Header Ads

  • Breaking News

    Khúc quanh bất ngờ trong hành trình năng lượng tái tạo của Việt Nam

    The Unexpected Twist in Vietnam’s Renewable Energy Saga

    Tác giả: Lê Hồng Hiệp

    Le Hong Hiep is a Senior Fellow and Coordinator of the Vietnam Studies Programme at ISEAS – Yusof Ishak Institute.

    05/01/2024

    Song ngữ Việt Anh

    https://nghiencuuquocte.org/wp-content/uploads/2024/01/Vietnam-wind-farm.jpg

    Cuối năm 2023, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kết luận  ông Trần Tuấn Anh, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, và ông Trịnh Đình Dũng, nguyên Phó Thủ tướng, nằm trong số các quan chức cấp cao của Chính phủ phải chịu trách nhiệm cho các thiếu sót, vi phạm “trong công tác tham mưu, ban hành cơ chế phát triển điện mặt trời, điện gió; thực hiện Quy hoạch điện 7 điều chỉnh” (PDP7). Do đó, Ủy ban đề nghị các cơ quan liên quan tiến hành các biện pháp kỷ luật đối với ông Anh, ông Dũng và một số quan chức cấp cao khác có liên quan.

    <span data-mce-type="bookmark" style="display: inline-block; width: 0px; overflow: hidden; line-height: 0;" class="mce_SELRES_start"></span>

    Ông Anh giữ chức bộ trưởng Bộ Công Thương trong khi ông Dũng là phó thủ tướng phụ trách các vấn đề kinh tế, bao gồm lĩnh vực năng lượng, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2021. Trong nhiệm kỳ của họ, Việt Nam đã đạt được sự phát triển vượt bậc về năng lượng tái tạo, với nhiều dự án điện mặt trời và điện gió được hoàn thành chỉ trong ba năm. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, điều này đã khiến sản lượng điện tái tạo của Việt Nam tăng đáng kể, từ mức chỉ 997 GWh năm 2018 lên tới 37.865 GWh vào năm 2022. Do đó, Việt Nam đã nổi lên trở thành quốc gia dẫn đầu về năng lượng tái tạo ở Đông Nam Á, chiếm 69% sản lượng điện mặt trời và điện gió của toàn bộ khu vực trong năm 2022.

    Tuy nhiên, những thành công như vậy cũng đi kèm nhiều vấn đề. Tháng 4 năm ngoái, một cuộc thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã phát hiện nhiều vi phạm trong việc cấp phép và chứng nhận vận hành thương mại các dự án năng lượng tái tạo. Ví dụ, PDP7 điều chỉnh đề ra mục tiêu lắp đặt 850MW năng lượng mặt trời vào năm 2020 , tăng lên 4.000MW vào năm 2025. Tương tự, kế hoạch dự kiến ​​sẽ có 800MW điện gió vào năm 2020 và mục tiêu là 2.000MW vào năm 2025. Tuy nhiên, tính đến tháng 5 năm 2023, tổng công suất lắp đặt của các dự án điện gió, điện mặt trời và điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam đã đạt con số đáng kinh ngạc là 21.839MW, vượt xa mục tiêu đặt ra trong PDP7.

    Sự gia tăng đột ngột về nguồn năng lượng tái tạo này đã gây căng thẳng cho lưới điện quốc gia, đặc biệt là ở khu vực miền Trung, nơi tập trung hầu hết các dự án năng lượng tái tạo. Hơn nữa, trong cùng thời kỳ, không có nhiều nhà máy điện truyền thống được xây mới, vốn là điều cần thiết để cung cấp phụ tải nền ổn định cho các nguồn năng lượng tái tạo vốn phụ thuộc vào thời tiết và do đó kém tin cậy hơn. Điều này đã gây ra những lo ngại nghiêm trọng về an toàn cho hệ thống điện quốc gia. Hậu quả là Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã phải cắt giảm lượng điện mua vào từ các nguồn năng lượng tái tạo, dẫn đến tổn thất tài chính đáng kể cho các chủ dự án.

    Động lực chính thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng về năng lượng tái tạo ở Việt Nam là việc thực hiện biểu giá điện đầu vào (FIT) cao cho các dự án được chứng nhận bắt đầu vận hành thương mại trước các thời hạn cụ thể. Ví dụ, các trang trại điện mặt trời bắt đầu hoạt động thương mại trước ngày 30 tháng 6 năm 2019 được nhận mức FIT là 9,35 xu Mỹ/kWh, trong khi các trang trại gió trên đất liền và ngoài khơi bắt đầu vận hành thương mại trước ngày 1 tháng 11 năm 2021 sẽ được nhận được mức FIT lần lượt là 8,5 xu Mỹ/kWh và 9,8 xu Mỹ/kWh. Trong khi đó, giá FIT cho các dự án điện mặt trời mái nhà vận hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 là 8,38 xu Mỹ/kWh. Các mức giá FIT này được cố định trong 20 năm.

    Các mức giá FIT hấp dẫn này đã gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư trong nước để xây dựng các dự án điện mặt trời và điện gió dù hầu hết trong số họ đều không có kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng. Họ chủ yếu tận dụng các mối quan hệ, thường bao gồm các khoản hối lộ, để giành được giấy phép dự án, sau đó dựa chủ yếu vào nguồn vốn ngân hàng hoặc trái phiếu doanh nghiệp để tài trợ cho việc phát triển dự án. Do đại dịch cũng như sự cạnh tranh gay gắt về nguồn cung thiết bị và nhà thầu, 62 dự án điện gió đã không thể hoàn thành trước thời hạn FIT. Không thể bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các dự án này gặp khó khăn tài chính trầm trọng. Ngay cả những dự án đủ điều kiện hưởng giá FIT cũng phải đối mặt với các vấn đề ngày càng gia tăng. Bên cạnh việc cắt giảm lượng điện mua vào của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Thanh tra Chính phủ cũng phát hiện nhiều vi phạm trong việc cấp chứng nhận hoàn thành và vận hành thương mại cho nhiều dự án, khiến các dự án này có nguy cơ bị loại khỏi cơ chế FIT. Nhà đầu tư nước ngoài mua lại các dự án từ nhà đầu tư trong nước cũng có thể phải gánh chịu tổn thất nếu cơ quan chức năng phát hiện ra các vi phạm tương tự ở dự án họ đã mua.

    Tình hình này cũng tác động tiêu cực đến nhà nước và nền kinh tế nói chung. Hầu hết giá FIT đều cao hơn giá điện bán lẻ trung bình, có nghĩa là nhà nước và người dùng cuối về cơ bản đang trợ cấp cho các dự án năng lượng tái tạo. Các mức giá FIT cao cũng góp phần vào khoản lỗ lũy kế của Tập đoàn Điện lực Việt Nam vốn ngày càng tăng trong hai năm qua, lên tới 55 nghìn tỷ đồng (2,3 tỷ USD) tại thời điểm tháng 9 năm 2023. Do đó, Chính phủ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng giá điện bán lẻ, gây áp lực lên lạm phát và làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Việt Nam.

    Trước những hậu quả nghiêm trọng này, chính phủ đã cố gắng hạn chế thiệt hại. Ví dụ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã ngừng mua điện từ các dự án điện mặt trời mái nhà hoàn thành sau ngày 31/12/2020, khiến hàng nghìn nhà đầu tư rơi vào tình trạng bấp bênh. Các cơ quan chức năng cũng đã tiến hành thanh tra kỹ lưỡng hầu hết các dự án năng lượng tái tạo. Các dự án bị phát hiện có vi phạm nghiêm trọng, như thiếu giấy phép xây dựng, không có giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay chưa hoàn thành tất cả các yêu cầu để được cấp giấy chứng nhận vận hành thương mại, có thể bị chấm dứt hợp đồng mua bán điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

    Tháng trước, Tập đoàn Điện lực Việt Nam thậm chí còn đề xuất giảm giá FIT cho 38 dự án nhưng đã nhanh chóng rút lại đề xuất chỉ sau 1 ngày. Sự đảo chiều đột ngột này có thể phần nào phản ánh khó khăn của chính phủ trong việc tìm ra một giải pháp thỏa đáng. Nếu xử lý nhẹ tay sẽ kéo dài tổn thất cho ngân sách nhà nước, còn nếu xử lý nặng tay có thể gây tổn thất tài chính lớn cho các nhà đầu tư, theo đó có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng do các nhà đầu tư phụ thuộc nặng nề vào nguồn vốn vay. Điều này cũng có thể tác động tiêu cực đến niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường chính sách của Việt Nam và làm dấy lên nghi ngờ về cam kết của chính phủ trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng.

    Hiện tại, dường như không có giải pháp đơn giản nào cho vấn đề này. Vẫn chưa rõ Việt Nam sẽ giải quyết vấn đề và rút kinh nghiệm ra sao cho việc đưa ra các quyết định chính sách trong tương lai. Tuy nhiên, điều không thể tránh khỏi là những người chịu trách nhiệm liên quan sẽ sớm phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng cho một vấn đề vốn có thể trở thành một trong những sai lầm chính sách nghiêm trọng nhất trong lịch sử gần đây của Việt Nam.

    Một phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên chuyên trang bình luận về các vấn đề Đông Nam Á Fulcrum.sg.

    https://nghiencuuquocte.org/2024/01/05/khuc-quanh-bat-ngo-trong-hanh-trinh-nang-luong-tai-tao-cua-viet-nam/

    The Unexpected Twist in Vietnam’s Renewable Energy Saga

    Published 4 Jan 2024

    Le Hong Hiep

    Punishment awaits the senior officials who allowed Vietnam’s renewable energy quest to go off the rails, despite its apparent initial success. This policy crisis has the potential to affect other economic sectors if no clear end is in sight.

    In late 2023, the Inspection Commission of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam (CPV) found that Tran Tuan Anh, head of CPV’s Central Economic Commission, and Trinh Dinh Dung, former deputy prime minister, were among the senior government officials responsible for “shortcomings in the advisory and policy-making processes for the development of solar and wind power projects, as well as in the implementation of the amended Power Development Plan VII” (PDP7). 


    The Commission therefore recommended disciplinary actions be taken against Anh, Dung and some other senior officials involved.

    Anh served as the minister of industry and trade while Dung was deputy prime minister overseeing economic affairs, including the energy sector, from 2016 to 2021. During their tenure, Vietnam experienced a remarkable surge in renewable energy, with numerous solar and wind power projects completed in just three years. According to Vietnam Electricity (EVN), the state-owned utility company, this led to a significant increase in Vietnam’s renewable energy output, rising from a mere 997 GWh in 2018 to an impressive 37,865 GWh in 2022. Vietnam therefore emerged as Southeast Asia’s renewable energy leader, accounting for 69 per cent of the region’s solar and wind power generation by 2022.

    Such successes, however, did not come without problems. Last April, an inspection by the Government Inspectorate revealed numerous violations in the licensing and certification of renewable energy projects. For example, the amended PDP7 outlined a goal of installing 850MW of solar power by 2020, increasing to 4,000MW by 2025. Similarly, the plan projected 800MW of wind power by 2020, with a target of 2,000MW by 2025. However, as of May 2023, the total installed capacity of wind, solar, and rooftop solar projects in Vietnam had already reached a staggering 21,839MW, greatly surpassing targets set in PDP7.

    This sudden surge in renewable energy has caused a strain on the national power grid, particularly in the central region where most renewable energy projects are located. Moreover, during the same period, there was a lack of new traditional power plants constructed, which are necessary to provide a stable baseload for renewable energy sources that are more weather-dependent and thus less reliable. This has created significant safety concerns for the national power system. Consequently, EVN had to curtail the amount of power it purchased from renewable sources, resulting in substantial financial losses for project owners.

    A main driver behind Vietnam’s rapid growth in renewable energy has been the implementation of high feed-in tariffs (FITs) for certified projects that began commercial operation before specific deadlines. For instance, solar farms that became operational by 30 June 2019 were eligible for a FIT of 9.35 US cents/kWh, while onshore and offshore wind farms that began commercial operation by 1 November 2021 received FITs of 8.5 US cents/kWh and 9.8 US cents/kWh, respectively. Meanwhile, the FIT for rooftop solar projects operated before 31 December 2020 is 8.38 US cents/kWh. These FITs are locked in for 20 years.

    This sudden surge in renewable energy has caused a strain on the national power grid, particularly in the central region where most renewable energy projects are located.

    These attractive FITs sparked fierce competition among local investors to build solar and wind projects but most of them had no track record in the energy sector. They mainly leveraged connections, often involving under-the-table payments, to secure project licenses, then relied heavily on bank financing or corporate bonds to fund project development. Due to the pandemic and cut-throat competition for equipment and contractors, 62 wind projects failed to start operation before the FIT deadlines. Unable to sell their output to EVN, these projects faced severe financial difficulties. Even projects that qualified for the FITs faced mounting issues. Aside from the curtailment imposed by EVN, the Government Inspectorate found violations in the certification of many projects, putting them at risk of disqualification from the FITs. Foreign investors acquiring projects from local investors may face potential losses if similar violations are found.

    The situation also negatively impacts the state and the broader economy. Most FIT rates are higher than average electricity retail prices, meaning that the state and end-users are essentially subsidising renewable energy projects. These high FITs have contributed to EVN’s mounting accumulative losses over the past two years, reaching VND55 trillion (US$2.3 billion) by September 2023. The government therefore has had no choice but to allow EVN to raise electricity retail prices, putting upward pressure on inflation and undermining Vietnam’s competitiveness.

    In light of these grave consequences, the government has been trying to contain the damage. For example, EVN stopped buying power from rooftop solar projects completed after 31 December 2020, leaving thousands of investors in limbo. Authorities have also conducted thorough inspections into most renewable energy projects. Projects found to have committed serious violations, such as lacking construction permits or failing to secure proper land usage purpose conversion and commercial operation certification, may have their power purchase agreements with EVN terminated.

    Last month, EVN even proposed lowering the FITs for 38 projects but quickly withdrew the proposal after just one day. This sudden reversal may reflect the government’s struggle in finding a satisfactory solution. Being lenient will perpetuate losses for the state budget but a heavy-handed approach could cause extensive financial losses for investors, potentially affecting the banking system, given investors’ heavy reliance on bank financing. This could also negatively impact investors’ confidence in Vietnam’s investment climate and raise doubts about the country’s commitment to energy transition.

    At present, there seems to be no straightforward solution. It is not clear yet how Vietnam will effectively address and learn from this situation for future policy decisions. However, it is inevitable that those responsible for this predicament will soon face serious consequences for what could potentially become one of the most significant policy mishaps in Vietnam’s recent history.

    2024/2

    https://fulcrum.sg/the-unexpected-twist-in-vietnams-renewable-energy-saga/


    Không có nhận xét nào