Header Ads

  • Breaking News

    Chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam 1979

    Ngô Bắc dịch và phụ chú

    09.04.2012     

    "  Chiến dịch 1979, ít nhất đối với QĐGPNDTQ, là một sự thất bại.  Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt.  Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời khỏi Căm Bốt mãi cho đến năm 1989. [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch]

           Giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh đã tin tưởng rằng QĐGPNDTQ đủ mạnh để buộc Hà Nội chuyển hướng các lực lượng của nó ra khỏi sự chiếm đóng Căm Bốt, nhưng rõ ràng không phải như vậy". 

    Lời Người Dịch:

    “Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….

    “Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”

    Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc. 

    Edward C. O’Dowd

    Marine Corps University, Quantico 

           Ngày nay Trung Hoa tuyên bố rằng cuộc xâm nhập năm 1979 của nó vào Việt Nam là một cuộc hành quân tự vệ nhỏ được thực hiện bởi ít nghìn lính phòng vệ biên giới đã mau chóng chiếm giữ các mục tiêu của họ rồi rút lui. 1

           Điều này không đúng sự thực.  Chiến dịch năm 1979 đã là một hoạt động quân sự to lớn liên can đến mười một đoàn quân Trung Hoa (jun, tương đương với một quân đoàn của Hoa Kỳ (U. S. corps) thuộc các lực lượng bộ binh chính quy, dân quân, và các đơn vị hải và không quân, tổng cộng ít nhất 450,000 binh sĩ.  Khác xa với một sự đột nhập nhỏ băng qua biên giới, nó tương đương với kích thước của cuộc tấn công mà với nó Trung Hoa đã tạo ra một tác động lớn lao khi tiến bước vào Cuộc Chiến Tranh Hàn Quốc trong Tháng Mười Một năm 1950. 2 Hơn nữa, các hoạt động chiến tranh phi quy ước xẩy ra cùng với chiến dịch năm 1979 đã vưon tới các khu vực vượt quá biên giới Trung Hoa – Việt Nam.

           Cuộc xâm nhập của Trung Hoa năm 1979 trong thực tế là một chiến dịch quan trọng của một cuộc chiến tranh kéo dài hơn một thập niên, từ cuối những năm 1970 cho đến khi mức độ bạo động trên các chiến trường Trung-Việt và Việt Nam – Căm Bốt sau hết đã lắng dịu xuống vào cuối thập niên 1980 và các vai chính đã thực hiện các bước đầu tiên tiến tới việc bình thường hóa các quan hệ.  Chương này thảo luận về cuộc xâm nhập của Trung Hoa ở bình diện hành quân, trong khung cảnh của Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Ba. 3

           Khởi đầu, một lời ngắn ngủi về các số tổn thất thì quan trọng.  Các con số tổn thất cho chiến dịch năm 1979 biến đổi một cách quá rộng lớn đến nỗi thực sự trở thành vô dụng.  Trong Tháng Tư 1979, Tạp Chí Quân Đội Nhân Dân, tập san chính thức của của QĐNDVN (PAVN: People’s Army of Vietnam: Quân Đội Nhân Dân Việt Nam), đã ước lượng rằng Trung Hoa đã tổn thất 65,000 binh sĩ trong khi giao tranh. 4 Một tháng sau đó, Phó Tư Lệnh Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa thuộc Bộ Tổng Tham Mưu, Wu Xiuquan (Ngũ Tu Quyền), có thừa nhận một số tổn thất là 20,000 quân. 5 Harlan W. Jencks, nhà nghiên cứu Tây Phương sắc bén nhất về cuộc xung đột, đã chấp nhận số ước lượng kể sau này trong một bài viết hồi Tháng Tám 1979, 6 ấn định rằng số tổn thất gồm một nửa bị chết và một nửa bị thương, nhưng trong năm 1985, ông đã tu chỉnh sự ước lượng của ông lên con số cao hơn nhiều, với 28,000 lính Trung Hoa bị chết trong khi giao chiến. 7 Các số ước lượng về các sự tổn thất của phía Việt Nam cũng khác biệt không kém.  Wu Xiuquan tuyên bố 50,000 tổn thất trong số quân phòng thủ Việt Nam, nhưng tác giả Li Man Kin, thí dụ, trong khi ghi nhận sự tuyên bố này, đã đưa ra số ước lượng của chính mình về số tổn thất của Việt Nam từ 35,000 – 45,000. 8

           Không thể rút ra các kết luận khả tín từ bằng chứng khác biệt và mâu thuẫn như thế, nhưng các con số về tổn thất trong bất kỳ biến cố nào cũng không phải là sự đo lường đúng nhất cho sự hữu hiệu về quân sự, ngay trong một chiến dịch nhằm tiêu hao như chiến dịch này. 9 Lịch sử thì tràn đầy các thí dụ về các đơn vị quân đội hữu hiệu đã có các tỷ số tổn thất cao và các đơn vị không hiệu năng có các sự tổn thất khả sánh: việc đo lường thành quả quân sự bằng cách trưng dẫn các con số tổn thất, ngay ở nơi mà các con số thống kê đáng tin cậy, làm kết quả không được hữu ích cho bằng việc giám định một đơn vị đã thi hành công tác như thế nào trên trận địa.  Hiệu năng quân sự được đo lường hay nhất bằng việc giám định tốc độ và hiệu năng được biểu lộ bởi một đơn vị quân sự trong khi hoàn thành các công tác của nó: nó có đã sử dụng đám đông binh sĩ của nó một cách hữu hiệu để chế phục sự kháng cự hay không? Nó đã có chiếm được các mục tiêu của nó trong một thời lượng hợp lý hay không? Các chiến thuật của đơn vị có phải là một sự trợ lực tích cực vào hiệu năng hay là một lực cản trở?

           Như chúng ta sẽ thấy, xét dưới các khía cạnh này, thành tích của QĐGPNDTQ trong chiến dịch năm 1979 thì kém cỏi.  Trung Hoa đã hoạch định “các trận chiến quyêt định mau lẹ” (sujue zhan) nhưng đã thực hiện một loạt các cuộc hành quân chậm chạp, không quyết đoán.  Tại khu vực Lạng Sơn, một trung đoàn Việt Nam đã cầm chân hai quân đoàn Trung Hoa trong một tuần lễ, và một quân đoàn Trung Hoa khác đã cần đến mười ngày mới chiếm được Lào Cai và Cam Đường, hai thị trấn nằm trong vòng chưa tới mười lăm cây số kể từ biên giới.  Quân Đội Trung Hoa đã có quá nhiều khó khăn để chiếm được Cao Bằng đến nỗi nó đã phải phái ít nhất hai quân đoàn cho một cuộc tấn công mới vào một thành phố mà nó từng tuyên bố đã chiếm đoạt được, và tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã trì hoãn trong năm tiếng đồng hồ một sự chiếm giữ của một trung đoàn Trung Hoa tại ngọn núi Cao Ba Lanh [?], gây tổn thất cho trung đoàn Trung Hoa đến 360 mạng trên quân số 2800 lính của nó.  Các sự tổn thất như thế, được tái diễn trên mọi chiến trường, thì nặng nề và thu lượm về chẳng bao nhiêu.  QĐGPNDTQ được chứng tỏ không có khả năng để sử dụng các khối quân đông đảo của nó một cách hữu hiệu xuyên qua sự áp dụng các chiến thuật thích hợp, và do đó, không có khả năng để đạt được một nhịp độ nhậm lẹ cho các cuộc hành quân sẽ chuyển dịch thành “các trận đánh nhanh, quyết định nhanh”như  mong muốn của nó.

    Chiến Trường: Địa Dư và Địa Hình

           Địa dư của miền bắc Việt Nam đã đóng một vai trò trọng yếu trong chiến dịch năm 1979.  Nhà địa dư học Lê Bá Thảo phân chia miền bắc, hay Bắc Bộ [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] thành hai cơ phận địa dư khác biệt, tây bắc và đông bắc, dựa trên tuổi địa dư của chúng, bản chất địa hình của chúng, cùng mật độ và loại thảo mộc. 10 Ông Thảo đặt định một đường phân chia giữa các khu vực này chạy dọc theo dòng chảy của sông Hồng.  Khu vực ở phía nam và phía tây giòng sông, bao gồm các tỉnh biên giới Lai Châu và Hoàng Liên Sơn, có nhiều núi và rừng rậm rạp.  Ngọn núi cao nhất của Việt Nam, Phan Xi Pang (3,143 mét) nằm trong khu vực này, và sự di hành tại đây thì khó khăn bởi cao độ của mặt đất và độ dốc của các sườn núi.  Về phía bắc và phía đông của sông Hồng, trong năm 1979 vùng biên giới bao gồm một ít quận hành chính của tỉnh Hoàng Liên Sơn và các tỉnh Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh, bên Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin: Vịnh Bắc Bộ trong tiêng Việt; Beibu Wan trong tiếng Hán).  Miền đông bắc là một vùng đất của đồi thấp và núi.  Trong khi rừng ít rậm rạp hơn miền tây bắc, nó cũng khó di chuyển bởi vô số các cấu hình đá vôi [karst: vùng địa chất đá vôi với nhiều khe vực, hang động, các mạch nước ngầm nhưng không có các giòng nước hay hồ trên mặt đất, chú của người dịch] đặc trưng cho địa hình và định hình sự sử dụng đất đai (Các Bản Đồ 1-4). 11

    Bản Đồ 1: Biên Giới Trung Hoa – Việt Nam

    Map 1 O’Dowd
    http://www.gio-o.com/NgoBac/mapodowd1%20001.jpg

    Bản Đồ 2: Các cuộc tấn công chính (1979)

    Map 2 O’Dowd
    http://www.gio-o.com/NgoBac/mapodowd2%20001.jpg

    Bản Đồ 3: Các Ký Hiệu
    & Bản Đồ 4: So Sánh Trận Liệt Trên Đất Liền: 1979
    http://www.gio-o.com/NgoBac/mapodowd3%20001.jpg

     

     

    Bản Đồ 5: Các Quân Khu Và Phòng Tuyến Sông Cầu

    Map 5 O’Dowd
    http://www.gio-o.com/NgoBac/mapodowd4%20001.jpg


    QĐNDVN đã tổ chức các bộ chỉ huy quân sự của nó tại hai tỉnh miền bắc phù hợp với các thực tế địa lý này.  Sự phân giới cấp vùng của nó đặt các tỉnh biên giới Lạng Sơn và Cao Bằng thuộc Quân Khu Một và Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, và Lai Châu thuộc Quân Khu Hai.  Tỉnh Quảng Ninh được chỉ định thành một đặc khu, riêng biệt vì các lý do phòng thủ. 12 Việt Nam không bao giờ giải thích sự lý luận đàng sau sự phân chia này, nhưng lý luận có vẻ hợp lý nhất cho việc kiến trúc hai quân khu dựa trên các sự thách đố khác biệt mà chúng sẽ hiện ra một khi các vị tư lệnh của chúng được kêu gọi để phòng thủ Hà Nội chống lại cuộc tấn công từ phương bắc.  Cây cối thưa thớt và các ngọn đồi thấp của Quân Khu Một sẽ giúp cho các lực lượng được di chuyển và tập hợp tương đối dễ dàng – một cách chắn chắn khi so sánh với địa hình khắc nghiệt và rừng rậm của Quân Khu Hai.  Điều cũng trọng yếu, về mặt quốc phòng, là khoảng cách ngắn nhất từ biên giới tới Hà Nội: Lạng Sơn, thành phố then chốt của Quân Khu Một, cách thủ đô 154 cây số, và Cao Bằng, 276 cây số.  Thành phố chính của Quân Khu Hai, Lào Cai, cách Hà Nội 295 cây số.  Tuy nhiên, trong khi đảm trách việc phòng thủ một mặt trận thấp hơn, vị tư lệnh của Quân Khu Một sẽ được trợ lực trong sự phòng thủ này bởi địa dư của quân khu và hạ tầng cơ sơ nhân tạo của nó.  Quốc Lộ 1A từ Lạng Sơn và Quốc Lộ số 3 từ Cao Bằng băng ngang qua sông Cầu, một tuyến phòng vệ thiên nhiên cho Hà Nội, và nối liền tại Yên Viên trước khi băng ngang qua sông Hồng và tiến vào Hà Nội, đổ dồn trong thực tế bất kỳ lực lượng xâm lăng nào về một điểm tấn công duy nhất đánh vào thành phố.  Ngược lại, các con đường từ hai thành phố chính miền tây bắc bị giới hạn bởi núi non, thành các thung lũng của giòng sông cách biệt và xa nhau, buộc Quân Khu Hai phải phòng vệ chống lại tiềm năng của một cuộc tấn công hai mũi vào Hà Nội. 13

           Địa dư cũng cho biết về việc hoạch định cuộc xâm lăng của Trung Hoa: các tỉnh biên giới của Trung Hoa, Vân Nam bở phía tây và Khu Tự Trị Người Choang tỉnh Quảng Tây ở phía đông, thì khác nhau về mặt địa dư.  Vân Nam nằm ở Cao Nguyên Yun-Guei (Vân Quý) trên cao, nhiều núi non và khó tiếp cận từ vùng đất trung tâm của Trung Hoa, trong khi Quảng Tây là một khu vực núi thấp và đồng bằng sông ngòi cung cấp sự dễ dàng hơn cho sự chuyển quân.  Trong cùng đường lối mà Việt Nam đã nhận thức các hàm ý quân sự của địa dư của vùng biên giới của nó, Trung Hoa đã chỉ định các lực lượng của mình tại các khu vực biên giới tương ứng thành hai bộ chỉ huy khác nhau, Tỉnh Khu Quân Sự Vân Nam thuộc Quân Khu Kunming (Côn Minh) và Tỉnh Khu Quân Sự Quảng Tây thuộc Quân Khu Guangzhou (Quảng Châu).  Đường ranh giới tỉnh khu quân sự và hành chính chạy từ gần nơi mà các tỉnh Hà Tuyên và Cao Bằng gặp nhau bên phía Việt Nam tại biên giới. 14 Địa thế khác biệt của hai miền cũng định hình đáng kể cho mạng lưới đường hỏa xa và đường bộ.  Đường xe lửa, có tính cách sinh tử cho việc giữ cho các lực lượng xâm lăng Trung Hoa được tiếp tế, có một quãng đường ngắn, thẳng từ phía đông của Trung Hoa, nơi phần lớn lực lượng xâm lăng đặt căn cứ.  So ra, đường hỏa xa từ miền trung tâm Trung Hoa đến Côn Minh và từ Côn Minh đến Lào Cai là một con đường dài, quanh co xuyên qua các đồi dốc và các thung lũng hẹp.  Các xa lộ đến Côn Minh cũng bị giới hạn tương tự.

           Trung Hoa đã chọn lựa thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ nhất của nó hồi năm 1979 vào các thành phố thuộc Quân Khu Một của Việt Nam: Cao Bằng và Lạng Sơn.  Một cuộc tấn công quan trọng xa hơn về phía tây bị xem là quá nguy hiểm, bởi vì các thung lũng dọc giòng sông thì dài, hẹp, trong miền đã đưa ra một trở ngại cho sự tái tiếp tế cho các lực lượng tấn công và bởi các khó khăn mà các đơn vị tấn công sẽ gặp phải trong việc hỗ trợ lẫn nhau.  Ngược lại, tấn công xuyên qua Quân Khu Một, Trung Hoa có thể đe dọa Hà Nội bởi một con đường tương đối ngắn, và các đồi thấp và cây cối ít rậm rạp hơn sẽ cho phép sự di chuyển dễ dàng hơn các binh sĩ và đồ tiếp tế qua lại.  Dĩ nhiên, đây không phải là một kế hoạch tấn công mới.  Trong các năm 1077, 1288, và 1427, các lực lượng Trung Hoa đã tấn công qua cùng khu vực.  Trong mỗi dịp, họ đã phải chuốc lấy sự thất bại (Bản Đồ 5). 15

    Bản Đồ 6: Mặt Trận Lạng Sơn

    Bản Đồ 6
    http://www.gio-o.com/NgoBac/mapodowd5%20001.jpg

    Các Sự Bố Trí Binh Sĩ

           Trong khi các nhà lãnh đạo đảng và các nhà ngoại giao Trung Hoa và Việt Nam đang trong tư thế điều đình, và đang cân nhắc trong các tháng giữa năm 1978, quân đội của cả hai bên đều đã chuẩn bị cho chiến tranh (Bản Đồ 2).

           Vào giữa Tháng Bảy, Sư Đoàn 3 của Việt Nam di chuyển đến Lạng Sơn và bắt đầu tổ chức các sự phòng vệ của nó, đào hào chiến đấu. 16  Sư Đoàn 3 được thành lập hồi đầu thập niên 1960 trong Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhì chống lại Hoa Kỳ, khi nó là một trở ngại bền bỉ chống lại “chương trình bình định” tại các tỉnh Bình Định và Quảng Ngãi thuộc Nam Việt Nam.  Các sĩ quan và binh sĩ của nó là các chiến sĩ dày dạn, và nhiều người trong họ, xuyên qua sự can dự của họ vào các cuộc tấn công quan trọng của Bắc Việt trong các năm 1972 và 1975, có kinh nghiệm về các cuộc hành quân trên quy mô rộng lớn.  Sư Đoàn đã mau chóng được liên kết tại Lạng Sơn bởi Trung Đoàn Pháo Binh 166 và Trung Đoàn Phòng Không 272.  Trong Tháng Tám, Sư Đoàn Vận Tải 571 bắt đầu phái các đoàn xe vận tải đông đảo với đồ tiếp liệu cho Quân Khu Một và Quân Khu Hai, 17 và trong suốt nửa sau của năm 1978, nhiên liệu, binh sĩ, và đạn dược tiếp tục được di chuyển lên phía bắc trên Quốc Lộ 1 đến Lạng Sơn.  Súng phòng không được bố trí tại các địa điểm then chốt dọc theo biên giới, và binh sĩ được biệt trú tại các làng dọc theo Quốc Lộ 4 giữa Đinh Lập và Lạng Sơn.  Các thanh niên Việt Nam sinh sống tại khu vực biên giới cũng được huấn luyện về các kỹ năng quân sự căn bản.  Trong Tháng Mười Một, các xe tăng Việt Nam được nhìn thấy gần Ải Hữu Nghị (Hữu Nghị Quan trong tiêng Việt, Youyi guan trong tiếng Hán), nơi Quốc Lộ 1A băng qua biên giới tại Đồng Đăng.18

           Hồi đàu Tháng Hai 1979, Sư Đoàn 346 và Sư Đoàn 311 tập hợp tại Cao Bằng, nơi chúng được kết hợp với các Trung Đoàn 567 và 852. 19 Vào cuối năm 1978 hay trong các tuần lễ đầu tiên của năm 1979, Sư Đoàn 316A và Trung Đoàn 254 được bố trí đến khu vực Lào Cai, 20 nơi mà theo các phân tích viên tình báo Hoa Kỳ, chúng cũng được kết hợp với Sư Đoàn 345. 21

           Không có các dấu hiệu về các sự bố trí không và hải quân Việt Nam trong các tuần lễ ngay trước cuộc xâm lăng. 22  

           Các sự bày binh bố trận của Trung Hoa đến biên giới khởi sự trễ hơn sự bố trí đã có của QĐNDVN, nhưng chúng rộng lớn hơn nhiều, liên can đến khoảng ba mươi sư đoàn tính đến Tháng Hai 1979.  Các quân đoàn của Quân Khu Côn Minh và Quân Khu Quảng Châu đã là các đơn vị đầu tiên thiết lập các vị trí gần biên giới, với Quân Đoàn 55 và Quân Đoàn 42 của Quân Khu Quảng Châu bố trí trong Tháng Mười và Quân Đoàn 41 trong Tháng Mười Một. 23 Các đơn vị từ bên ngoài Quảng Châu và Côn Minh đã di chuyển đến bằng đường bộ và đường xe hỏa trong suốt khoảng từ Tháng Mười Một 1978 cho đến Tháng Hai 1979.  Một số đến từ rất xa: Quân Đoàn 20, thí dụ, đã di chuyển 1,200 cây số từ các căn cứ của nó tại Quân Khu Vũ Hán (Wuhan).  Các du khách ở xa mãi tận miền trung Trung Hoa có nhìn thấy các đoàn xe hỏa với trang bị quân sự hướng xuống phía nam 24 và đã tường thuật rằng nhiều đoạn của mạng lưới đường bộ và đường xe hỏa bị đặt ra ngoài giới hạn đối với các du khách ngoại quốc.  Một trong các đơn vị cuối cùng đảm nhận vị trí là Quân Đòan 13, đến từ Quân Khu Thành Đô (Chengdu).  Quân Đoàn 13 đã được bố trí dọc theo biên giới đối diện với Lào Cai trong Tháng Một hay Tháng Hai 1979. 25

           Phía Trung Hoa đã thực hiện mọi nỗ lực để che dấu các sự chuyển quân này.  Sự lưu thông bằng đường bộ và xe hỏa diễn ra trong đêm, khi các đoàn xe hỏa dân sự được di chuyển khỏi đường rày chính để cho phép các đoàn xe chở binh sĩ ngang qua.  Các lệnh giới nghiêm được áp đặt trên các thị trấn và làng xã dọc theo đường chuyển quân, và trong ban ngày, các binh sĩ đã nghỉ ngơi tại các khu vực đã được che chắn khỏi tầm nhìn công khai.  Phần lớn Trung Hoa bị đóng cửa đối với người ngoại quốc trong năm 1978 và 1979, nhưng một số thành phố đã được mở cửa: tại nơi mà những thành phố này thuộc vào các khu vực nhạy cảm, chúng lại tạm thời bị đóng cửa.  Nhiều du khách đã quay trở lại Hồng Kông với các câu chuyện về các kế hoạch du lịch bị làm hỏng và các sự việc kỳ lạ trên các đường xá dẫn đến biên giới Trung Hoa – Việt Nam. 26

           Các sự bố trí của Không Lực Trung Hoa [KLTQ, viết tắt trong Anh ngữ là PLAAF, chú của người dịch] diễn ra trong cùng thời khoảng.  Khoảng 1 Tháng Một, 1979, KLTQ đã khởi sự các sự chuẩn bị chiến tranh của nó tại Quảng Tây và Vân Nam, tái tổ chức cơ cấu chỉ huy của nó tại Quân Khu Quảng Châu và Quân Khu Côn Minh, sửa soạn các phi trường, và bố trí các vũ khí phòng không.  Hoạt động chính trị trong giới quân nhân không lực cũng được tăng cường.  Ít nhất 700 máy bay đã được chuyển vào trong khu vực, nâng cao sự bố trí tại hai quân khu lên khoảng từ 800 đến 1000 máy bay, và hơn 20,000 binh sĩ không lực đã được chuyển tới. 27 Để chứa nhập lượng khổng lồ đồ trang bị và số quân này, các nhân viên hậu cần của KLTQ đã dựng hơn 43,000 mét vuông lều tre và sửa chữa hơn 23,000 mét vuông nhà ở cũ.  Họ đã cấp phát 10,000 giường lưu động và đặt 200 cây số đường dây điện, hơn 32 cây số ống dẫn nước, và năm mươi cây số ông dẫn nhiên liệu bán thường trực đến ba phi trường riêng biệt. 28

           Tại Biển Nam Trung Hoa, Hạm Đội Nam Hải của Hải Quân Trung Hoa [HQTQ, viết tắt trong Anh ngữ là PLAN, chú của người dịch], có tổng hành dinh đặt tại Zhanjiang thuộc tỉnh Quảng Đông, đã chuẩn bị giao chiến bằng việc tổ chức một lực lượng đặc nhiệm mới bao gồm một số các chiến hạm hùng hậu nhất của nó.  Khu trục hạm hạng Thành Đô (Chengdu-class) Guiyang (Quế Dương?) (treo cờ hiệu số 505) và tàu Thành Đô (Chengdu) (507) được bố trí cùng với một tàu chiến thứ ba, mang cờ hiệu số 48, 29 như một phần của biển đội [?] (biandui) 217. 30 Biển Đội 217 dường như đã hoạt động cùng với các tàu của các Nhóm (Groups, Đại Đội [?]: dadui) 1, 21, và 91.  Hải đội (squadron: dadui) 207, một thành phần của Nhóm Tàu 21, cũng đã tích cực trong các hoạt động của Biển Đội 217.  Thủy thủ và nhân viên hải quân QĐGPNDTQ đã chuẩn bị chiến tranh với việc học tập chính trị, bởi việc thực hiện công tác bảo trì, và với các sự thao diễn tập luyện, và khi Biển Đội 217 vừa mới được tổ chức, tiêu chuẩn về kỹ năng hải hành còn thấp.  Chưa tới 20 phần trăm số đạn phóng ra bởi các xạ thủ trên tàu [số?] bốn mươi tám bắn trúng mục tiêu của họ, và các chiếc tàu của biển đội phối hợp hoạt động kém cỏi: trong ít nhất một trường hợp ghi nhận được, một kẻ phụ trách phát dâu hiệu đã gửi đi sai dấu hiệu, khiến biển đội rơi vào sự rối loạn.  Các trở ngại này đã không báo trước điều tốt đẹp cho chiến sự sắp xảy ra. 31

    Các Vấn Đề Lãnh Đạo và Tổ Chức Chỉ Huy

    Khoảng giữa Tháng Mười Hai 1978, trạm chỉ huy tiền phương của Quân Khu Quảng Châu đã được thành lập, và cục chính trị tại bộ chỉ huy (Guangzhou junqu qianzhi zhengzhibu) đã cung cấp sự hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc về các vấn đề mới phát sinh trong khi các sự chuẩn bị cho chiến tranh vẫn được tiếp tục.  Nhưng các chính ủy của các đơn vị QĐGPNDTQ được bố trí đã đối diện với các vấn đề to lớn trong việc sắp đặt các binh sĩ của họ vào tư thế sẵn sàng chiến đấu.

           Ngày 12 Tháng Mười Hai, Tổng Cục chính Trị [TCCT, tiếng Anh là General Political Department: GPD, chú của người dịch] của QĐNDTQ đánh đi một thông tư mật cho tất cả các đơn vị.  “Các Chỉ Thị từ Tổng Cục Chính Trị về công tác chính trị hướng dẫn các đơn vị binh sĩ trong các hoạt động quân sự” này (Zong zhenzhibu guanyu zouhao budui zai junshi xingdongzhong zhengzhi gongzuode zhishi) nói rõ rằng các đơn vị phải thực hiện các nỗ lực tức thời để tăng cường hệ thống cán bộ của đơn vị và phải điền khuyết mọi phần vụ cán bộ còn trống ở cấp đại đội và trung đội. 32 Trong một điện văn gửi cho các đơn vị thuộc cấp trong cùng ngày, Phòng Cán Bộ Cục Chính Trị khuyến cáo rằng các cá nhân đã được sắp xếp cho giải ngũ có thể bị giữ lại nếu họ cần thiết để điền khuyết các nhiệm vụ đặc biệt, nhưng còn khuyến cáo thêm nữa rằng bất kỳ đơn vị nào thiếu các cán bộ cơ bản bởi vì chúng mới được thành lập gần đây hay đã được tái tổ chức có thể, khi mà tình thế đòi hỏi chúng phải làm như thế, vẫn khởi sự hoạt động. 33 Hai ngày sau đó, TCCT tái xác nhận rằng các phần vụ cán bộ còn trống phải được điền khuyết càng sớm càng tốt 34 và chỉ thị cho mọi đơn vị được bố trí tiếp tục gặp khó khăn cần thông báo cho TCCT.  TCCT thông báo rằng nó sẽ có được số thay thế bằng việc thực hiện một cuộc tìm kiếm toàn quân (quan jun).  QĐGPNDTQ, trước khi viên đạn đầu tiên được khai hỏa, đã có khó khăn trong việc điền khuyết các chức vụ lãnh đạo trọng yếu ở cấp đại đội và trung đội.

           Một vấn đề tương tự hiện hữu trong lãnh vực các chức vụ kỹ thuật.  Vào ngày 12 Tháng Mười Hai, Cục Chính Trị và Cục Hậu Cần Bộ Chỉ Huy Tiền Phương của Quân Khu Quảng Châu đưa ra sự hướng dẫn về chính sách cần tuân hành trong việc điền khuyết các phần vụ kỹ thuật trong các đơn vị pháo binh, công binh, truyền tin, thiết giáp, chiến tranh chống hóa chất, và “cơ mật” (jiyao).  Như trong trường hợp các chỗ trống cán bộ, các đơn vị được bảo rằng chúng có thể lưu dụng các chuyên viên đã được sắp xếp cho giải ngũ nếu các chuyên viên đó đồng ý phục vụ.  Các nhân viên y khoa ở mọi cấp trong hệ thống bệnh viện cũng có thể bị giữ lại. 35

           Trung Quốc chính thức phóng ra chiến dịch biên giới của nó vào ngày cuối của năm 1978.  Mặc dù tác giả King C. Chen, trong cuộc nghiên cứu triệt để nhất về sự cấu tạo quyết định của Trung Quốc vào trước lúc khởi chiến, nói rằng quyết định cuối cùng đi đến chiến tranh với Việt Nam đã được lấy bởi Quân Ủy Trung Ương giữa ngày 9 Tháng Hai đến 12 Tháng Hai, 1979, 36 quyết định phóng ra chiến dịch trong thực tế đã được lấy sớm hơn nhiều.  Trong Tháng Hai, quân ủy duyệt xét các kế hoạch cho cuộc xâm lăng và khảo sát các hàm ý của cuộc thăm viếng gần đó sang Hoa Kỳ của Đặng Tiểu Bình, nhưng Phòng Chính Trị Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Khu Quảng Châu đã thông báo cho các đơn vị trực thuộc hôm 28 Tháng Mười Hai rằng chúng sẽ được chứng nhận công tác chiến đấu kể từ ngày 31 Tháng Mười Hai, 1978. 37

           Tại phía Trung Quốc dọc biên giới, các đơn vị QĐGPNDTQ tiếp tục được điều động đến các khu vực tập họp của chúng, và tại Việt Nam, QĐNDVN đã đào vô số hào cho các vị trí chiến đấu.  Ở cả hai bên, các nhân viên cao cấp đã bắt tay vào việc biến các đội quân thời bình thành các đội quân thời chiến.  Các sĩ quan tham mưu và các viên chức đảng đã tái tổ chức bộ tư lệnh và các sự sắp xếp để kiểm soát của họ, và hoạch định các hoạt động trước mặt.

           Vào cuối Tháng Mười Hai hay đầu Tháng Một, Trung Quốc đã thiết lập Mặt Trận Phương Nam để liên kết các hoạt động tại Quân Khu Côn Minh và Quân Khu Quảng Châu.  Tư Lệnh Quân Khu Quảng Châu, Xu Shiyou (Hứa Thế Hữu?), đảm nhận việc chỉ huy mặt trận, với Zhang Tingfa, Tư Lệnh Không Quân, làm Tham Mưu Trưởng của ông.  Yang Dezhi (Dương Đắc Chí?), được di chuyển khỏi bộ chỉ huy Quân Khu Vũ Hán để nắm quyền kỉểm soát Quân Khu Côn Minh và là Tư Lệnh Phó Mặt Trận Phương Nam.  Theo các sự tường thuật của báo chí, Yang cũng sẽ trở thành tư lệnh toàn thể binh sĩ Trung Quốc tại Việt Nam. 38 Xiang Zhonghua và Liu Zhijian vẫn giữ nguyên các vai trò của họ là chính ủy Quân Khu Quảng Châu và Quân Khu Côn Minh. 39 Wang Hai, Tư Lệnh Không Quân Quân Khu Quảng Châu, được phong làm tư lệnh các hoạt động không quân tại chiến trường Quảng Tây và Hou Shunjun, chỉ huy Trạm Chỉ Huy Không Quân Quân Khu Côn Minh, trở thành vị tư lệnh không quân đối tác của ông tại chiến trường Vân Nam. 40

           Tại một đối cực của xứ sở, Mặt Trận Phương Bắc được thiết lập cùng lúc để đối diện với Liên Bang Sô Viết.  Bao gồm các Quân Khu Tân Cương, Lan Châu, Bắc Kinh, và Shenyang (Thẩm Dương?), Mặt Trận Phương Bắc được cầm đầu bởi Li Desheng, tư lệnh Quân Khu Shenyang.  Các quân khu phía bắc, bất kể có sự tập trung đông đảo nhất các binh sĩ của QĐGPNDTQ, sẽ giữ lại các đơn vị của chúng và đã không đóng góp gì cho chiến dịch ở phương nam. 41

           Hiệu quả chủ định của sự thành lập Mặt Trận Phương Nam là để tạo ra một tổ chức duy nhất, báo cáo trực tiếp cho Tổng Hành Dinh QĐGPNDTQ tại Bắc Kinh, vốn kiểm soát tất cả các cơ sở không quân và bộ bình của QĐGPNDTQ trong Quân Khu Côn Minh và Quân Khu Quảng Châu.  Mặt trận bao gồm hai chiến trường: Quảng Tây ở phía đông, giáp ranh với Huyện Khu Quân Sự Vân Nam trong Quân Khu Côn Minh.  Trong cả hai trường hợp, chiến trường quân sự cho các hoạt động đi theo ranh giới của tỉnh liên hệ.

           Mối quan hệ chỉ huy về phía Việt Nam thì hoàn toàn đơn giản.  Quân Khu Một, bao gồm các tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, được định danh là khu Cao-Lạng, 42 và hai mặt trận được thiết lập trong phạm vi của nó.  Trong Tháng Hai 1979, Mặt Trận Cao Bằng [tiếng Việt trong nguyên bản, chú của người dịch] được thiết lập để kiểm soát các hoạt động trong vùng tây bắc của Quân Khu Một, với Mặt Trận Lạng Sơn đảm trách một vai trò tương tự tại phần phía đông của quân khu. 43 Thủ tục cũng giống thế tại Quân Khu Hai, nơi mà khu vực hoạt động Phong Thổ - Lào Cai được thành lập với một mặt trận duy nhất, Mặt Trận Lào Cai.  Khu vực biên giới duy nhất vào lúc khởi đầu đã không bao gồm một hay nhiều mặt trận dưới một quân khu là tỉnh duyên hải Quảng Ninh, nhưng tình trạng này đã được lưu ý tới trong Tháng Ba khi Bộ Quốc Phòng đã thiết lập Mặt Trận Quảng Ninh tại Đặc Khu Quảng Ninh. 

           Việc chỉ huy quân sự tổng quát của QĐNDVN nằm trong tay viên Tướng cao cấp Võ Nguyên Giáp, Bộ Trưởng Quốc Phòng từ 1944.  Thượng Tướng Văn Tiến Dũng là Tổng Tham Mưu Trưởng và Thượng Tướng Chu Huy Mẫn làm Tổng Cục Trưởng TCCT. 44 Thiếu Tướng Đàm Quang Trung là Tư Lệnh Quân Khu Một kiêm Chính Ủy, và Trung Tướng Vũ Lập (tên chiến đấu (nom de guerre) của Nông Văn Phách) là tư lệnh của Quân Khu Hai. 45

    Các Chuẩn Bị Cuối Cùng

           Trong Tháng Mười 1978, QĐGPNDTQ đã khởi sự một loạt các cuộc thăm dò các vị trí của Việt Nam liên tục cho đến ngày 15 Tháng Hai 1979.  Phía Trung Quốc có chủ định dùng các hoạt động này để thu lượm tin tức tình báo, dọa nạt các binh sĩ QĐNDVN, và để đánh lạc hướng sự chú ý đến mục đích hoạt động chính của Trung Quốc cho chiến dịch sắp xẩy ra.  Các cuộc thăm dò đầu tiên được thực hiện tại các khu vực xuyên qua đó QĐGPNDTQ sau này sẽ di chuyển trong cuộc xâm lăng hôm 17 Tháng Hai.  Các mục tiêu diện địa chính yếu của cuộc xâm lăng sẽ là các tỉnh Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng và Lạng Sơn, và chín trong mười cuộc thăm dò đầu tiên đã được thực hiện chống lại QĐNDVN tại các tỉnh này.  Về chín cuộc tấn công, tám cuộc được thực hiện tại các huyện nằm ngang các lộ tiến quân cho cuộc xâm lăng.  (Đã không có các cuộc thăm dò được ghi nhận tại Lai Châu và Hà Tuyên, hai tỉnh biên giới Việt Nam chỉ phải chịu tổn thất nhỏ hay các cuộc tấn công quấy rối trong Tháng Hai.) Các cuộc tấn công dần gia tăng về quân số và tần số trong khi nhiều đơn vị QĐGPNDTQ được bố trí dọc biên giới, phản ảnh nhu cầu gia tăng của các chỉ huy tại chỗ về thông tin cho các hoạt động chiến trường của chính họ.  Các cuộc thăm dò đã tìm cách xác định các vị trí của địch, xuyên qua sự phân tích phản ứng của QĐNDVN đối với các cuộc tấn công diện địa và pháo kích.

           Không có sự ghi nhận về các cuộc thăm dò của Việt Nam đối với các vị trí của phía Trung Quốc, nhưng gần như chắc chắn rằng phía Việt Nam ít nhất đã thực hiện sự thám thính địa hình và sự tăng cường của Trung Quốc: biên giới thì cực kỳ bỏ ngõ và các lính tuần cảnh, gián điệp và các người khác đều có thể băng ngang nó với sự dễ dàng tương đối.  Bất luận Việt Nam có thực hiện các cuộc tuần cảnh hay không, sự kiện rằng các cuộc thăm dò của Trung Quốc thì quy mô, được tổ chức tốt, và bạo động đã rõ ràng báo tin cho phía Việt Nam về tầm mức lớn lao của lực lượng dàn binh bố trận đánh họ.

           Vào sáng ngày 17 Tháng Hai, 1979, Việt Nam có khoảng mười lăm trung đoàn chiến đấu được kiểm soát bởi năm sư đoàn chính quy tại các Mặt Trận Lào Cai, Cao Bằng, và Lạng Sơn.  Dân quân và một số nhỏ các đơn vị biên phòng hỗ trợ cho tuyến phòng thủ, để tạo ra một lực lượng vào khoảng 50,000 người.  Dàn binh chống lại các kẻ phòng thủ, dưới sự chỉ đạo của Mặt Trận Phương Nam của nó, Trung Quốc đã có hơn một trăm trung đoàn chiến đấu, tổng cộng khoảng 450,000 quân.  Tương quan lực lượng ít nhất là sáu trên một, và tại một số khu vực, tỷ lệ này cao hơn nhiều.  Tại khu vực quanh Lạng Sơn, cán cân lực lượng ít nhất là mười trên một, nghiêng về phía Trung Quốc.

           Cả Việt Nam lẫn Trung Quốc chưa hề ấn hành một sự giải thích rõ ràng về các kế hoạch hành quân của mình trong chiến dịch 1979, nhưng một số điều gì đó về các kế hoạch đó có thể được nhận thấy xuyên qua sự phân tích về các địa điểm và các sự điều động các lực lượng đối nghịch.  Bức tranh mà sự phân tích như thế tạo ra đôi khi khác biệt với bức tranh mà phần lớn các học giả tin tưởng về chiến dịch; đặc biệt, nó nêu lên các câu hỏi nghiêm trọng về con số các cuộc tấn công mà Trung Quốc đã thực hiện tại các tỉnh lỵ Việt Nam trong chiến dịch 1979: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, và Lạng Sơn. 46 Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Việt Nam đồng ý rằng đã không có các cuộc tấn công vào Hà Giang và Lai Châu. 47 Một sự phân tích tường tận sự giao tranh xác quyết chiến dịch thành một cuộc đấu tranh trên ba mặt trận đã được xác định trước đây trong chương này: Lạng Sơn, Cao Bằng, và Lào Cai. 48 Vào các giờ giấc sớm sủa của ngày 17 Tháng Hai, chiến dịch đã khởi sự tại ba mặt trận này (xem Các Bản Đồ 6, 7 và 8 [theo sự đánh số trong nguyên bản, chú của người dịch]).. 49 

    MẶT TRẬN LẠNG SƠN

           Cuộc tấn công của Trung Quốc vào Lạng Sơn diễn ra hơi muộn hơn các cuộc đột kích vào Cao Bằng và Lào Cai một chút, các khẩu súng của Quân Đoàn 55 khai hỏa khoảng 5 giờ sáng vào quân phòng vệ Việt Nam tại khu vực Hữu Nghị Quan, giữa các cột mốc biên giới 15 và 20 (Bản Đồ 6).  Đàng sau sự yểm trợ bằng pháo binh, Quân Đoàn 55 ở tư thế di chuyển đánh vào mục tiêu khởi đầu của nó, thị trấn Đồng Đăng.  Ở phía đông nam, giữa các cột mốc biên giới 32 và 45, Quân Đoàn 43 chĩa các khẩu súng của nó vào bộ đội biên phòng Việt Nam tại các ngọn đồi chung quanh thị trấn Chi Mã.  Đường tiến của lộ quân 43 xuyên Chi Mã qua đường địa phương 402 50 đến Lộc Bình, khoảng mười cây số ở hướng tây nam.  Từ Lộc Bình, Quân Đoàn 43 sẽ móc vào vùng tây bắc dọc Xa Lộ 4B đến mục tiêu tối hậu, Lạng Sơn. 51

           Quân Đoàn 55 và Quân Đoàn 43, cùng với Quân Đoàn 54, đã khởi sự đánh ngược lại, chính vì thế sắp tấn công Lạng Sơn từ hai hướng.  Vượt quá Đồng Đăng, Quân Đoàn 55 có một đường tiến tới cách Lạng Sơn mười bẩy cây số dọc theo Xa Lộ 1A; từ Lộc Bình, Quân Đoàn 43 sẽ vượt qua mười chín cây số trên Xa Lộ 4B. 52 Chiến lược của Trung Quốc nhằm hai đạo quân của nó nối liền với nhau tại hướng tây nam Lạng Sơn, cô lập Sư Đoàn 3 Việt Nam và buộc nó phải đầu hàng hay bị tiêu diệt.  Sự chiếm giữ sớm sủa Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 150 cây số, sẽ mang lại cho Trung Quốc sự sử dụng đường xe hỏa từ biên giới và một trong những xa lộ tốt nhất của Việt Nam, Quốc Lộ 1A. Thủ đô Việt Nam sẽ bị mở ngỏ cho sự tấn công.  Nếu Bắc Kinh sẽ đi chuyển để đánh vào Hà Nội, Lạng Sơn rõ ràng là nơi chốn để phát động cuộc tấn công.  Nếu mục đích của nó là ngừng lại tại Lạng Sơn, sự chiếm giữ mau chóng thị trấn sẽ tăng bổ cho ý nghĩa của bài học mà Bắc Kinh dự liệu để dậy dỗ Việt Nam bằng việc phơi bày tình trạng khả dĩ dễ bị tấn công của Hà Nội.  Đối với Trung Quốc, sự thành công mau lẹ trên mặt trận này có tính cách quan yếu.  Trên chiến trường, nó đã tìm cách bảo đảm cho sự chiến thắng qua việc tập hợp ít nhất chín sư đoàn bộ binh đánh vào một sư đoàn duy nhất của Việt Nam, Sư Đoàn 3 đã đào hào chiến đấu quanh Lạng Sơn.

           Quân Đoàn 55 đã phóng ra cuộc tấn công của nó bằng việc đẩy Sư Đoàn 163 xuống phía nam qua Hữu Nghị Quan, với lệnh chiếm giữ ba mục tiêu sơ khởi: Đồng Đăng, dẫy núi dài bốn cây số phía nam thị trấn bao gồm Đồi 339, Thẩm Mô [?], Đồi 505, và Đồi 423 và giao điểm của Xa Lộ 1A với Xa Lộ 1B.  Tất cả các mục tiêu này đều nằm trong phạm vi năm cây số tính từ Hữu Nghị Quan.  Bên sườn phía tây của cuộc tấn công của Quân Đoàn 55, Sư Đoàn 164 đã tiến vào Việt Nam tại vùng lân cận của các cột mốc biên giới 15 và 16 với lệnh tự bố trí trên Xa Lộ 4A và ngăn cản sự tăng viện cho Lạng Sơn từ Cao Bằng.  Nó cũng sẽ tấn công xuống phía nam tới Lạng Sơn, chiếm giữ Đồi 386, Đồi 438, Cồn Khoang [?], và Khon Lang [?] và từ đó khóa kín chiến tuyến Trung Quốc ở phía nam Đồng Đăng.  Mục tiêu sơ khởi sâu nhất của Sư Đoàn 164 là Khon Lang [?], khoảng năm cây số tính từ cửa ải vượt qua biên giới, và khu vực mà nó sẽ kiểm soát có chiều rộng nhất là hai cây số.  Sự thi hành thành công các kế hoạch này sẽ mang lại cho hai sư đoàn Trung Quốc sự kiểm soát các cao điểm trên cả hai sườn của cuộc tiến quân của chúng: Đồi 438 tại phía tây và Đồi 505 tại phía đông.  Đối diện chúng, tại một mặt trận rộng 5-7 cây số, là Trung Đoàn Bộ Binh 12 của Sư Đoàn 3 Việt Nam. 53

           Tại ven biên phía đông của Mặt Trận Lạng Sơn, Quân Đoàn 43 Trung Quốc cũng điều động tương tự hai sư đoàn, 127 và 129, trong cuộc tấn công sơ khởi của nó.  Bên tay phải của cuộc tấn công của Quân Đoàn 43, Sư Đoàn 127 băng qua biên giới khoảng giữa các cột mốc biên giới 32 và 33 trên một trục tiến quân chạy từ thị trấn biên giới Ba Son [?] tới thị trấn Cao Lộc.  Đây là hướng tiến khó khăn nhất trong bất kỳ hướng tiến nào mà Trung Quốc đã sử dụng trong các cuộc đột kích của họ.  Hướng tiến chạy theo một con lộ trải sỏi vụn rời, dùng trong khí hậu mùa khô, hẹp, quanh co qua các ngọn núi men theo bờ của một giòng nước theo mùa, không có tên đặt, trên một quãng dài khoảng ba mưoi kilômét, trước khi cắt ngang Xa Lộ 1A tại Cao Lộc, ở ven biên đông bắc của thành phố Lạng Sơn. 54 Bên tay trái của cuộc đột kích, Sư Đoàn 129 tấn công xuyên qua Chi Mã từ các khu vực tập hợp của nó gần các cột mốc biên giới 43 và 45, với mục tiêu chiếm giữ Đồi 392 và Đồi 623 và nối với Xa Lộ 4B tại thị trấn Lộc Bình.  Sư đoàn sau đó sẽ chuyển lên hướng bắc để tấn công mục tiêu chính yếu của nó – Lạng Sơn. 55

           Phòng vệ chống lại các cuộc tấn công này chủ yếu là Trung Đoàn 141 của Sư Đoàn 3 của Việt Nam.  Đơn vị này đối diện với một lực lượng đột kích gồm hai sư đoàn hoạt động trên hai trục tiến quân, cách nhau khoảng mười lăm cây số.  Phân cách hai mũi đột kích của Trung Quốc là dẫy núi cao nhất của tỉnh Lạng Sơn, bao gồm núi Ma Sơn [Mẫu Sơn?], có cao độ 1,541 mét. 5 Các ngọn núi này thì dốc cao, trơ trụi cây cỏ, và khó phòng vệ.  Mặc dù có một số hang động trong các núi đá và cấu hình đá vôi mà các binh sĩ Việt Nam có thể sử dụng, nhưng phần lớn bất kỳ vị trí phòng thủ nào sẽ dễ dàng được nhìn thấy từ xa và là một mục tiêu tương đối trực diện cho một liên toán bộ binh-pháo binh có khả năng chiến đấu.

           Khi cuộc xâm lăng mở ra, cuộc tấn công của QĐGPNDTQ đã mau chóng tụt sau thời biểu.  Ở phía bắc Lạng Sơn, Quân Đoàn 55 đã thất bại sau hơn một tuần lễ giao tranh để di chuyển sâu hơn ba cây số vào Việt Nam.  Từ 17 Tháng Hai cho đến 23 Tháng Hai, Quân Đoàn 55 đã vất vả để đánh chiếm tuyến phòng thủ chạy từ Đồi 505 bên phía đông mặt trận của nó đến Đồi 438 bên phía tây.  Mãi tới ngày 23 Tháng Hai, trạm xe hỏa Đồng Đăng và Thẩm Mô [?] mới bị chiếm giữ, và ngay sau đó sự kháng cự của Việt Nam trong khu vực vẫn tiếp tục.  Giao tranh tiếp diễn tại khu vực Đồng Đăng và dọc theo tuyến phòng thủ Đồi 505 - Đồi 438 cho mãi tới, ít nhất, ngày 27 Tháng Hai, 57 và đòi hỏi ở một vài thời điểm trong thời khoảng mười ngày này, sự gia nhập vào cuộc chiến một quân đoàn Trung Quốc thứ nhì. 58

           Bên phía đông của Mặt Trận Lạng Sơn, các nỗ lực của Quân Đoàn 43 là một điểm tương đối sáng chói trong đám sương mù thảm họa bao trùm các cuộc tấn công của Trung Quốc.  Quân Đoàn 43 đã phải tiến xa hơn đến các mục tiêu sơ khởi của nó so với các Quân Đoàn 55 và 54, nhưng nó đã di chuyển nhanh hơn.  Trong vòng mười một ngày, Quân Đoàn 43 đã di chuyển và chiếm giữ Lộc Bình, mười bảy cây số từ các vị trí tập hợp của nó, và đến đầu Tháng Ba, nó vươn tới Lạng Sơn, cách quảng mười chín cây số xa hơn nữa. 59 Nhưng tổng quát QĐGPNDTQ ở vào thời khoảng sớm hơn trong lịch sử của nó đã biểu lộ một khả năng đáng kể trong việc thực hiện các hoạt động chiến đấu với một tốc độ rất nhanh, nay lại bị đánh trả và phải dậm chân tại chỗ bởi một lực lượng bị áp đảo về quân số một cách lớn lao. 60

           Trận Đánh Lạng Sơn khởi sự vào ngày 23 Tháng Hai và         đã không kết thúc cho tới khi phía Trung Quốc chiếm được Đồi 413, tây nam thành phố, vào ngày 5 Tháng Ba. 61 Trong cùng ngày, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc loan báo ý định của Trung Quốc triệt thoái khỏi Việt Nam. 62

    MẶT TRẬN CAO BẰNG

    Bản Đồ 7: Mặt Trận Cao Bằng (1979)
    http://www.gio-o.com/NgoBac/mapodowd6%20001.jpg

           Cuộc tấn công trên Mặt Trận Cao Bằng khởi sự lúc choạng vạng của sáng ngày 17 Tháng Hai, tại bốn điểm cách nhau một cách xa xôi trên biên giới (Bản Đồ 7).  Các lực lượng Trung Quốc mau chóng di chuyển qua các điểm băng ngang biên giới tí hon dẫn đến Trùng Khánh, Quảng Uyên (cũng còn được gọi theo tên của huyện, Quảng Hoa [?], Trà Lĩnh [?] và Hòa An [?].  Tất cả đều dẫn đến thành phố Cao Bằng.

           Trung Quốc đã tập hợp một lực lượng hùng mạnh để thực hiện phần này của chiến dịch.  Các lực lượng tấn công chính yếu là các Quân Đoàn 41 và 42 từ Quân Khu Quảng Châu.  Hỗ trợ cho các đạo quân chính này là các thành phần thuộc Quân Đoàn 12 63 (Quân Khu Nam Kinh), Quân Đoàn 50 64 (Quân Khu Thành Đô), và Quân Đoàn 20 65 (Quân Khu Nam Kinh), góp sức vào một lực lượng có tổng số có thể lên tới 200,000 quân nhân.  Các thành phần của tất cả năm quân đoàn Trung Quốc được trình bày nơi phần này sau rốt được nhìn thấy có chiến đấu tại Việt Nam.         

           Trong lúc tập hợp cho cuộc xâm lăng, QĐGPNDTQ đã điều động đên các khu vực tập hợp thuộc các huyện Longzhou (Long Châu) và Jingxi, tỉnh Quảng Tây.  Các khu vực này chỉ vừa đủ thích nghi với công tác.  Không giống như các khu vực tập hợp đối diện ở Lạng Sơn và Lào Cai, không địa điểm nào tại Jingxi hay Long Châu được phục vụ bởi một đường hỏa xa: khu tập hợp Long Châu cách nhà kho hỏa xa gần nhất hơn tám mươi cây số, và khu tập hợp Jingxi cách xa hơn 200 cây số.  Binh sĩ vì thế đã phải đi bộ hay được vận tải đến các khu vực tập hợp trên các con đường đất chật hẹp.  Xe tăng được lái đên các khu vực tập hợp bởi không có phương tiện chuyên chở nào khác, và các khẩu pháo đã được kéo đi.  Trang cụ của QĐGPNDTQ có tinh chất căn bản và bền bỉ, nhưng nó đã không được thiết kế cho loại vận dụng này.  Mọi loạt đạn, mọi loại nhiên nhiệu, và mọi tấm mền (chăn) cho mọi người cũng phải được chuyên chở đến khu vực tập hợp  và sau đó được gồng gánh bởi người khuân vác hay chở bằng xe tải đến các đơn vị đang tiên phuông.  Gạo, rau, và một ít thịt gây phấn khởi cho sự dinh dưỡng của các binh sĩ QĐGPNDTQ có thể được mua tại địa phương, nhưng các khu vực xa xôi này của tỉnh Quảng Tây chưa bao giờ sản xuất ra được nhiều để làm phần thặng dư.  Đón tiếp một đội quân ở kích thước này hẳn đã phải là một cơm ác mộng cho các viên chức cấp huyện và xã địa phương.

           Sự điều động các lực lượng của QĐNDVN đối diện QĐGPNDTQ ở điểm này của biên giới thì ít được hay biết.  Trung Đoàn 677 được đồn trú để bảo vệ Trà Lĩnh, và các Trung Đoàn 246 và 852 phòng vệ các đường tiến tây bắc đên Cao Bằng xuyên qua Hòa An và Thông Nông [?].  Trung Đoàn 481 có lẽ được dùng làm quân trừ bị của Sư Đoàn 346 và như kẻ phòng vệ chính yếu của Cao Bằng.  Không rõ nơi chốn mà các đơn vị khác đã được bố trí. 66

           Quân Đoàn 41 Trung Quốc đã băng qua biên giới dọc theo một bề mặt rộng trước khi hướng sự tiến quân của nó vào Cao Bằng bên dưới, thành hai mũi tiến xuyên qua các thị trấn Trà Lĩnh và Trùng Khánh.  Sau khi chiếm giữ Trà Lĩnh, khoảng 5-6 cây số từ các cột mốc biên giới 96 và 92, các kẻ tấn công sẽ di chuyển theo hướng nam đên Cao Bằng, cách xa hai mươi cây số.  Tại đầu mút kia của mặt trận Trung Quốc, Quân Đoàn 42 sắp tấn công Cao Bằng từ hướng đông nam, từ huyện Long Châu.  Tại sườn phía nam của đường tiến của Quân Đoàn 42 tọa lạc thành phố Thất Khê; trên sườn phía bắc là một đường tiến khởi hành từ điểm băng qua biên giới ở Shuikouguan (Thủy Khẩu Quan?) trước khi dẫn đến Phục Hòa [?] và phía bắc của Quảng Uyên.  Sau khi chiếm giữ Quảng Uyên, Quân Đoàn 42 sẽ bắt tay với Quân Đoàn 41 và tiếp tục đánh vào phía tây của Cao Bằng. 67

           Quân Đoàn 42 rõ ràng phụ trách việc gửi một lực lượng xuống phía nam  đến Xa Lộ 4 để liên kết với các lực lượng Trung Quốc ở phần cực bắc của Mặt Trận Lạng Sơn.  Bằng việc nối liền hai mặt trận, Trung Quốc sẽ vừa có thể giành đoạt được khả năng để di chuyển lực lượng của chính họ đi từ một khu vực hoạt động này sang khu vực kia, và sẽ không cho địch quân của họ cơ hội để tăng cường sự phòng thủ của nó dọc theo đường Thái Nguyên - Thất Khê.  Thái Nguyên nằm ở phía nam chỉ cách tám mươi cây số và có các tuyến đường hỏa xa tốt, nối tiếp từ Hà Nội.

           Các sự tiến quân của Trung Quốc thì chậm chạp.  Các cuộc tân công bởi Quân Đoàn 41 đụng đầu trực tiếp với Trung Đoàn 677 của Việt Nam, đã chặn nó ngay trên lộ trình của nó.  Mãi cho đến ngày 22 Tháng Hai, QĐGPNDTQ mới chiếm được Trà Lĩnh [?].  Sự tiến quân của Quân Đoàn 41 tại các khu vực khác cũng chậm chạp tương tự, và vao cuối ngày 22 Tháng Hai, điểm xâm nhập sâu nhất của nó, tại Trùng Khánh, không hơn 10-15 cây số tính từ biên giới.  Các thành phần khác của Quân Đoàn 41 đã chậm chạp trong một loạt các vụ giao tranh gần Thông Nông, tây bắc thành phố Cao Bằng. 68

           Các nỗ lực của Quân Đoàn 42 có hiệu quả hơn, và vào tối ngày 22 Tháng Hai, Quân Đoàn 42 đã chiếm giữ Phục Hòa, Thất Khê, Quảng Uyên, và Đông Khê, xâm nhập vào Quảng Uyên, sâu khoảng hai mươi lăm cây số tính từ Shuikouguan.  Một vài bài học khó khăn được học hỏi dọc theo con đường.  Vào ngày 20 Tháng Hai, một đơn vị xe tăng của QĐGPNDTQ, di chuyển trước lực lượng chính, đã xâm nhập vào Bắc Sơn, khoảng mười cây số đông nam Cao Bằng trên Xa Lộ 4.  Phía Việt Nam đã chặn đứng sự xâm nhập này bằng một hàng rào các hỏa tiễn chống chiến xa đã hủy diệt nhiều xe tăng và buộc Quân Đoàn 42 phải tăng phái vội vã để ngăn chặn mũi tiến công của nó bị bao vây và loại trừ.  Mặc dù phía Trung Quốc phá vỡ được sự kháng cự này, họ đã học được rằng, trong các vụ giao tranh giữa các lực lượng gần cân lượng, họ không phải là đối thủ của Việt Nam. 69

           Hai mươi cây số đường lộ chật hẹp và địa hình đồi núi giờ đây nằm giữa Quân Đoàn 42 và Cao Bằng, và các Quân Đoàn 41 và 42 hội tụ từ Trà Lĩnh, Trùng Khánh, và Quảng Uyên tại một nút chặn nguy hiểm.  Đèo Mã Phục (vĩ độ 2244N; kinh độ: 10619E) là một khe hở của rặng núi có cao độ khoảng 700 mét.  Một con đường dốc với độ dốc ước lượng khoảng 15 phần trăm uốn khúc lối đi của nó qua nhiều chữ chi (switchbacks) xuyên đèo, tạo thành một khu vực, như phía Trung Quốc sắp khám phá ra, có thể sẵn sàng để phòng thủ ngay dù bởi một lực lượng rất nhỏ bé. 70

           Bất kể các khó khăn này, Cao Bằng bị mất vào ngày 25 Tháng Hai.  Trung Quốc tuyên bố đã tiêu diệt các Trung Đoàn 677 và 681 (có lẽ là 481) thuộc Sư Đoàn 346 của Việt Nam và đã tuyên bố vào hôm sau cũng đã hủy diệt tàn quân của Trung Đoàn 246.  Lời tuyên bố này không làm QĐGPNDTQ hãnh diện: nếu đó là sự thực, một sư đoàn duy nhất của Việt Nam đã cầm chân hai quân đoàn Trung Hoa đầy đủ cấp số và các thành phần của nhiều quân đoàn khác trong gần mười ngày.

           Trong năm ngày kế đó, giao tranh khốc liệt tiếp tục diễn ra khắp khu vực hành quân Cao Bằng.  Vào ngày 27 Tháng Hai, Trung Quốc chiếm giữ phi trường Guan Tiat [?] tây nam Thất Khê.  Phía Việt Nam đã phản công, và hai bên tiếp tục tranh giành phi trường.  Phía Việt Nam cũng đã phản công tại Quảng Uyên và Trà Lĩnh trong ngày 27 Tháng Hai, với sự kiểm soát của Trung Quốc trên các thị trấn không được tái lập mãi cho tới ngày 2 và 3 Tháng Ba, một cách lần lượt.  Nếu Sư Đoàn 346 của Việt Nam và các đơn vị anh em của nó thực sự bị tiêu diệt, điều khó hiểu là các đơn vị nào đã mở các cuộc phản công này đàng sau các phòng tuyến của Trung Quốc. 71

           Vào lúc 19:30 ngày 3 Tháng Ba, một lực lượng Trung Quốc từ Thất Khê và một lực lượng Trung Quốc từ Đồng Đăng đã chiếm được thị trấn Duet Long [Duyệt Chung?], trên Xa Lộ 4.  Khu vực hành quân Lạng Sơn chính vì thế được nối kết với khu vực hành quân Cao Bằng, và khoảng trống quan trọng giữa các binh sĩ của Quân Khu Quảng Châu được nối liền lại.

     

    MẶT TRẬN LÀO CAI

           Cuộc tấn công của Trung Quốc vào khu vực hành quân Lào Cai đã diễn ra trước bình minh bằng một hàng rào pháo binh yểm trợ trút xuống các vị trí của phía Việt Nam (Bản Đồ 8).  Đàng sau hàng rào pháo yểm trợ, các thành phần của các quân đoàn 11, 13, và 14 QĐGPNDTQ hướng dẫn các cuộc tấn công diện địa dọc theo mũi tiến quân. 72 Bên tay phải nhìn từ Trung Quốc, cuộc tiến quân nhằm chiếm giữ Phong Thổ, cách Lào Cai khoảng sáu mưoi lăm cây số, để khóa chặt chiến trường từ phía tây.  Chiếm giữ Phong Thổ cũng mang lại cho Trung Quốc sự tiếp cận với Thung Lũng sông Đà, một điểm xâm nhập địa lý xa xôi nhưng trực tiếp vào Thung Lũng sông Hồng.  Cuộc tấn công ở giữa đánh vào chính thành phố Lào Cai, tọa lạc chưa đầy một cây số từ biên giới.  Lào Cai cách Hà Nội 295 cây số và là một đầu mối cấp vùng của sự giao thông bằng đường hỏa xa, đường bộ và đường sông.  Sự kiểm soát thành phố sẽ mang lại cho các kẻ xâm lăng muốn đe dọa Hà Nội và Thung Lũng sông Hồng một loạt các đường giao thông chính ở phía nam và đông tiến vào Việt Nam.  Trái với tầm quan trọng chiến lược hiển nhiên của Lào Cai, Mường Khương và Pha Long, các mục tiêu của mũi thứ ba trong cuộc đột kích của Trung Quốc cách bốn mươi cây số về phía đông, có ít tầm quan trọng rõ rệt về quân sự hay chính trị.  Có thể rằng các cuộc tấn công ở đây có chủ định làm rối trí hầu ngăn chặn phe phòng thủ Việt Nam khỏi việc di chuyển để tăng viện cho sự phòng thủ Lào Cai.

     

    Bản Đồ 8: Mặt Trận Lào Cai (1979)
    http://www.gio-o.com/NgoBac/mapodowd7%20001.jpg

           Được phối hợp bởi Tổng Hành Dinh Mặt Trận Quân Khu Côn Minh, có lẽ đặt taị Thành Phố Côn Minh, lực lượng tấn công Trung Quốc bao gồm các Quân Đoàn 11 và 13 73 từ Quân Khu Côn Minh, Quân Đoàn 14 74 từ Quân Khu Thành Đô.  Ba quân đoàn này đã đem hơn 125,000 binh sĩ vào trận đấu.  Quân Đoàn 11 thực hiện các cuộc tấn công tại phần phía tây của các cuộc hành quân, đột kích Phong Thổ và móc sang hướng đông đến Sapa và Lào Cai. 75 Một đơn vị biệt phái của Quân Đoàn 14 cũng chịu trách nhiệm cho cuộc tấn công vào Mường Khương và có lẽ đã tiến tới Lào Cai từ phía đông.  Quân Đoàn 13 thực hiện các cuộc hành quân đánh vào Lào Cai và tiếp tới Cam Đường, nằm ngay sát phía nam của Lào Cai.

           Trận liệt của phía phòng thủ Việt Nam thì khó thẩm định hơn.  Tác giả Li Man Kin, người đã thực hiện nhiều nhất việc ước lượng sức mạnh của QĐNDVN trong chiến dịch 1979, tin tưởng rằng Sư Đoàn 316 Việt Nam và Sư Đoàn 345 đã được bố trí tại khu vực và xác định trong số quân phòng thủ các Trung Đoàn 192, 148, 147, 254, 121, và 95.  Sáu trung đoàn phù hợp với lực lượng của hai sư đoàn, nhưng trong số các trung đoàn mà tác giả họ Li xác định duy nhất chỉ có trung đoàn 148 rõ ràng có liên hệ với Sư Đoàn 316.  Hoàn toàn có thể là họ Li đã có trận liệt của ông chính xác ở cấp sư đoàn nhưng ít xác đáng hơn ở cấp trung đoàn. 76 Lực lượng hai sư đoàn QĐNDVN sẽ hàm ý rằng đã có vào khoảng 20,000 quân phòng thủ Việt Nam gần Lào Cai khi phía Trung Quốc tấn công.

           Các mục tiêu đầu tiên vào ngày 17 Tháng Hai là Lào Cai và các thị trấn nhỏ ở Bát Xát, Mường Khương và Pha Long.  Cuộc đột kích chính nhắm vào Lào Cai, cùng với các trận đánh vào Bát Xát, khoảng mười lăm cây số tây bắc thành phố, và vào Mường Khương và Pha Long có lẽ có chủ định muốn làm lạc hướng sự chú ý của Việt Nam khỏi sự tấn công vào Lào Cai.  Dường như không có bất kỳ cuộc tấn công nào vào Phong Thổ trong ngày đầu tiên của chiến dịch.

           Sư Đoàn 345 Việt Nam đón nhận áp lực chính của các cuộc tấn công từ phía Trung Quốc và đã đánh trả dữ dội.  Nó đã cầm cự Quân Đoàn 13 QĐGPNDTQ, cho mãi đến 14:00 giờ ngày 19 Tháng Hai mới chiếm được Lào Cai.  Sự di chuyển của Trung Quốc đánh Mường Khương và Pha Long tiếp tục trong ngày 19 Tháng Hai, nhưng vào ngày 20 Tháng Hai, QĐGPNDTQ nhận ra mình vẫn còn giao tranh tại khu vực phía nam Lào Cai và vẫn còn tham dự vào các hoạt động càn quét trong Thành Phố Lào Cai.  Vào ngày 23 Tháng Hai, khi Sư Đoàn 316 Việt Nam giao chiến lần đầu, hai quân đoàn QĐGPNDTQ đã giao tranh trong hơn năm ngày chống lại một sư đoàn duy nhất của quân phòng thủ, song mởi chỉ tiến được khoảng hai cây số vào lãnh thổ Việt Nam.

           Dù thế hình thái của cuộc tấn công sau cùng đã bắt đầu tiến tới tiêu điểm.  Một nhóm của QĐGPNDTQ, có lẽ là Quân Đoàn 13, đã di chuyển xuống phía nam dọc theo sông Hồng để tấn công Cam Đường, một thị trấn cách Lào Cai khoảng mười cây số được phòng thủ bởi số quân còn sót lại của Sư Đoàn 345.  Một toán khác, có lẽ là Quân Đoàn 14, đã di chuyển theo hướng tây nam dọc theo con đường Lào Cai-Sapa (Xa Lộ 4D) để tấn công Sư Đoàn 316.  Sư Đoàn 316 đã di chuyển ra khỏi Sapa, cách Lào Cai ba mươi tám cây số, để chặn đường tiến quân Trung Quốc, đã đụng độ nhau hôm 22 Tháng Hai tại một nơi nào đó dọc theo con lộ thứ nhì nối liền Lào Cai với Sapa.

           Sau ba ngày chiến đấu, vào ngày 25 Tháng Hai, phía Trung Quốc chiếm được Cam Đường.  Tuy nhiên, các khó khăn giờ đây đã tự bộc lộ tại hậu tuyến của các lực lượng xâm lăng, và QĐGPNDTQ đã phải mất hai ngày kế đó để tảo thanh các ổ kháng cự tại Lào Cai và các thị trấn khác mà nó nghĩ đã an toàn.

           Vế hướng tây nam, binh sĩ Trung Quốc đã tiến dần đến Sapa một cách chậm chạp, và vào lúc 14:45 giờ ngày 1 Tháng Ba, thị trấn này bị mất.  Một lực lượng Trung Quốc tiêu lòn chung quanh Sapa để cắt đứt lối rút lui của quân phòng vệ thuộc Sư Đoàn 316 QĐNDVN bằng việc tấn công vào Bình Lư [?].  Lực lượng bao vây này rõ ràng đã đi vòng quanh ngọn núi cao nhất của Việt Nam, Phan Xi Pang, và đã băng qua một phần của rặng núi Hoàng Liên Sơn để hoàn tất sứ mệnh của nó.  Bình Lư, cách Sapa bốn mươi cây số về phía tây, là một mục tiêu quan trọng bởi nó ngặn chặn các lực lượng tăng viện không đến được Sư Đoàn 316 bằng cách chặn con đường tốt nhất đên từ Lai Châu.  Mặc dù không có dấu hiệu cho thấy phía Trung Quốc đã đi hết con đường đên Bình Lư, vị trí chặn đường này cách xa ít nhất bốn mươi cây số đối với biên giới Trung Quốc và được chứng tỏ là điểm xâm nhập sâu nhất của Trung Quốc trong cuộc chiến.

           Trong khi các thành phần bên phía tây của cuộc tấn công của Trung Quốc trên Mặt Trận Lào Cai chính vì thế đang mưu toan chấm dứt sự kháng cự của Sư Đoàn 316, các thành phần bên cánh đông của lực lượng xâm lăng đã nỗ lực mở một cuộc tấn công buổi tối vào Khoc Tiam [Khoc Tham?].  Được phóng ra vào lúc 20:00 ngày 2 Tháng Ba, cuộc tấn công đã đoạt được mục tiêu của nó vào lúc 17:15 ngày hôm sau.

           Tình hình trong khi đó trở nên nguy kịch cho Sư Đoàn 316 của Việt Nam.  Vào lúc 19:00 giờ ngày 3 Tháng Ba, Trung Quốc tiến tới thị trấn Phong Thổ, cắt đứt các con đường dẫn vào thành phố từ Bình Lư và Pa Tan [?], và ngăn chặn sự tiếp cận của Phong Thổ với các lực lượng tăng viện và tái tiếp tế từ Lai Châu.  Chiến thuật này cùng lúc dựng lên một lực lượng ngăn chặn khác giữa Sư Đoàn 316 với con đương tiếp tế Lai Châu.  Vào ngày 4 Tháng Ba, quân Trung Quốc tấn công và chiếm giữ Phong Thổ.

           Mặc dù Sapa đã bị mất vào ngày 1 Tháng Ba, Sư Đoàn 316 tiếp tục cầm cự Quân Đoàn 14 tại các khu vực lân cận.  Nó đã kháng cự trong hơn một ngày, cuộc giao tranh của nó kết thúc sau hết vào ngày 5 Tháng Ba.  Phía Trung Quốc tuyên bố đã hạ sát 1,398 binh sĩ Việt Nam, làm bị thương 620 và bắt giữ ba mươi lăm tù binh. 77 Với giá đã trả như thế nào thì không được hay biết.  QĐGPNDTQ đã áp dụng lối tấn công “làn sóng biển người” để đạt đựoc ngay dù mục tiêu thứ yếu nhất trong các mục tiêu chiến thuật.  Một lính bộ binh Việt Nam đã nói với ký giả người Pháp, Jean-Pierre Gallois, giữa lúc giao tranh, “Bộ binh Trung Quốc vai sát vai tiến tới để bảo đảm rằng các bãi gài mìn đã được khai quang … Khi họ di chuyển ra khỏi Lào Cai, họ rất đông đảo và và đi sát nhau như cây lúa trên các cánh đồng”. 78

    CUỘC TẤN CÔNG VÀO QUẢNG NINH

           Trung Quốc đã tập trung cuộc tấn kích của nó vào ba tỉnh lỵ của Lào Cai, Cao Bằng và Lạng Sơn, nhưng nó cũng thực hiện nhiều cuộc tấn công vào các thị trấn nhỏ khác thuộc các tỉnh miền bắc Việt Nam (xem Bản Đồ 2).  Các sự tường thuật cho thấy rằng QĐGPNDTQ đã tấn công ít nhất ở cấp đại đội đánh vào ba mươi chín địa điểm dọc theo biên giới dài 1,281 cây số. 79 Nhưng nếu các cuộc tấn công lớn nhất trong các cuộc đột kích này, các cuộc tấn công của QĐGPNDTQ vào các tỉnh lỵ, đã diễn ra một cách tệ hại, các cuộc tấn công nhỏ hơn được đánh giá ra sao?

           Các cuộc tấn công của QĐGPNDTQ vào Quảng Ninh tiêu biểu cho các cuộc tấn công nhỏ hơn này.  Quảng Ninh nằm ở bờ phía đông của biên giới Việt Nam với Trung Quốc và, với dân cư thưa thớt, là tỉnh nhỏ nhất mà Trung Quốc đã tấn công.  Một tỉnh dài, hẹp, trải dài đại cương theo trục đông bắc xuống tây nam, Quảng Ninh bao gồm chính yếu một khối lớn các ngọn đồi và núi thấp cùng một bình nguyên ven biển nhỏ hẹp.  Nó chỉ có hai thị trấn quan trọng: tỉnh lỵ, Hồng Gai, ven Vịnh Hạ Long, và Móng Cái, địa điểm biên giới để tiến vào tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ở Đông Hưng (Dongxing).  Ba huyện của Quảng Ninh giáp ranh với Trung Quốc, từ đông sang tây, là các huyện Hải Ninh, Quảng Hà, và Bình Liêu. Mạng lưới đường bộ trong tỉnh thì yếu kém.  Quốc Lộ 4B chạy từ Móng Cái đến Lạng Sơn, nhưng mãi tới 1998, nó còn nhỏ hẹp, lầy lội, và khó để đi qua ngay cả với xe lái bốn bánh.  Xa Lộ 18, một con đường khác của Quảng Ninh, chạy theo hướng bắc dọc bình nguyên duyên hải chật hẹp từ Hải Phòng để nối liền với Xa Lộ 4B.  Các công nghiệp chính của tỉnh là ngư nghiệp, canh nông và hầm mỏ.

           Ngoại trừ là một con đương phụ để đến Lạng Sơn hay một điểm khởi hành cho một mũi tấn kích dài để chọc thủng Hà Nội, thực sự không có gì ở Quảng Ninh lại sẽ có tầm quan trọng chiến lược đối với Trung Quốc. 80 Nỗ lực mà QĐGPNDTQ đặt vào việc tấn công các quận huyện biên giới của Quảng Ninh vì thế có vẻ là sai lầm và phí phạm.  Nhiều phần nó chỉ là một toan tính làm rối trí Việt Nam.  Trung Quốc đã tấn công thị trấn biên giới Móng Cái, nhưng cuộc tấn công đã thất bại trong việc thu hút các lực lượng tăng viện của Việt Nam đến khu vực này.  QĐNDVN đã cố thủ những gì nó có thể giữ và tái chiếm những gì nó đã mất.  Cuộc tấn công là một sự thất bại hoàn toàn.

           Cuộc tấn công vào Quảng Ninh đi trước các cuộc xâm nhập chính của Trung Quốc xa hơn về phía tây, khởi sự vào khoảng sau 23:00 giờ ngày 16 Tháng Hai với việc pháo kích và cuộc đột kích của bộ binh vào địa điểm biên giới ở Hoành Mô trong huyện Bình Liêu. 81 Cuộc tấn công khiến ta nghĩ rằng chủ định khả hữu của Trung Quốc là để tấn công xuống con đường Hoành Mô – Bình Liêu hầu cắt Xa Lộ 4B tại Tiên Yên.  Con đường duy nhất để tái tiếp tế hay tăng viện cho Móng Cái do đó sẽ phải là đường biển.  Vào ngày 17 Tháng Hai, phía Trung Quốc pháo kích Móng Cái và nông trại quốc doanh Xuân Hoa ở phía tây của thị trấn.  Sau đó trong cùng ngày, bộ binh Trung Quốc đã tấn công dọc theo một mặt trận dài sáu cây số tại vùng phụ cận Móng Cái, và một lực lượng Trung Quốc thứ nhì đã tấn công huyện Quảng Hà gần Po Hen [?]. 82 Quân Trung Quốc đã tấn công một lần nữa vào Móng Cái các hôm 20 và 21 Tháng Hai, từ các khu vực tập hợp tại Đông Hưng.

           Ở thời điểm này, các cuộc tấn kích đã ngừng lại. 83 Mặc dù giao tranh tiếp tục dọc biên giới, cuộc tấn công kế tiếp của Trung Quốc trên quy mô lớn đã xảy ra hôm 2 Tháng Ba, khi một lực lượng Trung Quốc tấn công Đồi 781 trong huyện Bình Liêu; một ngày sau đó, phía Trung Quốc tấn công Đồi 1050.  Cả hai cuộc tấn công đã thất bại, với sự tổn thất, theo phía Việt Nam, là 750 người. 84

           Trung Quốc tiếp tục pháo kích các vị trị của Việt Nam ít nhất cho tới ngày 10 Tháng Ba, cùng thực hiện các cuộc tấn công hạn chế.  Vào ngày 10 Tháng Ba, QĐGPNDTQ đã pháo khoảng 3,000 viên đạn vào Móng Cái và các địa điểm biên giới khác của Việt Nam. 85

           Một câu chuyện tiêu biểu cho các vấn đề mà phía Trung Quốc gặp phải tại Quảng Ninh.  Vào một lúc trong khi giao tranh, một trung đội Việt Nam được giao phó phòng thủ một ngọn núi có tên là Cao Ba Lanh [?].  Ngọn núi có tầm quan trọng từ một cái nhìn quân sự bởi nó trông xuống từ một điểm cách khoảng chín cây số ải vượt qua biên giới tại Hoành Mô.  Bên kiểm soát được Cao Ba Lanh có thể hạn chế sự sử dụng điểm băng ngang biên giới của đối phương.  Trung đội Việt Nam đã đào các vị trí phòng thủ và gài mìn và đặt bẫy mìn dọc theo các lối tiếp cận nhiều xác xuất nhất. 86 Cuộc tấn công đầu tiên của Trung Quốc liên can đến hai trung đội và bị đánh bật trở lại.  Sau đó trong cùng ngày, toàn thể một đại đội đã tấn công, và lần này lại bị đánh bật trở về, với mười lăm binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng.  Ngày kế tiếp, hai tiểu đoàn Trung Quốc đã tấn công ồ ạt.  Sau khi tổn thất bốn mươi bẩy mạng vì mìn và đạn súng trường, họ đã rút lui.  Cuộc tấn công kế tiếp của Trung Quốc, được thực hiện sau một hàng rào pháo kích dữ dội, bao gồm ba tiểu đoàn – nguyên một trung đoàn quân Trung Quốc.  Cuộc đột kích này nhắm vào trung đội Việt Nam diễn ra từ ba hướng nhưng lại vẫn thất bại, mìn và bẫy của Việt Nam đã gây ra một sự tổn thất khủng khiếp của bộ binh tấn công.  Ba tiểu đoàn được tập hợp lại và sau một hàng rào pháo kích nữa, đã cố gắng chiếm cứ Cao Ba Lanh.  Vào lúc cuối của năm tiếng đồng hồ tấn công, và với tổn thất 360 nhân mạng, trung đoàn Trung Quốc đã chiếm đoạt được ngọn núi. 87

           Tiểu truyện này minh họa các vấn đề mà QĐGPNDTQ đã gặp phải dọc theo chiều dài biên giới của Quảng Ninh.  Các mưu tính để phân tán nỗ lực của Việt Nam bị thất bại bởi các đơn vị nhỏ của Việt Nam thường đã cầm chân các lực lượng Trung Quốc lớn hơn nhiều.  Trong trường hợp Cao Ba Lanh, các thành phần tấn công của QĐGPNDTQ đã thiếu các kỹ năng quân sự để chiếm đoạt mục tiêu của chúng, và hậu quả, đã thất bại như dự trù nhằm lôi kéo đến với chúng các lực lượng tăng viện của Việt Nam.  Bị đánh bật lại nhiều lần, các chỉ huy Trung Quốc không biết gì khác hơn là nhờ cậy đến các cuộc tấn công ngày càng đông hơn, và các sự cổ vũ chính trị của các chính ủy và các đảng viên chỉ mang lại nhiều cuộc tấn kích “biển người” tai họa.  Phía Trung Quốc đã thừa nhận rằng các cuộc tấn công của họ vào Quảng Ninh là một sự thất bại.  Khi Bắc Kinh loan báo “đại chiến thăng’ của nó trên Việt Nam, nó có đề cập đến mọi thị trấn nơi mà các lực lượng của nó đã chiến đâu với sự thành công.  Nhưng Trung Quốc không bao giờ nhắc đến bất kỳ thị trấn nào trong tỉnh Quảng Ninh. 88

    SỰ ĐÁP ỨNG CỦA VIỆT NAM

           Các sư đoàn Việt Nam đã dụng độ với cuộc tấn kích của Trung Quốc, mặc dù bị thương tổn nặng nề, tiếp tục giao chiến khi Trung Quốc khởi sự cuộc lui quân của nó vào ngày 5 Tháng Ba.  Chỉ riêng ở chiến trường Lạng Sơn là có các đơn vị mới được điều động để cứu giúp các đơn vị bị đánh nhừ tử ở tiền tuyến: các Sư Đoàn 337, 327, và 338, vốn được giữ ở gần Chi Lăng, phía nam Lạng Sơn, để ngặn chặn một sự chọc thủng phòng tuyến của Trung Quốc, sau cùng đã được tung ra để chiến đâu.  Sư Đoàn 337 đã có sự giao tiếp vào ngày 2 Tháng Ba, khi nó gắng sức chặn đứng bộ phận của cuộc tiến quân của Trung Quốc vào Lạng Sơn tại khu vực của khe sông cạn Khánh Khê [?].  Việc gia nhập của nó thì quá trễ để ảnh hưởng đến trận đánh phòng thủ Lạng Sơn, nhưng giờ đây cuộc phản công của Việt Nam đã khởi sự.  Sư Đoàn 337, được cải danh thành Sư Đoàn 390, và Sư Đoàn 338 đã tấn công quân Trung Quốc khi chúng quay gót trở về đi băng qua biên giới tại Chi Mã. 89

    CÁC HOẠT ĐỘNG HẢI QUÂN VÀ  KHÔNG LỰC HẢI QUÂN

           Nhiệm vụ của Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc trong cuộc chiến là hỗ trợ các lực lượng trên đất liền tại Vân Nam và Quảng Tây, phòng vệ để chống lại các sự đột nhập khả hữu của hải quân Sô Viết và để phòng thủ quần đảo Hoàng Sa chống lại sự giành giựt đảo của Việt Nam”. 90 Để thi hành các nhiệm vụ này, nó đã lập ra Hải Đội 217 và giao phó cho hải đội việc tuần cảnh hải phận của Vịnh Bắc Bộ và biển Nam Trung Hoa.  Đội Hình 217 có báo cáo rằng nó đã tuần tra 38,971 hải lý và duy trì tình trạng cảnh giác trong 2,151 giờ (chín mươi ngày) trong khi thi hành các nhiệm vụ này. 91

           Tuy nhiên, Đội Hình 217 đã thiếu chuẩn bị cho sứ mệnh này.  Được tổ chức để tấn công các tàu hải quân Việt Nam, nó nhận thấy khi đên nơi rằng đối thủ của nó đã thay đổi: Hải Đội 217 phải đối đầu với hải quân Sô Viết. 92 Điều dễ hiểu, thủy thủ đoàn Trung Quốc, các kẻ coi trọng các lợi điểm mà Sô Viết nắm giữ về kích thước con tàu, hỏa lực, và truyền tin, đã lấy làm lo ngại. 93 Các chỉ huy hải quân và các sĩ quan chính trị QĐGPNDTQ đã tổ chức một loạt các buổi họp chính trị để động viên các người ngờ vực trong số thủy thủ đoàn, nhưng một sự vắng bóng nhận thức được của tinh thần chiến đấu nằm dưới sàn tàu có thể chỉ là mối lo ít nhất trong các vấn đề của họ.  Các chiếc tàu và thủy thủ đoàn của Đội Hình 217 đang trải qua các sự trục trặc từ cơ xưởng lắp ráp kỹ thuật, thiếu nước uống, say sóng biển, và các khó khăn trong việc thông tin với nhau.  Các kỹ năng tác xạ của họ vẫn còn bị nhìn thấy là không thích ứng.  Công tác ngăn chặn một sự xâm nhập bởi Hạm Đội Thái Bình Dương của Sô Viết trong thực tế phải được xem là ghê gớm. 94

           Trận đấu với Sô Viết đã không bao giờ xảy ra.  Các báo cáo điều tra của các chiếc tàu Guiyang (Quế Dương) và Chengdu (Thành Đô) về các chiếc tàu thủy bộ (deng lu jian) hạng Alligator (e yu li) của Sô Viết tiến vào trong khu vực, nhưng không có sự ghi nhận về một cuộc trao đổi hỏa lực hay ngay cả một sự ngăn chặn. 95 Và khi viên tư lệnh Đội Hình 217 thay đổi kế hoạch hành động từ một kế hoạch “bố trí và đánh mạnh” (deploy and fight hard: bai kai ying da) thành “dựa vào các hòn đảo và bờ biển, từ một vị thế phòng thủ phóng ra các cuộc tấn công bất ngờ từ các vị trí ẩn khuất” (yituo dao an, yinbi tuji … zai fangyu zhong), 96 xác xuất của một sự đụng độ đã lùi xa.  Nói cách khác, ông ta đã lượng định sức mạnh của các đối thủ Sô Viết của ông và đã quyết định né tránh một trận đánh.  Thủy thủ đoàn dĩ nhiên đã cảm thấy kế hoạch mới thích hợp hơn với các yêu cầu thực tế của chiến tranh. 97

           Không lực của hải quân cũng đi theo cùng một đường lối hành động.  Các đơn vị không lực thuộc hải quân Trung Quốc có dự liệu một sự đáp ứng bởi không lực hải quân Sô Viết 98 và nhìn vào trang thiết bị của họ từ quan điểm mới này đã nhận thấy nó bị yếu kém rành rành.  Giống như trường hợp của các thủy thủ của các chiếc tàu, các sĩ quan chính trị và các viên chỉ huy không lực hải quân nhận thấy chính họ đang đối diện với sự khó khăn để động viên lính không quân tham dự vào sự giao chiến nghiêng về một bên.  Năm 1979, không lực hải quân Trung Quốc vẫn còn bay nhiều máy bay Mig-19, vốn đã quá cũ và không còn được sản xuất.  Ngay chiến đấu cơ tinh vi nhất trong số máy bay của Trung Quốc, Mig-21 (Hình 6), đã bị loại dần ra khỏi không quân Sô Viết.  Máy bay thay thế của Sô Viết, Mig-23, Mig-25, và Mig-27, đã đi trước đến cả ba thế hệ máy bay tốt nhất của Trung Quốc. 99

           Nếu vấn đề đầu tiên của các phi công hải quân là sự tương đối lỗi thời của máy bay của họ, vấn đế thứ nhì là tầm mức to lớn của công tác mà họ được giao phó.  Để theo dõi hoạt động hải quân của Sô Viết tại biển Nam Hải và để phòng vệ quần đảo Hoàng Sa sẽ đòi hỏi máy bay bay tầm xa, các hàng không mẫu hạm, hay một năng lực tiếp tế nhiên liệu trên không.  Trung Quốc không có gì cả trong các năng lực này.  Mặc dù họ đã di chuyển máy bay của Đơn Vị 37262 đến các căn cứ gần Việt Nam và biển Nam Hải, 100 phóng pháo cơ hay máy bay thám thính có tầm bay xa nhất của họ, chiếc H-5 (Il-28, hay Beagle), chỉ có thể bay 550 hải lý (nautical miles) (khoảng 1,000 cây số) đến mục tiêu của nó và quay về.  Chiến đấu cơ có tầm bay xa nhất trong trận liệt máy bay hải quân Trung Quốc là Mig-19, có tầm bay là 530 hải lý.  Quần đảo Hoàng Sa cách căn cứ không quân Trung Quốc gần nhất khoảng 150 hải lý, trên đảo Hải Nam.  Trong khi Trung Quốc có thể tới và bay trên các hòn đảo một cách thoải mái, nó đã không có khả năng cung cấp sự yểm trợ thường trực sẽ cần đến để chặn đường và làm nản chí các tàu xâm nhập Sô Viết.

           Bị hạn chế bởi phẩm chất máy bay của họ, các phi công hải quân Trung Quốc đã chỉ thực hiện những hoạt động có tính khả hành đối với họ: họ có chụp ảnh các chiếc tàu tình báo điện tử của Sô Viết, 101 vốn đang theo dõi cuộc xung đột.  Giả dụ, nếu chiến tranh đến với họ, họ sẽ làm tròn bổn phận của mình như mức độ mà máy bay của họ cho phép.

     

    CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA KHÔNG QUÂN

           Cả không quân Việt Nam lẫn Trung Quốc đều không có phi vụ yểm trợ từ trên không cho đất liền nào trong chiến dịch 1979, cả hai bên không tham gia vào bất kỳ một cuộc chiến đấu trên không nào.  Sự góp phần cụ thể của hai không lực được giới hạn thực sự vào một vai trò tái tiếp tế.  Trong ngày đầu tiên của chiến dịch, không quân QĐGPNDTQ đã có 567 phi xuất, sử dụng 170 nhóm máy bay. 102 Trong diễn tiến của toàn thể chiến dịch, từ 17 Tháng Hai đến 16 Tháng Ba, nó đã phóng ra 8,500 phi vụ sử dụng 3,131 nhóm máy bay.  Nó cũng phóng ra 228 phi vụ vận tải, chuyên chở 1,465 binh sĩ và 151 tấn (153.5 tấn thập phân) quân dụng. 103

           Lý do thực sự mà không quân Trung Quốc không đụng độ với Việt Nam có lẽ được tìm thấy trong một sự tính toán điềm tĩnh về các khả tính của sự chiến thắng.  Không quân QĐGPNDTQ có một lợi thế số lượng đáng kể trên đối thủ Việt Nam nhưng ít thế thượng phong trong lãnh vực các chiến đấu cơ trận tiền.  Trong khi Trung Quốc sở hữu 4,000 Mig-17/Mig-19 số với 210 chiếc của Việt Nam, nó chỉ dàn ra được tám mươi Mig-21 mới hơn so với 70 chiếc của Việt Nam. 104 Chắc chắn phía Trung Quốc hay biết rằng lực lượng Mig-21 của Việt Nam được chứng tỏ đáng nể sợ trong cuộc chiến tranh của nó chống lại Hoa Kỳ (Trong ‘Chiến Dịch Sấm Sét Cuồn Cuộn: Operation Rolling Thunder’, từ 1 Tháng Mười, 1967 đến 31 Tháng Ba, 1968, Mig-21 của Việt Nam đã bắn rơi máy bay Hoa Kỳ nhiều gấp ba lần số tổn thất của họ [sic, các nguồn tài liệu khác cho biết các máy bay này được điều khiển bởi các phi công Liên Sô, chứ không phải phi công Việt Nam, chú của người dịch], và biết rằng một trận chiến đánh nhau với các chiến đấu cơ Mig-21 của Việt Nam là một trận chiến nên được né tránh. 105

           Các phi công Mig-19 Trung Quốc đặc biệt nghi ngờ về các cơ may của họ.  Một cuộc thảo luận chính trị cấp thấp trong Đơn Vị 39530 có lẽ tiêu biểu cho các phi công trong QĐGPNDTQ.  Báo cáo chính trị của đơn vị có ghi lại: “Không lâu sau khi các mệnh lệnh [cho chiến dịch] nhận được, một số đồng chí không tin rằng Mig-21 [của Việt Nam] có thể bị đánh bại” (Zuo zhan renwu gang xia da shi, youxie tongzhi duineng fou da sheng Mig-21 xinli mei di”). 106 Cuộc thảo luận giữa các sĩ quan chính trị và các phi công rõ ràng tiếp diễn trong một thời gian.  Phi hành đoàn lập luận rằng Mig-21 nhanh hơn, trang bị mạnh hơn, và nhiều năng lực ở độ cao hơn máy bay Mig-19 của họ.  Các sĩ quan chính trị đã lập luận rằng phi hành đoàn đã không hiểu rằng “vũ khí là một yếu tố quan trọng nhưng không phải quyết định trong chiến tranh, con người mới là yếu tố quyết định” (“wuqi shi zhanzheng de zhongyao yinsu, dan bushi jueding de yinsu, jueding de yinsu shi ren”).  Các sĩ quan chính trị đã kêu gọi thêm lòng yêu nước của các phi hành đoàn và cảm nhận của họ về “lịch sử vinh quang“ của KQ/QĐGPNDTQ trong Chiến Tranh Triều Tiên. 107

           Các phi công đã chỉ thỏa mãn khi các sĩ quan chính trị thay đổi đường hướng tranh luận và lập luận rằng có thể đánh bại Mig-21 bằng việc nhấn mạnh đến các năng lực của Mig-19 KQ/QĐGPNDTQ ở độ cao trung bình và trong các chiến thuật phòng thủ.  Trưng dẫn các thí dụ của các hoạt động của Mig-19 của Pakistan chống lại Mig-21 của Ấn Độ, các sĩ quan chính trị đã thuyết giảng cho các phi công về nhu cầu lựa chọn cẩn thận các chiến thuật của họ khi giao chiến với Mig-21.  Ban Chính Trị của Đơn Vị 39530 tuyên bố rằng các lập luận thực dụng này đã thắng cuộc – nhưng không có các cuộc xuất kích của chiến đâu cơ được báo cáo, và đã không có các sự giao tiếp với không quân Việt Nam.

           Dĩ nhiên, có nhiều lý do tuyệt hảo khác cho phía Trung Quốc để không thực hiện các hoạt động không quân hiếu động.  Sự sử dụng không lực có thể làm cuộc xung đột leo thang đến một mức độ không kiểm soát được và có khả năng lôi kéo Liên Bang Sô Viết vào cuộc chiến.  Phòng không Việt Nam, đặc biệt chung quanh Châu Thổ sông Hồng, trong thập niên 1970, nằm trong số thiện chiến nhất thế giới.  Sau cùng, KQ/QĐGPNDTQ không được huấn luyện để thực hiện các cuộc tấn công vào các lực lượng trên đất liền, và có thể là giới lãnh đạo QĐGPNDTQ cảm thấy đã ôm đủ khó khăn trong tay để không bổ túc thêm cơn ác mộng của sự phối hợp trên-trời-với-dưới-đất vào mớ bòng bong.  Bởi tất cả các nguyên do này, và bất kể sự kiện rằng Trung Quốc đã chuyển 700 chiến đấu bổ sung đến các căn cứ không quân của nó dọc theo biên giới, QĐGPNDTQ đã lựa chọn việc không thực hiện hoạt động không quân xâm lấn trong chiến dịch 1979.

           Hai mươi năm sau khi chiến dích 1979 kết thúc, Tướng Wang Hai của KQ/QĐGPNDTQ đã ấn hành hồi ký về những gì đã tạo thành một chức nghiệp xuất sắc và lâu dài.  Họ Wang, kẻ đã châm dứt chức nghiệp của mình với chức Tư Lệnh Không Quân/QĐGPNDTQ và là một ủy viên của Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã từng chỉ huy các đơn vị không lực được điều động trong chiến dịch 1979.  Ông đã không dành dù chỉ một trang hay đưa ra một sự đề cập duy nhất nào về chiến dịch trong tập hồi ký của ông ta.  Có lẽ ông hoàn toàn không có hồi ức hay ho nào về những ngày đó. 108

    CHIẾN DỊCH CHIẾN TRANH KHÔNG QUY ƯỚC

           Tách ra khỏi sự ồn ào và hỗn độn của cuộc chiến giữa các lực lượng quy ước của QĐGPNDTQ và QĐNDVN, cả hai bên đều đã thực hiện các chiến dịch chiến tranh phi quy ước dữ dội và mãnh liệt.  Các hoạt động này bao gồm từ việc phái các kẻ đột kích và các nhân viên tình báo vượt qua biên giới đến sự khai triển và điều khiển các phong trào du kích quy mô.  Chúng dàn trải chiến tranh từ biên giới Trung-Việt đi xa và đặt cơ bản cho cuộc xung đột tiếp tục ít nhất hơn mười năm nữa.

           Trong năm 1979, biên giới Trung Quốc – Việt Nam được bỏ trống nhiều nơi.  Các nhóm bộ tộc người Thái (Tai), Nùng, Dao (Yao), và Mèo (Hmong) thường qua lại giữa các ngôi nhà thuộc đại gia đình mở rộng của họ, và các nhà mậu dịch Việt Nam (Kinh), Lào, và Trung Quốc di chuyển qua lại biên giới để kiếm tiền.  Biên giới cũng không phải là một rào cản đối với các nhân viên tình báo và các nhân viên của các hoạt động đặc biệt 109 của bên này hay bên kia.

           Phía Việt Nam đã thực hiện các hoạt động đột kích và tình báo băng ngang biên giới kể từ trước khi có chiến dịch 1979 và kiên trì theo đuổi chúng xuyên qua cuộc chiến.  Mục đích của các hoạt động này là làm chậm trễ và quấy rối bên tấn công.  Đơn Vị 35218 Trung Quốc đã ghi nhận rằng phía Việt Nam có một loạt các công tác nhất quán mà họ đã thực hiện tại khu vực hoạt động thuộc đơn vị Trung Quốc.  Theo Ban Chính Trị của Đơn Vị 35218, phía Việt Nam đã thực hiện các cuộc đột kích sử dụng các nhóm nhỏ binh sĩ trà trộn vào dân chúng địa phương và tìm cách thu thập tin tức hay quấy rối các hoạt động của QĐGPNDTQ.  Các người xâm nhập tiến vào lãnh thổ Trung Quốc vào buổi tối để quan sát các sự bố trí quân sự, đôi khi cũng phá hoại các đồn chỉ huy và các căn cứ tiếp liệu. 110 Các sự xâm nhập của Việt Nam này diễn ra một cách thường xuyên đủ để cho các ban chính trị của các đại đơn vị Trung Quốc – các phòng tham mưu chịu trách nhiệm về an ninh của các khu vực bén nhạy nhất thuộc đơn vị -- ghi nhận các bài học lĩnh hội được từ các nỗ lực của chúng để đối đầu với các sự xâm nhập.  Báo chí Trung Quốc cũng tường thuật về các sự xâm nhập và nhận thức đầy đủ về bản chất và tần số của các vụ băng qua biên giới đến mức đôi khi tường thuật lại nhiều biến cố trong một bài báo duy nhất, thí dụ, Tân Hoa Xã đã tường thuật hôm 2 Tháng Ba, 1979, rằng các kẻ xâm nhập Việt Nam đã bị bắt giữ khi băng ngang vào tỉnh Quảng Tây vào các ngày 17, 24, và 27 Tháng Hai, và 2 Tháng Ba. 111 Đơn Vị Trung Quốc 53701 chịu trách nhiệm về việc phòng vệ bảy chiếc cầu mà Trung Quốc đã xây dựng ngang qua sông Zuo River ở Shuikouguan (trong tiếng Việt là sông Bằng [?]) báo cáo nhìn thấy các kẻ xâm nhập tại vùng phụ cận các chiếc cầu hai mươi lần chỉ riêng trong một tháng. 112 Gần Cao Bằng (trong tiếng Hán là Gaoping), Đơn Vị 33970 còn đối diện với một sự đe dọa từ các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt Việt Nam, báo cáo rằng trong ba mươi mốt vụ riêng biệt, nó đã đánh nhau với các kẻ phá hoại Việt Nam đang tìm cách tấn công các chiếc cầu bắc qua sông của thành phố.  Đơn vị tuyên bố rằng nó đã hạ sát năm mươi sáu kẻ đột kích này mà không chịu tổn thất dù chỉ một binh sĩ Trung Quốc duy nhất. 113

           Phía Việt Nam cũng đã tấn công các mục tiêu “có giá trị cao” quan trọng khác.  Khi KQ/QĐGPNDTQ đặt một đơn vị radar trên Đỉnh Punian Ridge gần Hữu Nghị Quan, thí dụ, phía Việt Nam đã cố bằng mọi cách triệt hạ trạm radar này ra khỏi cuộc chiến, phóng ra các cuộc tấn công pháo binh và trên đất liền vào trạm trong ban ngày và các cuộc đột kích phá hoại vào ban đêm.  Trạm bị loại ra khỏi sự hoạt động bởi pháo binh vào ngày 22 Tháng Hai.  Khi đơn vị được sửa chữa, các cuộc tấn công của Việt Nam được tái diễn. 114

           Mặc dù thông tin cung cấp thì sơ sài, biểu thị hay nhất cho sự sẵn lòng của Việt Nam để mang chiến tranh đến các khu vực hậu phương của Trung Hoa là một cuộc đột kích mà nó đã thực hiện tại phi trường Ninh Minh (Ningming) trong tỉnh Quảng Tây, cách xa biên giới tròn bốn mươi cây số.  Vào ngày 1 Tháng Ba, 1979, “các nguồn tin thông thạo Việt Nam” có nói với các thông tín viên của Pháp Tân Xã (Agence France Press: AFP) tại Hà Nội rằng, không lâu sau khi cuộc xâm lăng được phóng ra hôm 17 Tháng Hai, phía Việt Nam đã thực hiện một cuộc đột kích “cảm tử” vào lãnh thổ Trung Quốc.  Theo AFP, Tân Hoa Xã của Trung Quốc xác nhận có một cuộc đột kích tại Huyện Ninh Minh, và có thể là vào phi trường. 115

           Phía Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động đột kích và tình báo tương tự, với các mục tiêu song hành là tạo lập các mạng lưới gián điệp để báo cáo về các hoạt động quân sự và sự cấu kết chính trị của Việt Nam cùng quấy rối sự yểm trợ tiếp vận của các đơn vị Việt Nam đang ngăn chặn cuộc tiến quân của Trung Quốc. 116 Sự thành công của các hoạt động này thì đáng tra vấn.  Sư Đoàn Xe Vận Tải 571, một trong những đơn vị tiếp vận chính yếu yểm trợ cho các lực lượng Việt Nam trong cuộc xung đột, đã không được đề cập, trong lịch sử chính thức của nó, đến một cuộc tấn công duy nhất bởi quân đột kích Trung Quốc. 117 Khi quân xâm nhập Trung Quốc bị khám phá, tuy nhiên, sự đáp ứng của Việt Nam thì không nhân nhượng.  Huyện Khu Quân Sự Vân Nam, trong cuộc chiếm đóng ngắn ngủi của nó các làng xã Việt Nam ngang qua biên giới, đã thực hiện công tác chính trị sâu rộng trong số các dân tộc ít người tại các ngôi làng đó, với hy vọng phát triển các nhân viên để báo cáo tình hình sau khi quân Trung Quốc rời khỏi, nhằm thực hiện các hành vi phá hoại và tổ chức các cuộc đột phá du kích. 118 Sau khi các cán bộ chính trị Trung Quốc rút lui, phía Việt Nam đã bắt giữ và hạ sát các gián điệp của Trung Quốc. 119 

           Trong khi các hoạt động chiến tranh phi quy ước của Việt Nam phần lớn có tính chất chiến thuật, các hoạt động của đối phương Trung Quốc của họ giáp ranh với công tác chiến lược.  Mục tiêu chính trị của Bắc Kinh trong việc phóng ra chiến dịch 1979 là để khuyến dụ Việt Nam rút khỏi Căm Bốt, và để đạt được mục đích này, nó đã hỗ trợ chiến dịch quân sự chính bằng một số các sáng kiến về chính trị, ngoại giao, và ít tính chất quân sự hơn.

    Tìm cách gia tăng áp lực quân sự trên Việt Nam, thí dụ, Trung Quốc đã phóng ra hay tái dựng một loạt các phong trào du kích khắp Đông Dương.  Mục đích của các phong trào này là để cột chân quân đội Việt Nam và để xói mòn sức mạnh chính trị của chính quyền Hà Nội và các đồng minh của nó tại Việt Nam, Lào và Căm Bốt.  Trong các thập niên 1970 và 1980, Bắc Kinh đã cung cấp sự trợ giúp chính trị và quân sự cho phe Khmer Đỏ trong cuộc kháng cự của nó chống lại sự chiếm đóng của Việt Nam tại Căm Bốt.  (Tương tự, Thái Lan và Hoa Kỳ đã ủng hộ phe kháng chiến không cộng sản tại Căm Bốt trong thập niên 1980). 120 Thỉnh thoảng làm việc xuyên qua đồng minh Thái Lan của nó, Bắc Kinh cũng ủng hộ, chỉ đạo, hay vận dụng nhiều hoạt động du kích khác mà nó hy vọng sẽ cột chân và làm suy yếu Việt Nam.  Một số trong các cuộc chiến tranh này có niên đại trước chiến dịch 1979 và đã có các nguồn gốc của chúng trong các tập đoàn, chẳng hạn như FULRO (Le Front Unité de Lutte des Races Opprimées), vốn đã chống đối chính phủ Sàigòn trước khi có sự sụp đổ của nó trong năm 1975. 121 Các nhóm tham chiến khác, chẳng hạn như cuộc nổi dậy của người Hmong tại Lào, có các căn nguye6n của họ từ các mưu tính của Mỹ để tạo lập ra một cuộc kháng chiến chống lại Hà Nội trong thời Chiến Tranh Đông Dương Thứ Nhì. 122 Và trong một ít trường hợp, chẳng hạn như cuộc kháng chiến của Mặt Trận Thông Nhất [Quốc Gia] Giải Phóng Việt Nam [chỉ Mặt Trận của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, được thành lập trong năm 1982, chú của người dịch], các chiến sĩ là các phần tử còn sót lại của quân đội Nam Việt Nam cũ, được tái dựng bởi các người tỵ nạn lợi dụng áp lực mà cuộc xâm lăng của Trung Quốc đang áp đặt lên giới quân sự Việt Nam. 123 Các nhóm du kích này cột chân tạm thời một số binh sĩ Việt Nam, nhưng chung cuộc chúng đã không bao giờ có thể chuyển hóa để trở thành các cuộc nổi dậy quần chúng sâu rộng.

    TIẾP VẬN

    Trong suốt chiến dịch 1979, nỗ lực của Trung Quốc bị khốn khổ vì các khó khăn tiếp vận kinh niên.  Các đơn vị thường xuyên ghi nhận rằng chúng bị đòi hỏi phải hoạt động mà không có thực phẩm và nước uống.  Ngay Tổng Cục Chính Trị, vốn luôn luôn có thể được tin cậy để phủ một lớp sơn hào nhoáng che đậy bất kỳ vấn đề gì, đã nhìn nhận rằng quân đội đã có các khó khăn trong việc thỏa mãn nhu cầu của nó về lương thực. 124 Thí dụ, ba ngày sau khi cuộc xâm lăng khởi sự, 150 người của Đại Đội 3 Đơn Vị 53203 QĐGPNDTQ bị cắt xuống chỉ còn một tổng số, cho toàn đại đội, tám phần ăn cá nhân.  Các sự tình toán của Cơ Quan Tình Báo Quân Đội Hoa Kỳ cho thấy rằng đơn vị phải có trong tay hơn 1,000 khẩu phần vào thời điểm đó trong cuộc hành quân. 125 Nhiều binh sĩ Trung Quốc cũng còn thiếu nước.  Cùng Đại Đội 3 Đơn Vị 53203 báo cáo rằng nó đã không còn nước vào đêm thứ nhì của chiến dịch, sau khi đi bộ mười tám cây số trong chỉ một đêm, các binh sĩ của nó bị khát đên nỗi họ đã liếm hạt sương đọng trên cỏ. 126

    Các sự thử thách của Đơn Vị 53203 không phải là khác thường.  Còn có nhiều thí dụ trong các tập lịch sử đơn vị về các sự thiếu hụt going như trường hợp này, đến nỗi người đọc bắt đầu tin tưởng rằng cái đói và khát của các cá nhân người lính là một ẩn dụ cho một sự hy sinh lớn lao hơn của quân đội.  Thực sự, nhiều phần là QĐGPNDTQ đã phải gánh chịu một sự thất bại nặng nề của hệ thống tiếp vận của nó.  Trước tiên, nó đang chiến đấu trên xứ sở địch, nơi không có dân chúng thân thiện để cung cấp thực phẩm và nước uống, như đã từng xẩy ra trong Cuộc Nội Chiến Trung Hoa và Chiến Tranh Triều Tiên.  Thứ nhì, các cán bộ tiếp tế rõ ràng đã thất bại trong việc cấp phát các khẩu phần căn bản trước khi tấn công, bởi vì họ không có thể di chuyển các khẩu phần về phía trước một cách đủ nhanh chóng, bởi vì họ đã nghĩ cuộc chiến tranh sẽ kết thúc mau lẹ, hay bởi họ đã nghĩ các khẩu phần sẽ bắt kịp các binh sĩ đang tiến bước khi hoạt động chậm lại.  Và thứ ba, có thể là các binh sĩ đã vứt khẩu phần của họ đi khi áp lực chiến đấu, sự thiếu kinh nghiệm, và kỷ luật kém cỏi khiến họ tin rằng họ đã có các khó khăn lớn hơn để phải âu lo.  Kết quả thực sự, bất kể lý do ra sao, rằng các nhà tiếp vận đã thất bại để bảo đảm rằng Đơn Vị 53203 và nhiều đơn vị khác có các khẩu phần thực phẩm căn bản mà các binh sĩ cần đến.  Sự cung cấp nước ít nhất cũng tồi tệ như thế.  Các núi đồi của miền bắc Việt Nam trong mùa khô đơn giản đã không cung cấp nước mà QĐGPNDTQ ước định sẽ tìm thấy ở đó. 127

    Ngược lại, hiếm có sự đề cập trong các tập sách lịch sử đơn vị của Việt Nam về việc thiếu thốn bất kỳ đồ tiếp liệu nào khác hơn đạn dược.  Được chỉ đạo bởi Bộ Tổng Tham Mưu, Sư Đoàn Xe Tải 571 ngay từ ngày 21 Tháng Tám, 1978, đã khởi sự thực hiện các chuyến đi tiếp tế đến các đơn vị của QĐNDVN thuộc Quân Khu Một và Quân Khu Hai.  Khoảng cuối năm 1980, sư đoàn đang yểm trợ binh sĩ Việt Nam tại Căm Bốt, Lào, và biên giới Trung Quốc.  Đơn vị đã vượt quá yêu cầu tiếp tế vùng biên giới phía bắc bằng việc hoàn thành 104 phần trăm nhu cầu trù liệu. 128

    HÀ NỘI TRONG CHIẾN TRANH

    Trong khi chiến dịch 1979 mở ra, Việt Nam, đàng sau bình phong quân sĩ mỏng manh của nó tại Lào Cai, Cao Bằng, và Lạng Sơn, đã mau chóng xây dựng một tuyến phòng thủ tương tự như tuyến phòng thủ đã chặn đứng Trung Hoa trong quá khứ: một phòng tuyến “Như Nguyệt”. 129 Trong năm 1077, Việt Nam đánh bại một đội quân Trung Hoa xâm lăng bằng cách giao tranh với một hành động làm trì hoãn và quấy rối mà sau cùng đã lui về các tuyến phòng thủ dọc sông Cầu (xem Bản Đồ 5).  Sông Cầu chảy từ tây bắc xuống tây nam ngang qua Châu Thổ sông Hồng, khoảng 30-40 cây số phía bắc Hà Nội.  Tại hướng tây bắc, con sông chảy qua khu vực bao quanh Thái Nguyên, giành được sức mạnh từ luồng nước đổ xuống của rặng núi Tam Đảo, một loạt các ngọn núi dốc, thấp, gần Hà Nội.  Con sông tiếp tục ngay ở phía bắc của Bắc Ninh, trước khi đổ vào phần thấp nhất của Châu Thổ sông Hồng.  Nếu nó có thể giữ vững bờ phía nam vủa con sông Cầu, phía Việt Nam lý luận rằng nó có thể chặn đứng QĐGPNDTQ khỏi việc đe dọa Hà Nội từ các chiến trường Cao Bằng và Lạng Sơn bởi các xa lộ chính (Xa Lộ 3, 1A và 1B) băng ngang con sông chỉ ở hai điểm: cầu Sóc Sơn và Bắc Ninh.  Chiến lược này đã thành công trong năm 1077, và Việt Nam nghĩ nó sẽ lại thành công trong năm 1979.

    Để chấp hành chiến lược Như Nguyệt, phía Việt Nam trước tiên phải tại cấu trúc các lực lượng của họ. 130 Vào ngày 2 Tháng Ba, Bộ Tổng Tham Mưu tại Hà Nội đã thành lập Quân Đoàn 5 trong Quân Khu Một.  Quân Đoàn, bao gồm các Sư Đoàn 3, 337, 338, 327, và 347 và các đơn vị yểm trợ của chúng, được tạo ra từ các đơn vị đã có mặt tại hay gần Lạng Sơn. 131 Giữa ngày 3 và 5 Tháng Ba, Quân Đoàn Thứ Nhất, bao gồm Sư Đoàn 320B, Sư Đoàn 338 (quay về sau khi công tác với Quân Đoàn 5), và Trung Đoàn 209 của Sư Đoàn 312, liên kết với các sư đoàn của Quân Đoàn 5 di chuyển chống lại quân Trung Quốc đang rút lui qua ngả Chi Mã và Đồng Mô [?]. 132 Từ Tháng Ba 1979 đến Tháng Bẩy 1979, Hà Nội đã tiếp tục tái cấu trúc quân đội của nó, thiết lập hay di chuyển bẩy quân đoàn đến chiến trường của các cuộc hành quân ở phía bắc. 133

    Một ít các bộ đội này được di chuyển từ Căm Bốt, như Bắc Kinh đã hy vọng.  Thay vào đó, Hà Nội đã nới rộng chiến dịch trưng binh.  Vào ngày 5 Tháng Ba, Đảng Cộng Sản Việt Nam loan báo một loạt các tiêu chuẩn trưng binh mới, và các đảng ủy địa phương bắt đầu gạn lọc các người tình nguyện và các kẻ có thể bị trưng binh.  Đàn ông từ lứa tuổi 18 đến bốn mươi lăm và phụ nữ lứa tuổi từ mười tám đến ba mươi lăm hội đủ điều kiện về quân dịch.134 Nói cách khác, việc trưng binh đã sẵn được khởi sự.  Trong Tháng Hai, các thanh niên đã thi hành quân dịch được kêu gọi làm công tác lao động.  QĐNDVN giờ đây gửi các đàn ông này lên phía bắc.  Các lính trưng binh, phần lớn từ Hà Nội và Châu Thổ sông Hồng, đi chuyển đến các trại dọc sông Cầu để thi hành công tác cực nhọc nhằm xây dựng các phòng tuyến của Hà Nội.135

    Việt Nam cũng cần các khí giới và trang bị để bù đắp với lợi thế khổng lồ của Trung Quốc về nhân lực và đã hướng đến Liên Bang Sô Viết xin giúp đỡ.  Giữa Tháng Tư và Tháng Bảy 1979, Sô Viết đã tái trang bị cho Sư Đoàn 308 của Quân Đoàn 1 và các đơn vị khác đồ trang bị mới, kể cả các xe chở binh sĩ bọc sắt 111 BMP-1. 136 BMP-1 là một bước tiến quan trọng trong các xe chở binh sĩ bọc sắt đến nay được cung ứng cho bên này hay bên kia.  Nếu Trung Quốc tái lập cuộc tấn công của họ vào Việt Nam, các chiếc xe này sẽ giúp phía Việt Nam di chuyển Sư Đoàn 308 và các thành phần khác của Quân Đoàn 1 ở tốc độ nhanh chóng quanh chiến trường.  Sô Viết cũng cung cấp thêm các cố vấn 137 cho các đơn vị nhận được các chiếc xe mới, và các cố vấn này được nghĩ đã dậy dỗ các khóa sinh của họ nhiều hơn cách thức tốt nhất để thay dầu nhớt hay sửa chữa một sự thiếu hụt bóng đèn điện.  Giả định, Sô Viết cũng giảng dậy cho Việt Nam các bài học về sự tiến quân trên bãi chiến của xe BMP-1 trong các cuộc chiến tranh Ả Rập – Do Thái năm 1973.

    KẾT LUẬN

           Chiến dịch 1979, ít nhất đối với QĐGPNDTQ, là một sự thất bại.  Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt.  Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời khỏi Căm Bốt mãi cho đến năm 1989. [in đậm để làm nổi bật bởi người dịch]

           Giới lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh đã tin tưởng rằng QĐGPNDTQ đủ mạnh để buộc Hà Nội chuyển hướng các lực lượng của nó ra khỏi sự chiếm đóng Căm Bốt, nhưng rõ ràng không phải như vậy.  Việt Nam có chuyển dời một số binh sĩ nhưng trưng binh nhiều hơn nữa, và QĐGPNDTQ đã không có ảnh hưởng gì hơn trên đời sống tại Việt Nam.  Trong chiến dịch của nó, với chủ định dậy dỗ Hà Nội rằng Việt Nam không thể duy trì các lực lượng quân sự của mình tại Căm Bốt, thay vào đó đã dạy cho phía Việt Nam rằng, ít nhất trong ngắn hạn, họ có thể yểm trợ một cách thoải mái cho các hoạt động quân sự không chỉ ở Căm Bốt, mà còn cả ở Lào và dọc biên giới với Trung Quốc.  QĐGPNDTQ đã tập họp một lực lượng khổng lồ và đã hoạch định một cuộc chién tranh “tốc quyết: quick decision”, nhưng nó đã hoàn toàn thất bại để tạo ra sự tiến triển chống lại một QĐNDVN nhiều kinh nghiệm hơn và được huấn luyện tốt hơn.  Trong Chiến Tranh Triều Tiên, một lực lượng QĐGPNDTQ với kích thước tương tự đã di chuyển xa hơn, trong hai mươi bốn tiếng đồng hồ, chống lại một lực lượng phòng vệ lớn hơn quảng đường mà nó di chuyển được trong hai tuần lễ chống lại quân Việt Nam ít ỏi hơn. 138 Hơn nữa, trong Tháng Mười Một 1950, QĐGPNDTQ đã thực hiện các sự tiến quân của nó chống lại các lực lượng được trang bị tốt hơn nhiều; trong năm 1979, đối thủ của nó tương đương nói chung trong lãnh vực kỹ thuật.  Các lực lượng hải quân và không quân của QĐGPNDTQ dậm chân tại chỗ, không ngành nào góp phần vào chiến dịch, và sự yểm trợ tiếp vận cho hoạt động trên đất liền thì yếu kém và lúc có lúc không.  Khi người lính QĐGPNDTQ cuối cùng quay trở về Trung Quốc hôm 16 Tháng Ba, 1979, hai sự việc hiện ra rõ ràng: QĐGPNDTQ đã thất bại như công cụ để giáo huấn; và, nếu phía Trung Quốc muốn tiếp tục cố gắng cưỡng buộc Việt Nam rời khỏi Căm Bốt, các sự thay đổi sẽ phải được thực hiện.  Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã được dạy cho một bài học quan trọng.

           Trước khi tiến tới các biến cố theo sau chiến dịch 1979 của Trung Quốc tại Bắc Việt Nam, điều làm sáng tỏ hơn là khảo sát cặn kẽ cuộc chiến ở mức độ chiến thuật của các hoạt động.  Chương sách này đã mang lại cho người đọc một cái nhìn bao quát về chiến lược và các hoạt động mà phía Trung Quốc đã sử dụng trong chiến dịch.  Chương kế tiếp mang lại cho độc giả một cái nhìn sát cận hơn vào các vấn đề chiến thuật mà các cán bộ và lính trưng binh đối diện trong trận đánh quan trọng nhất của chiến dịch: Trận Đánh Lạng Sơn./-

                               

    _____

    CHÚ THÍCH

    1. “Dui Yue Ziwei Huanji Zouzhan” (Đối Việt Tự Vệ Hoàn Kích […?] Chiến [?]) (“Counterattack against Vietnam in Self-Defense: Phản Công Lại Việt Nam Trong Sự Tự Vệ”), trong Zhongguo Da Baike Quanshu: Junshi (The Chinese Encyclopedia: Vol. 1: Bách Khoa Toàn Thư Trung Hoa, Quyển 1) (Beijing: Chinese Encyclopedia Publishing Company, 1989) các trang 222-3.

    2. Allen S. Whiting, China Crosses the Yalu: The Decision to Enter the Korean War (New York: Macmillan, 1960), các trang 118-19.  Whiting xác định chín quân đoàn Trung Hoa đã tham dự vào cuộc tấn công trong Tháng Mười Một năm 1950.

    3. Ở cấp độ hành quân, chiến tranh liên hệ đến sự sử dụng các lực lượng quân sự, thường các đội quân và quân đoàn, để đạt được các mục đích chiến lược xuyên qua sự thực hiện chiến dịch và các hoạt động quan yếu.  Ở mức độ chiến lược, nó liên hệ đến các hoạt động của các quân đội, hải quân, và không quân quốc gia, riêng rẽ hay trong sự kết hợp với các lực lượng của các nước khác, để hoàn thành các mục tiêu của một chiến lược quân sự quốc gia.  Và ở mức độ chiến thuật, chiến tranh liên hệ đến sự sử dụng các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, và các đại đội để đạt được các mục đích cụ thể xuyên qua việc giao tranh trong các trận đánh và các sự giao chiến khác.  Định nghĩa này được rút ra phần lớn từ tập cẩm nang huấn luyện nhan đề FM 100-5: Operations, U. S. Department of the Army (Washington D. C.: Department of the Army, 1986), các trang 9-10.

    4. “Diễn Biến Một Tháng Chiến Đấu Chống Quân Trung Quốc Xâm Lược” (“Development in the Victorious Battle against the Chinese Invasion” [phần dịch nhan đề sang Anh ngữ trong nguyên bản, có phần không được chính xác, chú của người dịch], trong Tạp Chí Quân Đội Nhân Dân, Tháng Tư 1979, trang 93.

    5. Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War (Hong Kong: Kingsway Publications, 1981), trang 59.

    6. Harlan W. Jencks, “China’s ‘Punitive’ War on Vietnam: A Military Assessment”, trong tờ Asian Survey, August 1979, trang 812.  Tác giả Jencks đã đặt cuộc nghiên cứu của ông trên các bản dịch từ FBIS (Foreign Broadcast Information Service) nguyên thủy và ấn định con số này gồm một nửa bị hạ sát và một nửa bị thương.

    7. Harlan W. Jencks, “Lessons of a ‘Lesson’: China – Vietnam, 1979”, trong sách đồng biên tập bởi Robert E. Harkavy và Stephanie G. Neuman, The Lessons of Recent Wars in the Third World, Vol. 1 (Lexington, Massachusetts: D. C. Heath, 1985), trang 156.

    8. Li Man Kin, The Sino – Vietnamese War, trang 59.

    9. Theo tác giả Carter Malkasian, “Tiêu hao là một tiến trình dần dần và từng mảng nhỏ của việc triệt hủy năng lực quân sự của một đối phương” (Carter Malkasian, A History of Modern Wars of Attrition (Westport, Connecticut: Praeger Publishers, 2002), trang 1.  Kỹ thuật này đang trở nên lỗi thời khi Hoa Kỳ, Anh Quốc, và một số ít các nước khác đã bước qua khu vực của chiến tranh với kỹ thuật cao.  Trong các chiến dịch gần đây của nó tại A Phú Hãn và Iraq, Hoa Kỳ đã từ bỏ sự làm tiêu hao và thay vào đó đã tìm cách tạo ra sự hủy diệt toàn diện và đột ngột bộ phận chỉ huy, kiểm soát, tiếp vận, và các hệ thống thông tin của đối thủ.  Tuy nhiên, Trung Hoa vẫn còn trong kỷ nguyên của chiến tranh tiêu hao.  Cũng xem, Robert H. Scales, Jr., Yellow Smoke: The Future of Land Warfare for America’s Military (New York: Rowman and Littlefield, 2003) passim (rải rác).

    10. Lê Bá Thảo, Vietnam: The Country and its Geographical Regions (Hanoi: [Thế?] Giới Publishers, 1979), các trang 359-61.

    11. Điều thường bị hiểu lầm rằng Việt Nam là một xứ sở được che phủ bởi các khu vực rộng lớn của rừng ba lớp tán lá (triple canopy jungle).  Có một số rừng như thế tại các phần của các tỉnh miền trung của Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nhưng tại vùng tây bắc, nơi có tán lá mọc um tùm rậm rạp và có lẽ một cách khác, gần sát nhất với huyền thoại, hầu hết tán lá là tre và dây leo, không mọc các cây cao.  Cả hai loại tán lá đều tạo ra các khó khăn cho các cuộc hoạt động quân sự: “rừng với ba tầng tán lá” thực sự cho phép sự di chuyển trên mặt đất tương đối dễ dàng các binh sĩ, nhưng làm cho sự yểm trợ trên không cho các hoạt động gặp khó khăn, trong khi các rừng tre rậm rạp khiến cho các sự di chuyển quân sĩ khắp nơi gần như là điều bất khả dĩ.  Ngược lại, các ngọn đồi tại miền đông bắc Việt Nam được che phủ chủ yếu bởi các bụi cây thấp và cỏ.  Có mọc lên các cây cao, nhưng các cây cao này không trải rộng và các cây không cao một cách đặc biệt.  Sự di chuyển tại khu vực này có thể chậm chạp, nhưng còn lâu mới là việc bất khả.

    12. Ronald J. Cima, biên tập, Vietnam: A Country Study (Washington, DC: U.S. Government Printing Office, 1989), trang 280.

    13. Tổng Cục Hậu Cần, Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Chỉ Dẫn Đường Bộ Việt Nam (Atlas of Land Routes of Vietnam) (Hà Nội: Tổng Cục Hậu Cần, 1980), rải rác.

    14. Tại Trung Hoa và Việt Nam, các ranh giới địa hạt quân sự trùng hợp với các ranh giới hành chính địa phương.  Tất  cả các tham chiếu về các vùng (hay Khu) quân sự (military regions: quân khu) và các địa hạt quân sự tại Trung Hoa thì phù hợp với sự tổ chức quân khu hiện hữu trong năm 1979.  Xem Harlan W. Jencks, From Muskets to Missiles: Politics and Professionalism in the Chinese Army: 1945-1981 (Boulder, Colorado: Westview Press, 1982) các trang 301-2.

    15. Phan Huy Lê (biên tập), Our Military Traditions (Hanoi: Xunhasaba Publishers [?], không ghi nhật kỳ xuất bản), rải rác.

    16. Nguyễn Tri [Trí?] Huân [?], Sư Đoàn Sao Vàng (The Gold Star Division) (Hanoi: PAVN Publishers (Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân), 1984), trang 410.

    17. Trong Tháng Tám, Sư Đoàn 51 đã phái một đoàn gồm 174 xe vận tải đến Quân Khu Hai để hỗ trợ các cuộc hành quân phòng thủ dọc biên giới phía bắc (Ban Khoa Học, Tổng Cục Hậu Cần, Lịch Sử Đoàn Ôtô 57 (History of the 51st Transportation Division) (Hà Nội: Tổng Cục Hậu Cần1981: 182).  Mức độ bảo mật: “Chỉ dành cho lưu hành nội bộ quân đội”.

    18. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện một ẩn danh, April 17, 2001.

    19. Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1999), trang 403. Sự dàn quân của Sư Đoàn 346 được xác nhận trong quyển Zhong Yue Bienjing Ziwei Huanji Zuozhan Zhengzhi Gongzuo Jingyan Xuanbian: Shangce (Biên Soạn Về Các Kinh Nghiệm về Công Tác Chính Trị Trong Cuộc Phản Kích Để Tự Vệ Tại Biên Giới Trung Hoa – Việt Nam: Quyển 1) (Bắc Kinh: Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân Dân Giải Phóng, 1980), trang 394.  Quyển sách kể tên sau cùng với quyển thứ nhì cùng bộ từ giờ về sau được viết tắt là ZGJX-1 và ZGJX-2.

    20. Lý lịch của Sư Đoàn 316A tại khu vực Lào Cai được tìm thấy trong ZGJK-1, trang 54.  Trung Đoàn 254 được xác định có mặt tại khu vực Lào Cai trong quyển ZGJK-1, trang 215.

    21.  Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001.  Sư Đoàn 345 được chỉ định thuộc về Quân Đoàn 6 mới được thành lập ngày 16 Tháng Tư, 1979.  Quân Đoàn 6 được bố trí tại Quân Khu Hai (55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trang 406).  Nhiều phần là đơn vị đã ở đó sớm hơn nhiều và rằng sự thành lập quân đoàn chỉ là một biện pháp để cải thiện sự kiểm soát các lực lượng đã sẵn được bày bố tại khu vực.  Li Jian, trong quyển Xin Zhongguo Liuce Fan Qinlue Zhanzheng Shilu (Lịch Sử Chân Thực Của Sáu Trận Đánh Của Nước Trung Hoa Mới Để Chống Lại Sự Xâm Lược), trang 327, phát biểu rằng Sư Đoàn 345 là một trong các sư đoàn mà Trung Hoa đã tiêu diệt.  Li Man Kin (The Sino-Vietnamese War) chấm định Sư Đoàn 345 có giao chiến tại khu vực Lào Cai vào ngày 17 Tháng Hai, 1979.

    22. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001. 

    23. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001. Nguồn tin đã không thể nhớ lại hay từ chối không xác định các đơn vị của Quân Khu Côn Minh đã di chuyển hồi cuối năm 1978.

    24. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001. 

    25. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001. 

    26. Phỏng vấn với một cựu sĩ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ, kẻ đã phát biểu với điều kiện ẩn danh, April 17, 2001. 

    27. Các phi trường chính của Trung Quốc trong vòng 100 dặm (160 kilomét) đối với biên giới là Nanning (Nam Ninh) và Ningming (Ninh Minh) thuộc Quân Khu Quảng Châu, và Simao, Mengzi (Mông Tự) và Jinghong thuộc Quân Khu Côn Minh.  Phía Việt Nam có các phi trường có khả năng yểm trợ các hoạt động quân sự tại Kép, Phúc Yên (Hà Nội – Nội Bài), Gia Lâm, và Yên Bái.  Ngoại trừ Yên Bái, tất cả các phi trường này đều nằm trong phạm vi 100 dặm đối với biên giới.

    28. Kenneth W. Allen, China’s Air Force Enters the 21st Century (Santa Monica, California: The Rand Corporation, 1995), các trang 94-6.

    29. Con số 48 không phù hợp với số cờ hiệu đuôi nheo của bất kỳ tàu nào của Trung Quốc được liệt kê trong quyển Jane’s Fighting Ships (London: Jane’s Publishing Company, 1983) trong năm 1979.  Tàu hải quân Trung Quốc duy nhất liệt kê trong quyển Jane’s với các mã số “48” theo số trên cờ hiệu của nó là một tàu ngầm hạng Romeo-class, số cờ hiệu là 248.  Có thể là người viết bản báo cáo đã sai lầm bỏ sót mã số “2” ra khỏi số cờ hiệu; cùng có thể mã số 2 được bỏ sót vì các lý do an ninh.  Điều rõ ràng từ bản văn rằng chiếc tàu có các khẩu súng, nhưng điều này không loại trừ khả tính rằng nó là một chiếc tàu ngầm. Quyển sách của Jean Labayle Couhat nhan đề Combat Fleets of the World 1986/1987 (Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1987), trang 333 trưng bày một ảnh chụp của Tân Hoa Xã năm 1971 về một tàu ngầm hạng Romeo với một cặp súng 25 milimét được gắn trên đài chỉ huy .  Tuy nhiên cũng có thể rằng tàu chiến 48 là một tàu đánh cá vũ trang nhưng quá nhỏ để gồm vào trong quyển Jane’s, hay nó có thể là một chiếc tàu của Bộ Ngư Nghiệp hay tàu dân sự khác bị trưng dụng cho công tác khẩn cấp.

    30. Tố chức của Đội Hình 217 Formation như được trình bày trong ZGJX-1, trang 359.  Điều không rõ từ nguồn tin này rằng liệu các chiếc tàu khác được giao phó hay hoạt động một cách nào khác với đội hình.  Nguồn tin đề cập đến các đội và nhóm tàu hải quân khác (cả hai cấu hình được gọi chung trong Hán tự là dadui, nhưng trong cuộc nghiên cứu này, một nhóm (group) được xem bao gồm nhiều hơn một đội tàu) nhưng không nói rõ mối quan hệ của chúng với Đội Hình 217.

    31. ZGJX, các trang 364-6.

    32. Phòng Cán Bộ Chính Trị Tiền Phương Quân Khu Quảng Châu (Guangzhou Military Region Forward Political Cadre Department, Zhong Yue Bianjing Ziwei Huanji Zuozhan Ganbu Gongzuo Ziliao Huibian (Sưu Tập Các Tài Liệu Về Công Tác Cán Bộ Trong Trận Hoàn Kích Tự Vệ Tại Biên Cương Trung Quốc – Việt Nam) (Guangzhou: Guangzhou Military Region Forward Political Cadre Department, 1979), trang 1.  Ấn phẩm này từ giờ về sau được viết tắt là GGZH.

    33. GGZH, trang 24.

    34. GGZH, trang 2.

    35. GGZH, trang 26.

    36. King C. Chen, China’s War with Vietnam, 1979: Issues, Decisions, and Implications (Stanford, California: Hoover Institution Press, 1987), trang 92.

    37. GGZH, trang 30.

    38. King C. Chen, China’s War with Vietnam, trang 90.

    39. Wolfgang Bartke, Who’s Who in the People’s Republic of China (Armonk, New York: M. E. Sharpe, 1981), trang 715.

    40. Kenneth W. Allen, China’s Air Force Enters the 21st Century, trang 94.

    41. Harlan W. Jencks, China’s ‘Punitive‘War on Vietnam, trang 806.

    42. Nguyễn Trí Huân [?], Sư Đoàn Sao Vàng, trang 410.

    43. Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trang 403.

    44. Douglas Pike, PAVN: People’s Army of Vietnam (Novato, California: Presidio Press, 1986), các trang 339-47.

    45. Bộ Quốc Phòng Việt Nam, Trung Tâm Bách Khoa Quân Sự, Từ Điển Bách Khoa Quân Sự (People’s Army of Việt Nam Military Encyclopedia) (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1996), trang 670.

    46. King C. Chen, China’s War with Vietnam, trang 105.

    47. Tin phát thanh bằng Anh ngữ của Tân Hoa Xã Bắc Kinh, hồi 13:47 GMT ngày 16 Tháng Ba, 1979, như được tường thuật trong FBIS (Foreign Broadcast Information Service) Southeast Asia and Pacific, March 19, 1979, trang E-1.  Muốn có phiên bản Việt Nam về biến cố, xem Nguyễn Hữu Thúy (? hay Thùy, Thủy), Chinese Aggression: Why and How It Failed (Hanoi: Foreign Language Publishing House, 1979), rải rác.

    48. Trung Quốc tuyên bố rằng nó đã chiếm được Lạng Sơn, Đồng Đăng, và Lộc Bình tại Mặt Trận Lạng Sơn; Sóc Giang [?], Thông Nông [?], Hòa An [?], Trùng Khánh, Quảng Uyên (hay Quảng Hóa ?), Phục Hòa [?], Hà Lang [?], Đông Khê, Thất Khê, và Cao Bằng trên Mặt Trận Cao Bằng; và Lào Cai, Cam Đường, Phố Lu, Sapa, Mường Khương [?], Bát Xát [?], và Phong Thu [Thổ?] trên Mặt Trận Lào Cai.  Tất cả các thị trận này nằm trên các đường trực tiếp dẫn đến ba mục tiêu chủ yếu của Trung Quốc là Lạng Sơn, Cao Bằng và Lào Cai.  Điều này khiến ta nghĩ rằng cuộc xâm lăng của Trung Quốc đã là một cuộc hành quân chính xác hơn là một cuộc tấn công toàn diện bừa bãi mà tác  giả King C. Chen và các tác giả khác đã phác họa nó.

    49. Niên lịch sử dụng ở đây cho các biến cố tại các Mặt Trận Lào Cai, Cao Bằng, và Lạng Sơn được rút phần lớn từ quyển sách của Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War.  Tác giả Li cũng cung cấp một sự trình bày chính xác về trận liệt của Việt Nam (Vietnamese order of battle).  Phần lớn tin tức về các đơn vị Trung Quốc can dự vào chiến dịch được rút ra từ quyển Ganbu Gongzuo Ziliao Huibian (GGZH) và từ hai tập của bộ sách nhan đề Zhengzhi Gongzuo Jingyan Xuanbian (ZGJX) và khi đối chiếu với tác phẩm năm 1981 quan trọng của họ Li thì mới mẻ.  Vì thế, có nhiều cước chú ở đây.  Các tọa độ địa dư và các sự mô tả về địa thế, các đường lộ, và các tính chất khác được dựa trên các sự quan sát bởi chính tác giả trong một loạt các cuộc du hành đến khu vực từ năm 1996 đến 2001.  Tọa độ địa dư được chấm định bởi GPS (global positioning satellite system: hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu) trong Tháng Hai và Tháng Ba 2001.

    50. Bản đồ hiện thời của Việt Nam xác định Xa Lộ 402 là Xa Lộ 236.

    51. Nguyễn Trí Huân [?], Sư Đoàn Sao Vàng, các trang 420-1.

    52. Nguyễn Trí Huân [?], Sư Đoàn Sao Vàng, trang 420.

    53. Nguyễn Trí Huân [?], Sư Đoàn Sao Vàng, trang 420.

    54. Con đường trải sỏi cũ ngày nay trở thành Đường 235, một con lộ nông thôn toàn thời gian, trải nhựa có năng lực nhỏ.  Trong năm 1980, nó không có ý nghĩa gì đến nỗi nó còn không được liệt kê trong tập bản đồ đường lộ của QĐNDVN (Tổng Cục Hậu Cần, Chỉ Dẫn Đường Bộ Việt Nam (Atlas of Land Routes of Vietnam) (Hà Nội: Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, 1980).

    55. Nguyễn Trí Huân [?], Sư Đoàn Sao Vàng, trang 420.

    56. Nguyễn Trí Huân [?], Sư Đoàn Sao Vàng, trang 424.

    57. Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War, các trang 95-6.

    58. Các nguồn tin Việt Nam xác định đoàn quân Trung Quốc thứ ba là Quân Đoàn 54 (xem Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, trang 424).  Các nguồn tin Trung Quốc cho thấy rằng nó có thể là 54, hay 42, hay các thành phần của cả hai quân đoàn (xem ZGJX-1, các trang 339-44, có nói đến đên một đơn vị của 42 được tường thuật đã giao tranh tại Lạng Sơn và Đồng Đăng).

    59. Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War, trang 96.

    60. Chỉ mới Tháng Bẩy 1976, Cơ Quan Tình Báo Quốc Phòng Hoa Kỳ (U. S. Defense Military Agency: DIA) có cảnh giác rằng “ở mức quân đoàn, Trung Quốc có khả năng vươn tới các mục tiêu cách xa từ 20 đên 25 cây số đàng sau lằn FEBA của phía địch (FEBA: forward edge of the battle area: bờ, ranh, lằn tiền phương của khu vực giao chiến) trong một tối duy nhất”.  FEBA là một từ ngữ quân sự để mô tả tuyến đầu của vị trí phòng thủ của đối phương.  DIA, Handbook on the Chinese Armed Forces (Washington, DC: U. S. Government Printing Office, 1976), các trang 4-7.

    61. Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War, trang 96.

    62. Tân Hoa Xã (Xinhua News Agency), 12:00 GMT, 5 Tháng Ba, 1979.  Trong FBIS China, 5 Tháng Ba, 1979, trang A-7.

    63. ZGJX-2, các trang 381-2.

    64. ZGJX-1, các trang 76-84.

    65. GGZH, trang 68.

    66. Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War, trang xi. 

    67. Nguồn tin Trung Quốc ẩn danh, phỏng vấn trong Tháng Hai 2001.

    68. GGZH, trang 72.

    69. GGZH, trang 100.

    70. Không đề tên tác giả.  “Diễn Biến Một Tháng Chiến Đấu Chống Quân Trung Quốc Xâm Lược” (“Development in the Victorious Battle Against the Chinese Invasion”) phần dịch nhan đề này sang tiếng Anh không được chính xác, chú của người dịch], trong tờ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, Tháng Tư 1979, trang 61.

    71. Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War, các trang 94-5.

    72. Các thành phần của Quân Đoàn 20, Quân Khu Nanjing (Nam Kinh) có thể đã can dự vào các cuộc tấn công trên Mặt Trận Lào Cai.  Sự tham dự của Quân Đoàn 11 được dựa trên một cuộc phỏng vấn với một cựu phân tích viên tình báo Hoa kỳ là người đã nói chuyện với điều kiện ẩn danh, Tháng Chín 2003.

    73. ZGJX-2, các trang 24-9.

    74. ZGJX-2, các tang 37-9.

    75. ZGJX-2, các trang 165-9.  Sự xâm nhập sâu nhất của binh sĩ Trung Quốc tại vùng gần Lai Châu là đến Sinh Ho [?] (phỏng vấn với một nhà ngoại giao Á Châu nói chuyện với điều kiện ẩn danh, 23 Tháng Tám, 2001).

    76. Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War, các trang 92-3.

    77. Li Man Kin, The Sino-Vietnamese War, trang 93.  Lịch sử chính thức của Sư Đoàn 316, được ấn hành trong năm 1986, chỉ thuật chuyện sư đoàn này cho đến Tháng Bẩy 1976, và sự rời khỏi căn cứ của nó ở Lai Khê để ra vùng biên giới với Trung Hoa.  Quyển sách không nói gì về vai trò của nó trong chiến dịch 1979.  Vũ Lập, Sư Đoàn 316, Tập Hai (316 Division, Vol. 2) Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1986, trang 320.  

    78. FBIS, Southeast Asia, 26 Tháng Hai, 1979, trang K-16.

    79. Hãng Thông Tấn Akahata News Agency, “Các Sự Dàn Binh của CHNDTQ, 17-23 Tháng Hai”, trong FBIS Southeast Asia, March 2, 1979, trang K-14.  Phía Trung Quốc đã thực hiện các cuộc tấn công cấp trung đoàn hay tiểu đoàn, và ba cuộc tấn công cấp sư đoàn.

    80. Các mỏ than Cẩm Phả duyên hải của tỉnh Quảng Ninh, vào khoảng bẩy mươi cây số phía nam biên giới, sản xuất một tỷ lệ lớn than đá của Việt Nam và có thể được xem là một nguồn tài nguyên chiến lược.  Các cuộc tấn công của Trung Quốc đã không đe dọa đến các mỏ, cũng như Trung Quốc đã không thực hiện các cuộc tấn kích bằng hải quân, không quân  hay thủy quân lục chiến đánh vào các khu mỏ.

    81. Tác giả King C. Chen, viện dẫn các nguồn tin Đài Loan, nói rằng các cuộc tấn công dọc theo biên giới tỉnh Quảng Ninh là công việc của Sư Đoàn 165 thuộc Quân Đoàn 55 (trong quyển China’s War with Vietnam, 1979, trang 106).  Cả Harlan Jencks, trong nhiều bài nghiên cứu của ông về chiến dịch 1979, lẫn Li Man Kin đã không thảo luận về sự giao tranh trong khu vực này.  Tôi không tin rằng Sư Đoàn 165 Trung Quốc chịu trách nhiệm cho các cuộc tấn công dọc theo biên giới tỉnh Quảng Ninh.  Lịch sử các đơn vị Việt Nam và các báo cáo của cán bộ Trung Quốc đều đặt các Trung Đoàn 494 và 493 của Sư Đoàn 165 tại khu vực Lạng Sơn, loại trừ chúng ra khỏi sự giao chiến này.  Không nguồn tin nào trong số kể trên nói rõ là liệu Trung Đoàn 495 của Sư Đoàn 165 có tham dự giao tranh tại Lạng Sơn hay không, như thế có thể rằng trung đoàn này đã thực hiện các cuộc tấn công vào các địa điểm biên giới Quảng Ninh; tuy nhiên cũng có thể rằng các lực lượng địa phương đảm trách việc này.  Cũng khó khăn không kém để xác định các lực lượng Việt Nam trong khu vực, nhưng các lực lượng này có thể là các thành phần của các Sư Đoàn Bộ Binh 328 và 323.  Vào ngày 9 Tháng Ba, 1979, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã thiết lập một tổng hành dinh để kiểm soát các hoạt động tại khu vực Quảng Ninh, và hai sư đoàn này được giao phó cho tổng hành dinh (Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, các trang 405-6).  Sự thành lập bộ phận này vào nhật kỳ chậm trễ này không nhất thiết có nghĩa rằng các đơn vị hợp thành của nó đã không hoạt động tại tỉnh Quảng Ninh trước khi quân đoàn được thành lập.  Phía Việt Nam thường thành lập các quân đoàn của họ bằng cách tập hợp các đơn vị trong khu vực vào các đơn vị lớn hơn.

    82. FBIS, Southeast Asia, 21 Tháng Hai, 1979, trang K-7.

    83. FBIS, Southeast Asia, 27 Tháng Hai, 1979, trang K-10.

    84. FBIS, Southeast Asia, 5 Tháng Ba, 1979, trang K-27.  Không có ngọn đồi nào trong các đồi này xuất hiện trên bản đồ quân sự Việt Nam, tỷ lệ 1:250,000, của khu vực.  Xem, Phòng Bản Đồ, Bộ Tổng Tham Mưu, QĐNDVN, “Mong Cai, NF-48-12”, Xếp Loại: “Mật”, 1990.

    85. FBIS, Southeast Asia, 12 Tháng Ba, 1979, trang K-13.

    86. Cao Ba Lanh [?] tọa lạc ngay phía đông thôn Dong vang [?].  Nó là một bộ phận của huyện Bình Liêu [?].

    87. FBIS, Southeast Asia, 13 Tháng Ba, 1979, trang K-16.

    88. FBIS, China, 19 Tháng Ba, 1979, trang E-1.

    89. Nguyễn Trí Huân, Sư Đoàn Sao Vàng, các trang 475-6.

    90. Từ ZGJX-1, trang 359; “Weile peihe wo Yunnan, Guangxi Bianfeng Budui dui Yue zi wei huanji zuozhan, daji Sulian Shehui diguozhuyide haishang ruqin, baowei wo xisha qundao” “Peihe” có nghĩa “phối hợp”, và Sô Viết ở đây được định nghĩa là Đế Quốc Chủ Nghĩa Xã Hội Sô Viết”, nhưng bản địch được dùng cho ba nhiệm vụ này đã chuyển tải ý nghĩa chính xác.

    91. ZGJX-1, trang 359.

    92. ZGJX-1, trang 362.

    93. Hạm Đội Thái Bình Dương của Sô Viết (Soviet Pacific Fleet), đặt căn cứ tại Vladivostok, đã phái một tuần dương hạm và khu trục hạm có hỏa tiễn được hướng dẫn xuống biển Nam Hải vào ngày 21 Tháng Hai, 1979 (Far Eastern Economic Review, Asia Yearbook 1980 (Hong Kong: Far Eastern Economic Review, 1980), trang 319).  Phía Trung Quốc đã không tường thuật về các chiếc tàu này.

    94. ZGJX-1, trang 362-3.

    95. Alligator (Cá Sấu) là một hạng trong tàu đổ bộ của Sô Viết, chuyên chở khoảng 4,000 tấn (4,065 tấn thập phân).  Các tàu hạng Alligator bắt đầu phục vụ với hạm đội Sô Viết trong năm 1966.

    96. ZGJX-1, trang 364.

    97. ZGJX-1, trang 364.

    98. ZGJX-1, trang 367.

    99. Ray Bonds (biên tập), The Soviet War Machine (Secaucus, New Jersey: Chartwell Books, 1976), trang 86.

    100. ZGJX-1, trang 367.

    101. “Su lian dianzi jiancha jian”, ZGJX-1, trang 369.

    102. Kenneth W. Allen, China’s Air Force Enters the 21st Century, trang 93.

    103. Lin Hu (biên tập), Kongjun Shi (Không Quân Sử: Air Force History) (Beijing: PLA Publishers, 1989) các trang 247, 302.  Kenneth Allen liệt kê cùng thống kê trên trang 93 của quyển China’s Air Force Enters the 21st Century.  Allen, người có lẽ là phân tích viên uyên bác nhất tại Hoa Kỳ về các sự vụ không quân Trung Quốc, phát biểu rằng các dữ liệu này là bằng chứng về một sự thi hành yếu kém của Không Lực QĐGPNDTQ, cho thấy một tỷ số phi hành là một phi vụ mỗi năm ngày trong suốt chiến dịch kéo dài 60 ngày.  Lin Hu ấn định rằng chiến dịch chỉ kéo dài ba mươi ngày, nhưng một sự tính toán mới trên thời hạn này vẫn chỉ cho ra một phi vụ cho mỗi hai ngày rưỡi.  Điều này thật đáng tội nghiệp khi so sánh với hai hay ba phi vụ mỗi ngày mà một đơn vị Không Quân Hoa Kỳ được ước định sẽ phóng ra trong một cuộc xung đột tại Âu Châu trong cùng thời kỳ.  Như Allen nói, không có gì đáng ngạc nhiên rằng không lực QĐGPNDTQ tuyên bố một tỷ lệ ứng chiến cao cho các máy bay của nó trong chiến dịch 1979 – nếu bạn không lái máy bay của bạn, bạn sẽ có đầy thời gian để giữ chúng sạch sẽ và tu sửa.  Allen truy tìm các nguyên do của sự yếu kém này phơi bày các vấn đề nội bộ của Trung Hoa của mười lăm năm trước đó.

    104. Far Eastern Economic Review, Asia Yearbook 1979, các trang 32-3. 

    105. Marshall L. Michell III, Clashes: Air Combat over North Vietnam, 1965-1972 (Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1997), trang 150.

    106. ZGJX-1, trang 390.

    107. ZGJX-1, trang 390.

    108. Wang Hai, Wang Hai Shangjiang: Wode Zhandou Shengya (General Wang Hai: My Combat Career: Thượng Tướng Wang Hai:Nghiệp Chiến Đấu Của Tôi) (Beijing: Central Literature Publishers, 2000).

    109. Các từ ngữ “sĩ quan tình báo; intelligence officer” và “sĩ quan đặc vụ: special operations officer” được dùng ở đây để bao hàm một cách rộng rãi vai trò của các sĩ quan chính trị của quân đội Trung Quốc và Việt Nam, những kẻ ngoài các hoạt động cho công tác chính trị để phát triển màng lưới nhân viên, cung cấp sự tiếp cận với vũ khí và đồ tiếp liệu, và huấn luyện các kẻ lãnh đạo trong dân chúng địa phương.  Quân đội Trung Quốc và Việt Nam trong năm 1979 đã không có lực lượng tương đương với “các lực lượng đặc biệt” của Tây Phương, nhưng họ có các binh sĩ thiện nghệ thực hiện các công tác đột kích và xâm nhập.  Bộ phận thường được người phương Tây gọi là “sappers:công binh”, các binh sĩ này được gọi bởi Việt Nam là “đặc công” và bởi Trung Quốc là “tegong dui: special work troops”).  Phía Việt Nam đã tổ chức lính đặc công của họ thành các đơn vị lớn đến cấp trung đoàn, được điều khiển bởi một bộ chỉ huy riêng biệt (Bộ Tư Lệnh Đặc Công).  Trung Quốc dường như không giao phó các tegong dui của họ cho một bộ chỉ huy riêng biệt nhưng thay vào đó lập ra các đại đội và tiểu đoàn thám thính gồm nhân viên cho công tác đặc biệt được giao phó cho các sư đoàn và quân đoàn.  Mặc dù các cục thứ nhì của các tổng cục của QĐNDVN và QĐGPNDTQ thi hành sự giám sát nhân viên của các hoạt động tình báo, phần lớn các sĩ quan thực hiện các hoạt động trên chiến trường có căn bản là các sĩ quan chính trị.

    110. ZGJK-1, trang 216.   

    111. Beijing Xinhua:  tin điện tiếng Anh phát thanh hồi 17:34 , ngày 2 Tháng Ba, 1979 GMT, được ghi lại trong FBIS  ngày 5 Tháng Ba, trang A-12.

    112. ZGJX-1, trang 435.  

    113. ZGJX-1, trang 63.

    114. ZGJX-2, trang 304.

    115. AFP (Agence France Press: Pháp Tấn Xã), Hong Kong, tin điện tiêng Anh phát thanh hồi 12:52 GMT, ngày 1 Tháng Ba, 1979.  Được ghi lại trong FBIS Vietnam, 1 Tháng Ba, 1979, trang K-5.

    116. Nicholas Eftimiades, Chinese Intelligence Operations (Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1994), trang 91.

    117. Cục Khoa Học, Tổng Cục Hậu Cần, Lịch Sử Đoàn Ôtô 571, rải rác.

    118.  ZGJX-1, trang 268.

    119. ZGJX-1, trang 272.

    120. Elizabeth Becker, When the War Was Over: Cambodia and the Khmer Rouge Revolution (New York: Public Affairs Books, 1998) rải rác.

    121. Không đề tên tác giả, Sư Đoàn Sông Lam (The Lam River Division) (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1984), trang 136.

    122. Một ký giả Tây phương thăm viếng các trại tỵ nạn người Hmong tại Thái Lan trong năm 1991 tường thuật rằng người Hmong trước tiên tiếp xúc với Trung Quốc khi sự ủng hộ từ Hoa Kỳ đi đến sự chấm dứt (31 Thang Bẩy, 2001).  Cũng xem, FBIS, “Các Lính Chính Quy, Các Nhóm Chủng Tộc Vũ Trang do CHNDTQ huấn luyện tại biên giới Lào”, phần tin Việt Nam, ngày 15 Tháng Ba, 1979, trang K-6.  Bài báo trong FBIS nói đến người Mèo chứ không phải dân bộ tộc Hmong, nhưng hai danh xưng này được dùng thay thế cho nhau bởi người Việt Nam để chỉ cùng một nhóm chủng tộc (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Việt Nam, Atlas Địa Lý Việt Nam (Atlas of Vietnam) (Hà Nội: Trung tâm Nghiên Cứu Địa Dư, 1993), trang 9.

    123. “A Spy Ring Organized by China and Thai Army Intelligence Uncovered: Một Ổ Gián Điệp Được Tổ Chức bởi Trung Quốc và Tình Báo Thái bị khám phá”, trong tờ Vietnam Courier, Tháng Hai 1985, trang 12.

    124. ZGJX-1, trang 15. 

    125, Quyển Handbook of the Chinese Armed Forces của Cơ Quan Tình Báo Quân Đội Hoa Kỳ (DIA), nơi các trang 5-10, cung cấp các tính toán của DIA về yêu cầu khẩu phần chiến đấu của các đơn vị Trung Quốc.  Tình trạng khốn khổ của Đại Đội 3 Đơn Vị 53203 được tường thuật trong ZJGX-2, trang 49.  Theo sự ước lượng của DIA, các đơn vị Trung Quốc phải được cấp phát từ năm đến bẩy ngày khẩu phần chiến đấu trước khi hành quân (ở mức cuối của sự ước lượng này, bằng 2.250 khẩu phần cho một đại đội với quân số 150 người).  Ba ngày bước vào chiến dịch, Đại Đội 3 sẽ phải có ít nhất hai ngày khẩu phần còn lại.  Hoặc là đơn vị đã không được cấp phát phần chia căn bản của khẩu phần chiến đấu hay các binh sĩ của nó đã không tuân theo kỷ luật để mang chúng theo.

    126. ZGJX-2, trang 48.

    127. DIA, Handbook, trang 5-1.  Cơ Quan Tình Báo Quân Đội Hoa Kỳ đã tính toán rằng một sư đoàn QĐGPNDTQ cần đến 430 tấn đạn dược và hai mươi tấn khẩu phần mỗi ngày trong các thời kỳ chiến đấu nhiều, và 150 tấn đạn dược và hai mươi tấn khẩu phần cho các mức độ trung bình của sự chiến đấu trong một thời kỳ kéo dài.  Mỗi đơn vị chịu trách nhiệm về việc cung cấp nước uống của chính nó, điển hình sẽ kiếm nguồn ở địa phương.  Đơn vị 53203 là một thành phần của Quân Đoàn 42, một đơn vị thuộc Quân Khu Quảng Châu hẳn phải hay biết những gì được trông đợi trong các điều kiện thời tiết của miền Bắc Việt Nam.

    128. Cục Khoa Học, Tổng Cục Hậu Cần, Lịch Sử Đoàn Ôtô 571, trang 265.      

    129. Phía Việt Nam sử dụng các từ ngữ tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt và tuyến phòng thủ sông Cầu gần như thay thế lẫn nhau trong sự thảo luận về các hoạt động phòng thủ khu vực Hà Nội.  Một cách mỉa mai, tuyến phòng thủ sông Như Nguyệt rất giống với chiến lược phòng thủ Trung Quốc nhằm “nhử địch quân tiền vào sâu” một danh hiệu đã giành được sự lưu truyền phổ biến trong thập niên 1970 khi được dùng như một khẩu hiệu của “chiến tranh nhân dân”trong đó CHNDTQ hứa hẹn sẽ tham chiến nếu Trung Quốc có khi nào lại bị xâm lăng.

    130. Việt Nam đã di chuyển ba sư đoàn của Quân Đoàn 2 từ Căm Bốt lên biên giới phía bắc để phòng thủ chống lại các cuộc tấn công nữa của Trung Quốc.  Sự di chuyển này không có vẻ làm phương hại đến các hoạt động của Việt Nam tại Căm Bốt trong các năm 1979-90 (Phạm Gia Đức (biên tập), Lịch Sử Quân Đoàn 2, 1974-1994 (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 1994[1994], các trang 392-6.  Sư Đoàn Xe Tải 571 cũng chuyển hướng một phần trong nỗ lực của nó từ Căm Bốt lên biên giới phía bắc, nơi nó đã từng yểm trợ cho các đơn vị của QĐNDVN kể từ giữa năm 1978.  Sư đoàn này cùng lúc cũng hỗ trợ cho các hoạt động của Việt Nam tại Lào.

    131. Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, trang 404.  Các thành phần của Sư Đoàn 318 ở lại với Quân Đoàn 5 được đổi tên thành Sư Đoàn 390.

    132. Bộ Chỉ huy, Quân Đoàn 1 Việt Nam, Lịch Sử Quân Đoàn Một, 1973-1998 (History of the First Corps, 1973-1998) (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội, 1998), các trang 122-3.

    133. Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, các trang 403-8.

    134. Viện Quân Sử Việt Nam, 55 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, các trang 404-5. 

    135. Phỏng vấn của tác giả với một người Việt Nam có người anh (hay em) tham gia vào công việc xây dựng.

    136. Bộ Chỉ huy, Quân Đoàn 1 Việt Nam, Lịch Sử Quân Đoàn Một, 1973-1998 , trang 123.

    137. Bộ Chỉ huy, Quân Đoàn 1 Việt Nam, Lịch Sử Quân Đoàn Một, 1973-1998 , các trang 123-4.

    138. Việt Nam có lực lượng tương đương với năm sư đoàn đối diện với mười quân đoàn Trung Quốc đã xâm lăng trong năm 1979.  Trong Tháng Mười Một 1950, ít nhất bẩy sư đoàn Hoa Kỳ và Đại Hàn Dân Quốc (Republic of Korea) (các Sư Đoàn Bộ Binh số 2, 24, và 25 của Hoa Kỳ, Sư Đoàn Kỵ Binh số 1 Hoa Kỳ, Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 1 Hoa Kỳ, và các Sư Đoàn Bộ Binh số 1, 6, và 8 Đại Hàn Dân Quốc) đã đối diện với chín quân đoàn xâm lăng Hàn Quốc ((Trận liệt của Trung Quốc được rút ra từ quyển sách của tác giả Allen Whiting, China Crosses the Yalu, trang 122, và trận liệt của Bộ Tư Lệnh Liên Hiệp Quốc Trong Chiến Tranh Hàn Quốc được lấy từ sách của tác giả T. R. Fehrenbach, This Kind of War: A Study in Unpreparedness (New York: Macmillan, 1963), các trang 320-1. 

    ____

    Nguồn: Edward C. O’Dowd, Chinese Military Strategy In The Third Indochina War, The Last Maoist War, Routledge: New York, 2007, Chapter 4: The 1979 Campaign, các trang 45-73; Chapter 5: The Battle of Lang Son, February – March 1979, các trang 74-88; Chapter 0: Conclusion: the legacy of an “incredible, shrinking war”, các trang 159-166.        

    Ngô Bắc dịch và phụ chú

    09.04.2012     

     http://www.gio-o.com/NgoBac.html


    Không có nhận xét nào