp đang được tiến hành khi các nhà lập pháp đệ trình luật để chống lại các mối đe dọa của ĐCSTQ.

    Vào tháng Bảy, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua một sửa đổi do Thượng nghị sĩ Mike Rounds (Đảng Cộng hoà, Nam Dakota) đưa ra để cấm Trung Quốc và các đối thủ nước ngoài khác mua đất nông nghiệp và các doanh nghiệp nông nghiệp của Hoa Kỳ. Việc sửa đổi sẽ được đưa vào phiên bản Thượng viện của Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2024.

    Vào tháng Ba, Thượng nghị sĩ Tom Cotton (Đảng Cộng hoà, Arkansas) và Thượng nghị sĩ Katie Britt (Đảng Cộng hoà, Alabama) đã đưa ra luật có tiêu đề “Đạo luật Không thêm một inch hoặc một mẫu Anh” để cấm Trung Quốc sở hữu bất kỳ đất đai nào của Hoa Kỳ, bao gồm cả tài sản nông nghiệp và bất động sản khác. Dự luật còn trao cho tổng thống Hoa Kỳ quyền yêu cầu bán nếu sở hữu tài sản của thực thể đó bị xem là rủi ro an ninh quốc gia.

    Thượng nghị sĩ Josh Hawley (Đảng Cộng hoà, Missouri) Cũng đã đưa ra một dự luật vào tháng Ba nhằm cấm các thực thể có liên quan đến chính quyền Trung Quốc mua hoặc thuê đất nông nghiệp của Hoa Kỳ. Dự luật này cũng yêu cầu các chủ sở hữu hiện tại phải từ bỏ lợi ích của họ nếu không sẽ phải đối mặt với phạt hành chính, thậm chí cả án hình sự.

    Vào tháng Hai, Thượng nghị sĩ Mike Rounds (Đảng Cộng hoà, Nam Dakota) đã đưa ra dự luật cấm Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên mua hoặc thuê đất nông nghiệp của Hoa Kỳ. Đạo luật này cũng đưa Bộ trưởng Nông nghiệp trở thành thành viên thường trực của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS).

    Anh Nguyễn, theo ET

    Hunter Biden bị truy tố về các tội liên quan tới khoản 'trốn thuế 1,4 triệu đô'

    USA

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Chụp lại hình ảnh, 

    Ông Hunter Biden (trái) trong một hình chụp cùng cha ông, TT Joe Biden

    2 giờ trước

    Ông Hunter Biden, con trai Tổng thống Joe Biden vừa bị tòa án ở California truy tố hình sự lần hai, với loạt tội danh liên quan tới các khoản thuế từ 2016 tới 2019.

    Đối mặt với các tội danh gồm không khai và nộp thuế, trốn thuế và khai thuế sai và gian lận, ông Hunter Biden có thể bị xử tới 19 năm tù.

    Năm nay 53 tuổi, ông đã bị truy tố hồi tháng 9 với cáo buộc vi phạm luật liên bang về súng ở Delaware. 

    Cáo trạng này cho biết ông Hunter Biden đã vi phạm luật cấm người sử dụng ma túy sở hữu súng vào năm 2018.

    Hôm 07/12, luật sư của ông nói các cáo buộc mới được đưa ra “với động cơ chính trị”.

    Bà Abbe Lowell, luật sư của ông Hunter Bide nói, “nếu họ của Hunter không phải là Biden, thì các cáo buộc ở Delaware trước đây và ở California hiện nay, sẽ chẳng bao giờ được tung ra".

    Hunter Biden đã trả toàn bộ thuế và tiền phạt vào năm 2020, nhờ khoản vay từ luật sư riêng của ông.

    Chi tiền cho nhiều cuộc ăn chơi 

    Cáo trạng có đăng cả biểu đồ mô tả Hunter Biden chi tiền vào những việc gì.

    Theo đó, từ 2016-19, ông ta chi 188 nghìn USD vào “giải trí dành cho người lớn”, và hơn 683 nghìn USD “cho những phụ nữ khác nhau”. Bên cạnh đó là vấn đề dùng ma tuý của Hunter Biden.

    Trong danh mục nay Tòa án công bố, ngoài các khoản chi phí lớn cho khách sạn sang ở New York, Los Angeles... vì Hunter Biden "không chọn một chỗ ở cố định", và hàng trăm nghìn tiền quần áo, đồ trang sức, đồ dùng sang trọng còn nhiều mục chi tiêu cho cuộc vui chơi.

    Ví dụ, mục chi phí gồm cả tiền 1.500 USD cho một "vũ nữ xứ lạ" trong câu lạc bộ khoả thân, 11.500 USD cho một gái bao "qua hai đêm với ông ta" và trên 27 nghìn USD tiền phí cho một trang web khiêu dâm, 10 nghìn USD cho thẻ thành viên một hội tình dục (sex club), theo nội dung công bố.

    Bên công tố nêu cáo buộc rằng Hunter Biden "tiếp tục kiếm tiền ngon lành và chi tiêu trác táng vào năm 2018". 

    Quyết định khởi tố không nêu tên Tổng thống Biden và Nhà Trắng chưa bình luận gì vì vụ việc mới nhất này.

    Thời gian xảy ra các sự việc là lúc cha của Hunter Biden làm Phó Tổng thống thời Barack Obama.

    Tin này xuất hiện đúng khi các nghị sĩ Cộng hòa trong Hạ viện đưa các vấn đề làm ăn của Hunter Biden vào cuộc điều tra nhằm luận tội ông Joe Biden, người ra tái tranh cử vào năm 2024.

    Công tố viên đặc biệt David Weiss, người được Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland bổ nhiệm, đã thu thập lời khai và bằng chứng về các cáo buộc hình sự với con trai Tổng thống Mỹ Joe Biden những tuần qua.

    Cũng ông Weiss đã là công tố viên đặc biệt hồi tháng 8 để giám sát cuộc điều tra về ông Hunter Biden.


    Không có nhận xét nào