Header Ads

  • Breaking News

    AMNESTY INTERNATIONAL REPORT 2023/24

     Ân xá Quốc tế công bố báo cáo nhân quyền Việt Nam 2023 

    AMNESTY INTERNATIONAL REPORT 2023/24

    25/4/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Song ngữ Việt Anh

    " Báo cáo viết rằng kể từ khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 2/2021 và sau đó đắc cử cho đến nay, hàng chục nhà báo độc lập, lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ, người bảo vệ nhân quyền và nhiều người khác “đã bị bắt giam một cách tùy tiện”.

    Ân xá Quốc tế(Amnesty International) hôm 23/4/2024 công bố báo cáo nhân quyền ở 155 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

    Ân xá Quốc tế(Amnesty International) hôm 23/4/2024 công bố báo cáo nhân quyền ở 155 quốc gia, trong đó có Việt Nam. 

    Hôm 23/4, tổ chức Ân xá Quốc tế công bố báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam năm 2023, nhận định rằng “giới bất đồng chính kiến tiếp tục bị đàn áp, các nhà báo và người bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù, quyền tự do biểu đạt của họ bị xâm phạm”.

    Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại London, Anh, cũng ghi nhận việc chính quyền Việt Nam ngày càng mở rộng mạng lưới giám sát của mình, với việc sử dụng phần mềm gián điệp để nhắm mục tiêu vào những người chỉ trích chính quyền, hoặc bất cứ ai thảo luận các vấn đề được coi là nhạy cảm với lợi ích của chính phủ.

    Báo cáo viết rằng kể từ khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi tháng 2/2021 và sau đó đắc cử cho đến nay, hàng chục nhà báo độc lập, lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ, người bảo vệ nhân quyền và nhiều người khác “đã bị bắt giam một cách tùy tiện”.

    Thậm chí việc ông Võ Văn Thưởng lên thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc trở thành Chủ tịch nước vào tháng 3/2023 cũng không khiến tình hình nhân quyền của Việt Nam được cải thiện, báo cáo nhận định.

    Báo cáo điểm lại các vụ bắt giữ và truy tố trong thời gian qua gồm nhà báo Nguyễn Lân Thắng, nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng, nhà hoạt động Bùi Tuấn Lâm, YouTuber Đường Văn Thái... như là các vụ vi phạm điển hình về quyền tự do biểu đạt.

    Liên quan đến án tử hình tại Việt Nam, Ân xá Quốc tế nhận định rằng số liệu về các vụ tử hình và án tử hình vẫn được coi là bí mật quốc gia nhằm ngăn cản sự giám sát độc lập. Tuy nhiên, có ít nhất hai trường hợp gia đình nhận được thông báo về việc người thân bị tử hình hoặc sắp bị tử hình như vụ ông Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh.

    Một nghiên cứu của Ân xá Quốc tế phát hiện rằng từ tháng 2 đến tháng 6/2023, một chiến dịch gắn với phần mềm gián điệp Predator của hãng Intellexa đã nhắm mục tiêu vào ít nhất 50 tài khoản mạng xã hội của 27 cá nhân và 23 tổ chức, một vài trong số đó là người Việt Nam. Predator là một thành phần trong một cơ cấu tấn công trên mạng.

    Ngoài ra, Ân xá Quốc tế cũng phát hiện các công cụ của Intellexa đã được bán cho những công ty Việt Nam có liên kết kinh doanh với Bộ Công an. Nghiên cứu của tổ chức này cho thấy các đặc vụ của chính phủ Việt Nam có thể đứng đằng sau chiến dịch sử dụng phần mềm gián điệp này.

    VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam và đề nghị họ đưa ra bình luận về báo cáo mới này của Ân xá Quốc tế, nhưng chưa được phản hồi.

    Trước đây, các trang báo của nhà nước Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các báo cáo của Ân xá Quốc tế, cho rằng tổ chức này “xuyên tạc” về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

    Trong một bài xã luận gần đây, trang Công an Nhân dân của Bộ Công an viết: “Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia, trong đó có nghĩa vụ nội luật hóa, xây dựng cơ chế pháp luật quốc gia phù hợp với các quy định của công ước; thực thi các biện pháp lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm quyền con người”.

    https://www.voatiengviet.com/a/an-xa-quoc-te-cong-bo-cao-nhan-quyen-viet-nam-2023/7583881.html

    AMNESTY INTERNATIONAL REPORT 2023/24

    Amnesty International


    Nguồn: https://www.amnesty.org/en/location/asia-and-the-pacific/south-east-asia-and-the-pacific/viet-nam/report-viet-nam/

    Viet Nam

    Amnesty International takes no position on issues of sovereignty or territorial disputes. Borders on this map are based on UN Geospatial data. © Amnesty International 

    Viet Nam 2023

    The crackdown on dissent continued and journalists and human rights defenders were among those imprisoned in violation of their right to freedom of expression. Viet Nam authorities were implicated in the abduction of a Vietnamese refugee living in Thailand. Executions were reported but the use of the death penalty was shrouded in secrecy. Government surveillance was widespread and new research pointed to the use of spyware technology to target critics or others working on issues considered sensitive to Vietnamese government interests.

    Background

    Viet Nam took its seat on the UN Human Rights Council in January. Since announcing its candidacy in February 2021, dozens of journalists, NGO leaders, human rights defenders and others had been subjected to arbitrary arrest and detention. Võ Văn Thưởng replaced Nguyễn Xuân Phúc as President in March, but the transition brought no improvement in the human rights situation.

    Freedom of expression

    Arrests and prosecutions of journalists and political, environmental and other activists for expressing their opinions continued. On 12 April, the People’s Court in the capital, Hanoi, sentenced prominent activist and independent journalist Nguyễn Lân Thắng to six years in prison in a closed hearing. He was arrested on 5 July 2022 on charges of “making, storing, distributing, or disseminating information, documents, and items against the state” under Article 117 of the 2015 Criminal Code. Nguyễn Lân Thắng was held in Hanoi’s Detention Centre No. 1 for more than seven months following his arrest, and was only permitted to meet his lawyer for the first time on 16 February.1

    In March, human rights defender Trương Văn Dũng was found guilty of disseminating “propaganda against the government” and sentenced to six years’ imprisonment under Article 88 of the earlier 1999 version of the Criminal Code, which still applied when he was initially charged. He was arrested on 21 May 2022 after being accused of giving interviews to foreign media and possessing copies of two “illegally printed books”. During his trial, Trương Văn Dũng accused the police of beating him but no investigations into the allegations were known to have taken place.2

    On 6 April, the wife of activist Bùi Tuấn Lâm received a notification from the authorities that investigations against him had been completed and that he would be tried under Article 117 of the 2015 Criminal Code for “disseminating propaganda against the state”. The charges related to dozens of videos that he had posted on Facebook and YouTube. Bùi Tuấn Lâm, who is well-known for his satirical videos on human rights and social issues, was first questioned by the Da Nang city police in November 2021 after a video making fun of the Minister of Public Security eating in an expensive London restaurant went viral on Facebook. On 25 May, he was sentenced to five-and-a-half years in prison.3

    On 5 July, the Vietnamese police announced that Youtuber Đường Văn Thái was in pretrial detention having been charged under Article 117 of the 2015 Criminal Code. Đường Văn Thái had been granted refugee status in Thailand in 2020 but went missing in the Thai capital, Bangkok, on 13 April 2023. Witness testimony and circumstantial evidence suggested he was abducted from Thailand by Viet Nam state agents.

    The Ho Chi Minh City Court sentenced environmental activist Hoàng Thị Minh Hồng to three years’ imprisonment on 28 September on trumped-up charges of tax evasion. She was the fifth prominent environmental campaigner to be accused of tax evasion since 2021.

    During a visit by family members in December, imprisoned journalist Lê Hữu Minh Tuấn said that his health had deteriorated significantly and that he feared he may die if he did not receive appropriate medical care. Lê Hữu Minh Tuấn, who is serving an 11-year sentence for “opposing the state”, was reported to be suffering from colitis, hepatitis and other possible ailments.

    Death penalty 

    Figures on executions and death sentences remained classified as a state secret preventing independent scrutiny. However, on at least two occasions families received notification of the execution or imminent execution of relatives. The family of Nguyễn Văn Chưởng, who was sentenced to death in July 2007, received a notification from the People’s Court of Hải Phòng on 4 August 2023, instructing them to make arrangements to receive Nguyen’s remains.4

    On 18 September, the family of Lê Văn Mạnh were informed that the decision to execute him was confirmed. They were subsequently told that he had been executed on 22 September without having been allowed to visit him first.

    Both men had alleged that they had “confessed” to the crimes of which they were convicted under torture by police.5

    Unlawful surveillance

    Research by Amnesty International revealed that between February and June, a campaign connected to Intellexa’s Predator spyware attack infrastructure targeted at least 50 social media accounts belonging to 27 individuals and 23 institutions, some of whom were Vietnamese. Amnesty International found that Intellexa tools were sold to Vietnamese companies which had business links to the Vietnamese Ministry of Public Security. The research suggested that Vietnamese government agents may have been behind the spyware campaign.6


    “Viet Nam: 10 organisations demand the dropping of charges against journalist Nguyen Lan Thang and the guarantee of the right to a fair trial by admitting the press and public to observe the trial”, 11 April

    “Viet Nam: Drop charges and immediately release activist sentenced to six years in prison”, 12 July 

    “Viet Nam: Drop trumped-up charges against activist behind ‘Salt Bae’ satire video”, 23 May

    “Viet Nam: Open Letter: Halt the arbitrary execution of death row prisoner Nguyen Van Chuong”, 9 August

    Viet Nam: Pursuit of Civil Space, Amnesty International: Submission to the 46th Session of the UPR Working Group, 29 April – 10 May 2024, 20 October

    “Global: ‘Predator Files’ spyware scandal reveals brazen targeting of civil society, politicians and officials”, 9 October


    Không có nhận xét nào