Header Ads

  • Breaking News

    Tommy Walker - Việt Nam thắt chặt kiểm soát những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội

    Vietnam tightens grip on social media influencers

    Nguồn: https://www.dw.com/en/vietnam-tightens-grip-on-social-media-influencers/a-68434196

    Tommy Walker 04/3/2024

    11/3/2024

    Song ngữ Việt Anh

    (VNTB) – “Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có mối quan ngại giống như Trung Quốc, nhưng lại không có đủ các biện pháp cưỡng chế nên bị hoang tưởng”.

    Chính quyền Việt Nam đã bắt giữ một YouTuber nổi tiếng vào tuần trước. Nhưng tại sao chính quyền Việt Nam lại đàn áp những tiếng nói độc lập?

    Nguyễn Chí Tuyến, còn gọi là Anh Chí, bị bắt giữ tại Việt Nam với cáo buộc chống nhà nước hôm thứ Năm.

    Nguyễn Chí Tuyến đang bị điều tra vì phổ biến thông tin chống lại nhà nước Việt Nam và sẽ bị giam bốn tháng tại Hà Nội để phục vụ điều tra.

    Nguyễn Chí Tuyến là một trong những nhà hoạt động xã hội dân sự nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Ông là thành viên của “Nhóm No-U”, một nhóm chống Trung Quốc bác bỏ đường chữ lưỡi bò của Bắc Kinh ở Biển Đông.

    Tập trung vào những người có ảnh hưởng quan trọng

    Nguyễn Chí Tuyến  có các kênh YouTube thành công, trong đó có một kênh mà anh thảo luận về các vấn đề đối ngoại – bao gồm cả cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

    Zachary Abuza, giáo sư tại Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington D.C., người tập trung vào chính trị và an ninh Đông Nam Á, cho biết YouTuber này là nhà hoạt động có ảnh hưởng mới nhất bị nhắm đến.

    Ông nói với DW: “Đối với các nhà báo độc lập, đã có một loạt luật an ninh mạng, nghị định và chính sách làm tăng chi phí, áp dụng các khoản phạt dân sự và chuyển trách nhiệm kiểm soát sang chính các nền tảng truyền thông xã hội”.

    “Thông qua những biện pháp này, chính phủ hy vọng rằng việc tự kiểm duyệt sẽ giải quyết cho họ rất nhiều việc.”

    Ông nói thêm: “Bộ Công an đã tập trung chú ý nhiều hơn vào những người có ảnh hưởng quan trọng”.

    ‘Đảm bảo an ninh quốc gia’

    Việt Nam là một quốc gia Cộng sản độc đảng ở Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam có toàn quyền kiểm soát các chức năng của nhà nước, các tổ chức xã hội và truyền thông.

    Mặc dù Việt Nam có nền kinh tế phát triển nhanh nhưng vẫn bị mang tiếng xấu về tham nhũng, kiểm duyệt chính trị, nhân quyền và xã hội dân sự.

    Vào tháng 2, các tài liệu bị rò rỉ từ Bộ Chính trị Việt Nam, cơ quan có quyền quyết định cao nhất của chính phủ, đã tiết lộ một cái nhìn sâu sắc hiếm có về suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Việt Nam.

    Chỉ thị mới này cho thấy các chính sách của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích “đảm bảo an ninh quốc gia” như thế nào, bao gồm cả việc ngăn chặn xã hội dân sự định hình chính sách của đất nước và tạo ra các nhóm đối lập.

    Chỉ thị 24 được The 88 Project, một tổ chức có trụ sở tại Hoa Kỳ vận động cho quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam, thu thập và dịch thuật.

    Theo dự án, tính đến hôm nay, có 176 nhà hoạt động bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam.

    “Nguyễn Phú Trọng luôn tập trung vào việc phân rã xã hội dân sự non trẻ của Việt Nam. Ông ta truy đuổi từng lĩnh vực một, từ đoàn luật sư, các nhà hoạt động vì môi trường đến các nhà báo độc lập. Chỉ thị 24 gói gọn suy nghĩ của ông về mối đe dọa do xã hội dân sự gây ra trong việc lãnh đạo một cách mạng màu,” Abuza nhận xét về người Tổng bí thư.

    Nhưng các cuộc gặp cấp cao của Việt Nam với hai siêu cường lớn trên thế giới cũng góp phần khiến Hà Nội ngày càng quyết đoán hơn đối với các chính sách đối nội.

    Hoa Kỳ và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện” vào tháng 9 sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

    Ông Abuza nói: “Hà Nội được khích lệ bởi thực tế là đã có hai chính quyền Hoa Kỳ không nêu vấn đề nhân quyền như  vấn đề song phương”.

    “Trump chỉ là không quan tâm. Chính quyền Biden nói rằng nhân quyền sẽ là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của họ, nhưng trong quá trình tán tỉnh Hà Nội, tất cả đều bị phớt lờ.”

    Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã đến thăm Hà Nội vào tháng 12 để thảo luận về “tương lai chung” của hai nước.

    “Việt Nam học hỏi Trung Quốc trong việc xây dựng luật và quy định giám sát internet – nhưng lãnh đạo ở Hà Nội đang gặp khó khăn vì internet ở Việt Nam không bị hạn chế giống như Trung Quốc, và Việt Nam là một xã hội cởi mở hơn nhiều so với Trung Quốc,” Abuza nói thêm.

    “Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam cũng có mối quan ngại giống như Trung Quốc, nhưng lại không có đủ các biện pháp cưỡng chế nên bị hoang tưởng”.

    Các nhà hoạt động khí hậu đụng chạm chỗ nhạy cảm

    Các nhà hoạt động môi trường cũng cho biết họ đã phải đối mặt với sự đe dọa và quấy rối từ chính quyền Việt Nam, và nhiều người thách thức các chính sách năng lượng của chính phủ cuối cùng đã bị kết án tù vì tội “trốn thuế” hoặc “lừa đảo” – một chiến thuật đàn áp phổ biến của chính quyền cộng sản Việt Nam. .

    Dự án 88 cho biết có bằng chứng cho thấy các nhà hoạt động bị bỏ tù để bịt miệng và loại bỏ họ khỏi xã hội.

    Bill Hayton, cộng tác viên tại Chatham House Châu Á-Thái Bình Dương ở London, cho biết vào thời điểm đó rằng các nhà hoạt động có xu hướng “đụng chạm những chỗ nhạy cảm ”.

    Hayton nói với DW rằng “Khi chỉ trích ngành than thuộc sở hữu nhà nước, họ đang làm đảo lộn các lợi ích nội địa đầy quyền lực ở Việt Nam. Và điều đó khiến cho họ gây thù chuốc oán.”

    Vietnam tightens grip on social media influencers

    Tommy Walker

    03/04/2024March 4, 2024

    Vietnam authorities arrested a popular YouTuber last week. But why is the Vietnamese government cracking down on independent voices? 

    Nguyen Chi Tuyen is well known for his anti-China stance, opposing the establishment of a Chinese oil rig in Vietnam's exclusive economic zone in 2014.Image: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images

    Nguyen Chi Tuyen, also known as Anh Chi, was detained in Vietnam under anti-state charges on Thursday.

    The YouTube influencer is being investigated for disseminating information against the Vietnamese state and will spend four months in detention in Hanoi while authorities conduct their inquiries.

    Tuyen is one of Vietnam's most known civil society activists. He was part of the "No-U group," an anti-China group that rejected Beijing's U-shaped line in its attempts to control territory in the South China Sea.

    Focusing on key influencers

    Tuyen has successful YouTube channels, including one on which he discusses foreign affairs — including Russia's war in Ukraine.

    Zachary Abuza, a professor at the National War College in Washington D.C. who focuses on Southeast Asia politics and security, said the YouTuber was the latest influential activist to be targeted.

    "For independent journalists, there has been a swath of cyber laws, decrees, and policies that have raised the costs, imposed civil fines, and shifted the onus to policing to the social media platforms themselves," he told DW.

    "Through these measures, the government hopes that self-censorship will do most of the work for them."

    "The Ministry of Public Security has focused its attention more on the key influencers," he added.

    Press freedom: Hong Kong journalist vows not to give up

    'Ensuring national security'

    Vietnam is a one-party Communist state in Southeast Asia whose government has complete control over the state's functions, social organizations and media.

    Although Vietnam has a fast-growing economy, the country still has a poor reputation on corruption, political censorship, human rights and civic society.

    In February, leaked documents from Vietnam's Politburo, the highest decision-making government body, revealed a rare insight into the thinking of its leaders.

    It showed how the Vietnam government's policies aim to "ensure national security," including preventing civil society from shaping the country's policies and creating opposition groups.

    The dossier Directive 24

     was obtained and translated by The 88 Project, a US-based organization that campaigns for freedom of expression in Vietnam.

    Vietnamese environmental activist Hoang Duc Binh in court

    Climate activist Hoang Duc Binh was imprisoned in 2018 over protests against a toxic waste dumpImage: VIETNAM NEWS AGENCY/AFP via Getty Images 

    As of today, there are 176 activists in Vietnamese prisons, according to the project.

    "Nguyen Phu Trong has been single-mindedly focused on taking Vietnam's nascent civil society apart. He's gone after sector by sector, including the bar association, environmentalists and independent journalists. Directive 24 encapsulates his thinking about the threat posed by civil society in leading a colored revolution," Abuza said about the head of the Politburo.

    But Vietnam's high-level meetings with two of the world's major superpowers have also played a part in Hanoi's growing assertiveness over its domestic policies.

    The United States and Vietnam upgraded their ties to "comprehensive strategic partners" in September following a visit to Vietnam from US President Joe Biden.

    "Hanoi has been emboldened by the fact that there have been two US administrations that have not raised human rights as a bilateral issue," Abuza said.

    "Trump simply didn't care. The Biden administration said that human rights would be central to its foreign policy, but in its courtship with Hanoi, it has all been ignored."

    Chinese leader Xi Jinping also visited Hanoi in December to discuss the two countries' "shared future."

    "Vietnam does learn from China when it comes to developing laws and regulations to monitor the internet — but the leaders in Hanoi are in a bind as the internet, unlike China, is open and Vietnam is a much more open society than China," Abuza added.

    "The Communist Party of Vietnam leaders have the same concerns as China, but they don't have all the coercive measures, so there is a degree of paranoia."

    Vietnamese journalists censored

    Climate activists 'tread on important toes'

    Environmentalists have also said they have faced intimidation and harassment from Vietnamese authorities, and many who have challenged the government's energy policies have ended up being sentenced to prison terms for "tax evasion" or "fraud" — a common tactic of repression by Vietnam's communist government.

    The 88 Project said there is evidence that the activists were imprisoned to silence their voices and remove them from society.

    Bill Hayton, associate fellow at Chatham House Asia-Pacific in London, said at the time that activists tend to "tread on important toes."

    Hayton told DW that "by criticizing the state-owned coal industry, they are upsetting powerful domestic interests in Vietnam. And that's brought them some enemies."

    Edited by: Keith Walker


    Tommy Walker Reporter focusing on Southeast Asian politics, conflicts, economy and society.@tommywalkerco

    https://www.dw.com/en/vietnam-tightens-grip-on-social-media-influencers/a-68434196


    Không có nhận xét nào