Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ ba 30 tháng 01 năm 2024

    Quê Hương tổng hợp

    Việt Nam CS  thu hồi tài sản tham nhũng cao nhất từ trước đến nay, trên 20.000 tỷ đồng

    RFA
    30/01/2024

    Việt Nam thu hồi tài sản tham nhũng cao nhất từ trước đến nay, trên 20.000 tỷ đồng

    Vụ án "chuyến bay giải cứu" được đưa ra xét xử hồi tháng 7.2023. 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngTPO 

    Năm 2023, trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022.

    Đại diện Bộ Tư pháp cho truyền thông hay tin trên tại buổi họp báo định kỳ diễn ra ngày 30/1.

    Cụ thể đại diện Bộ nói, số việc và số tiền thụ lý thi hành đều tăng, nhưng kết quả thi hành án năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng, trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

    Đại diện Bộ không nêu cụ thể số tiền thu hồi của từng vụ án, tuy nhiên theo truyền thông, tính đến tháng 7/2023, số tiền thu hồi từ vụ án “Chuyến bay giải cứu” gần 135 tỷ đồng và 1,85 triệu USD. Chưa kể các vụ đại án khác như Việt Á; vụ án tại các Trung tâm đăng kiểm và hàng loạt các vụ án vi phạm trong quản lý và sử dụng “đất vàng” tại nhiều địa phương trong cả nước.

    Cũng tại cuộc họp, Bộ Tư pháp cho biết cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tiếp tục được hoàn thiện với trên 63 triệu dữ liệu hộ tịch các loại; kết nối, chia sẻ thông suốt với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đã có hơn 8,5 triệu trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh, cấp số định danh cá nhân thông qua việc kết nối, chia sẻ giữa hai cơ sở dữ liệu.

    Đại diện Bộ còn cho biết trong năm 2023, các đấu giá viên đã thực hiện gần 42.000 cuộc đấu giá thành công, thu trên 545.600 tỷ đồng, vượt gần 102.000 tỷ đồng so với giá khởi điểm.

    Bộ Tư pháp cũng tiếp tục thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của cơ quan đại diện pháp lý cho Chính phủ trong các tranh chấp đầu tư quốc tế. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện tốt nhiệm vụ giúp Chính phủ xử lý các vấn đề pháp lý phát sinh trong hội nhập quốc tế và hướng dẫn các địa phương liên quan đến nhiều vụ việc nhà đầu tư nước ngoài có vướng mắc, khiếu kiện...

    Việt Nam, Philippines tăng cường hợp tác an ninh Biển Đông để đối phó Trung Quốc

    Minh Anh /RFI

    30/01/2024

    Ngày 30/01/2024, Việt Nam và Philippines đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh giữa hai nước tại Biển Đông, vùng biển mà Trung Quốc khẳng định chủ quyền hầu như toàn bộ diện tích. 

    Philippine President Ferdinand Marcos Jr., left, and Vietnamese President Vo Van Thuong shake hands before a meeting in Hanoi, Vietnam Tuesday, Jan.30, 2024. Marcos is on a visit to Hanoi to boost the

    Chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng (P) tiếp tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 30/01/2024. AP - Hoang Thong Nhat 

    Trong một buổi lễ chính thức được tổ chức tại phủ chủ tịch Việt Nam, nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Hà Nội của tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., Hà Nội và Manila đã ký kết hai bản ghi nhớ về an ninh về « ngăn ngừa sự cố ở Biển Đông »« hợp tác trên biển » giữa lực lượng tuần duyên hai nước. 

    Trong cuộc gặp với thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, tổng thống Ferdinand Marcos Jr., khẳng định thỏa thuận hợp tác hàng hải này sẽ giúp thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện giữa lực lượng cảnh sát biển của hai nước, xây dựng năng lực, đào tạo, trao đổi nhân sự và tàu thuyền nhằm nâng cao khả năng cùng nhau điều hành hoạt động.

    Khi nhìn nhận « Biển Đông là một khu vực có tranh chấp », nguyên thủ quốc gia Philippines tuyên bố « kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán » của Philippines trước bất kỳ hành động khiêu khích nào. Ông cũng khẳng định Manila đang tìm cách giải quyết những vấn đề này với Trung Quốc thông qua « đối thoại và tham vấn hòa bình » với tư cách là hai quốc gia « có chủ quyền bình đẳng ».

    Trước khi gặp chủ tịch Việt Nam Võ Văn Thưởng, ông Marcos Jr. cho biết Việt Nam là một « đối tác chiến lược duy nhất của Philippines » ở Đông Nam Á, đồng thời nhấn mạnh hợp tác hàng hải là nền tảng cho mối quan hệ này.

    Theo đánh giá của Reuters, những thỏa thuận giữa Hà Nội và Manila có thể sẽ khiến Bắc Kinh tức giận, đặc biệt nếu những thỏa thuận này mở đường cho những thỏa hiệp tương lai về các yêu sách chủ quyền ở những khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông.

    Hợp tác thương mại và nông nghiệp

    Ngoài ra, Việt Nam và Philippines cũng tranh chấp chủ quyền ở một số khu vực chồng lấn trên Biển Đông, tuyến giao thương hàng hải có trị giá ước tính lên đến ba nghìn tỷ đô la.

    Bên cạnh các thỏa thuận an ninh biển, Việt Nam cũng đã ký một thỏa thuận với Philippines về cung cấp gạo và hợp tác nông nghiệp. Việt Nam hiện là một trong số các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

    Tổng thống Marcos Jr. hôm qua cũng có cuộc trao đổi với ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn VinGroup. Lãnh đạo tập đoàn lớn nhất Việt Nam cho biết sẽ mở thêm mạng lưới kinh doanh tại Philippines. Đáp lời, nguyên thủ Philippines cam kết giúp Việt Nam sản xuất bình điện cho xe hơn nhờ trữ lượng coban, đồng và niken lớn ở trong nước.

    Hôm nay, tổng thống Marcos Jr. không gặp tổng bí thư đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng. Đây là lần thứ ba liên tiếp ông Trọng vắng mặt trong những cuộc gặp với các lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam.

    VNCS: Mỗi tháng có 14.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

    Như Ngọc - Anh Thư 

    Thứ năm 30/11/2023

    Ảnh minh họa: Vietnamnet

    Ảnh minh họa: Vietnamnet

    Tính đến 29/11, cả nước đã có hơn 200.000 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, gần 159.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

    Tin trong nước và thế giới

    # Do tốc độ phục hồi kinh tế chậm, Chính phủ có thể cân nhắc kéo dài chương trình hỗ trợ kinh tế đến năm 2024 để các dự án đầu tư được triển khai thuận lợi.

    Đây là một trong những đề xuất mà Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam đưa ra trong báo cáo cập nhật kinh tế Việt Nam vừa được phát hành. 

    # Tính đến 29/11, cả nước đã có hơn 200 nghìn doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, gần 159 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

    Số doanh nghiệp tham gia, quay trở lại và đăng ký tham gia thị trường đã cao gấp gần 1,3 lần số doanh nghiệp rời thị trường. Trong đó, gần 110 nghìn doanh nghiệp mới thuộc lĩnh vực dịch vụ - tăng 7,5%.

    Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề này, ông Lưu Hải Minh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội nêu thực tế: "DN tham gia thị trường chủ yếu ở khối dịch vụ nói lên sự dễ dàng của hoạt động kinh doanh nhưng lại là sự khó khăn cho những DN cần đầu tư, DN sản xuất lớn hoặc DN mang lại lợi ích thực sự cho xã hội. Ví dụ, tại Hà Nội, TPHCM, hàng loạt mặt bằng đẹp đã đóng cửa, có nghĩa những DN có tiềm lực-lớn đang rút khỏi thị trường, chưa nói đến việc phá sản. Rồi chỉ 1 tuần qua có 7 DN tham gia Hội DN trẻ Hà Nội nhưng cả 7 đều là DN dịch vụ".

    Nhìn chung, lượng doanh nghiệp mới tăng là tín hiệu tích cực của nền kinh tế, trong bối cảnh giảm phát toàn cầu, nhưng sâu xa, số doanh nghiệp tham gia, quay trở lại thị trường và đăng ký mới chủ yếu thuộc khối dịch vụ là vấn đề đáng quan tâm với mục tiêu, chiến lược phát triển.

    # Theo Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử Việt Nam, năm 2023, dù gặp phải trở ngại do khủng hoảng kinh tế, TMĐT VN vẫn có sự tăng trưởng với tốc độ khoảng 25% cao hơn 5% so với năm 2022. 

    Đáng chú ý, Diễn đàn Logistics Việt Nam sẽ được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào 2 ngày 1-2/12/2023 với khoảng 500 đại biểu gồm lãnh đạo Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ban, ngành. 

    # Dù ghế trống còn nhiều nhưng hầu hết giá vé máy bay dịp Tết Nguyên đán vẫn đắt đỏ, từ 5-10 triệu đồng cho vé khứ hồi hạng phổ thông, 16-19 triệu đồng cho hạng thương gia. 

    Và để đáp ứng nhu cầu này du lịch của người dân trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm 2024, các công ty du lịch đã đưa ra nhiều tour ngắn ngày giá tốt để du khách lựa chọn, đồng thời tổ chức nhiều chương trình giảm giá kích cầu. 

    # Với thị trường giao dịch hàng hóa, kết thúc ngày giao dịch hôm qua (29/11), lực bán chiếm ưu thế thị trường kim loại và nguyên liệu công nghiệp. trong khi đó, sắc xanh áp đảo trên bảng giá nông sản và năng lượng, hỗ trợ chỉ số hàng hoá MXV-Index tiếp tục tăng 0,3% lên 2.204 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt gần 4.200 tỷ đồng.

    Trên thị trường năng lượng,  giá dầu duy trì đà tăng nhờ kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) cắt giảm nguồn cung để hỗ trợ thị trường. Cùng với đó, nguồn cung từ Nga và Kazakhstan vẫn đang bị gián đoạn do ảnh hưởng của bão tại Biển Đen, càng góp phần thúc đẩy lực mua. 

    Chốt ngày, giá dầu WTI tăng 1,9% lên 77,86 USD/thùng. Dầu Brent đóng cửa tại 83,10 USD/thùng, tăng 1,7% so với phiên trước.

    Trong một diễn biến đáng chú ý khác, giá lúa mì dẫn dắt đà tăng của nhóm nông sản, đóng cửa tăng 2,4% lên hơn 215 USD/tấn. 

    # Theo Bloomberg, Chính phủ Trung Quốc đang tăng tốc lên kế hoạch hỗ trợ tài chính để giải cứu các doanh nghiệp bất động sản đang gần bờ vực sụp đổ; dự kiến danh sách sẽ có 50 doanh nghiệp của lĩnh vực này.

    Và mới đây, Thái Lan đã thông qua dự thảo kế hoạch phát triển hành lang kinh tế phía Đông giai đoạn 2023-2027. Mục tiêu đặt ra là thu hút tổng vốn đầu tư trung bình mỗi năm khoảng 2,8 tỷ USD. 

    Các máy bay của hãng hàng không American Airlines tại sân bay quốc tế Miami, bang Florida, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Các máy bay của hãng hàng không American Airlines tại sân bay quốc tế Miami, bang Florida, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    # Mới đây, đại biểu của hơn 100 quốc gia đã nỗ lực đạt được thỏa thuận khung toàn cầu về cắt giảm lượng khí thải carbon trong ngành hàng không. Theo đó, các quốc gia đã nhất trí về việc giảm 5% khí thải carbon trong ngành hàng không vào năm 2030.

    Ông Hemamt Mistry - Giám đốc chuyển đổi năng lượng, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế cho biết: "Chúng ta hiện chỉ có một số nguồn cung nhiên liệu hạn chế. Cần có các biện pháp đảm bảo rằng, lĩnh vực này sớm có một thị trường hoàn thiện. Khi đó, SAF mới có thể được sử dụng ở nhiều thị trường khác nhau, có tính cạnh tranh hơn và giá cả phải chăng hơn".

    Các chuyến bay thải ra môi trường trung bình 1 tỷ tấn carbon mỗi năm, chiếm khoảng 3% lượng khí thải toàn cầu. Điều này đã khiến cho ngành hàng không thế giới trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra biến đổi khí hậu.

    https://vovgiaothong.vn/newsaudio/moi-thang-co-14400-doanh-nghiep-rut-lui-khoi-thi-truong-d36620.html

    Chủ tịch Tiểu ban Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hạ viện Mỹ thăm Việt Nam 

    30/01/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Dân biểu Hoa Kỳ Young Kim thăm Việt Nam, tháng 1/2024. Facebook US Embassy Vietnam.

    Dân biểu Hoa Kỳ Young Kim thăm Việt Nam, tháng 1/2024. Facebook US Embassy Vietnam. 

    Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Young Kim vừa dẫn đầu một đoàn nghị sĩ thực hiện chuyến công du Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực.

    Phái đoàn của bà Kim đã có những buổi làm việc hiệu quả với lãnh đạo các bộ, ngành của Việt Nam, Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội Nam cho biết hôm 29/1 trên trang Facebook chính thức. “Hai bên nhấn mạnh về tiến triển tích cực của mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam, đặc biệt là sau khi nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện,” theo Đại sứ quán.

    Dân biểu Kim, thành viên đảng Cộng hòa, đại diện khu vực bầu cử 40 của bang California, hiện là Chủ tịch Tiểu ban Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thuộc Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ.

    Các cuộc gặp nêu bật cam kết của Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề còn tồn tại sau chiến tranh bao gồm rà phá bom mìn, xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa và hỗ trợ người khuyết tật. Ngoài ra, trong các cuộc gặp này, hai bên cùng mong muốn tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, cũng như các nỗ lực hợp tác về biến đổi khí hậu, vẫn theo Đại sứ quán Mỹ.

    Truyền thông Việt Nam cho hay đoàn nghị sĩ Mỹ đại diện các bang California, Illinois, North Carolina, Arizona, Iowa… có cuộc gặp với Thứ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Phan Thị Thắng hôm 26/1, trong đó, bà Thắng đề nghị Hoa Kỳ “quan tâm, xem xét sớm đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước có nền kinh tế phi thị trường” (NME), hỗ trợ Việt Nam tham gia vào các chuỗi giá trị ngành bán dẫn cũng như các chuỗi cung ứng ngành hàng không vũ trụ.

    Ông Vũ Hải Hà, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Quốc hội Việt Nam, khi tiếp đoàn nghị sĩ Mỹ nói rằng cộng đồng người Việt tại Mỹ “là cầu nối rất quan trọng” trong quan hệ hai nước.

    Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam luôn coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc, và rằng Quốc hội Việt Nam đã thông qua nhiều chính sách để thu hút người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước, theo trang Quốc hội.

    Thông tấn xã Việt Nam tường thuật rằng đoàn nghị sĩ Mỹ gặp lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh, thăm Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở thành phố này, và khảo sát công tác làm sạch dioxin tại Sân bay Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

    Trang Sài Gòn Giải phóng dẫn lời ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tp.HCM, khi tiếp phái đoàn do Dân biểu Kim dẫn đầu, nói rằng Việt Nam “luôn quan tâm, bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, đặt con người lên hàng đầu trên các chủ trương, chính sách” sau khi phái đoàn nêu lên những quan tâm của họ về các lĩnh vực này.

    Ông Hoan nói thêm rằng ông mong muốn Hoa Kỳ ủng hộ chính sách dân tộc, tôn giáo của Việt Nam.

    Dân biểu Kim thường xuyên lên tiếng về tình hình nhân quyền Việt Nam và sự bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Năm 2021, bà cùng các dân biểu khác trong nhóm Uỷ ban Việt Nam ở Hạ viện Mỹ giới thiệu Đạo luật Nhân quyền Việt Nam ra Quốc hội Mỹ, một dự luật lưỡng đảng sẽ cho phép Hoa Kỳ áp chế tài lên các quan chức Việt Nam và những người vi phạm có hệ thống các quyền con người được quốc tế công nhận, đặc biệt bao gồm những sự vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Vào tháng 5/2023, dự luật này được giới thiệu lần nữa tại Hạ viện Mỹ.

    Tòa án Việt Nam tuyên phạt 4 năm rưỡi tù đối với thầy truyền đạo Nay Y Blang 

    30/01/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Ông Nay Y Blang tại phiên tòa ngày 26/1/2024. Photo Songhinh.phuyen.gov.vn

    Ông Nay Y Blang tại phiên tòa ngày 26/1/2024. Photo Songhinh.phuyen.gov.vn 

    Một tòa án ở Phú Yên vừa tuyên phạt 4 năm 6 tháng tù đối với thầy truyền đạo Nay Y Blang của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”, theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.

    Trang An ninh TV của Bộ Công an cho biết sau phiên tòa hôm 26/1: “Vào năm 2019, Nay Y Blang tham gia tổ chức ‘Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên’”.

    Trang mạng của Bộ Công an gọi hội thánh này là “tổ chức phản động” và cho rằng họ đã “núp bóng tôn giáo để tập hợp lực lượng, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động ly khai, tự trị”.

    Chính quyền cáo buộc rằng ông Nay “tổ chức tụ tập nhóm họp, cầu nguyện trái phép; cung cấp thông tin sai sự thật về tự do tín ngưỡng tôn giáo tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên; vu cáo, xuyên tạc chính sách tôn giáo, xâm phạm lợi ích của Nhà nước”.

    Mục sư A Ga, sáng lập viên của Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, đang sinh sống tại bang North Carolina, Mỹ, người thường xuyên liên lạc với các tín hữu ở Việt Nam, cho VOA biết về phiên tòa xét xử ông Nay Y Blang.

    “Tòa án tỉnh Phú Yên muốn cáo buộc thế nào thì tùy vào họ vì phiên tòa không có luật sư bào chữa về pháp lý. Bên gia đình cũng không có ai đến dự. Trong ngày đó họ lại cử lực lượng bộ đội, công an đầy ở buôn làng của ông Nay Y Blang… Những điều này cho thấy đây là phiên tòa bất công, xử không công bằng, không minh bạch”.

    “Đây là một bản án quá nặng đối với ông Nay Y Blang. Ông là một người vô tội. Ông không vi phạm gì cả theo Điều 331. Ông chỉ là một người hoạt động cho niềm tin và tôn giáo mà thôi”, ông A Ga nói thêm.

    VOA đã liên lạc Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên, Viện Kiểm sát Nhân dân Phú Yên và Bộ Ngoại giao Việt Nam, đề nghị họ cho ý kiến về các phát biểu trên, nhưng chưa được phản hồi.

    Như VOA đã đưa tin, vào tháng 5/2023, công an tỉnh Phú Yên bắt giam ông Nay Y Blang sau khi ông trả lời phỏng vấn VOA về việc ông bị chính quyền cản trở khi gặp gỡ giới chức ngoại giao Mỹ.

    Trang Công an Phú Yên khi ấy cho biết ông Nay Y Blang đã “nhiều lần vào cơ quan lãnh sự nước ngoài cung cấp thông tin sai sự thật cho các cá nhân, tổ chức nước ngoài vu cáo, xuyên tạc chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước nhằm làm suy giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”.

    Liên quan đến bài viết của VOA về ông Nay Y Blang, trang này viết: “Ngày 29/11/2022, các website Voatiengviet.com và Fanpage ‘VOA Tiếng Việt’ đăng bài viết ‘Chính quyền Phú Yên sách nhiễu tín đồ Tin lành, không cho gặp quan chức Mỹ’”.

    Ngay khi ông Nay Y Blang bị bắt, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ Rashad Hussain viết trên Twitter, nay có tên là X, rằng ông rất “quan ngại” về việc chính quyền Việt Nam bắt giữ thầy truyền đạo Nay Y Blang ở tỉnh Phú Yên.

    “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Y Blang và bảo vệ quyền tự do thực hành đức tin của ông và hội nhóm của ông”, vị đại sứ của Mỹ thúc giục.

    Chính quyền Việt Nam từ đầu năm 2020 bắt đầu đẩy mạnh việc xóa bỏ các điểm nhóm của Hội thánh Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên, cho rằng nhóm này “đang hoạt động chống chính quyền Việt Nam với sự tài trợ từ nước ngoài”.

    Vào đầu tháng này, ông Antony Blinken, Ngoại trưởng Mỹ, tuyên bố tiếp tục liệt Việt Nam vào danh sách Theo dõi Đặc biệt (SWL) do nước này liên tục có các vi phạm “nghiêm trọng” về tự do tôn giáo.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam ngay sau đó lên tiếng phản đối, yêu cầu Mỹ “không đưa Việt Nam vào danh sách này, nói thêm rằng các nỗ lực bảo đảm quyền con người của Việt Nam “đã được quốc tế thừa nhận rộng rãi” và Việt Nam “sẵn sàng đối thoại với Mỹ về các vấn đề mà hai bên cùng quan tâm trên tinh thần thẳng thắn, cởi mở và tôn trọng lẫn nhau”.

    Việt Nam, Philippines ký thỏa thuận về an ninh Biển Đông, hợp tác về gạo 

    30/01/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Reuters 

    Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đón chính thức Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ở Hà Nội, 30/1/2024.

    Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng đón chính thức Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr ở Hà Nội, 30/1/2024. 

    Việt Nam và Philippines vào hôm thứ Ba 30/1 nhất trí tăng cường hợp tác giữa lực lượng cảnh sát biển của hai nước và ngăn chặn những sự cố không đáng có ở Biển Đông, họ thông báo trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Ferdinand Marcos (con) ở Hà Nội, Reuters đưa tin.

    Hai quốc gia Đông Nam Á đưa ra các tuyên bố chủ quyền đối chọi nhau về một số khu vực ở Biển Đông, là tuyến đường vận tải thương mại hàng hải trị giá 3 nghìn tỷ đô la mỗi năm bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.

    Theo Reuters thỏa thuận ở Hà Nội, chưa được được tiết lộ chi tiết, nhiều nguy nguy cơ sẽ làm cho Bắc Kinh tức tối. Trung Quốc lâu nay đã triển khai đội tàu hải cảnh khổng lồ trên khắp Biển Đông để giám sát các vùng rộng lớn mà họ đã nêu ra yêu sách về lãnh thổ.

    Cả Hà Nội và Manila đều từng có những va chạm với lực lượng hải cảnh của Trung Quốc trong quá khứ, nhưng các vụ chạm trán đã diễn ra thường xuyên trong năm ngoái giữa các tàu của Trung Quốc và đồng minh của Mỹ là Philippines, làm gia tăng căng thẳng khiến mối quan hệ đang xấu đi.

    Cũng hôm 30/1, Bộ Công Thương ở Hà Nội cho biết rằng Việt Nam, một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cũng sẽ có thỏa thuận với Philippines về mua bán gạo trong 5 năm tới. Philippines là một trong những nước nhập khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới, tin của Reuters viết.

    Tạp chí Công Thương thuộc Bộ Bộ Công Thương Việt Nam đưa tin rằng bộ trưởng của bộ này, ông Nguyễn Hồng Diên, đã tiếp ông Francisco Tiu Laurel (con), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines, hôm 29/1.

    Theo tạp chí, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Philippines sẽ ký Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo, được xem là văn kiện quan trọng đưa ra những định hướng lớn và một số hoạt động phối hợp giữa hai bên nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực thương mại gạo trong 5 năm tới.

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines được tạp chí Công Thương trích dẫn lời nói rằng hiện nay gạo Việt Nam đã chiếm 85% thị trường gạo nhập khẩu của Philippines.

    Bộ trưởng Công Thương Việt Nam khẳng định với vị bộ trưởng Philippines rằng Việt Nam luôn sẵn sàng cung ứng gạo ổn định và lâu dài cho thị trường Philippines, tạp chí Công Thương tường thuật.

    Biếm: Một đội bóng có một không hai!

    Đoàn Bảo Châu

    30/01/2024

    – Nếu thành lập thì chắc chắn đây sẽ là một đội bóng có trình độ lý luận cao nhất, chẳng những hơn tất cả các đội bóng ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

    Bọn cầu thủ ở xứ giãy mãi chưa chết toàn bọn não bé, chân tay to, đầu óc ngu si, tứ chi phát triển, tuổi gì mà so sánh với đội này, nơi hội tụ những tinh tuý của đất nước, những thành phần váng sữa chất nhất của một dân tộc.

    – Đội bóng này có tinh thần đoàn kết cao nhất bởi các thành viên chẳng những cùng chung một đội mà còn chung lý tưởng. Các thành viên không gọi mày tao suồng sã như chúng ta thấy ở các đội tuyển chợ búa khác. Chẳng phải họ từng gọi nhau là đồng chí rất trang trọng sao.

    Tôi đề nghị các đồng chí cứ tiếp tục cách xưng hô cao quý ấy, các đồng chí nên giữ bản sắc riêng của đội bóng mình.

    – Đây là một đội bóng mà các cầu thủ chưa cần đoạt giải cup nào quan trọng nhưng gia đình, họ hàng, con cháu đã rất tự hào về các thành viên, đã được hưởng lợi lộc rất nhiều từ những cá nhân xuất chúng này.

    Các đồng chí cứ lo tập luyện, tu luyện, việc vật chất tích luỹ đã đủ cho mấy đời rồi, ta đá là đá biểu diễn, phô diễn vẻ đẹp của đội bóng, mấy việc tranh giành bóng của trẻ con, quan trọng gì đâu!

    Do vậy, hoạt động thể thao nếu có sau này chỉ là một thú chơi tao nhã, không phải đau đầu bận tâm việc thắng thua.

    – Đây là đội bóng mà các thành viên có rất nhiều bí thư tỉnh, cho nên trình độ lý luận của các đồng chí ấy sẽ tiếp tục được bồi dưỡng, nâng cao và khi giải tán đội bóng, các đồng chí ấy sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta. Bình thường một khoá học chính trị chỉ kéo dài một thời gian ngắn, đằng này là nhiều năm thì thành quả sẽ to nhớn đến đâu?!

    Quá hoành tráng, đầy triển vọng, chan chứa niềm tự hào không gì sánh nổi. Mà những nụ cười kia mới trong veo làm sao!

    Vô địch, vô địch và vô địch! Chỉ có nhất!

    Mời các bạn bổ sung nếu tôi thiếu ý. Xin cảm ơn!

    Bàn tay dính “da cóc”, Tô Bộ Trưởng chạy trốn khi gặp Tổng thống Đức!

    28/01/2024 

    " Ông Tô Lâm đi Campuchia để lánh mặt Tổng thống Đức, điều đó cho thấy, ông biết ông bị xem là một “tên tội phạm”, và tất nhiên, ông cũng biết, hành động của ông cách đây 7 năm là hành động phạm pháp tại lãnh thổ nước Đức".

    https://thoibao.de/wp-content/uploads/2024/01/hinh-2-tb-16-1550x872.jpg

    Ngày 23/1, tại Phủ Chủ tịch, ông Võ Văn Thưởng và phu nhân đã dự Lễ đón chính thức Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và phu nhân, thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Tổng thống Đức sang thăm Việt Nam 2 ngày, tiếp xúc với 3 nhân vật tứ trụ, trừ ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, do ông Trọng đã phí sức trong buổi họp Quốc hội trước đó 8 ngày.

    Đức là nền kinh tế lớn nhất trong khối EU. Đồng thời, tại Đức có nhiều nhân vật bị chính quyền Cộng sản truy nã đang lẩn trốn tại đây, trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Phía Việt Nam đang rất cần phía Đức giúp đỡ về nhiều mặt, trong đó có vấn đề kinh tế và hợp tác dẫn độ tội phạm.

    Việc Tổng thống Đức đến Hà Nội là một dịp để ông Võ Văn Thưởng có thể sắp xếp cho Tô Lâm gặp, bởi đây là cơ hội để đề xuất phía Đức cho dẫn độ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, mặc dù trước đây đã từng có đề xuất nhưng đã bị từ chối. Trong vấn đề đàm phán, chuyện bị từ chối rồi nối lại đàm phán và sau đó được chấp nhận, là chuyện bình thường. Tuy nhiên, lần này Tổng thống Đức sang Hà Nội, thì ông Tô Lâm lại không có mặt ở đây.

    https://thoibao.de/wp-content/uploads/2024/01/hinh-1-tb-87-1550x872.jpg

    Vậy ông đã đi đâu?

    Ngày 23/1, ngày mà Tổng thống Đức đến Việt Nam, cũng là ngày mà Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đến Phnom Penh, thăm và làm việc với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Campuchia Sar Sokha. Điều đáng nói là, ông Tô Lâm cũng thăm Campuchia đúng 2 ngày, trùng với lịch trình của Tổng thống Đức. Khi Tổng thống Đức vừa lên máy bay về nước, thì ông Tô Lâm cũng trở về Việt Nam. Đây được xem là hành động “lánh mặt” của ông Tô Lâm, khi Tổng thống Đức đến thăm.

    Chuyện về Trịnh Xuân Thanh là chuyện đã rồi, Trịnh Xuân Thanh đã bị kết án và đang thụ lý án tù. Sẽ không có chuyện chính quyền Cộng sản trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, để Đức thực hiện theo đúng quy định của luật pháp Đức. Nếu ông Nguyễn Phú Trọng có ý định tử tế, thì ông đã không cho Tô Lâm bắt cóc người. Bởi đây là hành động của băng đảng tội phạm, chứ không phải của một chính quyền đúng nghĩa.

    Đức chơi với Việt Nam cũng chỉ về vấn đề kinh tế, trong đó, nhiều nhà đầu tư Đức muốn chính quyền Đức xích lại gần hơn nữa với Việt Nam, để thuận tiện cho việc đầu tư của họ. Việt Nam chơi với Đức vì cũng muốn có được khe hẹp để chui vào thị trường EU, kiếm ngoại tệ về cho Đảng. Mỗi bên đều vì lợi ích của mình, tuy nhiên, Đức là nhà nước pháp quyền, họ không chấp nhận được việc một chính quyền lại hành xử như tội phạm. Có lẽ, đó là lý do khiến Tổng thống Đức sẽ không chấp nhận bắt tay với một “tên tội phạm”, dù người đó có là Bộ trưởng đi nữa.

    Ông Tô Lâm đi Campuchia để lánh mặt Tổng thống Đức, điều đó cho thấy, ông biết ông bị xem là một “tên tội phạm”, và tất nhiên, ông cũng biết, hành động của ông cách đây 7 năm là hành động phạm pháp tại lãnh thổ nước Đức.

    https://thoibao.de/wp-content/uploads/2024/01/hinh-2-tb-16-1550x872.jpg

    Bàn tay ông Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã “dính da cóc” ở Đức, nếu ông Tô Lâm mà làm Tổng Bí thư, thì không biết, ông sẽ tiếp các vị nguyên thủ đến từ Đức và Slovakia như thế nào đây? Bởi tại Slovakia, ông Tô Lâm đã lừa Chính phủ nước này, thuê máy bay để thực hiện việc chuyên chở Trịnh Xuân Thanh, rồi sau đó “quỵt” luôn tiền thuê, thì đấy cũng là hành động của một tên tội phạm.

    Giả sử, ông Tô Lâm mà lên được Tổng Bí thư, thì đây cũng là trường hợp chưa từng có trong lịch sử Đảng Cộng sản. Một tên “tội phạm” ở nước khác, nhưng lại đứng trên đỉnh cao quyền lực tại Việt Nam.

    Việt Nam sẽ còn vướng víu với phía Đức vì vụ Trịnh Xuân Thanh, ít nhất là cho tới khi ông Tô Lâm không còn quyền lực. Quen thói làm bừa, làm việc bất chấp luật pháp ở Việt Nam, nên khi bước ra sân chơi thế giới thì bị người ta xem như là tội phạm. Thật nhục nhã cho một nhà nước tự xưng là “pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa”.

    Ý Nhi – Thoibao.de

    27.1.2024

    Kiên Giang phạt 4 người 23 năm tù vì đánh bắt trái phép trên biển Malaysia, Indonesia 

    30/01/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Tòa án ở Kiên Giang kết án 4 người vì tổ chức đánh bắt trái phép ở biển ước ngoài, 29/1/2024

    Tòa án ở Kiên Giang kết án 4 người vì tổ chức đánh bắt trái phép ở biển ước ngoài, 29/1/2024 

    Tòa án ở tỉnh Kiên Giang của Việt Nam vào ngày 29/1 tuyên phạt 4 người các mức án tù tổng cộng lên đến 23 năm vì họ đưa hàng chục người đi đánh bắt trái phép ở các vùng biển của Malaysia và Indonesia hồi năm 2022.

    Theo tường thuật của Tiền Phong, Vietnamnet và VOV, đây là lần đầu tiên Việt Nam đem ra xét xử một vụ đưa tàu trong nước sang vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, vi phạm các quy tắc quốc tế về hoạt động đánh bắt trái phép, không báo cáo và không được quản lý (IUU).

    Những người vừa phải nhận án tù trong phiên tòa ở Kiên Giang đều sống trong tỉnh, đó là Trần Văn Luyến, 43 tuổi, chịu án 8 năm tù; Phạm Chí Dũng, 59 tuổi, 7 năm tù; Trần Minh Tâm, 40 tuổi, 7 năm tù; và Trần Văn Nhựt, 37 tuổi, 1 năm tù; Tiền Phong, Vietnamnet và VOV cho biết. 

    Tại tòa, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Kiên Giang lưu ý rằng hành vi của 4 bị cáo “rất liều lĩnh, xem thường pháp luật, làm mất an ninh trật tự trên vùng biển”.

    Cáo trạng được đưa ra tại phiên tòa và được báo chí dẫn lại cho thấy hồi giữa tháng 5/2022, Trần Văn Luyến làm chủ 2 con tàu, đi khai thác hải sản trái phép và bị nhà chức trách Malaysia bắt giữ.

    Sau đó, Luyến và Tâm tính kế thay đổi số hiệu của cặp tàu nói trên, theo đó, Tâm làm việc với một cán bộ đăng kiểm để lập ra 2 bộ hồ sơ tàu mới với chi phí là 400 triệu đồng.

    Đến cuối tháng 8/2022, Luyến, Tâm và một người khác đi qua Malaysia để chuộc 2 con tàu bị nhà chức trách Malaysia bắt giữ. Khi tàu chạy về tỉnh Cà Mau, họ xóa số hiệu cũ, sơn số hiệu mới lên. 

    Dũng được Tâm giới thiệu làm thuyền trưởng cho tàu của Luyến để quay lại vùng biển Malaysia đánh bắt trái phép. Luyến phân công Dũng tuyển mộ ngư phủ và tìm mua thông tin về việc hải quân Malaysia ra vào tuần tra để biết đường trốn tránh. 

    Vào đầu tháng 9/2022, Phạm Chí Dũng và Trần Văn Nhựt trực tiếp và gián tiếp “rủ rê” được 24 người đi trên cặp tàu đã thay đổi số hiệu sang Malaysia khai thác hải sản trái phép, theo cáo trạng được Tiền Phong, Vietnamnet và VOV trích đăng.

    Sau hơn 1 tháng, đến ngày 18/10/2022, Dũng điều khiển cặp tàu chạy vào tỉnh Cà Mau để bán cá. Ông này bị lực lượng Vùng Cảnh sát biển 4 kiểm tra và phạt gần 28 triệu vì thiếu giấy khai thác hải sản, thiếu phao cứu hộ và thiếu bằng thuyền trưởng.

    Khoảng một tuần sau, Dũng tiếp tục điều khiển 2 tàu nói trên sang vùng biển Malaysia đánh bắt trái phép. Vào một thời điểm, cặp tàu phải chạy trốn lực lượng Hải quân Malaysia tuần tra và đi vào vùng biển Indonesia khai thác hải sản. Lúc này, họ bị Hải quân Indonesia phát hiện, bắt giữ và đưa về giam tại trại Batam. 

    Từ những diễn biến kể trên, theo tin của Tiền Phong, Vietnamnet và VOV, công an Kiên Giang trong các tháng 10, 12/2023 và 1/2024 đã khởi tố các bị can Luyến, Dũng, Tâm và Nhựt.

    Tin cho hay viện kiểm sát của Kiên Giang hiện tiếp tục thẩm tra, xác minh và sẽ xử lý một cán bộ đăng kiểm liên quan đến vụ việc. Danh tính của người này chưa được công bố.


    Không có nhận xét nào