Header Ads

  • Breaking News

    Kinh đào của Cambodia thử tình đoàn kết Mekong

    (Cambodia canal tets Mekong unity)

    Brian Eyler and Jake Brunner – Bình Yên Đông lược dịch

    Bangkok Post – 10 May 2024


    The Funan Techo Canal Project - YouTube


    Cambodia có toàn quyền để phát triển hạ tầng cơ sở để khuyến khích phát triển kinh tế trong lãm thổ của họ trong Lưu vực Mekong, nhưng cách mà chánh phủ Cambodia đang thực hiện ngoại giao chung quanh kinh đào Funan Techo dài 180 km đe dọa làm mất 3 thập niên cộng tác trong Mekong.


    Chánh phủ Việt Nam và những phía có quan tâm khác đã nêu lên những lo ngại về ảnh hưởng môi trường rõ ràng của kinh đáo đối với Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 8 năm rồi khi Cambodia thông báo cho Ủy hội Sông Mekong (MRC) về ý định đào kinh của họ.  Đến cuối tháng 4, cựu Thủ tướng Hun Sen tuyên bố rằng Cambodia sẽ không thương thảo với Việt Nam, và mặc dù việc trả lời thách thức nầy đang tập họp sự ủng hộ ở trong nước cho tân nội các của con trai ông, đàm luận của ông cũng đi ngược với thành tích vô địch của Cambodia trong việc bảo tồn sông Mekong.


    Cuộc đấu khẩu giữa Cambodia và Việt Nam về dự án nầy đang làm tổn hại mối liên hệ giữa 2 quốc gia thường có những mối liên hệ tốt.  Thỏa ước Mekong 1995, mà 2 quốc gia đã ký kết, được thiết kế để giúp các quốc gia thành viên dàn xếp những khác biệt đối với những dự án Mekong như kinh Funan Techo.  Và mặc dù giới truyền thông địa phương và quốc tế đang phanh phui việc tranh cãi, các phóng viên thích chú trọng đến ồn ào chánh trị có vẻ mô phạm của luật quốc tế có thể hướng dẫn một con đường đi tới.  MRC, cơ quan thi hành Thỏa ước Mekong, đã bị loại ra ngoài lề vì Cambodia xem không chính xác kinh như một dự án phụ lưu.  Nếu kinh dào được xem đúng là một dự án trên dòng chánh, thì MRC có thể thực hiện các hoạt động tham vấn khu vực và một cuộc duyệt xét kỹ thuật do các chuyên viên cầm đầu, có thể cho phép những lo ngại đặc biệt được giải quyết và ý kiến chung được xác định.  Quan trọng hơn, tất cả 6 lần MRC đã thực hiện các hoạt dộng tham vấn khu vực và duyệt xét kỹ thuật cho các đập trên dòng chánh ở Lào, các ảnh hưởng xã hội và môi trường của những dự án nầy được làm giảm.  Dưới đây, tôi trình bày chi tiết 3 điều kiện trong Điều 5 của Thỏa ước Mekong để định lượng kinh Funan Tech cho một tham vấn khu vực do MRC cầm đầu.


    Trước hết, tham vấn khu vực được đòi hỏi cho bất cứ dự án nào nối với dòng chánh Mekong và thay đổi dòng chảy của dòng chánh.  Bản đồ và bản vẽ đệ nạp bởi chánh phủ Cambodia cho MRC rõ ràng cho thấy kinh nối với cả 2 lòng lạch dòng chánh: Mekong và Bassac.  Chánh phủ Cambodia tuyên bố rằng Bassac là một phụ lưu của Mekong thì hoàn toàn sai.  Nhánh Bassax từ Mekong ở Phnom Penh, và nước của nó từ dòng chảy trong dòng chánh.


    Thú nhì, tham vấn khu vực được đòi hỏi cho tất cả việc chuyển nước liên lưu vực.  Đầu kinh ở vịnh Thái Lan trong tỉnh Kep ở ngoài Lưu vực Mekong.  Ngay cả với các âu tàu cho thủy vận, kinh không nghi ngờ chuyển nước từ Lưu vực Mekong đến một lưu vực khác, mà theo định nghĩa, một sự chuyển nước liên lưu vực.


    Thứ ba, tham vấn khu vực được đòi hỏi cho việc sử dụng dòng chảy của Mekong cho thủy nông trong mùa khô.  Mặc dù thủy nông không được liệt kê như một lợi ích trong tài liệu chánh thức của kinh.  Các nhà lãnh đạo có thế lực nhất của Cambodia mới đây đã ca ngợi tiềm năng của kinh để “giúp cho các hoạt động nông nghiệp bằng cách cung cấp nước để canh tác hoa màu”.  Rất hợp lý để giả sử rằng nước nầy sẽ được dùng trong mùa khô vì ngập lụt tự nhiên đưa vố số nước trong mùa mưa.  Cách duy nhất để kinh chuyển giao nước thủy nông trong mùa khô là lấy nước từ 2 lòng lạch dòng chánh Mekong.  Thỏa ước Mekong đòi hỏi không những tham vấn khu vực cho việc sử dụng cho thủy nông trong mùa khô dòng chảy của Mekong mà còn đòi hỏi một thỏa thuận giữa tất cả quốc gia đã ký kết, một thể thức ngoại giao chưa từng được MRC thi hành.


    Vẫn chưa quá trễ để các quốc gia thành viên MRC khác và những phía có quan tâm thuyết phục Cambodia để yêu cầu một tham vấn khu vực theo Thỏa ước Mekong.  Cơ hội cho việc điều chỉnh cũng không mất đối với chánh phủ Cambodia, mà trong quá khứ đã rất tích cực nhất về mặt ngoại giao trong những sùa chữa khi chánh phủ Lào không đi theo những hướng dẫn của MRC, nhất là trong trường hợp của các đập Don Sahong và Sekong A.


    Kinh Funan Techo tạo nên một trường hợp thử thách vô cùng quan trọng cho Thỏa ước Mekong sẽ tăng cường hoặc phá hủy việc hợp tác khu vực.  Tại sao kết quả quan trọng đối với Việt Nam đã rõ ràng, nhưng vấn đề nầy cũng quan trọng đối với Thái Lan vì năm tới, một CEO người Thái sẽ có tư thế tốt hơn để lèo lái một MRC được tăng cường thay vì một tư thế yếu kém hơn.  Kết quả cũng quan trọng đối với Cambodia và những bước sai có thể lót đường cho thảo luận kéo dài nhưng không bao giờ được thực hiện những dự án rẽ nước ở xa về phía thượng lưu có thể có những ảnh hưởng sâu đậm đối với Cambodia.  Nó cũng quan trọng to lớn đến cộng đồng quốc tế, đã đầu tư rất nhiều trong việc hợp tác, hòa bình và ổn định trong khu vực.


    MEKONG - CỬU LONG: KINH ĐÀO CỦA CAMBODIA THỬ TÌNH ĐOÀN KẾT MEKONG (mekong-cuulong.blogspot.com)


    Không có nhận xét nào