Header Ads

  • Breaking News

    Thời sự đó đây ngày Thứ năm 11 tháng 4 năm 2024

    Võ Thái Hà tổng hợp

    Hợp tác tại Biển Đông, trọng tâm thượng đỉnh ba bên Mỹ-Nhật-Philippines

    Thanh Hà /RFI

    11/4/2024

    Cuộc họp thượng đỉnh ba bên Mỹ-Nhật-Philippines diễn ra tại Nhà Trắng hôm nay 11/04/2024. Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. cho biết lãnh đạo ba nước sẽ thông qua một thỏa thuận bao gồm việc bảo đảm an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông. Trước cuộc họp thượng đỉnh, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tiếp riêng tổng thống Philippines. 

    This combination photo shows President Joe Biden from left, and Japanese Prime Minister Fumio Kishida on April 10, 2024, in Washington, and Philippine President Ferdinand Marcos Jr. on March 12, 2024,

    Ảnh ghép.Từ trái sang phải : Tổng thống Mỹ Joe Biden, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. AP 

    Sau thượng đỉnh Mỹ-Nhật, hôm nay, tổng thống Joe Biden gặp lại thủ tướng Fumio Kishida và sẽ cùng tiếp tổng thống Philippines, Ferdinand Marcos Jr. tại Nhà Trắng. Theo một quan chức cao cấp trong chính quyền Mỹ, được AFP trích dẫn, sự hiện diện của tổng thống Philippines là « tín hiệu mạnh mẽ và cứng rắn mà Washington và Tokyo nhắn gửi đến Bắc Kinh » vào lúc mà Manila liên tục bị Trung Quốc uy hiếp ở Biển Đông.

    Theo các nguồn tin thông thạo, nhân cuộc họp hôm nay, ông Biden một lần nữa sẽ nhắc lại lập trường kiên định, đó là « hiệp định phòng thủ hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Philippines sẽ được áp dụng trong mọi trường hợp xảy ra xung đột vũ trang ở Biển Đông, bao gồm cả việc bảo vệ các tàu tuần duyên của Philippines ». Ngoài ra, hãng tin Mỹ AP cho biết tổng thống Hoa Kỳ chính thức thông báo huy động quân đội hỗ trợ Philippines nâng cao khả năng phòng thủ trên biển.

    Về phía Manila, trả lời báo chí trước khi lên đường đến Washington, tổng thống Ferdinand Marcos Jr. hôm 10/04/2024 cho biết « chủ đích của hiệp ước ba bên là Mỹ-Nhật-Philippines có thể tiếp tục phát triển để đem lại thịnh vượng, hỗ trợ lẫn nhau và đương nhiên là nhằm duy trì hòa bình ở Biển Đông cũng như là bảo đảm tự do hảng hải trong vùng biển này ». Thượng đỉnh  Washington là cơ hội để các bên « đi sâu thêm vào chi tiết về các chương trình hợp tác ba bên, bao gồm cả việc thực hiện các dự án chung ở Biển Đông », nơi mà trong thời gian gần đây, căng thẳng giữa Manila và Bắc Kinh đã gia tăng cường độ.

    Trước cuộc họp hôm nay, thủ tướng Fumio Kishida từng quan niệm hợp tác « chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ và Philippines là một yếu tố then chốt trong khu vực ». Đại sứ Mỹ tại Nhật Bản hôm đầu tuần nêu đích danh Trung Quốc « không ngừng gây áp lực, hà hiếp » các nước láng giềng, kể cả Nhật và Philippines. Đại sứ Nhật tại Washington đã xác định tham vọng của « Bắc Kinh trong vùng biển này sẽ là một trong những chủ đề được thảo luận » tại thượng đỉnh ba bên hôm nay.

    Quảng cáo

    Hôm qua, hai thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Dân Chủ và Cộng Hòa đề xuất một dự luật cấp 2,5 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Philippines, giúp Manila chống lại các áp lực của Trung Quốc.

    Ngoài hồ sơ Biển Đông, kinh tế cũng là một ưu tiên của Manila. Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. muốn nhân dịp này kêu gọi đầu tư của Mỹ và Nhật vào một số lĩnh vực thiết yếu như « cơ sở hạ tầng, công nghệ bán dẫn, an ninh mạng, năng lượng tái tạo và nhất là hợp tác ba bên về quốc phòng và hàng hải ».

    AFP ghi nhận đương nhiên Trung Quốc đặc biệt theo dõi thượng đỉnh Mỹ-Nhật-Philippines tại Washington hôm nay, do Bắc Kinh quan niệm đây là một nỗ lực của các bên nhằm hạn chế ảnh hưởng về địa chính trị ngày càng lớn của Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

    Phe đối lập Hàn Quốc thắng lớn trong bầu cử quốc hội, giáng đòn mạnh vào TT Yoon 

    11/4/2024 

    Reuters 

    Hoạt động kiểm phiếu sau bầu cử quốc hội Hàn Quốc ở Seoul, 10/4/2024.

    Hoạt động kiểm phiếu sau bầu cử quốc hội Hàn Quốc ở Seoul, 10/4/2024. 

    Các đảng đối lập theo đường lối tự do của Hàn Quốc giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức hôm thứ Tư 10/4, giáng đòn mạnh vào Tổng thống Yoon Suk Yeol và đảng bảo thủ của ông, nhưng có xác suất cao là phe đối lập không giành được thế siêu đa số.

    Đảng Dân chủ (DP) được tiên liệu sẽ chiếm hơn 170 trong số 300 ghế tại cơ quan lập pháp mới, dữ liệu của Ủy ban Bầu cử Quốc gia và các đài truyền hình cho thấy với hơn 99% số phiếu được kiểm tính đến 5h55 sáng thứ Năm 11/4 ( 20h55, giờ chuẩn quốc tế GMT, hôm 10/4).

    Các tính toán đưa ra tiên liệu rằng một đảng nhỏ theo đường lối tự do được coi là có liên minh với đảng DP sẽ giành được ít nhất 10 ghế.

    Một số nhà phân tích coi cuộc chạy đua quyết liệt này là một cuộc trưng cầu dân ý về ông Yoon. Sự ủng hộ giành cho ông đã bị ảnh hưởng vì tình trạng khủng hoảng về chi phí sinh hoạt và một loạt vụ bê bối chính trị.

    Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) của ông được dự báo chỉ giành được hơn 100 ghế, có nghĩa là ông Yoon sẽ tránh được tình trạng phe đối lập chiếm thế siêu đa số kiểm soát 2/3 quốc hội, một tình trạng có thể vô hiệu hóa quyền phủ quyết của tổng thống và giúp họ có đủ thẩm quyền thông qua các sửa đổi hiến pháp.

    Nhưng khi gần kết thúc hai năm đầu tiên của nhiệm kỳ 5 năm hiến định, ông Yoon có khả năng rơi vào tình trạng không còn mấy quyền hành, một số nhà phân tích nhận định.

    Ủy ban bầu cử quốc gia (NEC) dự kiến sẽ công bố kết quả chính thức vào tối 11/4. Theo NEC, gần 29,7 triệu người, tương đương 67% số cử tri đủ điều kiện, đã bỏ phiếu, trong đó có 14 triệu người đã bỏ phiếu sớm vào tuần trước.

    Con số đó đánh dấu tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao nhất từ trước đến nay trong một cuộc bầu cử quốc hội, mặc dù không bằng con số của cuộc bầu cử tổng thống năm 2022 vốn đã đưa ông Yoon lên nắm quyền với tỷ lệ thắng sít sao.

    Ông Yoon, người nhậm chức vào tháng 5 năm 2022, không tham gia tranh cử lần này nhưng khả năng thông qua luật của ông có thể bị tổn hại nặng nề do đảng PPP của ông nhận được kết quả khá tệ.

    Ông đã bị đánh giá có mức tín nhiệm thấp trong nhiều tháng và gặp khó khăn trong việc thực hiện cam kết cắt giảm thuế, nới lỏng các quy định kinh doanh và mở rộng hỗ trợ gia đình trong xã hội có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

    Lãnh đạo Mỹ-Nhật họp thượng đỉnh, ký 70 thỏa thuận quốc phòng

    Liên Thành 

    https://www.dkn.tv/wp-content/uploads/2024/04/tong-thong-biden-voi-thu-tuong-nhat-ban-fumio-kishida.jpg

    Tổng thống Biden với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (Ảnh: Getty). 

    Tổng thống (TT) Hoa Kỳ Joe Biden đã chào đón Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tới Toà Bạch Ốc vào ngày 10/4 (theo giờ địa phương), khi cả hai tìm cách thể hiện mối quan hệ đối tác mạnh mẽ, tập trung vào hợp tác quốc phòng nhằm ngăn chặn một Trung Quốc hung hãn.

    TT Biden phát biểu khi hai nhà lãnh đạo bắt đầu cuộc hội đàm tại Phòng Bầu dục: “Tôi khẳng định rằng liên minh của chúng ta chưa bao giờ mạnh mẽ hơn trong toàn bộ lch sử của chúng ta”.

    Ông Biden ca ngợi sự phản đối nhanh chóng “dũng cảm” của nhà lãnh đạo Nhật Bản đối với việc Nga xâm lược Ukraina vào năm 2022 và việc cải thiện quan hệ với Hàn Quốc. 

    TT Mỹ nói thêm: “Chúng ta thực sự là một mối quan hệ đối tác toàn cầu. Vì điều đó, thưa Thủ tướng Kishida, tôi cảm ơn ngài. Bây giờ hai nước chúng ta đang xây dựng mối quan hệ đối tác quốc phòng mạnh mẽ hơn và một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vững mạnh hơn bao giờ hết”.

    Phát biểu sau ông Biden, Thủ tướng Kishida cho hay: “Là một đối tác toàn cầu, Nhật Bản sẽ chung tay với những người bạn Mỹ của chúng tôi và chúng ta sẽ cùng nhau dẫn đầu trong việc giải quyết các thách thức ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới”.

    Washington và Tokyo đã ký kết khoảng 70 thỏa thuận về hợp tác quốc phòng, bao gồm các động thái nâng cấp cơ cấu chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật Bản để có thể hợp tác tốt hơn với các lực lượng Nhật Bản trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

    Tổng thống Biden và Thủ tướng Kishida cũng dự kiến ​​sẽ công bố các bước cho phép cùng phát triển nhiều hơn các thiết bị quân sự và quốc phòng.

    Các quan chức Mỹ cho biết, hai nhà lãnh đạo sẽ công bố kế hoạch thực hiện sứ mệnh không gian chung trên mặt trăng và các dự án hợp tác nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.

    Thủ tướng Kishida sẽ phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ vào ngày 11/4 (theo giờ địa phương) và cùng với Tổng thống Biden và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tham dự một cuộc họp dự kiến tập trung vào các hành vi hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.

    Quan chức Mỹ cho biết Trung Quốc đang cố gắng cô lập Nhật Bản và Philippines. Bằng cách gặp gỡ các nhà lãnh đạo của hai quốc gia đó trong tuần này tại Washington, TT Biden đang hướng tới mục tiêu “lật ngược kịch bản và cô lập Trung Quốc”.

    Thuợng đỉnh Mỹ-Nhật-Philippines

    Các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, và Philippines sẽ gặp nhau tại Washington vào thứ Năm trong một hội nghị thượng đỉnh ba bên. Joe Biden, Kishida Fumio, và Ferdinand Marcos sẽ cùng tìm kiếm chất gắn kết tốt hơn để chống lại tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương.

    Những tham vọng đó liên quan đến việc các lực lượng an ninh Trung Quốc hung hăng tranh giành quyền kiểm soát vùng biển của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông và vùng biển của Philippines ở Biển Đông (cho đến nay không có thiệt hại nhân mạng). Trung Quốc muốn thống trị các vùng biển đó để phòng trường hợp đưa quân đến chiếm Đài Loan, mà Bắc Kinh tuyên bố là của họ. Do có liên minh quân sự với Nhật Bản và Philippines, Mỹ cũng nằm ở tuyến đầu chống lại Trung Quốc.

    Ngay trước hội nghị thượng đỉnh ở Washington, ba đồng minh đã thể hiện mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu đậm của họ. Cùng với Úc, cả ba nước đều triển khai tàu chiến trong một cuộc tuần tra chung chưa từng có trên khu vực tranh chấp ở Biển Đông – khiến Bắc Kinh vô cùng khó chịu.

    Lựa chọn khó khăn của ECB

    Lạm phát ở châu Âu đang có xu hướng giảm. Tỷ lệ theo năm đã giảm từ 2,8% trong tháng 1 xuống 2,6% trong tháng 2 và 2,4% trong tháng 3. Lạm phát cơ bản (không tính giá năng lượng và thực phẩm) cũng giảm, từ 3,3% trong tháng 1 xuống 2,9% trong tháng 3. Cả hai đều gần như phù hợp với dự báo nội bộ của ECB, trấn an ngân hàng rằng họ đang trên đà quay về mục tiêu 2% vào năm 2025. Tuy vậy, vào thứ Năm, ECB có thể sẽ gợi ý rằng đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên sẽ không diễn ra cho đến tháng 6, trong khi họ chờ dữ liệu tiền lương để chính thức xác nhận lạm phát đã giảm tốc.

    Nền kinh tế châu Âu hiện không hề tốt. Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) được theo dõi rộng rãi đang cho thấy suy thoái. Khảo sát cho vay ngân hàng của ECB cho thấy nhu cầu vay vốn từ các doanh nghiệp đã giảm đáng kể trong quý đầu tiên của năm 2024. Nếu chờ đợi quá lâu, ECB có thể phải thực hiện các đợt cắt giảm lãi suất lớn hơn sau đó.

    AstraZeneca họp đại hội cổ đông thường niên

    Vào thứ Năm, các cổ đông của AstraZeneca sẽ tham dự trực tuyến đại hội cổ đông thường niên. Họ có lý do để lạc quan. Trong năm 2023, công ty đã đạt mục tiêu doanh thu dài hạn 45 tỷ USD, vốn được CEO Pascal Soriot đặt ra gần mười năm trước. Một lý do là vụ mua lại Alexion, công ty dược phẩm tập trung vào các bệnh hiếm gặp đã kiếm được 7,8 tỷ USD trong năm qua. Phần lớn tăng trưởng của AstraZeneca cũng được thúc đẩy bởi canh bạc lớn vào thuốc điều trị ung thư, hiện chiếm 40% tổng doanh thu.

    Các nhà đầu tư sẽ muốn biết kế hoạch cho thập niên tới. Nó có thể sẽ liên quan đến việc đặt cược nhiều hơn vào các phương pháp điều trị ung thư theo hai cách. Một là bằng cách phát triển các loại thuốc mới, chẳng hạn như ADC (“Liên hợp kháng thể-thuốc”) và các liệu pháp tế bào. Hai là thử nghiệm những loại thuốc này đối với nhiều loại ung thư máu và khối u rắn. Nếu mọi việc suôn sẻ, tin tốt có thể chờ đợi các cổ đông trong nhiều năm tới.

    Nhiều hãng Trung Quốc giúp quân đội kiếm chip AI bị Mỹ đưa vào sổ đen xuất khẩu 

    11/4/2024 

    Reuters 

    Trụ sở Bộ Thương mại Mỹ ở thủ đô Washington.

    Trụ sở Bộ Thương mại Mỹ ở thủ đô Washington. 

    Hoa Kỳ đưa thêm 4 công ty Trung Quốc vào sổ đen hạn chế xuất khẩu vì họ tìm cách thu mua chip AI (trí tuệ nhân tạo) cho quân đội Trung Quốc, một quan chức Mỹ cho biết hôm thứ Tư 10/4.

    Kevin Kurland, quan chức chuyên trách việc thực thi quy định xuất khẩu của Bộ Thương mại Mỹ, nói trong một phiên điều trần cấp tiểu ban Thượng viện Hoa Kỳ về việc tăng cường thực thi kiểm soát xuất khẩu rằng 4 công ty đó “có liên quan đến việc cung cấp chip AI cho các chương trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc” cũng như cho giới tình báo quân sự sử dụng.

    Những công ty đó nằm trong số 11 công ty bị bổ sung vào danh sách của Bộ Thương mại Mỹ về các pháp nhân nguy hiểm, được chính phủ Mỹ công bố hôm 10/4. Để có thể chuyển hàng hóa và công nghệ tới các công ty trong danh sách, các nhà cung cấp cần phải xin giấy phép nhưng nhiều khả năng bị từ chối.

    Theo bài đăng trên Công báo Liên bang Mỹ, 4 pháp nhân Trung Quốc bị đưa thêm vào danh sách vì họ mua và cố mua các mặt hàng của Hoa Kỳ để hỗ trợ các nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc. Bài đăng không đưa ra lý do chi tiết.

    4 công ty đó là Công ty Công nghệ LINKZOL (Bắc Kinh), Công ty Công nghệ Thông tin Sáng tạo Xi'an Like, Công ty Công nghệ Anwise Bắc Kinh và Công ty SITONHOLY (Thiên Tân).

    Bài đăng trên công báo cho biết Hoa Kỳ cũng hạn chế xuất khẩu đối với 5 công ty mà họ cho là tiếp tay cho việc sản xuất và mua máy bay không người lái để Nga sử dụng ở Ukraine và lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn dùng trong các cuộc tấn công vào các tàu vận tải trên Biển Đỏ.

    Bộ Thương mại Mỹ bổ sung Công ty Jiangxi Xintuo Enterprise của Trung Quốc vào danh sách vì hãng này hỗ trợ quân đội Nga thông qua việc mua sắm, phát triển và phổ biến máy bay không người lái của Nga, bài đăng cho hay.

    Một hãng khác của Trung Quốc, Công ty Công nghệ Jiasibo Thâm Quyến, đã bị đưa vào danh sách vì là một thành phần của mạng lưới mua sắm các linh kiện hàng không vũ trụ, bao gồm các ứng dụng máy bay không người lái, cho một công ty máy bay ở Iran. Ba pháp nhân Nga - Aerosila Corporation SPE, Delta-Aero LLC và Corporation ODK-Star - đã bị đưa vào danh sách vì họ là các thành phần của mạng lưới đó.

    Các công ty bị đưa vào Danh sách pháp nhân nguy hiểm đối với Mỹ khi Washington coi họ là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia hoặc chính sách đối ngoại của Mỹ.

    Theo bài đăng trên Công báo Liên bang, có hai pháp nhân của Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) là Khalaj Trading LLC và Mahdi Khalaj Amirhosseini cũng bị đưa vào danh sách vì dường như họ vi phạm lệnh trừng phạt Iran với việc họ xuất khẩu hoặc cố xuất khẩu các mặt hàng từ Hoa Kỳ sang Iran thông qua UAE.

    Gần 300 người Trung Quốc bị Hải quan Mỹ trục xuất trong 33 tháng qua

    Bình Minh (t/h)

    11/4/224

    Theo China News Service, hôm 8/4 người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ cho biết, kể từ tháng 7/2021, gần 300 công dân Trung Quốc đã bị Mỹ thẩm vấn và trục xuất, trong đó có hơn 70 sinh viên quốc tế. Trọng tâm thẩm vấn bao gồm việc hỏi đối phương có phải là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hay không.

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/04/gfrt56.jpg

    (Ảnh minh họa: cắt từ video của abc7) 

    Từ tháng 11/2023, chỉ riêng tại sân bay Washington Dulles, đã có 10 vụ sinh viên Trung Quốc bị thẩm vấn và trục xuất khi nhập cảnh vào Mỹ.

    Ngoài ra, người phát ngôn ĐSQ Trung Quốc cũng đưa ra ví dụ về một sinh viên nước này đến thăm Hoa Kỳ tại Sân bay Quốc tế Dulles vào tháng 12/2023.

    Các nhân viên thực thi pháp luật biên giới Hoa Kỳ đã thẩm vấn riêng anh ta. Điện thoại di động, máy tính và các thiết bị điện tử cầm tay khác của anh đều bị kiểm tra. Cuối cùng thị thực của sinh viên này bị hủy và bị cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Hoa Kỳ.

    Hồi tháng Hai năm nay, một học giả Trung Quốc đến thăm Hoa Kỳ đã bị giam giữ tại Sân bay Quốc tế San Francisco. Các nhân viên thực thi pháp luật Hoa Kỳ đã thẩm vấn ông về lý lịch chính trị, lĩnh vực nghiên cứu, mục đích đến Mỹ, phương thức tài trợ. Cuối cùng visa của ông bị hủy, ông bị trục xuất về nước và bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ trong 5 năm.

    Cách đây không lâu, nhiều kênh truyền thông Đại Lục đưa tin, năm ngoái hàng chục sinh viên Trung Quốc đã bị thẩm vấn, thậm chí bị trục xuất khi nhập cảnh vào Mỹ.

    Bị thẩm vấn khi nhập cảnh từ sân bay Dulles vào ngày 22/11/2023, M được hỏi liệu nội dung nghiên cứu hiện tại của ông có được chính quyền ĐCSTQ tài trợ hay không, liệu kế hoạch du học và nghiên cứu khoa học của ông có liên quan đến chính quyền ĐCSTQ, quân đội và các phòng thí nghiệm trọng điểm hay không, v.v.

    Tháng 5/2023, Washington Post đưa tin, Eric Xu, 26 tuổi, đã tới Mexico để nghỉ mát sau khi hoàn thành bằng tốt nghiệp về khai thác dữ liệu và toán học ở Texas. Khi trở về Mỹ, anh bị nhân viên hải quan điều tra. Sau đó, thị thực sinh viên của anh đã bị hủy và không được phép tái nhập cảnh vào Hoa Kỳ.

    Theo Xu, khi ở Trung Quốc, anh học tại một trường đại học tư ở Nam Kinh. Trên danh nghĩa trường này có liên kết với một trong “7 trường đại học Quốc phòng” của ĐCSTQ.

    Tại Cục Hải quan Hoa Kỳ, Xu được biết lý do anh bị từ chối nhập cảnh là do Sắc lệnh 10043 của chính quyền Trump, cấm nhập cảnh đối với các sinh viên sau đại học bị nghi ngờ có quan hệ với chương trình hợp nhất quân sự-dân sự của ĐCSTQ.

    Tháng 5/2020, Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là ông Trump đã ban hành Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống PP10043, cấm nhập cảnh đối với những sinh viên và học giả Trung Quốc có thị thực F (thị thực sinh viên) và thị thực J (thị thực học giả thăm thân) là những người “có liên quan đến quân đội Trung Quốc (ĐCSTQ)”, nhưng không bao gồm sinh viên đại học.

    Thông cáo Tổng thống viết: “Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động rộng lớn sử dụng nhiều nguồn lực để có được công nghệ nhạy cảm và sở hữu trí tuệ của Mỹ, một phần là để tăng cường hiện đại hóa và năng lực quân đội của mình. Điều này là một sự đe dọa đối với sức sống lâu dài của kinh tế quốc gia chúng ta cũng như sự an toàn và đảm bảo của người Mỹ.”

    Sắc lệnh này trao cho Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới (CBP) quyền từ chối nhập cảnh đối với các nghiên cứu sinh và học giả sau tiến sĩ của Trung Quốc. Sau này, chính quyền Biden đã gia hạn lệnh hành pháp trên.

    Tháng 9/2020, Reuters đưa tin, hàng ngàn sinh viên Trung Quốc đã bị từ chối thị thực. Một cuộc khảo sát của Reuters vào tháng 6/2021 cho thấy, đại đa số 310 sinh viên này đã học tại “7 trường đại học quốc phòng” và Đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh trong thời gian học đại học, hoặc đã nhận được tài trợ chính thức từ ĐCSTQ.

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/04/gght65.jpg

    Danh sách 7 trường Đại học Quốc phòng trực thuộc Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin của ĐCSTQ. (Ảnh chụp màn hình trang web Baidu) 

    Trước đây, nhà bình luận thời sự Lý Lâm Nhất đã nói với Epoch Times rằng mối quan hệ giữa sinh viên, học giả Trung Quốc và ĐCSTQ là tâm điểm bị Hoa Kỳ giám sát chính thức.

    Nói cách khác, ĐCSTQ thực sự là thủ phạm khiến những người này bị từ chối nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Vì vậy, việc tránh xa ĐCSTQ, hoặc công khai tách mình ra khỏi ĐCSTQ, thực sự đã trở thành một sự đảm bảo quan trọng để người dân Trung Quốc có thể nhập cảnh vào Hoa Kỳ một cách an toàn.

    Trên thực tế, Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch Hoa Kỳ từ lâu đã hạn chế việc nhập cư của các thành viên Đảng Cộng sản và các đảng chính trị toàn trị, nhưng việc thực thi luật này trước đây rất lỏng lẻo.

    Năm 2020, Sở Di trú Hoa Kỳ đã quy định rõ ràng rằng mọi đơn xin nhập cư của các thành viên Đảng Cộng sản hoặc các đảng phái chính trị toàn trị khác hoặc thành viên của các tổ chức liên kết của họ sẽ không được chấp nhận.

    Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đã cáo buộc ĐCSTQ vũ khí hóa các sinh viên và học giả Trung Quốc, như một kênh để đưa bí mật đổi mới của Hoa Kỳ về Trung Quốc.

    Tháng 1/2023, cựu Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công bố một video nói rằng ĐCSTQ đã lợi dụng trao đổi học thuật Trung-Mỹ để phá hoại tự do học thuật. Ông mô tả cách ĐCSTQ đe dọa các sinh viên Trung Quốc đang học tập tại Hoa Kỳ, chi tiền để gây ảnh hưởng đến các cơ sở giáo dục và đánh cắp nghiên cứu khoa học của Hoa Kỳ.

    Bà Dịch Dung, Chủ tịch Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu, cho biết “Tam thoái” (chỉ việc thoái khỏi ĐCSTQ, Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong) “không chỉ là nhu cầu tinh thần của người dân Trung Quốc, mà còn là nhu cầu thiết thực của cuộc sống”.

    Vì vậy một lần nữa, bà khuyên người dân Trung Quốc: “Nhất định phải nhanh chóng rút khỏi tất cả các tổ chức của ĐCSTQ.”

    https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/04/id14012201-166586-600x450-1.jpeg

    Hiện tại, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc yêu cầu Mẫu 1 “Giấy chứng nhận rời khỏi Đảng Cộng sản” đối với thị thực nhập cư. (Ảnh: Dịch Vũ Huy) https://vietluan.com.au/wp-content/uploads/2024/04/id14012202-166587-768x576-1-768x480.jpeg

    Hiện tại, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc yêu cầu Mẫu 2 “Giấy chứng nhận rời khỏi Đảng Cộng sản” đối với thị thực nhập cư. (Ảnh: Dịch Vũ Huy) 

    Chủ tịch Tập tiếp cựu tổng thống Đài Loan: Không ai có thể ngăn được ‘đoàn tụ gia đình’ 

    10/4/2024 

    Reuters 

    Hai ông Tập và Mã gặp nhau tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh

    Hai ông Tập và Mã gặp nhau tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh 

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 10/4 nói với cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu rằng sự can thiệp từ bên ngoài sẽ không thể ngăn được cuộc sum họp trong nhà giữa hai bờ eo biển Đài Loan và không có vấn đề gì là không thể thảo luận.

    Kể từ khi chính phủ Trung Hoa Dân Quốc phải chạy sang Đài Loan vào năm 1949 sau khi bị bại trận trong cuộc nội chiến với phe cộng sản của Chủ tịch Mao Trạch Đông, không có lãnh đạo đương nhiệm nào của Đài Loan đến thăm Trung Quốc.
    Ông Mã, vốn là tổng thống từ năm 2008 đến năm 2016, vào năm ngoái đã trở thành cựu lãnh đạo Đài Loan đầu tiên đến thăm Trung Quốc, và hiện đang có chuyến thăm thứ hai, vào thời điểm căng thẳng quân sự âm ỉ trên eo biển.
    Tiếp ông Mã tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, nơi các lãnh đạo nước ngoài thường hội đàm với các lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập nói rằng người dân ở cả hai bên eo biển Đài Loan đều là người Hoa.
    “Sự can thiệp từ bên ngoài không thể chặn được xu thế lịch sử là đất nước và gia đình sum họp,” ông Tập được truyền thông Đài Loan dẫn lời nói.
    Ông Tập không nói rõ chi tiết nhưng trong cách nói của Trung Quốc thì sự can thiệp từ bên ngoài vào Đài Loan thường nhắm vào sự hỗ trợ của các nước phương Tây như Mỹ dành cho Đài Bắc, nhất là việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan khiến Bắc Kinh phẫn nộ.
    Người dân ở cả hai bên eo biển đều là người Trung Quốc, ông Tập nói.
    “Không có mối căm hờn nào mà không thể giải quyết, và không có vấn đề nào không thể thảo luận, và không có thế lực nào có thể chia rẽ chúng ta.”
    Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát Đài Loan, và đã gia tăng áp lực quân sự và chính trị để khẳng định chủ quyền của mình đối với hòn đảo này.
    Ông Mã nói với ông Tập rằng căng thẳng đã khiến nhiều người dân Đài Loan cảm thấy bất an.
    “Để xảy ra chiến tranh giữa hai bên là điều không thể chịu nổi đối với người Hoa,” ông

    Mã nói, khi dùng thuật ngữ chỉ người gốc Hoa thay vì quốc tịch của họ.
    “Người Hoa ở cả hai bờ eo biển hoàn toàn có đủ trí tuệ để xử lý tất cả các tranh chấp một cách hòa bình và tránh dẫn đến xung đột.”
    Phản ứng về cuộc gặp, Hội đồng các vấn đề đại lục của Đài Loan vốn phụ trách hoạch định chính sách đối với Trung Quốc cho biết họ vô cùng lấy làm tiếc vì ông Mã đã không truyền đạt công khai thái độ nhất quyết của người dân Đài Loan bảo vệ chủ quyền và chế độ dân chủ của nhà nước Trung Hoa dân quốc, hiện vẫn là tên chính thức của Đài Loan.
    Cơ quan này nói thêm rằng Bắc Kinh nên ngừng đe nẹt Đài Loan và giải quyết những khác biệt với Đài Bắc thông qua đối thoại một cách tôn trọng và có lý trí.
    Ông Tập gọi ông Mã là ‘Mã Anh Cửu tiên sinh’ chứ không phải cựu tổng thống, vì cả hai chính phủ Trung Quốc và Đài Loan đều không chính thức công nhận lẫn nhau, trong khi ông Mã gọi ông Tập là Tổng bí thư.
    Trung Quốc nói họ sẽ chỉ nói chuyện với bà Thái Anh Văn nếu bà chấp nhận rằng cả hai bờ eo biển đều là ‘một Trung Quốc’, điều mà bà Thái bác bỏ.
    Ông Mã vẫn là đảng viên cao cấp của Quốc Dân Đảng, đảng đối lập chính ở Đài Loan. Đảng này hồi tháng 1 đã thất cử tổng thống lần thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, ông Mã không nắm vị trí chính thức nào trong đảng.
    Ông Tập chưa đưa ra bình luận công khai nào về cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan diễn ra hồi tháng 1, trong đó Phó Tổng thống đương nhiệm Lại Thanh Đức đã giành chiến thắng. Ông Lại, người bị Bắc Kinh coi là một kẻ ly khai nguy hiểm, sẽ nhậm chức vào ngày 20 tháng 5.


    Không có nhận xét nào