Header Ads

  • Breaking News

    Khả năng Bộ Công an Việt Nam CS mua vũ khí của Mỹ và những lo ngại

     Khả năng Bộ Công an Việt Nam CS mua vũ khí của Mỹ và những lo ngại

    RFA
    10/4/2024

    Why the US Should Cooperate More Closely With Vietnam’s Public Security Ministry 

    " Hoa Kỳ nên cho phép các nhà thầu an ninh xuất khẩu thiết bị và công nghệ liên quan để trợ giúp Bộ Công an chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, rửa tiền, buôn người, buôn bán trái phép ma túy và tiền chất, tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, và khủng bố và tài trợ khủng bố.”

    Theo vị chuyên gia về chính trị Việt Nam, việc xuất khẩu chỉ nên giới hạn ở những thiết bị kiểm soát đám đông không gây sát thương để cung cấp cho các đơn vị cảnh sát cơ động mới thành lập có nhiệm vụ đối phó với tội phạm bạo lực, bạo loạn và khủng bố.

    Ông cho biết sau cuộc gặp giữa quan chức của Bộ Công an và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (US ABC) ngày 18/3 vừa qua, dự thảo của bản ghi nhớ giữa hai bên xác định năm lĩnh vực quan tâm của phía Hoa Kỳ, đó là công nghệ phát hiện và phòng ngừa tội phạm, phân tích dữ liệu lớn, dịch vụ hàng không (trực thăng) và an ninh mạng".

    Khả năng Bộ Công an Việt Nam mua vũ khí của Mỹ và những lo ngại


    Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper ngày 04/3/2024 

    https://www.rfa.org/++plone++rfa-resources/img/icon-zoom.pngVOV 

    Trong một bài báo đăng trên tờ Diplomat gần, tác giả Vũ Xuân Khang cho rằng Hoa Kỳ nên xuất khẩu vũ khí và thiết bị an ninh cho Bộ Công an (BCA) Việt Nam, tuy nhiên, một số học giả và nhà quan sát khuyến nghị Washington chỉ nên xuất khẩu một cách có chọn lọc để tránh tình trạng lạm dụng.

    Trong bài báo mang tựa đề “Why the US Should Cooperate More Closely With Vietnam’s Public Security Ministry” (tạm dịch: Tại sao Hoa Kỳ nên hợp tác chặt chẽ hơn với Bộ Công an Việt Nam), nghiên cứu sinh tiến sĩ Vũ Xuân Khang tại Đại học Boston (Hoa Kỳ) cho rằng có nhiều điểm thuận lợi trong việc xuất khẩu các trang thiết bị quân sự của Mỹ cho Việt Nam sau khi hai quốc gia cựu thù nâng cấp quan hệ ngoại giao lên Đối tác chiến lược toàn diện trong chuyến viếng thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden hồi tháng 9/2023.

    Bắt đầu bằng việc mua vũ khí hạng nhẹ

    Trong chuyến thăm duy nhất tới Hà Nội năm 2016, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Do vậy, về mặt nguyên tắc, Hoa Kỳ có thể xuất khẩu nhiều loại vũ khí và thiết bị của mình cho nhà nước độc đảng ở Đông Nam Á.

    Trong bài báo, tác giả cho rằng bắt đầu từ việc mua vũ khí hạng nhẹ cho BCA như quân dụng, thiết bị bay điều khiển từ xa (drone) hay robot sẽ là bước đi cần thiết đầu tiên để Việt Nam có được trải nghiệm thực tế với vũ khí của phương Tây, phù hợp với học thuyết chiến tranh nhân dân như trong cuộc chiến Biên giới phía Bắc với Trung Quốc năm 1979.

    Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, cho biết trong chuyến thăm Hà Nội năm ngoái, ông Biden và Nguyễn Phú Trọng đã đồng ý thiết lập Đối thoại An ninh và Thực thi Pháp luật giữa các cơ quan thực thi pháp luật, an ninh và tình báo, trong đó có Bộ Công an.

    Bình luận về việc Hoa Kỳ xuất khẩu vũ khí và thiết bị an ninh cho lực lượng thực thi pháp luật ở Việt Nam, vị học giả từ Canberra nói trong tin nhắn gửi Đài Á Châu Tự Do (RFA) ngày 09/4:

    Hoa Kỳ nên cho phép các nhà thầu an ninh xuất khẩu thiết bị và công nghệ liên quan để trợ giúp Bộ Công an chống tội phạm xuyên quốc gia, cướp biển, rửa tiền, buôn người, buôn bán trái phép ma túy và tiền chất, tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, và khủng bố và tài trợ khủng bố.”

    Theo vị chuyên gia về chính trị Việt Nam, việc xuất khẩu chỉ nên giới hạn ở những thiết bị kiểm soát đám đông không gây sát thương để cung cấp cho các đơn vị cảnh sát cơ động mới thành lập có nhiệm vụ đối phó với tội phạm bạo lực, bạo loạn và khủng bố.

    Ông cho biết sau cuộc gặp giữa quan chức của Bộ Công an và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-ASEAN (US ABC) ngày 18/3 vừa qua, dự thảo của bản ghi nhớ giữa hai bên xác định năm lĩnh vực quan tâm của phía Hoa Kỳ, đó là công nghệ phát hiện và phòng ngừa tội phạm, phân tích dữ liệu lớn, dịch vụ hàng không (trực thăng) và an ninh mạng.

    Trong bài viết của mình, Vũ Xuân Khang nói việc Hoa Kỳ trang bị cho BCA để giúp Hà Nội duy trì an ninh nội bộ trước “thế lực thù địch” là tín hiệu cụ thể cho thấy Mỹ tôn trọng chế độ hiện tại, giúp xoa dịu nỗi lo sợ của giới lãnh đạo cộng sản về một “cuộc cách mạng màu” do Mỹ hậu thuẫn.

    Giáo sư Carl Thayer đồng ý với ý kiến này, đồng thời cho rằng Hoa Kỳ có thể giúp BCA nâng cao năng lực trong việc giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, ví dụ như các phương pháp điều tra hình sự tiên tiến của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ (FBI).

    Giá đắt, nhân quyền, hay lòng tin chính trị là trở ngại?

    Vấn đề mua sắm vũ khí của Mỹ cho quân đội nhân dân Việt Nam vốn sẽ gây tức giận cho láng giềng Trung Quốc đang có sẵn những bất đồng ở Biển Đông, thì việc mua sắm trang bị cho BCA để đảm bảo an ninh nội địa sẽ ít bị Bắc Kinh hoài nghi nhất.

    Theo tác giả Vũ Xuân Khang, những vũ khí hạng nhẹ sẽ không phù hợp để tiến hành một cuộc hải chiến giả định với Trung Quốc, và nó cũng sẽ không thu hút nhiều sự chú ý không cần thiết như việc mua F-16 cho quân đội, trong khi Việt Nam vẫn có thể vun đắp quan hệ quốc phòng với Mỹ.

    Vũ khí, trang bị an ninh của Hoa Kỳ nổi tiếng là đắt đỏ đặc biệt là đối với Việt Nam, quốc gia chỉ có GDP là 430 tỷ USD năm 2023, theo báo cáo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái hồi đầu năm.

    Theo Hunter Marston- nghiên cứu sinh tiến sĩ từ Đại học Quốc gia Australia, giá cao là rào cản chính cho Việt Nam để mua vũ khí Mỹ. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA ngày 09/4:

    Theo sự hiểu biết của tôi, trở ngại chính là giá cả. Nhân quyền và niềm tin chính trị là những vấn đề đáng lo ngại nhưng không còn là vấn đề không thể vượt qua. 

    Ví dụ, Việt Nam đã cân nhắc mua máy bay chiến đấu của Mỹ trong những năm gần đây nhưng được cho là đang xem xét mua máy bay của Hàn Quốc do giá tương đối thấp hơn và chất lượng cao để thay thế cho công nghệ của Nga.”

    Ông cho biết Hoa Kỳ đã xuất khẩu thiết bị bay điều khiển từ xa sang Việt Nam và ông hy vọng nước này sẽ mua thêm công nghệ quốc phòng vì tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng cho phép Việt Nam xem xét mua hàng cao cấp hơn.

    Giáo sư Zachary M. Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia (NWC) ở Hoa Kỳ, cho rằng Việt Nam đang muốn đa dạng hoá nguồn cung vũ khí sau nhiều thập niên phụ thuộc vào Nga.

    Tuy nhiên, khó khăn hiện tại là sản phẩm quân sự của Mỹ quá đắt và khó có thể tích hợp vào hệ thống vũ khí Nga Xô, đồng thời quá trình xuất khẩu của Mỹ chậm và rất rườm rà, trong khi Việt Nam muốn được chuyển giao nhiều công nghệ để có thể tự sản xuất trong nước.

    Ông nói Hoa Kỳ muốn xuất khẩu thiết bị không phải là vũ khí sát thương cho Việt Nam, do vậy, có đề xuất bắt đầu bằng việc bán trang bị cho Bộ Công an, phù hợp với nhu cầu mua trực thăng để trang bị cho lực lượng cảnh sát cơ động.

    Ba năm trước, Bộ Công an thành lập Trung đoàn Không quân trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, và đang xúc tiến xây dựng sân bay riêng cho lực lượng công an ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.

    "Đàm phán đang được thực hiện hiện nay là dành cho trực thăng Mỹ… Quân đội Nhân dân thường không muốn tham gia vào việc giải quyết tình trạng bất ổn trong nước ở những nơi như Tây Nguyên nên Bộ Công an muốn có năng lực vận tải riêng," Giáo sư Zachary M. Abuza nói.

    Lo ngại về vấn đề nhân quyền

    CSCD.jpeg

    Cảnh sát cơ động thường xuyên được sử dụng để trấn áp dân thường (AFP)

    Trong bài viết của mình, tác giả cho rằng các hợp đồng bán vũ khí cho công an nếu có, cũng chứng tỏ rằng Hoa Kỳ không coi nhân quyền là trở ngại lớn cho quan hệ hai nước bất chấp các báo cáo nhân quyền hàng năm của Bộ Ngoại giao và một số nhà quan sát bày tỏ quan ngại về nhân quyền nếu Hoa Kỳ bán vũ khí cho công an Việt Nam.

    "Sự hợp tác giữa các cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ và Việt Nam cũng sẽ khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ Hà Nội trấn áp các tổ chức khủng bố mà Hà Nội tuyên bố có trụ sở tại Hoa Kỳ, sau vụ tấn công ở Đắk Lắk vào tháng 6 năm 2023. Các cuộc đối thoại thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Bộ Công an sẽ là một bước đi đúng hướng," ông Vũ Xuân Khang nhận định.

    Vị nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành An ninh quốc tế không trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến các quan ngại về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam.

    Trong nhiều năm gần đây, chính quyền độc đảng tăng cường đàn áp giới bất đồng chính kiến, Facebooker và cả xã hội dân sự có đăng ký với nhà nước.

    Hàng chục người bị bắt và kết án tù dài hạn với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” hay “lợi dụng quyền tự do dân chủ” vì các hoạt động ôn hoà cổ suý nhân quyền và dân chủ hay đăng tải những bài viết chỉ trích chế độ trên mạng xã hội.

    Bên cạnh đó, nhiều lãnh đạo xã hội dân sự hoặc nhà bảo vệ môi trường bị kết án về tội danh “trốn thuế” trong các dự án phi lợi nhuận.

    Các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, Canada, khối EU, và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế thường xuyên chỉ trích Việt Nam về các vụ bắt giữ và kết án nói trên.

    Trong một số trường hợp, lực lượng an ninh đã sử dụng vũ khí nhập khẩu hiện đại để trấn áp dân chúng, như hệ thống LRAD - thiết bị phát ra âm thanh công suất lớn tầm xa gây chói tai vốn được trang bị cho cảnh sát biển để giải tán biểu tình ôn hoà ở Nghệ An năm 2017 và Đồng Tâm năm 2020.

    Một sỹ quan quân đội đã nghỉ hưu ở Hà Nội, người muốn ẩn danh vì lý do an ninh, cho rằng Hoa Kỳ nên thận trọng trong việc bán vũ khí-thiết bị an ninh cho Công an Việt Nam vì có thể nó bị sử dụng sai mục đích.

    Dẫn chứng các vụ đàn áp gần đây liên quan đến cưỡng chế đất đai ở Văn Giang (Hưng Yên) và Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội), người này nói:

    Tôi cho rằng Hoa Kỳ cần hết sức cân nhắc, thận trọng trong việc bán vũ khí cho Bộ Công an của Việt Nam vì trên thực tế, trong nhiều năm trở lại đây, các ‘chiến dịch’ có quy mô lực lượng, phương tiện lớn nhất mà công an Việt Nam tiến hành đều nhằm trấn áp những người dân lương thiện đang bảo vệ lợi ích chính đáng của mình chứ không nhằm vào bọn tội phạm.”

    Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam tăng cường nguồn lực cho ngành công an vốn được coi là “thanh gươm và lá chắn” của chế độ. Ngân sách dành cho Bộ Công an năm 2024 là 113 ngàn tỷ đồng, tăng 14 ngàn tỷ đồng so với một năm trước đó và chỉ đứng sau Bộ Quốc phòng và gấp hơn 10 lần so với ngân sách dành cho giáo dục hoặc y tế.

    Giáo sư Zachary M. Abuza cho rằng việc tìm kiếm vũ khí và thiết bị an ninh cho lực lượng công an sẽ gây quan ngại về nhân quyền và Quốc hội Hoa Kỳ sẽ tăng cường giám sát việc xuất khẩu này.

    Theo ông, Quốc hội Hoa Kỳ có lo ngại rằng phía hành pháp đã hạ thấp tình hình nhân quyền của Việt Nam, và do vậy, cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ, vốn phê chuẩn tất cả các thương vụ bán vũ khí lớn, sẽ cân nhắc về tình hình nhân quyền của Việt Nam.

    Cùng chung nhận định về vấn đề nhân quyền, nghiên cứu sinh Hunter Marston cho rằng Hoa Kỳ liên tục thể hiện sự tôn trọng đối với hệ thống chính trị của Việt Nam nhưng đồng thời nhấn mạnh sự quan ngại sâu sắc về hồ sơ nhân quyền của Việt Nam.

    Theo ông, mục tiêu bao trùm trong chính sách của Hoa Kỳ là giúp Việt Nam tăng cường quyền tự chủ và an ninh để Hà Nội có thể chống lại sức ép từ bên ngoài (tức là Trung Quốc) nhưng không cho phép chế độ độc đảng đàn áp những người bất đồng chính kiến hoặc mở rộng tầm ảnh hưởng của nhà nước an ninh Việt Nam lên chính công dân của mình. Việc tránh những phản ứng tiêu cực từ Trung Quốc cũng không phải là ưu tiên hàng đầu.

    Trong khi đó, Giáo sư Carl Thayer cho rằng Hoa Kỳ và Việt Nam có nhiều lĩnh vực để tăng cường quan hệ song phương như "giải quyết các vấn đề di sản chiến tranh, quân y, hỗ trợ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp quốc, thực thi luật hàng hải và an ninh hàng hải, bao gồm cả nhận thức trong lĩnh vực hàng hải."

    Ông cho rằng Công an Việt Nam thường coi các đối thủ chính trị và những người chỉ trích chế độ là những kẻ khủng bố, chẳng hạn như việc gắn nhãn cho đảng Việt Tân, do vậy, việc trợ giúp Việt Nam trấn áp các “thế lực thù địch” sẽ đồng nghĩa giúp Bộ Công an có toàn quyền làm những gì mình muốn.

    Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Mỹ và Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để hỏi về thông tin xuất khẩu vũ khí cho BCA Việt Nam nhưng chưa nhận được câu trả lời. Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng chưa lập tức phản hồi email.

    Và để giải thích thêm về lý do tại sao Mỹ nên hợp tác chặt chẽ hơn với Bộ Công an Việt Nam, tác giả Vũ Xuân Khang cho rằng, "... từ góc độ chính trị, Hoa Kỳ chỉ có thể cải thiện quan hệ với Việt Nam nếu có thể làm cho ĐCSVN cảm thấy an toàn như ở nhà bằng cách giúp đỡ và tôn trọng những nỗ lực hiện đại hóa kho vũ khí của công an Việt Nam."

    https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-police-may-import-american-weapons-and-concerns-04102024061539.html

    Why the US Should Cooperate More Closely With Vietnam’s Public Security Ministry 

    Small arms procurements for internal security agencies could be a step toward more substantial purchases of U.S. hardware for Vietnam’s military.

    By Khang Vu

    April 05, 2024

    Why the US Should Cooperate More Closely With Vietnam’s Public Security Ministry

    U.S. Secretary of State Mike Pompeo and Vietnamese Minister of Public Security To Lam elbow as a greeting ahead of a meeting in Hanoi, Vietnam, Friday, October 30, 2020.

    Credit: Hoang Thong Nhat/VNA via AP 

    On March 11, Reuters reported that several U.S. firms led by the U.S.-ASEAN Business Council visited Hanoi to broker a deal that would facilitate the supply of gear to Vietnam’s police. It was the largest U.S. business delegation to Vietnam after the elevation of U.S.-Vietnam ties to a Comprehensive Strategic Partnership (CSP) in September. Although the details of the meeting between the Council and Vietnam’s Ministry of Public Security (MPS) were not made public, after the meeting Deputy Minister Luong Tam Quang encouraged the Council to assist Vietnam enhance its cyber defense capabilities and modernize the Ministry’s equipment and capabilities. Earlier in March, Vietnam’s Public Security Minister To Lam met U.S. Ambassador to Vietnam Marc Knapper. Both sides expressed support for more cooperation between Vietnamese and U.S. law enforcements under the framework of the U.S.-Vietnam CSP.

    U.S. cooperation with Vietnam’s MPS does not receive as much attention as its engagements with Vietnam’s military. U.S.-Vietnam security cooperation is often measured in the number of patrol boats or cutters that Washington transfers to Vietnam, the frequency and number of visits to Vietnamese ports by U.S. aircraft carriers, or the political significance of military agreements between the two sides. However, a more holistic analysis would take the MPS’ role in developing U.S.-Vietnam relations more seriously. In contrast with the military, which is tasked with defending Vietnam’s external security, the MPS is responsible for the country’s internal security. The MPS assumes two important roles in Vietnam’s security policies. First, it ensures that the Communist Party of Vietnam (CPV) can maintain internal unity and political stability against foreign interference and domestic opposition. Second, the MPS makes security recommendations to the CPV and contributes to the people’s warfare doctrine.

    Importantly, the CPV treats both the military and the MPS as two arms serving the same purpose: ensuring the survival of a CPV-led Vietnam against all opposition, foreign or domestic. In addition to enhancing cooperation with Vietnam’s military to balance against China, the U.S. thus needs to recognize the importance of engaging the MPS to assuage Hanoi’s fear of a U.S.-backed “color revolution.” At a time when China is exerting pressure on Vietnam to not cooperate too closely with the U.S. on defense matters, cooperation between the U.S. and the MPS would also provide an alternative channel for low-key security cooperation with no less political significance.

    It is not surprising that as Vietnam’s external situation evolves, the MPS, simultaneously with the military, is undergoing a period of force modernization to prepare for new forms of subversion. The CPV recognizes that as the country is opening itself more to the world, “hostile forces” could exploit the opening to undermine the CPV’s authority, and that the task of ensuring internal security is now even more important. Vietnam’s Politburo passed Resolution 12-NQ/TW in March 2022 on modernizing the police force to better meet requirements and carry out missions under “new circumstances.” In June 2022, Vietnam’s National Congress passed a law on the responsibility of the Mobile Police Force (Cảnh Sát Cơ Động), affirming again that they have the authority to use force to crack down on domestic unrest and terrorism. The law also called for purchases of helicopters and airplanes to equip the Mobile Police Force.

    In July 2023, Vietnam issued Directive 24 on tightening the CPV’s domestic authority, as Hanoi upgraded relations with the U.S. and its allies. Directive 24 does not signal any fundamental changes in Vietnam’s domestic and foreign policies, but it confirms that Vietnam must tighten internal control while the country is expanding its diplomatic network. In March, the MPS admitted that its equipment, which was procured before the 1990s, is aging, as most of the equipment either came from the former Soviet bloc or was captured during the country’s recent conflicts. The MPS wants to modernize its weapons arsenal as quickly as possible between 2024 and 2026. This explains why the U.S.-ASEAN Business Council led a delegation to Vietnam to explore equipment deals with the MPS.

    The prospect of the U.S. supplying arms and other equipment to the MPS can help advance U.S.-Vietnam ties on two major fronts. In terms of weapons, the MPS does not need big-ticket items like the military does, and Vietnam is in a better position to buy small arms from the U.S., such as gear, drones, or robots, than pricey weapons such as the F-16s. As a country relying heavily on Soviet arms for both its military and police, Vietnam needs to become familiar with U.S. arms incrementally. Starting with small arms purchases for the police will be a necessary first step for Vietnam to get hands-on experience with U.S. arms. Importantly, buying a great number of small arms is in line with Vietnam’s people’s warfare doctrine. During the Chinese invasion of Vietnam in 1979, Vietnam relied on mobile guerilla units to defend its garrisons along the China-Vietnam border. The successful execution of a “porcupine strategy” calls not for the reliance on big-ticket military items but for good use of “anti-access” small arms.

    The political significance of those small arms deals cannot be underestimated. The U.S. equipping Vietnam’s police to help Hanoi maintain its internal security against “hostile forces” is a concrete signal that Washington respects the CPV’s domestic authority beyond recognizing CPV General Secretary Nguyen Phu Trong as the counterpart of U.S. President Joe Biden. It also demonstrates that the U.S. does not consider human rights a major impediment to U.S.-Vietnam ties despite the State Department’s annual human rights reports and some watchers expressing concerns for human rights if the U.S. sells arms to Vietnam’s police. Cooperation between the U.S. and Vietnamese law enforcements would also affirm the U.S. pledge to assist Hanoi crack down on terrorist organizations that Hanoi claimed to be based in the U.S., after the Dak Lak attacks in June 2023. Frequent dialogues between the U.S. and the MPS would be a step in the right direction.

    To be clear, China would likely react negatively to any arms deals between the U.S. and Vietnam, regardless of whether those arms are for the military or police. But the nature of the police as an internal security force would help Vietnam reassure China that those small arms sales would not be directed against China, especially when they are not suitable for fighting a hypothetical naval war. For Vietnam, buying small arms to equip the police would not attract as much unnecessary attention as buying F-16s to equip its military. Vietnam can cultivate defense ties with the U.S. with the least amount of Chinese skepticism.

    Vietnam’s reliance on Russian arms imposes some degree of constraint on the kinds of arms it can procure from the United States. Still, that does not mean U.S.-Vietnam defense cooperation cannot move forward at all. U.S.-Vietnam defense cooperation will have to begin with small arms purchases and political dialogues between law enforcement agencies before big-ticket purchases between the militaries. This gradual diversification away from Russian arms will be better in line with Vietnam’s non-aligned foreign policy than Hanoi immediately buying U.S. big-ticket weapons. And from a political perspective, the U.S. can only improve relations with Vietnam if it can make the CPV feel safe at home by helping and respecting the Vietnamese police’s efforts to modernize its arsenal.

    https://thediplomat.com/2024/04/why-the-us-should-cooperate-more-closely-with-vietnams-public-security-ministry/


    Không có nhận xét nào