Header Ads

  • Breaking News

    Hoa Kỳ - Tối cao Pháp viện bị đẩy vào xung đột bầu cử ...

     Hoa Kỳ -  Tối cao Pháp viện bị đẩy vào xung đột bầu cử giữa các phán quyết loại ông Trump khỏi lá phiếu 

    Petr Svab 

    Thanh Nguyên biên dịch

    04/01/2024

    " Ông Cooper cho biết, việc Tối cao Pháp viện từ chối yêu cầu của ông Smith là điều có thể đoán trước được.

    “Bản tóm tắt mà ông Smith đệ trình không có chỗ nào giải thích được lý do tại sao lại tồn tại một nhu cầu cấp thiết để bỏ qua trật tự thông thường. Việc không giải thích được lý do để lại ấn tượng rằng lý do duy nhất để kháng cáo là thời hạn xét xử được đề nghị. [Thế nhưng,] thời hạn xét xử không phải là lý do để Tối cao Pháp viện can thiệp”.

    ‘Tối cao Pháp viện rất có thể sẽ thụ lý vụ việc này khá nhanh chóng.’ 

    PHÂN TÍCH: Tối cao Pháp viện bị đẩy vào xung đột bầu cử giữa các phán quyết loại ông Trump khỏi lá phiếu

    Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ John Roberts tại Hoa Thịnh Đốn vào ngày 31/01/2020. (Ảnh: Mark Wilson/Getty Images) 

    Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để can thiệp vào nỗ lực ở nhiều tiểu bang nhằm loại bỏ cựu Tổng thống (TT) Donald Trump khỏi cuộc bỏ phiếu năm 2024. Sau khi Tòa án Tối cao Colorado ra phán quyết loại bỏ cựu TT Trump khỏi cuộc bỏ phiếu, đổng lý tiểu bang Maine cũng ra quyết định tương tự. Cả hai đều đã tạm dừng các quyết định của mình để chờ kháng cáo thêm. 

    Cả hai phán quyết ở Maine và Colorado đều dựa trên lập luận rằng cựu TT Trump đã tham gia vào cuộc nổi dậy khi ông thách thức kết quả của cuộc bầu cử năm 2020 và kích động những người ủng hộ ông trước cuộc biểu tình “Ngừng Đánh cắp Cuộc bầu cử” và cuộc bạo loạn sau đó tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 06/01/2021. Tiếp theo, việc tiến hành một cuộc nổi dậy sẽ là căn cứ để bị tước tư cách giữ chức vụ theo Tu chính án thứ 14. 

    Một số chuyên gia Hiến Pháp trước đây đã nói với The Epoch Times rằng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ có thể sẽ bác bỏ lập luận như vậy. Nhưng việc đưa ra một phán quyết như vậy sẽ là can thiệp vào cuộc bầu cử — điều mà hầu như thẩm phán nào cũng đều muốn tránh. 

    Theo ông Horace Cooper, thành viên cao cấp của Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Chính sách Công, từng giảng dạy luật Hiến Pháp tại Đại học George Mason, Chánh án John Roberts cố gắng né tránh các quyết định quá mang tính chính trị, và thậm chí là các quyết định gây ảnh hưởng quá mức đến các cuộc bầu cử. 

    Ông nói thêm, một số thẩm phán cao cấp hơn và thiên về bảo tồn truyền thống hơn cũng muốn tránh những hành động có thể gợi nhớ lại sự can dự của Pháp viện trong cuộc bầu cử năm 2000. 

    Ông Cooper từng nói với The Epoch Times rằng, “Nhiều thẩm phán nói rằng họ rất không hài lòng với những gì đã xảy ra với danh tiếng của mình vì họ đã ra phán quyết như vậy. Nếu quý vị hỏi họ, họ có muốn làm lại điều này không? Hầu hết các thẩm phán, bao gồm cả chánh án, sẽ nói với quý vị là ‘không.’” 

    Tuy nhiên, dường như có một sự đồng thuận trong cộng đồng các học giả pháp lý rằng tòa án cấp cao nhất này sẽ phải giải quyết vấn đề tước bỏ tư cách. 

    Nỗ lực tước bỏ tư cách [tranh cử] của ông Trump, do các quan chức Đảng Dân Chủ và các tổ chức pháp lý liên kết với Đảng Dân Chủ dẫn đầu, đã đưa đến một loạt các phán quyết trái ngược nhau ở cấp tiểu bang và liên bang, không chỉ ở Colorado và Maine, mà ngày càng lan rộng ra toàn quốc. Tối cao Pháp viện dường như là cơ quan duy nhất có khả năng phân xử việc áp dụng Tu chính án thứ 14. 

    Ông Cooper nói: “Tối cao Pháp viện rất có thể sẽ thụ lý vụ việc này khá nhanh chóng.” 

    Tuy nhiên, ông dự đoán rằng Chánh án Roberts sẽ cố gắng hạn chế sự can dự của tòa án ở mức tối thiểu. 

    “Ông ấy sẽ cố gắng thực hiện điều đó theo cách tiết chế tối đa để không phải là một phán quyết mà [Pháp viện] quyết định ai có thể là ứng cử viên và ai không thể là ứng cử viên,” ông nói. 

    Pháp viện đã chọn ra một vụ kiện vốn có thể có một tác động đáng kể đến cuộc bầu cử. 

    Hôm 13/12, Pháp viện đã chấp nhận đơn kiện của ông Joseph Fischer, người bị buộc tội “cản trở một thủ tục tố tụng chính thức” vì tham gia vào sự kiện ngày 06/01. 

    Biện lý Đặc biệt Jack Smith cũng đã buộc tội cựu TT Trump với cáo buộc này và cáo buộc này chiếm khoảng một nửa vụ án của ông. 

    Một số chuyên gia đã dự đoán Tối cao Pháp viện có thể giải thích luật này một cách tiết chế hơn, khiến cách giải thích này không thể áp dụng được đối với các bị cáo ngày 06/01. Điều đó cũng có thể khiến cách giải thích này không thể áp dụng được với cựu TT Trump. 

    Ngay cả khi Tối cao Pháp viện không đưa ra phán quyết có lợi cho cựu TT Trump, thì quá trình tố tụng có thể trì hoãn phiên tòa xét xử ông Trump cho đến sau cuộc bầu cử, hủy bỏ tính cấp thiết về mặt chính trị của phiên tòa. 

    Ngoài ra, tòa án này từ chối việc đưa ra phán quyết nhanh chóng rằng liệu những nỗ lực của cựu TT Trump nhằm thách thức cuộc bầu cử năm 2020 có được đặc quyền hành pháp bảo vệ hay không. Mặc dù Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực D.C đang xem xét vấn đề, nhưng ông Smith đã yêu cầu Tối cao Pháp viện giải quyết vấn đề trên một cơ sở khẩn cấp trong một nỗ lực rõ ràng là nhằm đẩy nhanh tốc độ vụ án mà ngày xét xử được ấn định rơi vào ngày 04/03. 

    Một số chuyên gia pháp lý, bao gồm cả ông Cooper, đã nói với The Epoch Times rằng phiên tòa không những không bắt đầu vào ngày đó mà còn có thể bị trì hoãn cho đến sau cuộc bầu cử, vì sau phán quyết của hội đồng ba thẩm phán của Tòa Địa hạt khu vực Hoa Thịnh Đốn, thì cả hai bên sẽ có một cơ hội để kháng cáo lên tòa án toàn khu vực, và sau đó là lên Tối cao Pháp viện. 

    Ông Cooper cho biết, việc Tối cao Pháp viện từ chối yêu cầu của ông Smith là điều có thể đoán trước được.

    “Bản tóm tắt mà ông Smith đệ trình không có chỗ nào giải thích được lý do tại sao lại tồn tại một nhu cầu cấp thiết để bỏ qua trật tự thông thường. Việc không giải thích được lý do để lại ấn tượng rằng lý do duy nhất để kháng cáo là thời hạn xét xử được đề nghị. [Thế nhưng,] thời hạn xét xử không phải là lý do để Tối cao Pháp viện can thiệp.”

    Thanh Nguyên biên dịch

    https://www.epochtimesviet.com


    Không có nhận xét nào