Header Ads

  • Breaking News

    Trương Nhân Tuấn - Vì sao cha con ông Hunsen không nhượng bộ VN về dự án kinh đào Funan-Techo ?

    Fb Trương Nhân Tuấn


    05/5/2024



    Tôi đã có một số ý kiến về dự án này, qua một số bài đã viết ngắn trước đây. Tôi có cho rằng đây là một dự án không đơn thuần là mở đường thủy cho phép hàng hóa của Campuchia từ Nam Vang ra biển. 

    Nếu dự án chỉ có mục đích giao thông, VN có thể đề nghị một "giải pháp chung" giữa hai quốc gia, vừa có lợi cho Campuchia, vừa tránh gây thiệt hại cho VN, là vét lại kinh Vĩnh tế. VN và Campuchia có thể "condominium - cộng đồng quản trị" con kinh này.

    Nhưng dự án này còn là một công trình thủy lợi khổng lồ, quan trọng hơn cả các công trình thủy lợi Bắc Thái lan, là đưa nước ngọt sông Mé Kong tiêu tưới một vùng đất có diện tích lớn hơn đồng bằng SCL. Công trình hoàn tất thì ĐBSCL sẽ có thể "tiêu vong", hoặc do thiếu nước ngọt, hoặc do ngập mặn. Thiệt hại, về kinh tế, là vô số kể cho VN. Ngoài ra sinh mạng của hơn 20 triệu dân VN sống trong khu vực phải di cư.

    Nhưng nếu ta xem lịch sử từ thời Pháp thuộc. Ta sẽ thấy nhà nước bảo hộ Pháp đã có dự án mở thủy lộ Mé Kong, từ biển, qua Sài gòn, Nam Vang, tới Vạn tượng, sau đó Vân nam. 

    Sông Mé Kong lưu thông dễ dàng từ biển cho tới Nam vang, lên đến biên giới Lào. Chướng ngại là vài con thác lớn, như thác Khone, trên lãnh thổ Lào. Trở ngại này được Pháp sang bằng, từ các năm 1900 với dự án đường sắt, nối Khone và thượng nguồn thác Khone, dài khoảng vài cây số. 

    Tức là, với "tầm nhìn" của TQ, một thủy lộ Bắc-Nam nối lục địa với biển. Thủy lộ này khá tương đồng với thủy lộ Đông-Tây (sông Dương tử) của TQ. 

    Nhờ các đập thủy điện, sông Mé Kong sẽ trở thành một "tập hợp" hồ nước ngọt nối tiếp lẫn nhau, từ Campuchia lên tới Lào. Hiện tại có trên 150 dự án đập thủy điện trên sông Mé Kong, thuộc hai quốc gia Campuchia và Lào. Sau khi hệ thống thuey điện hoàn tất, tàu bè có thể lưu thông an toàn, từ hồ chứa nước này sang hồ chứa nước kia bằng một hệ thống "âu tàu" bậc thang (có thể đưa tàu lên cao hay xuống thấp). 

    Theo tôi nghĩ sẽ có tranh chấp lớn giữa VN với Campuchia (và Lào) về việc sử dụng dòng sông này vào các việc thông lưu hay thủy điện. Vì VN là quốc gia chịu thiệt hại nhiều hơn hết. 

    Theo tôi, rất có thể sẽ có tranh chấp giữa VN và các quốc gia thượng nguồn Mé Kong, ngay cả với Thái lan, ngoài tài nguyên "nước ngọt" và "trục thủy lộ quan trọng", còn có nguyên nhân địa chiến lược. 

    VN phải là một bên có quyền "quản trị" thủy lộ Mé Kong, vì sông này là sông "quốc tế" và vì VN là quốc gia chịu tác động (ở mọi thay đổi trên sông Mé kong) nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào.

    All reactions:


    Nhân Tuấn Trương


    Nếu tranh chấp bùng nổ giữa VN và Cam, ta sẽ thấy VN trở thành "bất ổn". Vì Cam có thể chứa chấp thành phần chống đối. Các chính sách đàn áp dân thiếu số của CSVN sẽ giúp cho Cam có cách "đâm vô hông" VN. VN có thể sẽ phải đối phó với việc khủng bố bằng drone, bằng bom, mìn... ở các khu công nghiệp v.v.. của các thành phần chống đối (như Fulro) từ Cam... Khi VN bất ổn, tài phiệt sẽ bỏ VN qua nước khác. Tức là kinh tế VN sẽ lụn bại...


    Vinh Nguyen


    Theo bài báo này có vẻ VN không có ý định phản đối https://vietnamnet.vn/kenh-dao-funan-techo-cung-hop-tac...


    Nhân Tuấn Trương


    Vinh Nguyen cái này chỉ là "ý kiến cá nhân". Mỗi người mỗi ý. Vấn đề đặt ra là: đâu là lợi ích của VN ?


    Nguyễn Trung


    Một nhà khoa học tại VN đã nêu ra giải pháp:

    1. Đào kênh dẫn nước, giữ nước ở lại Vn, không cho chảy về phía Campuchia, ở các con sông khu vực Tây Nguyên. Nước từ các con sông này sẽ được dẫn về lưu vực sông Đồng nai và Sông bé, sau đó được đưa về tây Nam bộ qua sông Vàm Cỏ.... Các con sông này đóng góp 21% lượng nước của sông Mekong.

    2. Tạo đập, đào ao hồ tại khu vực đồng bằng sông Cửu long để trữ nước ngọt, chống xâm ngập mặn. Thực tế, khu vực này chỉ thiếu nước 3tháng trong năm.


    Nhân Tuấn Trương


    Nguyễn Trung tại sao VN phải chi tiền cho các dự án này ? tại sao bọn Lào, Cam, Thái... hưởng hết lợi ích còn VN phải chi tiền để sửa chữa các thiệt hại cho bọn chúng gây ra ? có điên không vậy ? việc "đào kênh dẫn nước" là bất khả thi, chỉ có thể "đào ống dẫn nước ngầm" mà việc này cũng tốn công sức và tiền của cho VN. Nếu là tôi, tôi chỉ nói một câu: nếu tụi mày làm hại lợi ích của tao, tao phá.


    Nhân Tuấn Trương


    Nguyễn Trung nên biết sông Mê Kong là sông "quốc tế", mọi hành vi làm thay đổi đặc tính của sông là điều "cấm", nếu việc này làm tổn hại đến quốc gia khác. TQ không coi sông Lan thương thuộc về sông Mê Kong...


    Nguyễn Trung


    Nhân Tuấn Trương : cũng nhà khoa học trên, ông ấy cho rằng, việc tranh chấp nguồn nước chưa đến mức phải động đến binh đao vì chi phí cơ hội sẽ rất đắc đỏ. Thay vào đó, Vn có thể chủ động những việc mình có thể làm. Việc nắn dòng các sông ở Tây nguyên (21% lượng nước đổ vào sông Mekong), không cho nước chảy vào lãnh thổ Campuchia cũng là một sự trừng phạt đối với họ rồi bác ạ.


    Nhân Tuấn Trương


    không biết khoa học gia này có tính toán giá thành của việc "nắn dòng chảy" của các phụ lưu sông Mê Kong hay chưa ? "nắn" cho chảy vào đâu ? nên biết, các nhánh phụ lưu quan trọng của sông Srepok, phụ lưu Mê Kong, bắt nguồn từ Darlac, Gia lai và Kon tum. Muốn dẫn nước từ các nhánh này cho đổ vào hồ Trị an, hay Dầu tiếng, thì phải băng qua cao nguyên Lâm viên, có độ cao trung bình trên 1000 mét. Đào hầm thông ống nước ngầm hay đào kinh ? Khoảng cách từ các phụ lưu này đến ĐBSCL dài gấp 3 lần con kinh Phù Nam Techo


    Nguyễn Trung


    Nhân Tuấn Trương : 

    Trích một đoạn nói về cách nắn dòng sông serepok đây bác:"Việc campuchia đào kênh Funam chuyển nước sông mekong ra biển Campuchia là việc phá hoại dòng chảy, vi phạm các quy ước qt về dòng sông chung của nhiều quốc gia, ảnh hưởng đến quốc gia hạ nguồn, vì vậy VN có quyền đáp trả, Biện pháp tốt nhất là VN đào kênh chuyển dòng các sông ơ Tây nguyên như Dakrong, Se San. Serepok.. hiện đang chảy sang CPC chảy về lại Việt Nam. Nên nhớ lượng nươc này chiếm 20-21% nước sông Mekong. Đơn giản nhất là chỉ cần chuyển nước Serepok vào sông dak G’lun ( thượng nguồn sông Bé) cùng trong tỉnh Dak Nông là nước về sông Bé để về sông Đồng Nai -Vàm cỏ rồi về nam bộ, Hiện nay thực lực của ta về tài chính-kỹ thuật-nhân lực đều thừa sức, chỉ cần sáng suốt, quyết tâm và bớt tham nhũng thì rất khả thi. Điều cơ bản là nguồn nước trong vùng luôn dư thừa, không khan hiếm đến mức phải dụng đến binh đao vì nguồn nước như Trung Đông." (Trần Gia Ninh).Hết trích.


    Nhân Tuấn Trương


    đúng là điên rồ! đã biết việc làm của Cam là "phá hoại dòng chảy", là "vi phạm các qui ước quốc tế".. vậy tại sao VN lặp lại sai lầm của Cam là "phá hoại dòng chảy" sông Srepok ? điều quan trọng là "giá thành" công trình lấy nước sông Srepok là bao nh… 


    Hieu Van Ngo


    Nhân Tuấn Trương Có tài liệu nào nói cả 2 phụ lưu từ VN sang Campuchia góp 21% cho nước sông Mekong? Nghĩa là chỉ tính tỏq phần đất bên VN?

    Gỉa như VN đắp đập tại biên giới để giữ nguồn nước lại ở VN thì sẽ chứa nước ở đâu? Còn lái nó đến các sông khác ở VN là sông hay biển hồ nào? Còn dẫn nước đến tưới vùng Tây Nguyên liệu có hệ thống dẫn nước khả thi hay không? Và liệu mất 21% lượng nước này liệu có làm vùng châu thổ Cửu Long thêm thiếu nước ngọt?

    Tàu, Lào, Miên... đều tự tiện đắp đập ăn cắp nước Mekong. Tàu dẫn nước tưới vùng Tây Nam nước Tàu, có nhiều núi đồi thung lũng vốn rất khát nước. Lào đắp đập vừa làm thủy điện để bán điện dư dùng cho VN và vừa bán nước cho vùng Bắc Thái để Thái có thể thâm canh. Miên tính cướp và dẫn nước thượng nguồn cả sông Tiền và sông Hậu để vừa làm thủy lộ vừa tưới vùng lưu vực của Phù Nam.

    VN đi kiện không xong, liệu đánh không lại thì phải có biện pháp tự vệ để bảo vệ quyền lợi mình như:

    1) Cấm vận hàng từ các tỉnh như Vân Nam, Lào, Bắc Thái, Miên... hưởng lợi từ việc ăn cắp nước Mekong.

    2) Không mua thủy điện của Lào và của Tàu.

    3) Đánh thuế nặng thuyền bè của Miên đi qua thủy lộ Cửu Long.

    4) Lập hệ thống giữ nước ngọt mùa mưa để uống khi cần thiết.

    5) Đắp đê điều ngăn mặn.

    6) Nghiên cứu nông nghiệp hợp với phèn mặn.

    Lưu ý rằng các sông như Đồng Nai và Vàm Cỏ và ở Miền Trung cũng thiếu nước dù vùng này không liên quan đến Mekong?

    Lưu ý rằng đập nước thủy điện không làm mất nước vì chúng giúp điều hòa nước quanh năm. Còn nước cho Phù Nam, Vân Nam, Bắc Thái mới làm giảm nước, gây tai hại cho hạ nguồn.


    Tri Quang


    Với lợi ích cho nước nhà như thế , nếu là VN thì có dừng dự án không ? Còn để xẩy ra xung đột thì thiệt hại có thể lớn hơn dự án hoàn thành.


    Minh Tân Nguyễn


    Tôi hy vọng chính phủ VN sẽ có cách giải quyết chuyện trọng đại này cho tốt đẹp ,khg khéo thì banh cái vự a lúa miền Nam


    Minh Anh


    Quyền lợi nước Cam của bố con Husen 17 triệu người so với quyền lợi 20 triệu người đang sống trong vùng đbsCL thì cái nào to hơn, bố con nó quyết thì mình cũng phải quyết, chiến tranh là từ đây, nhưng chỉ sợ bọn Hà Nội khôn nhà dại chợ, lịch sữ đã có khuôn từ anh cha già dân tộc


    Nguyen Viet


    Campu đào thì VN cũng đào


    Trần như Vân


    Thế giới ngày càng loạn, " lẽ phải, luật pháp ở đầu súng ", muốn gì thì trước hết VN phải lượng sức mình rồi tìm cách thích nghi để biến hại thành lợi, biến hại nhiều thành hại ít, tránh nhắm mắt đập đầu vào đá.


    https://www.facebook.com/nhantuan.truong


    Không có nhận xét nào