Header Ads

  • Breaking News

    Chuyện Việt Nam ngày Thứ sáu 05 tháng 4 năm 2024

    Quê Hương tổng hợp

    Công ty Hàn Quốc nhận giấy phép đầu tư nhà máy sản phẩm sinh học một tỷ đô la ở Bà Rịa - Vũng Tàu

    RFA

    04/4/2024

    Công ty Hàn Quốc nhận giấy phép đầu tư nhà máy sản phẩm sinh học một tỷ đô la ở Bà Rịa - Vũng Tàu

    Phó chủ tịch Lee Sang Woon phát biểu tại hội nghị ở Bà Rịa - Vũng Tàu 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngHyosung Viêt Nam 

    Hyosung TNC của Tập đoàn Hyosung của Hàn Quốc vừa nhận giấy phép đăng ký đầu tư để xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học trị giá một tỷ đô la tại Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Truyền thông Nhà nước cho biết lãnh đạo Hyosung TNC xác nhận tin này tại Hội nghị triển khai quy hoạch tỉnh và xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào sáng ngày 30/3.

    Đây là nhà máy sản xuất sản phẩm sinh học Bio-BDO có công suất 50.000 tấn mỗi năm và là nhà máy Bio-BDO đầu tiên ở Việt Nam và Châu Á của Hyosung TNC.

    Sản phẩm Bio-BDO được dùng để sản xuất sợi spandex. Ngoài spandex, BDO còn là thành phần hoá học quan trọng trong chế tạo nhựa kỹ thuật, bao bì phân hủy sinh học, đế giày dép, hợp chất công nghiệp và nhiều ngành công nghiệp khác.

    Quy trình sản xuất là lên men đường có nguồn gốc từ mía, thay thế hoàn toàn nguyên liệu thô hóa thạch truyền thống như than đá.

    Việc xây dựng nhà máy tại Việt Nam là chiến lược của Tập đoàn Hyosung nhắm tới việc nâng cao năng lực sản xuất, với mục tiêu hướng tới việc sản xuất và đưa ra thị trường 50.000 tấn Bio-BDO chậm nhất là vào nửa đầu năm 2026. Thêm nữa, Hyosung TNC cũng có kế hoạch mở rộng năng lực sản xuất Bio-BDO lên bốn lần bằng việc thành lập các cơ sở để đưa công suất lên 200.000 tấn mỗi năm.

    Công ty Trung Quốc xây dựng nhà máy 800 triệu USD sản xuất ô tô tại Việt Nam 

    04/4/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Công nhân làm việc tại một nhà máy của Chery ở Trung Quốc.

    Công nhân làm việc tại một nhà máy của Chery ở Trung Quốc. 

    Bộ Thương mại Việt Nam hôm 4/4 cho biết hãng sản xuất ô tô Chery của Trung Quốc vừa ký thỏa thuận liên doanh với một công ty Việt Nam để xây dựng một nhà máy trị giá 800 triệu USD tại tỉnh Thái Bình, trở thành nhà sản xuất xe điện đầu tiên của Trung Quốc thành lập cơ sở ở Việt Nam.

    Trong một tuyên bố sau lễ ký kết, Bộ Công thương Việt Nam cho biết nhà máy sản xuất sẽ được xây dựng bởi liên doanh giữa Công ty Omoda & Jaecoo của tập đoàn Chery (Trung Quốc) và công ty Geleximco của Việt Nam. Nhà máy sẽ được đặt ở tỉnh Thái Bình, với công suất dự kiến 200.000 xe/năm.

    Giai đoạn xây dựng đầu tiên dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 1 năm 2026, và các mẫu xe điện OMODA và JAECOO của Chery sẽ được sản xuất tại nhà máy mới.

    Trong quá trình xây dựng nhà máy, công ty Trung Quốc Omoda & Jaecoo sẽ tiếp cận thị trường Việt Nam bằng hình thức nhập khẩu xe nguyên chiếc, dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào cuối năm 2024.

    Phát biểu tại lễ ký kết, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên nói sau Hội nghị về khí hậu của LHQ (COP 26), chính phủ Việt Nam đã xây dựng hàng loạt đề án, cơ chế chính sách nhằm khuyến khích phát triển các loại hình xe chạy bằng động cơ điện, động cơ đốt kèm nhiên liệu có nguồn gốc tự nhiên, trong đó có cơ chế chính sách khuyến khích những dòng xe như liên danh Geleximco và Omoda & Jaecoo phát triển, trang tin của Bộ cho biết.

    Tính đến năm 2024, khối lượng bán hàng trên toàn cầu của Omoda & Jaecoo là hơn 160.000 chiếc.

    Vào cuối tháng trước, Omoda & Jaecoo cũng mở nhà máy mới ở Thái Lan, với dự tính sử dụng cơ sở mới này làm trung tâm xuất khẩu quốc tế sang khu vực Trung Đông và Châu Đại Dương.

    Theo Cục Xuất nhập khẩu Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại vào Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD vào năm ngoái, nhiều nhất từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

    Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam tháng 5, dự kỷ niệm ‘chiến thắng Điện Biên Phủ’ 

    05/4/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (phải) tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet ở Hà Nội, 4/4/2024.

    Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính (phải) tiếp Đại sứ Pháp Olivier Brochet ở Hà Nội, 4/4/2024. 

    Bộ trưởng Quân đội cùng Quốc Vụ khanh về Cựu chiến binh và Ký ức chiến tranh của Pháp sẽ thăm Việt Nam và dự sự kiện mà phía Hà Nội gọi là Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ vào tháng 5 tới, đại sứ Pháp nói hôm 4/4 khi tiếp kiến Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính.

    Đại sứ Pháp Olivier Brochet, người bắt đầu nhiệm kỳ ở Việt Nam vào mùa thu năm ngoái, nói với Thủ tướng Phạm Minh Chính rằng hai quan chức cấp cao nêu trên của Pháp tới thăm và có các hoạt động ở Việt Nam trên tinh thần “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” và “cùng hợp tác” vì sự phát triển của quốc gia và nhân dân hai nước, các báo Việt Nam trong đó có Tin Tức và Quân Đội Nhân Dân tường thuật.

    Việt Nam lâu nay ca ngợi trên sách báo chính thống rằng “chiến thắng Điện Biên Phủ” là “mốc son quan trọng” trong lịch sử “đấu tranh giải phóng dân tộc” của đất nước dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

    Điện Biên Phủ thuộc miền tây bắc Việt Nam là nơi diễn ra trận chiến có tính quyết định, trong đó các lực lượng bộ binh cộng sản Việt Nam chỉ có pháo binh yểm trợ đã bao vây và đánh bại quân Pháp được trang bị vũ khí tối tân trong vòng chưa đầy 2 tháng.

    Chiến dịch ác liệt, theo cách mô tả của Việt Nam, ở vùng thung lũng hiểm trở, hẻo lánh đã giết chết hàng nghìn binh sĩ của cả hai bên và kết thúc vào ngày 7/5/1954. Thắng lợi của những người cộng sản Việt Nam cũng đánh dấu sự kết thúc của đế chế thực dân Pháp ở Đông Dương.

    Trong nhiều thập niên từ đó đến nay, quan hệ giữa Việt Nam và Pháp về tổng thể đã phát triển theo hướng tích cực, thân thiện.

    Tại buổi tiếp đại sứ Pháp hôm 4/4, theo tin trên Tin Tức, Quân Đội Nhân Dân và các báo trong nước, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Việt Nam và Pháp có quan hệ “hữu nghị, truyền thống, gắn kết về mọi mặt” và khẳng định Việt Nam luôn coi Pháp là “đối tác quan trọng” trong chính sách đối ngoại của mình. 

    Thông qua vị đại sứ, ông Chính chuyển thông điệp của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sang thăm Việt Nam, đồng thời bày tỏ mong muốn sớm có dịp đón tiếp, hội đàm với thủ tướng Pháp ở Việt Nam để bàn bạc và thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

    Đại sứ Olivier Brochet cảm ơn lời mời của hai nhà lãnh đạo Việt Nam, Tin Tức, Quân Đội Nhân Dân và các báo trong nước cho hay. Đại sứ Pháp được báo chí trích dẫn lời nói rằng nước ông “đánh giá cao vị thế, vai trò của Việt Nam” và mong muốn tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

    Vẫn Đại sứ Brochet khẳng định Pháp ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam về bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

    Ông Vương Đình Huệ sắp thăm Trung Quốc trong chuyến đi có ý nghĩa ‘chiến lược quan hệ’ 

    04/4/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ (phải) chụp ảnh chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông Tập đến thăm Việt Nam, ngày 13/12/2023.

    Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ (phải) chụp ảnh chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông Tập đến thăm Việt Nam, ngày 13/12/2023. 

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sắp dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 7 đến 12/4, theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế, Ủy ban Đối ngoại Việt Nam cho biết hôm 4/4.

    Chuyến thăm đầu tiên của ông Vương Đình Huệ tới Trung Quốc trên cương vị Chủ tịch Quốc hội được cho là có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì giao lưu, tiếp xúc cấp cao, định hướng chiến lược cho quan hệ song phương, TTXVN dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết.

    Đây cũng là cuộc gặp trực tiếp lần đầu tiên giữa người đứng đầu cơ quan lập pháp hai nước sau Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, và sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam vào tháng 12/2023, khi hai quốc gia láng giềng đưa ra tuyên bố chung về việc nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện và xây dựng “Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc”.

    Theo lời Đại sứ Phạm Sao Mai, chuyến đi cũng nhằm khẳng định về việc Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu và là sự lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại.

    Nội dung của chuyến thăm nhằm cụ thể hóa 6 phương hướng hợp tác lớn giữa hai nước, đặc biệt là thúc đẩy “lòng tin chính trị cao hơn” và củng cố “nền tảng xã hội vững chắc hơn”, góp phần nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, vẫn theo lời Đại sứ Phạm Sao Mai.

    Ngoài việc trao đổi cấp cao, những vấn đề về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, du lịch... cũng là những nội dung sẽ được thúc đẩy.

    Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn thứ 4 tại Việt Nam tính về vốn và lớn nhất Việt Nam về số lượng dự án.

    Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 171,9 tỷ USD vào năm ngoái, theo số liệu của hải quan Việt Nam.

    Chuyến đi Trung Quốc của ông Vương Đình Huệ diễn ra chưa đầy một tháng sau khi Việt Nam hôm 14/3 lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng luật biển sau khi Bắc Kinh công bố đường cơ sở Vịnh Bắc Bộ.

    Trước đó, vào ngày 1/3, Trung Quốc công bố đường cơ sở mới ở Vịnh Bắc Bộ, tiếng Trung gọi là Vịnh Beibu, một động thái mà họ cho là phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong tuyên bố, Trung Quốc đưa ra 7 “điểm cơ sở” khi nối với nhau tạo thành một đường cơ sở mới nhằm tuyên bố lãnh hải ở Vịnh Bắc Bộ. Các điểm cơ sở này không tồn tại trước đây.

    Sự việc đã khiến “Việt Nam lên tiếng đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ ký năm 2000 giữa Việt Nam và Trung Quốc”, theo lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng hôm 14/3.

    Tàu tuần duyên Ấn Độ, cảnh sát biển Việt Nam huấn luyện chung về ứng phó tràn dầu 

    05/4/2024 

    VOA Tiếng Việt 

    Cảnh sát Biển Việt Nam và tàu Ấn Độ Samudra Paheredar tổ chức huấn luyện chung ở Tp.HCM, 3/4/2024.

    Cảnh sát Biển Việt Nam và tàu Ấn Độ Samudra Paheredar tổ chức huấn luyện chung ở Tp.HCM, 3/4/2024. 

    Trang web của Cảnh sát Biển Việt Nam cho biết họ tiến hành cuộc huấn luyện chung về ứng phó với sự cố tràn dầu trên biển hôm 3/4 với tàu Samudra Paheredar của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Ấn Độ, tới thăm thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 2/4. 

    Cuộc huấn luyện diễn ra ở cảng Khánh Hội, trang Cảnh sát Biển cho biết và tường thuật thêm rằng cán bộ, sĩ quan của lực lượng phía Việt Nam và các đối tác Ấn Độ “đã cùng nhau trao đổi quy trình, phương pháp và cách thức tổ chức ứng phó sự cố tràn dầu, cũng như xử lý ô nhiễm môi trường biển”. 

    Tin cho hay thủy thủ tàu Samudra Paheredar “đã giới thiệu, trình diễn thao tác quy trình ứng cứu khẩn cấp sự cố tràn dầu, xử lý ô nhiễm môi trường trên biển, trên sông”.

    Trang tin tức The Print của Ấn Độ cũng viết về hoạt động này, trích dẫn tuyên bố do tàu Samudra Paheredar đưa ra cho hay tàu “đã giới thiệu trang thiết bị về ứng phó với ô nhiễm, thể hiện quyết tâm của Tuần duyên Ấn Độ đối với mối quan tâm chung về ứng phó ô nhiễm biển ở khu vực ASEAN”.

    Bài viết trên trang Cảnh sát Biển Việt Nam mô tả lại rằng công tác xử lý sự cố tràn dầu giả định được thực hiện “theo một quy trình khoa học nghiêm ngặt” và các thủy thủ trên tàu Samudra Paheredar “đã thực hiện các thao tác kỹ thuật một cách thuần thục”. 

    Họ “sử dụng nhiều trang thiết bị hiện đại” và “lượng dầu tràn ra đã được thu gom triệt để”, theo trang Cảnh sát Biển.

    Vẫn trang này nhận xét rằng cuộc huấn luyện là “hoạt động thiết thực” giúp cán bộ, sĩ quan cảnh sát biển Việt Nam có thêm “những kinh nghiệm quý báu” cũng như “nâng cao năng lực tổ chức chỉ huy”, bên cạnh đó là tăng cường giao lưu, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau với đối tác nước ngoài.

    Tuyên bố của Tuần duyên Ấn Độ sau cuộc huấn luyện được The Print trích đăng nói rằng lực lượng này “tái khẳng định cam kết về các vùng biển sạch, an toàn và an ninh”.

    Tàu Samudra Paheredar chuyên về kiểm soát ô nhiễm mang theo 1 máy bay trực thăng thăm Tp.HCM trong đợt triển khai đến các nước ASEAN, theo khuôn khổ Sáng kiến Ấn Độ-ASEAN về Ứng phó với Ô nhiễm Biển, được các bên tuyên bố hồi năm 2022 tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN và các đối tác ở Campuchia.

    Tuần duyên Ấn Độ và Cảnh sát Biển Việt Nam hiện vẫn thực thi Biên bản Ghi nhớ có từ năm 2015, thể chế hóa các hoạt động tương tác, hợp tác giữa hai lực lượng này.

    Tuyên bố của Tuần duyên Ấn Độ được trang tin The Print trích dẫn nói rằng chuyến thăm Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc Ấn Độ củng cố quan hệ song phương với các đối tác hàng hải chủ chốt, đồng thời cũng rất thiết yếu để bảo đảm các vùng biển trong khu vực được an toàn, an ninh và bền vững về mặt môi trường, trong khi cũng xử lý các thách thức hàng hải hiện thời.

    Bs. Võ Xuân Sơn – Chiến thuật "Ý Anh"

    05/4/2024

    Hôm nay, mạng xã hội lại một phen xôn xao với khái niệm “chiến thuật Ý Anh” do nhà báo Huy Thọ đưa ra.

    Đó là khi nhà báo Huy Thọ nói về việc các HLV nội khi dẫn dắt đội tuyển Việt Nam đều phải trung thành với “chiến thuật Ý Anh”, tức là trung thành với ý của các anh bên trên. Thân là HLV trưởng, nhưng chẳng quyết được gì cả. Nhà báo Huỳnh Sang thì cho rằng việc trung thành với “chiến thuật Ý Anh” là do không trấn áp được cái "cục hèn".

    Nhưng nhìn rộng ra, chẳng cứ gì trong bóng đá, ngành nào thì cũng phải áp dụng “chiến thuật Ý Anh” cả. Còn nhớ có lần, dư luận râm ran về vụ đấu thầu y tế. Một lãnh đạo của ngành trong lúc buồn rầu, có thốt lên, rằng đó là việc của các anh lớn, chứ bên này đâu có dám làm gì khác ý kiến chỉ đạo của các ảnh. Tôi hiểu rằng, ai trúng, ai được gì, là do các ảnh quyết, chứ y tế đâu can thiệp vô được.

    Thực tế thì sau đó, nhiều lãnh đạo ngành y tế trong nước bị đi tù vì vụ đấu thầu. Tuy nhiên, chỉ có ở cái địa phương mà anh lãnh đạo buồn rầu thốt lên đó, thì không có anh lãnh đạo y tế cấp lớn nào bị đi tù vì đấu thầu cả. Chỉ có anh trong “chiến thuật Ý Anh” đột tử do tai nạn mà thôi.

    Thế rồi, không biết “chiến thuật Ý Anh” trong đấu thầu y tế có còn hay không, nhưng tôi đoán là không. Sở dĩ tôi đoán là không vì có nhiều nơi lại bị thiếu y cụ vì không đấu thầu. Ít nhất thì khi không đấu thầu, sẽ không có điều kiện để áp dụng “chiến thuật Ý Anh”. Chỉ có điều, người bệnh lãnh đủ.

    Thế cho nên, nếu không trấn áp được "cục hèn" mà áp dụng “chiến thuật Ý Anh”, thì đó là điều không tốt. Nhưng khi các lãnh đạo y tế trấn áp được "cục hèn", mà chỉ làm được nửa vời, thì người dân, nhất là dân nghèo, lãnh đủ.

    https://www.facebook.com/xuanson.vo.5

    Hun Sen chuẩn bị trở lại sân khấu ngoại giao Campuchia

    Nguồn: Nikkei Asia Review

    05/4/2024

    VNTB – Hun Sen chuẩn bị trở lại sân khấu ngoại giao Campuchia

    (VNTB) – Ông Hunsen được bầu làm chủ tịch Thượng Viện

    Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã được bầu làm chủ tịch Thượng Viện hôm thứ Tư trong một động thái được cho là đã đưa ông trở lại vị trí hàng đầu trong chính sách ngoại giao Campuchia.

    Hun Sen từ chức thủ tướng vào tháng 8/2024 sau gần 40 năm  tại vị và để cho con trai cả của ông, Hun Manet kế vị cha. Hun Sen được bầu vào Thượng Viện vào tháng 2 năm nay, khi Đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền của ông giành được 55 trong số 58 ghế.

    Các thượng nghị sĩ kể cả những người thuộc phe đối lập, đã nhất trí bỏ phiếu hôm thứ Tư để bầu ông làm chủ tịch Thượng Viện tại phiên họp đầu tiên sau cuộc bầu cử.

    Hun Sen sau đó nói với các nhà lập pháp rằng việc thúc đẩy ngoại giao nghị viện để thúc đẩy hợp tác quốc tế sẽ là “một trong những ưu tiên của chúng ta”.

    Prak Sokhonn – cựu phó thủ tướng và cựu bộ trưởng ngoại giao – được chọn làm phó chủ tịch Thượng Viện cùng với Ouch Borith, cựu quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế. Cả hai người này đều có quan hệ chặt chẽ với Hun Sen.

    Hun Sen được cho là đang chia nhiệm vụ ngoại giao với Hun Manet sau những diễn biến mới nhất.

    Hun Sen ưu tiên quan hệ của Campuchia với Trung Quốc khi còn làm thủ tướng, ủng hộ nguyên tắc “Một Trung Quốc” của Bắc Kinh và thường đứng về phía Trung Quốc tại các cuộc họp ASEAN. Với chức chủ tịch Thượng Viện hiện này, ông có thể nỗ lực duy trì mối quan hệ với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Hun Sen cũng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp Thượng tướng Min Aung Hlaing của Myanmar sau khi quân đội nắm quyền kiểm soát đất nước này vào năm 2021. Hun Sen thân thiết với cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra hiện vẫn là một nhân vật có ảnh hưởng ở Thái Lan.

    Hôm thứ Ba, ông nói với Đại sứ Nhật Bản tại Campuchia Atsushi Ueno rằng ông sẽ tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Quốc hội Nhật với tư cách là chủ tịch Thượng viện.

    Trong khi đó, Hun Manet được đào tạo ở Mỹ và Anh, và cả Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point. Ông Manet  cũng có bằng tiến sĩ kinh tế. Ông được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ của Campuchia với Mỹ và châu Âu, những nước coi cha ông là một nhân vật chuyên quyền hơn.

    Gia đình Hun Sen đã siết chặt quyền lực trong nhiều năm qua. Hun Sen đã đẩy lùi các đối thủ chính trị như Bộ trưởng Nội vụ Sar Kheng và Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh khi chuyển giao quyền cho Hun Manet vào năm ngoái, giúp củng cố vị thế của con trai ông. Bản thân Hun Sen vẫn là người đứng đầu đảng cầm quyền.

    Nội các mới gồm nhiều thành viên trong gia đình và cộng sự thân cận của Hunsen. Bộ trưởng Công vụ Hun Many, con trai út của Hun Sen, cũng trở thành phó thủ tướng vào tháng 2 này.

    Trong các nhiệm kỳ thủ tướng, Hun Sen đã tận dụng những thay đổi trong quy tắc bầu cử và luật pháp để củng cố vị thế cá nhân và làm suy yếu phe đối lập. Ông chuyển trọng tâm khỏi Hoa Kỳ, quốc gia vốn chỉ trích chủ nghĩa độc tài của Campuchia, và ngày càng xích lại gần hơn với Trung Quốc.

    Nhưng với việc gia đình Hun Sen đang nắm giữ ảnh hưởng ngày càng lớn, sự phản kháng hiện đang gia tăng ngay cả trong nội bộ đảng cầm quyền. Các chính sách kinh tế phụ thuộc nhiều vào quan hệ với Trung Quốc cũng đang phải đối mặt với những trở ngại khi du lịch bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 và các nhà đầu tư Trung Quốc rút vốn khỏi các dự án trọng điểm.

    Trần Thị Sánh - Điểm tin ngày 04.04.2024 

    - Hơn hai năm tù tội, sáng nay, bà Nguyễn Phương Hằng được cảnh sát dẫn giải đến phiên tòa phúc thẩm. Bà Hằng mặt hoa, da phấn, môi đỏ, đeo lông mi giả, mặc áo trắng và cười rất tươi rồi ôm nhân viên tại tòa. 

    Ở tù mà bà này béo, khỏe, đẹp, tươi thế thì ai chả muốn ở tù.

    - Nói lời sau cùng, bà Trương Mỹ Lan khóc nghẹn, từng nghĩ đến cái chết, gia đình bà nhiều người bị đi tù, mỗi người mỗi ngả, không biết có còn cơ hội gặp lại nhau không, có được cùng nhau ăn chung bữa cơm nữa hay không?

    Thế cả chục năm qua, gia đình bà lừa đảo, chiếm đoạt hàng tỉ triệu đồng, khiến hàng vạn người điêu đứng, khốn khổ, bà sống như vua chúa, bà có nghĩ đến họ không?  

    - Hôm qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp ngay buổi sáng, công bố Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-202. Và đề nghị kỷ luật ông Đào Ngọc Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền và nhiều cán bộ lãnh đạo khác. 

    Sao bảo Bộ này nghèo, chỉ ban hành chính sách chế độ, không đụng đến tiền. Thế mà họ cũng cầm rất nhiều tiền của người khác.

    - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) Trần Duy Đông vừa bị khởi tố, bắt giam vì nhận hối lộ trong vụ án Xuyên Việt Oil.

    -  Đêm 03.04, huấn luyện viên Troussier lên máy bay rời Việt Nam: 'Tôi rất tiếc không mang lại niềm vui cho mọi người'. Tại sân bay, ông chia sẻ với truyền thông cảm giác nhớ Việt Nam với những thú vui như dạo phố bằng xe máy, đi uống cà phê. Tôi sẽ nhớ Việt Nam. Biết đâu chúng ta sẽ sớm có dịp gặp lại nhau tại Olympic Paris 2024". 

    Vâng, chúng tôi cũng rất nhớ ông đấy.

    - Tỉnh Nghệ An cho biết: Nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh của Lênin, tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk (Nga) sẽ tổ chức lễ khánh thành công trình tượng Lênin tại thành phố Vinh vào giữa tháng 4-2024. Tượng Lênin bằng đồng nguyên chất và nặng 4,5 tấn sẽ được đặt ở vị trí rất đẹp. 

    Nghệ An phải xin gạo cứu đói cho dân mà làm tượng tốn kém quá? 

    Ông Lênin ở nước Nga, cớ sao ông đứng vườn hoa nước mình? 

    - Cánh quạt điện gió rơi xuống ao cá ở Bạc Liêu làm cá chết, dân đòi bồi thường 167 tỉ. 

    Mình nghĩ cánh quạt điện gió rơi xuống ao thì chỉ chết vài trăm con cá chứ làm gì mà đến 167 tỉ đồng? Chính quyền đang tìm nguyên nhân, có phải cá chết do cánh quạt điện gió rơi hay không. Trong khi đó, ở Hải Dương, cánh quạt điện gió không rơi mà cá cũng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân, nông dân đang điêu đứng.

    TRẦN THỊ SÁNH 04.04.2024

    Đỗ Long - Động đất 

     

    Trong hành trình du thương, tôi trải qua nhiều lần chạm trán động đất, từ Chi Lê, Peru, San Francisco, và ở xứ sở Nhật Bản, Đài Loan tương đối nhiều. 

    Khi các trận động đất ở dưới mức 3 độ Richter thì ta không cảm giác, hoặc chỉ lắc lắc người. Nhưng từ 4 độ Richter thì tim hồi hộp, đầu óc xoay vòng, chóng mặt, không ngủ được. 

    Trận động đất xảy ra sáng hôm qua 03/04 tại thành phố Hoa Liên của Đảo Quốc Đài Loan với cường độ 7,2 Richter thì được xem là trận động đất lớn nhất tính từ 1999, tức là trận được biên hiệu 921 [九二一] với cường độ 7,4 Richter. 

    Ngày 21-09-1999 động đất xảy ra tâm chấn 8,0 km ở Tỉnh Nam Đầu thuộc miền trung cao nguyên chủ yếu là núi non, nhưng thiệt hại về người vô cùng lớn (hơn 2.400 người ) và hàng ngàn nhà cửa sụp đổ. 

    Lần này dù tâm chấn 15,5 km ngoài khơi cách thành phố Hoa Liên 18 km. Và dù thương vong ít nhất, nhà cửa bị đổ cũng ít nhất, nhưng sức chấn động, rung lắc được xem là lớn nhất, được đánh giá ngang bằng 32 trái bom nguyên tử thả xuống Nhật Bản. Đồng thời dư chấn của trận động đất này được xem sẽ còn kéo dài ít nhất đến tháng Sáu năm nay. 

    Đài Loan được đánh giá là đối phó với động đất khá tốt bởi :

    1- Xây dựng bộ quy chuẩn về chất lượng xây dựng nhà cửa.

    2- Hệ thống cảnh báo sớm ngày càng chuẩn. 

    3- Ý thức và tinh thần người dân ứng phó động đất được giáo dục từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi.

    ĐỖ LONG 04.04.2024

    Sau dùng bằng giả, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Bắc Ninh được giữ chức mới

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/04/sau-dung-bang-gia-chu-nhiem-ubkt-tinh-uy-bac-ninh-duoc-giu-chuc-moi.jpg

    Sau khi bị đề nghị xem xét kỷ luật vì sử dụng bằng giả, ông Nguyễn Công Thắng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh được điều động về Ban Dân vận Tỉnh ủy công tác và bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh. (Ảnh: chinhphu.vn) 

    Sau khi bị đề nghị xem xét kỷ luật vì sử dụng bằng giả, ông Nguyễn Công Thắng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bắc Ninh được điều động về Ban Dân vận Tỉnh ủy công tác và bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.

    Ngày 2/4, Tỉnh ủy và UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

    Trong đó, có trường hợp ông Nguyễn Công Thắng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy được điều động về Ban Dân vận Tỉnh ủy công tác và bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.

    Điều đáng nói, tháng 10/2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã kết luận vi phạm của ông Thắng. Cụ thể, khi bảo vệ luận án và nhận bằng tiến sĩ, ông đã sử dụng giấy công nhận văn bằng trình độ Thạc sĩ không do Bộ GD&ĐT cấp (giấy Công nhận văn bằng giả) và dùng bằng tiến sĩ để thi nâng ngạch.

    Ông Thắng đã vi phạm trong việc sử dụng giấy Công nhận không hợp pháp, vi phạm những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; vi phạm của ông đã ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và cá nhân.

    Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã biểu quyết xem xét thi hành kỷ luật đối với ông Thắng và báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

    Ông Nguyễn Công Thắng sinh năm 1983, ở TP. Bắc Ninh. Trong quá trình công tác, cuối năm 2007, từ vị trí Phó Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng Công Thương Việt Nam tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông Thắng chuyển sang làm chuyên viên phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh.

    Tháng 9/2008, ông được bổ nhiệm giữ chức Phó trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Ninh. Sau khoảng một năm, tháng 10/2009, ông được bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính, Sở NN&PTNT Bắc Ninh.

    Từ tháng 4/2013 đến nay, ông Thắng được bổ nhiệm, giữ nhiều chức vụ quan trọng ở các địa phương và Tỉnh ủy Bắc Ninh.

    Cuối năm 2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh đã chỉ định ông Nguyễn Công Thắng (lúc đó 32 tuổi) làm Bí thư Huyện ủy Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

    4 năm sau, tháng 12/2019, ông Nguyễn Công Thắng được bổ nhiệm làm Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Ninh.

    Minh Long

    Đúc tượng đồng Lênin là theo ý của Ban Bí thư trung ương Đảng

    Nguyễn Huyền/VNTB

    05/4/2024


    VNTB – Đúc tượng đồng Lênin là theo ý của Ban Bí thư trung ương Đảng 

    (VNTB) – Tỉnh Ulyanovsk đúc tượng Lênin tại Nga và đưa sang lắp đặt tại thành phố Vinh theo chỉ đạo của Ban Bí Thư Trung Ương 

    Ngày 3-4-2024, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An cho biết nhân dịp kỷ niệm 154 năm ngày sinh của V.I.Lênin, tỉnh Nghệ An và tỉnh Ulyanovsk (Nga) sẽ tổ chức lễ khánh thành công trình tượng Lênin tại thành phố Vinh vào giữa tháng 4-2024.

    Trước đó vào tháng 6-2020, khuôn viên và bệ đặt tượng tại thành phố Vinh đã hoàn thành với diện tích 1.036,5m2. Bệ đặt tượng cao 3m, chất liệu bằng thép. Mặt trước khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt “V.I.LÊ-NIN, 1870-1924”, mặt sau khắc dòng chữ bằng tiếng Nga và tiếng Việt “Biểu tượng của tình hữu nghị Việt – Nga”. Vị trí khuôn viên đặt tượng nằm ở vị trí trung tâm, chỗ giao nhau giữa đại lộ V.I.Lênin với đường Nguyễn Phong Sắc, thành phố Vinh.

    Theo thiết kế, tượng Lênin có trọng lượng 4,5 tấn, chiều cao 3,6m, chất liệu bằng đồng nguyên chất. Và theo thông báo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An thì việc đúc tượng Lênin là thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng, song không nêu cụ thể danh tính người đã có “chỉ đạo” đang gây nhiều tranh luận trái chiều này.

    Theo giới quan sát thì việc Nga tấn công Ukraine ngày 14-2-2022 như một cơn địa chấn đang gây nên nhiều thay đổi ở các nước châu Âu; trong đó có vấn đề tượng đài, bảo tàng… và những di sản trong quá khứ gắn liền với thủ lĩnh cộng sản Lenin.

    Đơn cử, ngày 28-4-2022, chính quyền thành phố Turku cho biết sẽ dỡ bỏ tượng của V. I. Lenin được dựng cạnh Bảo tàng Nghệ thuật thành phố vì việc Nga tấn công Ukraine. Bức tượng bán thân Lenin đứng phía đầu đường phố Aura, từng dấy lên những ý kiến tranh luận của người dân địa phương. Giới chức thành phố cho biết tượng đã có lần bị một số người quá khích vẩy bẩn và cũng đã từng có lời kêu gọi dỡ bỏ nó.

    Trong thông báo, Thị trưởng Turku, Minna Arve nói: “Bản thân bức tượng không phải là mối đe dọa đối với bất kỳ ai, mà là một biểu hiện của lịch sử thành phố chúng ta và không thể bị xóa bỏ. Tuy nhiên, ngày nay, tượng đài tưởng nhớ Lenin mô tả một trong những giai đoạn phi dân chủ và bi thảm nhất trong lịch sử nhân loại, điều này không còn phù hợp về mặt tư tưởng với tinh thần hướng tới tương lai của thành phố Turku và sự coi trọng quyền bình đẳng của người dân. Bức tượng không còn phù hợp với khung cảnh đường phố ở Turku và nó sẽ được dời đi trong thời gian sớm nhất”.

    Bức tượng Lenin là tác phẩm của nhà điêu khắc Nga, Mihail Anicushin, được thành phố kết nghĩa Leningrad (nay là St. Petersburg) tặng cho thành phố Turku vào năm 1977 và được khánh thành vào dịp kỷ niệm ngày thành lập thành phố Leningrad 13-11 cùng năm đó. Bức tượng thuộc bộ sưu tập nghệ thuật của thành phố Turku và sau khi dỡ bỏ nó sẽ được đưa vào kho lưu trữ của bảo tàng của thành phố. Không xa bức tượng bán thân là một tấm phù điêu có hình Lenin và dòng chữ: “V. I. Lenin đã đến ngôi nhà này để trốn Nga hoàng vào năm 1907” bằng chữ Phần Lan và chữ Thụy Điển, được gắn sớm hơn, vào năm 1964.

    Với Việt Nam, ý kiến của TS Vũ Thị Phương Anh (trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng), thì, “theo tôi không nên nhìn nó nặng về góc độ văn hóa, mà nó phải xét dưới góc độ chính trị. Nó là một biểu tượng chính trị và đại diện cho một chế độ mà người dân thấy mình là nạn nhân cho nên muốn đập bỏ nó đi. Đây là hành động mang tính biểu tượng, thể hiện mong muốn cho mình một chế độ dân chủ hơn”.

    Theo nhà giáo Vũ Thị Phương Anh, những công trình như tượng đài Lênin đang là biểu tượng của một chế độ chính trị, và nó không phải là những công trình hiếm, mà nó có mặt hầu như mọi nơi ở các quốc gia cộng sản cũ ở Liên Xô và Đông Âu. Và nếu người ta không đập ở chỗ này thì họ sẽ dỡ bỏ nó ở chỗ khác…

    Một ý kiến khác nhìn đơn giản hơn theo hướng thời sự ‘củi – lò’, rằng, “không chắc chính quyền tỉnh Nghệ An yêu mến Lenin. Vấn đề là kế hoạch thực hiện này được thượng cấp phê duyệt thì thực hiện sẽ có tiền. Bị chỉ trích mà có cơ hội “phết, phẩy” thì vẫn hăm hở làm thôi” (?!).

    Theo thống kê ghi nhận trên chuyên trang mang tên http://leninstatues.ru/, thì

    Mátxcơva tổng số tượng Lênin là 206, di tích hiện có là 114 / Di tích bị tháo dỡ là 68 / có 3 tượng mới và phần di tích trong nhà là 20. Ở St.Petersburg từ tổng số 132 tượng Lênin thì hiện còn ở nội đô là 56, ngoại ô là 34, có 42 tượng bị tháo dỡ…

    Một phụ nữ ở California, Mỹ, tử vong sau khi dùng kem chữa bệnh trĩ gửi từ Việt Nam

    RFA

    4/4/2024

    https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/california-woman-died-after-using-hemorrhoid-ointment-from-vn-04042024075945.html/@@images/image

    Cao bôi trĩ cây thầu dầu được bán online ở Việt Nam 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngCalifornia Department of Public Health 

    Một phụ nữ ở Sacramento, tiểu bang California (Mỹ), vừa qua đời vào tháng ba vừa qua do nhiễm độc chì nghiêm trọng vì sử dụng kem chữa trĩ gửi từ Việt Nam. Hãng tin Fox News địa phương của Mỹ dẫn thông tin từ giới chức y tế tiểu bang California cho biết như vậy hôm 2/4.

    Giới chức y tế Mỹ cho biết, kem được sử dụng có tên Cao bôi trĩ cây thầu dầu. Các hình ảnh của hộp kem được giới chức y tế cho báo chí biết cho thấy hộp kem nằm trong một bao bì màu xanh lá cây và được dán nhãn xanh lá cây đậm.

    Theo đó, người phụ nữ đã mua hộp kem trên Facebook và được người thân ở Việt Nam gửi đến Mỹ.

    Giới chức y tế California đã xét nghiệm hộp kem và thấy có hàm lượng chì 4% được coi là mức nguy hiểm. Theo các giới chức y tế, bất cứ hàm lượng chì nào cũng đều gây hại cho sức khoẻ.

    Công dân California được khuyến cáo không sử dụng loại kem này và không tiếp tục mua nó. Những người đã sử dụng kem nên đến bác sĩ và thử máu để xem có bị nhiễm chì hay không. Người trong nhà và đặc biệt là trẻ em cũng được khuyến cáo đi thử máu để xác định có bị nhiễm chì hay không.

    Góp ý về việc thuốc bôi trỉ từ Việt Nam gây chết người

    Theo bản tin nói thuốc gây chết người là do có chứa nhiều chì ( CLBBP )

    Nhưng theo tôi nhận xét nguyên nhân có lẽ không phải chỉ do ngộ độc chì mà do

    một chất độc khác tên là RICIN có trong vỏ hạt cây thầu dầu ( còn gọi là đu đủ dầu

    hay thầu dầu tía )

    Ricin là chất cực độc, chỉ vài microgram/kg là gây chết người , rất khó chạy chửa vì

    không có antidote để giải độc. Còn gọi là chất độc chiến tranh.

    Trong nắp họp thuốc có để là Thuốc bôi trỉ cây thầu dầu.

    Khi ép dầu thầu dầu thì chất RICIN từ trong vỏ hạt thầu dầu sẽ lẫn trong dầu, người

    ta phải deactivate độc tính của nó bằng cách nấu thật nóng ( bao nhiêu độ C  không

    nhớ rõ ) Vì các vị làm thuốc bôi trỉ nầy không biết cách khử độc nên làm chết người.

    Attached theo đây vài Copy về chất RICIN.

    Muốn tìm hiểu thêm xin vào Google đánh các chữ : Rinnicus communis  

                                                                                       ( hoặc cây thầu dầu )

    Ghi chú : Trước kia pharmacy có bán Castor oil dùng làm thuốc xổ trị táo bón

                    tức dầu cây thầu dầu đã khử độc chất của RICIN bằng nhiệt đô.

                    ( không nên dùng vì không biết họ khử độc có triệt để chưa, bằng

                      không cũng sẽ bị ngộ độc như trường họp thuốc bôi trỉ nầy )



    Nguồn tin và chi tiết tiếng Anh: https://www.cbsnews.com/news/lead-poisoning-hemorrhoid-treatment-california-death/


    HCD: Tóm tắt mệt quá : Đại khái người nầy mua thuốc bôi trỉ ở Việt Nam qua FaceBook xức trĩ, chết vì nhiễm độc kim loại chì.

    Bản tin tiếng Việt : Xem bản tin từ VOA để biết chi tiết : https://www.voatiengviet.com/a/7555082.html
    HCD: Ủa sao kỳ vậy, người Việt tin là “dược thảo không hoá chất vô hại” mà. Xức ngoài da dược thảo có khi còn chết, nói chi uống vào trong. 

    Tin “dược thảo không hoá chất vô hại” thì quả là trẻ con, chớ sao ? Ngày xưa trong truyện Tàu người ta đầu độc nhau bằng “thuốc tây có hóa chất” phải không, hay đầu độc bằng dược thảo. Thấy có cảnh “Tam Ban Triểu Điển” trong tuồng cải lương mà. Không lẽ nhà Vua ban thuốc tây.
    Câu chót : tôi biết ngày xưa mấy ông thầy trị trỉ dùng kem chứa arsenic (thạch tín) làm cho trỉ rụng : quả là “ Điếc không sợ súng ”
    Câu đố vui : Nhìn cái hộp thuốc cao bên trên, nếu tinh ý sẽ thấy ngay là “nhà chế tạo thuốc dõm”. Đố các bạn nhìn thấy chỗ dõm nầy.


    Không có nhận xét nào