Header Ads

  • Breaking News

    CWS kêu gọi trả tự do cho hai nhà hoạt động Khmer Krom

    22/3/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    " Nhận định về bản án dành cho hai nhà hoạt động trên, ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói với VOA:

    “Tôi cho rằng việc chính quyền Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động Khmer Krom thực sự dường như không có giới hạn nào cả. Ngày càng có nhiều người trong cộng đồng Khmer Krom bị dính vào những cáo buộc không có thật theo Điều 331 này”.

    Ông Robertson cho rằng các điều luật như Điều 331 “được thiết kế để ngăn cản người dân thực hiện quyền của họ”.

    Người Khmer Krom chủ yếu theo Phật giáo Nam Tông và không được chính quyền Việt Nam xem là người bản địa. Theo các nhóm nhân quyền quốc tế, người Khmer Krom, cũng giống như tình trạng của nhóm dân tộc Thượng ở Tây Nguyên, phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhóm họp và đi lại.

    Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay không công nhận người bản địa, chỉ gọi các nhóm này dân tộc thiểu số. Hà Nội cũng bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền hay vi phạm tự do tôn giáo, khăng khăng rằng các quyền này luôn được “đảm bảo” tại Việt Nam".

    Ông Tô Hoàng Chương và Thạch Cương tại phiên tòa ở Trà Vinh ngày 20/3/2024.

    Ông Tô Hoàng Chương và Thạch Cương tại phiên tòa ở Trà Vinh ngày 20/3/2024. 

    Hôm 21/3, tổ chức Đoàn kết Công giáo Toàn cầu (CSW) kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức và hủy bỏ bản án đối với hai nhà bảo vệ nhân quyền Tô Hoàng Chương và Thạch Cương.

    Như VOA đã đưa tin, hai nhà hoạt động Khmer Krom này bị một tòa án ở huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, xét xử hôm 20/3 sau khi họ tổ chức các khóa học và phân phát tài liệu về quyền của người bản địa theo công ước quốc tế.

    Ông Tô Hoàng Chương, 38 tuổi, bị kết án 4 năm tù và ông Thạch Cương, 37 tuổi, bị kết án 3 năm rưỡi tù với cùng tội danh “lợi các quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự.

    Ông Mervyn Thomas, Chủ tịch sáng lập CSW, nói trong một thông cáo: ‘Việc chính phủ Việt Nam đàn áp các dân tộc thiểu số và tôn giáo không có dấu hiệu chậm lại. Chỉ cách đây vài tuần chính phủ đã liệt hai tổ chức nhân quyền của người Thượng vào danh sách khủng bố”.

    Ông Thomas nhắc lại việc chính quyền tỉnh Phú Yên hồi đầu năm 2024 xét xử một mục sư thực hành các buổi cầu nguyện tại nhà. “Và hôm nay, một lần nữa, CSW kêu gọi trả tự do ngay lập tức và xóa bỏ cáo buộc đối với hai nhà bảo vệ nhân quyền, Tô Hoàng Chương và Thạch Cương”.

    “Chúng tôi lên án chính phủ Việt Nam vì sự trấn áp và đàn áp trắng trợn, dai dẳng nhằm vào các dân tộc thiểu số và tôn giáo, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế buộc chính quyền Việt Nam, với tư cách là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền”, ông Thomas nhấn mạnh.

    VOA đã liên lạc với Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ cho ý kiến về lời kêu gọi của CSW, nhưng chưa được trả lời.

    “Vụ bắt các ông Thạch Cương, Tô Hoàng Chương và Danh Minh Quang vào ngày 31/7/2023 theo quyết định của cơ quan điều tra viện cớ ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ’ theo Điều 331 Bộ luật Hình sự Việt Nam, cho thấy rõ việc đàn áp có hệ thống những tiếng nói bất đồng chính kiến ở Việt Nam”, tổ chức nhân quyền Liên đoàn Khmer Krom (KKF) có trụ sở ở Mỹ, lên tiếng trong thông báo hồi tháng 2/2024 ngay sau khi ông Quang bị tuyên án 3 năm rưỡi tù trong một phiên xét xử riêng.

    Trang Công an Trà Vinh dẫn lời khai của ông Thạch Cương tại tòa nói rằng ông có nhận tổng cộng trên 770 triệu đồng từ các tổ chức, cá nhân ngoài nước như Mỹ, Úc, Canada để thực hiện các hoạt động xã hội từ thiện trong nước, thành lập “Hội tương trợ vì sự phát triển Khmer” và in ấn các tài liệu về quyền của người bản địa mà trang này cho rằng là “các ấn phẩm có nội dung xuyên tạc chính quyền”.

    “Thạch Cương và Tô Hoàng Chương có 3 lần đến Tổng lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh để nhờ can thiệp, tác động đến Liên Hiệp quốc yêu cầu Việt Nam thực hiện vấn đề nhân quyền và quyền các dân tộc bản địa”, vẫn theo trang Công an Trà Vinh hôm 20/3.

    Nhận định về bản án dành cho hai nhà hoạt động trên, ông Phil Robertson, Phó giám đốc châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), nói với VOA:

    “Tôi cho rằng việc chính quyền Việt Nam đàn áp các nhà hoạt động Khmer Krom thực sự dường như không có giới hạn nào cả. Ngày càng có nhiều người trong cộng đồng Khmer Krom bị dính vào những cáo buộc không có thật theo Điều 331 này”.

    Ông Robertson cho rằng các điều luật như Điều 331 “được thiết kế để ngăn cản người dân thực hiện quyền của họ”.

    Người Khmer Krom chủ yếu theo Phật giáo Nam Tông và không được chính quyền Việt Nam xem là người bản địa. Theo các nhóm nhân quyền quốc tế, người Khmer Krom, cũng giống như tình trạng của nhóm dân tộc Thượng ở Tây Nguyên, phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhóm họp và đi lại.

    Chính quyền Việt Nam từ trước đến nay không công nhận người bản địa, chỉ gọi các nhóm này dân tộc thiểu số. Hà Nội cũng bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền hay vi phạm tự do tôn giáo, khăng khăng rằng các quyền này luôn được “đảm bảo” tại Việt Nam.

    https://www.voatiengviet.com/a/cws-keu-goi-tra-tu-do-cho-hai-nha-hoat-dong-khmer-krom/7537650.html

    Khmer-Krom activists sentenced to prison for human rights training

    21 Mar 2024

    Two Khmer-Krom activists were charged with ‘abusing democratic freedoms’ by a court in Cau Ngang District, Tra Vinh Province, Vietnam on 20 March after they organised trainings on the rights of indigenous people under international law.

    To Hoang Chuong and Thach Cuong had been detained for over eight months without access to legal assistance and family visits prior to their trial, which some sources have reported was arranged in less than a week. The families of the convicted men were not notified and could not be present. Chuong and Cuoung were sentenced to four and three-and-a-half years in prison respectively.

    In February, a court in neighbouring Soc Trang Province sentenced another Khmer-Krom activist Danh Minh Quang, 34, to three-and-a-half years in prison on the same charge. Quang was arrested in July 2023 as part of the same investigation into Chuong and Cuong following the training they delivered which was based on material compiled by the United Nations Declaration on the Rights of Indigenous Peoples (UNDRIP).

    Approximately 1.3 million Khmer-Krom live in a part of southwest Vietnam that was once part of Cambodia. The Khmer-Krom are predominantly Buddhist and share many cultural, political and linguistic ties to Cambodia. Similarly to the Montagnard ethnic group in Vietnam’s Central Highlands, the Khmer-Krom have faced serious restrictions on freedom of expression, assembly and movement.

    CSW’s Founder President Mervyn Thomas said: ‘The Vietnamese government’s suppression of ethnic and religious minorities shows no sign of slowing down. Only a few weeks ago the government designated two Montagnard human rights organisations as terrorist groups; 2024 began with the jailing of a pastor who held a prayer meeting in his home; and today, yet again, CSW calls for the immediate release and expungement of charges against two human rights defenders, To Hoang Chuong and Thach Cuong. We condemn the Vietnamese government for their flagrant and persistent persecution and suppression of ethnic and religious minorities, and call on the international community to hold Vietnam to the human rights standards it must meet as a member of the UN Human Rights Council.’  

    https://www.csw.org.uk/2024/03/21/press/6190/article.htm


    Không có nhận xét nào