Header Ads

  • Breaking News

    Lê Thành Nhân - Tùy bút đầu năm 2024 về nước Mỹ chiến tranh Ukraine và Dải Gaza

    https://vietquoc.org/

    11/01/2024

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/ABLVV865amQhenzPBJNuXZk8CJfo_0yzBPIkRWaBSK3_P8MQedeATsjwLMfq17RAJyCRao2VBJVX3WqEiM4_eX8t624f_dMdkwE5bfY37VwQRFzR7sIJrBF2hUPTgW5u4O5LtdR096w8VjLPwF1iarCbu433Qw=w583-h354-s-no?authuser=1

    Những ngày đầu năm 2024 thẳng thắn nhé (hình minh họa)

    Tại Việt Nam có câu chuyện “đầu năm” thành tục lệ (dù không thực tế) như là “đầu năm gặp may thì cả năm được may mắn” và ngược lại. Những lời chúc mừng đầu năm của người Việt và phương Tây cũng có phần khác nhau… Mình người Việt dù sống ở Mỹ gần hai phần ba cuộc đời nhưng vẫn còn nhớ đặc sản “nước mắm”, đến nỗi bữa ăn không có nước mắm thì thiếu khẩu vị quê hương. Thôi thì nên theo tục lệ của người Việt mà tùy bút những chuyện đầu năm một cách thẳng thắn để tránh cả năm không phải quanh co.

    I) Chuyện bầu cử Mỹ 2024.

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/ABLVV87lRHr7dTiwFUVHOexcSO-iz0EMKGeITlYJaipRB7QzHzQEaeDfeUNfGc_X3CkPEEJ_bq_2Tb3q5QPj5bOsZTrDbNhFXvRhVW-Khw446BBVp2SR6d6u7eLuaFWMWmhmEfhzd7ZN2A-pn-C6Roal0tmfOg=w982-h783-s-no?authuser=1

    Nữ Thẩm phán Sarah B. Wallace chủ tọa phiên điều trần về vụ kiện nhằm ngăn cản cựu Tổng thống Donald Trump bỏ phiếu tại tòa án của bang Colorado ngày 31/10/2023 ở Denver. (ảnh: AP)

    Lần đầu tiên trong “lịch sử’ Hoa Kỳ, hai tiểu bang Colorado và Maine đã loại cựu Tổng Thống Donald Trump ra khỏi cuộc bỏ phiếu sơ bộ của Tiểu Bang, đồng nghĩa với trong lá phiếu bầu cử tháng 11/2024 tại hai tiểu bang này không có tên ứng cử viên Donald Trump. Các tiểu bang khác cũng đang làm theo như Oregon, California… Một số tiểu bang như Michigan và Minnesota đã có ý định làm như tiểu bang Colorado nhưng đã hủy bỏ.
    Sở dĩ làm như vậy nhờ Colorado và Maine áp dụng mục 3 điều 14 của Hiến Pháp Mỹ được thông qua năm 1868. Mục 3 là “cấm bất kỳ những ai nắm giữ chức vụ trong chính phủ Mỹ nếu tham gia vào cuộc nổi dậy hoặc nổi loạn sau khi đã tuyên thệ phục vụ nước Mỹ”. Hai tiểu bang này kết tội cựu TT Donald Trump đã tham gia nổi loạn khi ông kêu gọi những người ủng hộ ông tới Washington vào ngày 6/1/2021 để chống Quốc Hội Hoa Kỳ chứng nhận thắng cử của TT Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11/2020.
    Ông Trump đang kiện lên Tối Cao Pháp Viện, nơi có thể quyết định cho tất cả các tiểu bang xem liệu ông Trump có đủ điều kiện để tái tranh cử hay không?

    Ý kiến của chuyên gia luật pháp Hoa Kỳ về việc này: 

    Giáo sư Lawrence Solum, 70 tuổi tốt nghiệp Đại Học Luật Harvard, nhà lý luận pháp luật, người nổi tiếng với những công trình nghiên cứu về luật học và lý thuyết hiến pháp, hiện là Giáo Sư tại trường đại học Luật Virginia nói rằng: “Một số người chắc chắn sẽ nói rằng cử tri nên là người phán xét cuộc nổi dậy của Trump, nhưng đó không phải là điều mà Hiến Pháp quy định” (1)

    Richard L. Hasen một học giả pháp lý, Giáo sư luật tại Đại học Los Angeles, California một chuyên gia về bầu cử và vận động tài chính tranh cử cho rằng: “Khi sự việc này được đưa lên Tối Cao Pháp Viện, ông Trump có lợi thế là ông ấy chỉ cần thắng một trong những câu hỏi… thì ông tiếp tục có tên trong lá phiếu”.
    GS Hasen nói tiếp: “Điều quan trọng là các thẩm phán [Tối Cao Pháp Viện] phải giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt, vì sự ổn định chính trị của Hoa Kỳ và bảo vệ quyền lợi những cử tri sơ bộ của Đảng Cộng Hòa”.

    Ngày thứ Sáu (5/01/2024), Tối Cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đồng ý chấp nhận xét đơn kháng cáo của cựu TT Donald Trump (2), giải quyết một vụ án này có ý nghĩa lớn đối với cuộc bầu cử tổng thống năm 2024.
    Tối Cao Pháp Viện ấn định phiên xử vào ngày 8/02/2024, chúng ta hãy chờ kết quả. Ngày đó vẫn trước thời hạn mà tiểu bang Colorado chính thức bỏ phiếu sơ bộ Tổng Thống vào ngày 5/03/2024.

    II) Chuyện chiến tranh Nga-Ukraine

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/ABLVV86ZD2ei9281wWSxlPihHhaa27L2oW0yKC6y9Se2zkV35kB1TLG22xZkCWsHivTqOxpEffYAvzulMR5xY039Cs0nlg0lJ1bvxhZ6dBwL6xss25ZLuY3_P0AXIYli4W6CV4oPDFra8LErihPo8LXGgMEHCA=w615-h474-s-no?authuser=1

    Những mũi tiến quân màu đỏ của Nga, những vùng có đường đỏ gạch chéo là nơi Nga đang tấn công dữ dội, những nơi màu tím là Ukraine đang chống trả quân Nga (Ảnh: BBC tình hình chiến sự Nga-Ukraine mới nhất)

    Năm mới 2024, chiến tranh Nga-Ukraine vẫn còn tiếp diễn! Hiện nay hòa bình chưa thấy ló dạng. Nhìn chung Ukraine đang có nhiều tin xấu từ chiến trường đến nội bộ chính trị ở thủ đô Kiev:

    – Đại tướng Tham Mưu Trưởng Zaluzhny và Tổng Thống Zelenski “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” gây chia rẽ trong lãnh đạo cao nhất Ukraine. Điều này rất cấm kỵ trong lúc tổ quốc cần sự đoàn kết một lòng để chống ngoại xâm!
    – Ukraine và các nước ở NATO châu Âu đang trông chờ quyết định ngân khoản viện trợ lớn 61 tỉ của Quốc Hội Mỹ, đây là quyết định quan trọng đối với cuộc chiến này. 
    Nhiều người đặt vấn đề: Mỹ và châu Âu có bỏ Ukraine hay không?
    Có nhưng không phải “bỏ” theo cách chạy làng không ngoảnh mặt lại như ở Việt Nam và Afghanistan mà “bỏ” bằng cách tháo lui sao cho có lợi:
    – Châu Âu xem lãnh thổ Ukraine như vùng trái độn an ninh, xem quân đội Ukraine là người lính trấn giữ biên ải. Mất Ukraine thì các nước châu Âu trở thành tuyến đầu chống Nga, và dân châu Âu phải lên tuyến đầu. Trước thế trận như vậy, các nước Châu Âu sẽ viện trợ cho Ukraine duy trì cuộc chiến với Nga bằng cách xây dựng những công ty chế tạo vũ khí để dần dần tự túc cho cuộc chiến. Các nước châu Âu cần duy trì cuộc chiến Ukraine cho nền an ninh của mình.
    – Mỹ không hứng thú với cuộc chiến Ukraine như trước đây: đã có những bất đồng từ trong chính giới Hoa Kỳ, giới truyền thông phản ánh tin không thuận lợi, theo các cuộc thăm dò ý kiến quần chúng càng ngày càng mất tỉ số người ủng hộ. Mỹ không phủi tay “tháo chạy” mà muốn “duy trì” chiến tranh ở Ukraine để đạt những điều lợi: thứ nhất để đoàn kết khối NATO giữa Mỹ và châu Âu và thứ hai khi cuộc chiến Nga-Ukraine còn, thì Nga vẫn là mối đe dọa nền an ninh của các nước châu Âu buộc họ phải tăng ngân sách quốc phòng để mua vũ khí của Mỹ.
    – Ở Washington chính trị Hoa Kỳ đối với cuộc chiến Ukraine như đánh bài ba lá giữa Hành Pháp và Lập Pháp (Quốc Hội)… Rồi đây Mỹ có thể còn viện trợ “cầm chừng” để Ukraine ngăn chặn bước tiến của Nga, chứ không viện trợ để Ukraine đánh đuổi quân Nga ra khỏi lãnh thổ và chiếm lại Crimea như TT Zelensky mong muốn.
    – Việc TT Biden kêu gọi quốc hội Hoa Kỳ viện trợ cho Ukraine không khác gì hoạt cảnh của Washington vào những ngày đầu tháng 4/1975 đối với Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Nhớ lại, ngày 10/04/1975 tổng thống Gerald Ford ra trước Quốc Hội Mỹ đọc diễn văn xin viện trợ quân sự $722 USD cho VNCH với những lời lẽ khẩn thiết. Kết quả VNCH thất thủ ngày 30/04/1975 làm nên Tháng Tư Đen lịch sử. 

    III) Chuyện chiến tranh Israel-Hamas:

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/ABLVV86JgE2ezpn1Gj-K0b--jVV5TuThWRY5hgrz3xGT-Jn4ot3HOAn7chwLqmfOEFH9rOplnbm7zvaAbGiqTtYnq1HM6-Oiw1ta4J1e_TPYy2Bwa_iITTmGp9UuQ4P7sfp2CDwZ9F6z6x3OgI2TP9Oo4zybsg=w529-h354-s-no?authuser=1

    Bản đồ Israel có Dải Gaza và Bờ Tây (West Bank)

    Vùng đất Palestine-Israel là một vùng có lịch sử phức tạp cho nên cuộc chiến Israel-Hamas ở Gaza hiện nay cũng phức tạp không kém. Vùng đất này như một mớ tơ vò và rắc rối có thể khẳng định không nơi nào trên thế giới rắc rối bằng – Rắc rối như thế nào, đầu năm làm sáng tỏ để biết nhé:

    1) Rắc rối về lịch sử Israel-Palestine
    – Theo lịch sử thì Israel (Do Thái) có từ ngàn xưa do bị mất nước nên người dân Israel sống khắp nơi trên thế giới. Những diễn biến chung quanh mảnh đất Thánh Chiến đầy núi xương sông máu do Thập Tự Chinh gây ra đã tốn quá nhiều giấy mực. Tuy nhiên, những tranh chấp thời cận đại của phần đất này cũng đổ máu không ít!
    – Năm 1948 người Do Thái trên thế giới trở về lập quốc Israel trên vùng đất thuộc địa của Anh (1920-1948) được Liên Hiệp Quốc (LHQ) công nhận, bị Liên Đoàn Ả Rập bác bỏ, còn Anh từ chối thực hiện kế hoạch và rút lui khỏi vùng thuộc địa này.
    – Bất đồng của Liên Đoàn Ả Rập nổ ra chiến tranh Israel-Ả Rập ngay trong năm 1948, cuộc chiến kéo dài 9 tháng 3 tuần. Kết quả Israel chiếm thêm đất nhiều hơn Liên Hiệp Quốc ấn định. Sau chiến tranh 1948, Dải Gaza bị Ai Cập chiếm đóng, Bờ Tây (West Bank) bị  Transjordan (nay là nước Jordan) chiếm đóng.
    – Hận thù vẫn tiếp tục âm ỉ cháy đến lúc nổ ra cuộc chiến 6 ngày (5-10/06/1967) giữa Israel – 3 nước Ai Cập, Jordan và Syria. Lần này Israel lại chiến thắng chiếm luôn Bờ Tây (West Bank) và Dải Gaza sáp nhập vào Israel.

    2) Rắc rối phía Palestine: 

    Cuộc chiến 6 ngày làm cho Palestine không còn nơi nào cắm dùi. Họ lưu vong ở các nước Hồi Giáo láng giềng với Tổ Chức Giải Phóng Palestine PLO (Palestine Liberation Organization) tuyên bố đối đầu với Israel và dựng lại nhà nước Palestine độc lập. Tổ chức PLO tuyên bố đại diện cho tất cả người Palestine trên thế giới và người Palestine đang sống ở trên đất Israel. Năm 1969 Yasser Arafat lãnh đạo đảng Fatah thành chủ tịch PLO.
    – Tháng 10/1974, PLO được Hội Nghị Thượng Đỉnh Liên Đoàn Ả Rập chỉ định “đại diện hợp pháp duy nhất của người Palestine” và có quyền “được thành lập một nhà nước Palestine độc lập”[3].
    – Tháng 11/1974, PLO được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công nhận là một “thực thể phi quốc gia” có thẩm quyền trong mọi vấn đề thuộc về Palestine (4).
    – Năm 1990, PLO tuyên bố từ bỏ bạo động vũ trang, chấp nhận Israel, thành lập Chính Quyền lâm thời PA (Palestinian Authority) để tự quản và tiến đến thành lập nhà nước Palestine độc lập.
    – Ngày 13/09/1993 Thủ Tướng Israel Yitzhak Rabin và Chủ Tịch PLO Yasser Arafat cùng bắt tay với Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton ở Washington DC (5), giấc mộng thành lập nhà nước Palestine đã hình thành. Yasser Arafat từ một trùm “khủng bố và không tặc” thành khôi nguyên Nobel Hòa Bình chung với Rabin năm 1994.

    https://lh3.googleusercontent.com/pw/ABLVV87TC58B_4FAPG4-xmcGGpQ0vSja4ZSWqf_C_ZI5qIlG4dV5yt17igIq5wK1NU7NaDoFqyF772cD3zr5Vouzgy8m9UwcG7Y_Tx8u7L3JHEoZHTcrFRhtmvx5AX35i1MzKRxF6f1G73Lvt946b0Y5WDWaSw=w661-h435-s-no?authuser=1

    Arafat (trái) cùng Rabin (giữa) nhận giải Nobel Hòa Bình 1994 ở Nauy 

    – Qua nhiều lần đàm phán do Mỹ làm trung gian tại thủ đô Oslo, Na Uy rồi tiến tới ký Hiệp định Oslo lần đầu tại Washington DC, Hoa Kỳ vào năm 1993 và lần thứ 2 tại thành phố Taba, Ai Cập năm 1995. Kết quả của Hiệp Ước Oslo cho phép Palestine có nhiệm vụ quản lý hạn chế ở các khu vực của Bờ Tây (West Bank) và Dải Gaza; Đồng thời, Israel thừa nhận PLO là đại diện chính thức cho Palestine để đàm phán những vấn đề quan trọng còn lại. 

    3) Rắc rối phía Hamas?

    – Hamas ra đời 1987 dưới danh nghĩa Phong trào Kháng Chiến Hồi Giáo thuộc dòng Sunni do Iran tài trợ, là một tổ chức chính trị người Palestine với chủ trương “Allah là mục tiêu, Nhà tiên tri Muhammad là hình mẫu, Kinh Koran là hiến pháp, Thánh chiến là con đường duy nhất và được chết vì Allah là sự thể hiện lòng trung thành”. Hamas khước từ mọi giải pháp hòa bình, dùng vũ lực xóa sổ Israel ra khỏi bản đồ (như Iran tuyên bố). Chủ trương của Hamas hoàn toàn trái ngược với tổ chức PLO.
    – PLO thành lập PA (Palestinian Authority) lãnh đạo Palestine cho đến năm 2006 thì bị mất quyền kiểm soát ở Dải Gaza vì bị thua Hamas trong cuộc bầu cử tự do dân chủ Hội Đồng Lập Pháp Palestine PLC (Palestinian Legislative Council).
    – Đến đây chúng ta thấy Hamas làm chủ Hội Đổng Lập Pháp PLC, tiến cử thủ lãnh là Ismail Haniyeh làm thủ tướng Palestine và chiếm cứ Dải Gaza. Còn PA của PLO thì ông Mahmoud Abbas đắc cử vào chức Tổng Thống Palestine. Do đó chúng ta không ngạc nhiên khi Hamas (cũng dân Palestine) tấn công vào Israel ngày 07/10 mà Tổng Thống của Palestine, Mahmoud Abbas lại tuyên bố: hành động của nhóm chiến binh Hamas “không đại diện cho người dân Palestine”.

    Trên đây chỉ là những một số điểm chính mà chúng ta thấy sự phức tạp của nó. Đến nỗi Tổng Thống Palestine mà không thể điều hành những phe phái trong đất nước mình! Nên xảy ra “hiện tượng loạn”.

    Chiến tranh Israel-Hamas hiện nay ra sao?

    Hamas đang bị quân đội Israel lùng diệt ở Dải Gaza không còn khả năng trực chiến, đồng hành hỗ trợ và tham chiến với Hamas là Hezbollah và Houthi là những tổ chức khủng bố do Iran tài trợ. Trước mắt họ có một mục đích chung là “tiêu diệt Israel” nên tỏ ra đoàn kết. Về lâu dài, họ có những đối nghịch khó vượt qua do niềm tin tôn giáo. Hamas thuộc Chiến Binh Hồi Giáo Sunni, Hezbollah ở Lebanon (6) thuộc Chiến Binh Hồi Giáo Shiite, Houthi ở Yemen thuộc Chiến Binh Hồi Giáo Shia cả ba đều là vệ tinh khủng bố được Iran tài trợ và nước này được lãnh đạo bởi Hồi Giáo Shia (7). 

    Theo tin tức của các hãng thông tấn thì cuộc chiến Israel-Hamas đang lan rộng vùng biên giới ở phía bắc Israel với Hezbollah. Ngày 7/01/2024, hãng tin AP đưa tin (9) “Quân đội Israel cho biết hôm Chủ nhật Hezbollah đã tấn công một căn cứ kiểm soát không lưu ở miền bắc Israel và cảnh báo về một cuộc chiến khác với nhóm chiến binh này được Iran hậu thuẫn”. Ngày 8/01/2024 hãng tin Reuters đưa tin một phiến quân trong hàng lãnh đạo của Hezbollah bị máy bay không người lái của Israel bắn hạ, điều này có thể gây ra chiến tranh giữa Israel-Hezbollah…

    Phiến quân Houthi thì vào tối hôm qua thứ Ba (09/01/2024), CBS News đưa tin “Bộ Tư Lệnh Trung Ương Hoa Kỳ cho biết hôm thứ ba cuộc tấn công thứ 26 của phiến quân Houthi vào các tuyến đường vận chuyển trên Biển Đỏ kể từ ngày 19 tháng 11” (10). Điều này chứng tỏ vào ngày 19/12/2023, Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin đã thành lập Liên Minh chống Houthi trên Biển Đỏ đến nay có 20 nước tham gia nhưng không chặn đứng các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của nhóm phiến quân Houthi.

    Trước những phức tạp ở trên, thấy tình hình chiến tranh Israel-Hamas càng ngày có chiều hướng lan rộng– nếu quốc tế không khéo dàn xếp thì vùng này sẽ trở thành biển lửa dẫn thế giới vào Đại Chiến III.

    Những ngày đầu năm 2024
    Lê Thành Nhân


    (1) https://www.deccanherald.com/world/us-supreme-court-to-hear-trump-appeal-of-colorado-ballot-disqualification-2837904

    (2) https://www.cnn.com/2024/01/05/politics/supreme-court-trump-colorado-14th-amendment-insurrectionist-clause/index.html

    (3) al Madfai, Madiha Rashid (1993). Jordan, the United States and the Middle East Peace Process, 1974–1991. Cambridge Middle East Library. Vol. 28. Cambridge University Press. p. 21. ISBN978-0-521-41523-1.

    (4) United Nations General Assembly Session 29 Resolution 3237 (XXIX). 2296th plenary meeting. Observer status for the Palestine Liberation Organization A/RES/3237(XXIX)

    (5) https://www.nbcnews.com/nightly-news/video/1993-rabin-and-arafat-shake-hands-at-white-house-with-president-clinton-194738757513

    (6) https://www.cfr.org/backgrounder/what-hezbollah

    (7) https://www.state.gov/reports/2022-report-on-international-religious-freedom/iran/

    (8) https://www.reuters.com/world/middle-east/israeli-strike-lebanon-kills-senior-commander-elite-hezbollah-unit-security-2024-01-08/

    (9) https://apnews.com/article/israel-hamas-war-news-01-07-2024-2122c6290d059b0bb6aaefddcf43baf4

    (10) https://www.cbsnews.com/news/houthi-missile-drone-attack-red-sea-shipping-vessels-uss-gravely-dwight-eisenhower/

    https://vietquoc.org/tuy-but-dau-nam-2024/#more-36954


    Không có nhận xét nào