Header Ads

  • Breaking News

    VNCS: Tính ổn định của luật pháp Việt Nam?

    Hoài Nguyễn/VNTB

    04/5/2024

    " Cụ thể hơn và sử dụng ngôn từ mang vẻ duy mỹ hơn, theo các nhà quan sát chính trị độc lập, việc người đứng đầu Bộ Chính trị đảm bảo tính có thể dự báo, tính nhất quán và ổn định của chính sách, sẽ giúp tạo nên một trong những yếu tố quan trọng cấu thành môi trường vĩ mô tốt.

    Tiếc là đi gần hết 3 khóa liền, người giữ quyền lực cao nhất của Đảng đã không tạo dựng được tính ổn định của luật pháp. Càng về cuối nhiệm kỳ quyền lực của khóa XIII người ta thấy ‘củi’ vốn toàn là ‘danh mộc’ nắm giữ chức vụ Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng ở các địa phương, như Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang – Dương Văn Thái; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi – Lê Viết Chữ; Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa – Trịnh Văn Chiến; Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai – Nguyễn Văn Vịnh; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre – Lê Đức Thọ; Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc – Hoàng Thị Thúy Lan; Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng – Trần Đức Quận…".

    VNTB – Tính ổn định của luật pháp Việt Nam?

    (VNTB) – Cũng được xây dựng theo những như quy trình làm luật bài bản, công phu của các nước khác, song vì sao luật của Việt Nam thường “lỗi thời” nhanh chóng?

    Tính ổn định là một trong những tiêu chuẩn nội tại của hệ thống pháp luật dựa trên pháp quyền, hướng tới mục tiêu đảm bảo công lý và phát triển bền vững. Theo đó, để bảo đảm quyền, tự do cơ bản của con người, pháp luật phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản, trong đó có tính ổn định. Sự ổn định, chắc chắn của pháp luật làm cho công dân yên tâm làm ăn, sinh sống, tin tưởng vào pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện.

    Luật gia người Pháp René Demogue (1872-1938) nhận định giá trị của luật pháp nằm ở sự liên tục, nhờ sự liên tục đó mà luật pháp có được tính chính danh của mình. Luật pháp là một thứ gắn liền trật tự và tính liên tục, thế giới không thể sống trong hạnh phúc nếu thiếu sự an toàn do luật pháp tạo ra. Điều đó được giảng dạy trên trường đại học, nghĩa là, pháp luật phải có tính chắc chắn, ổn định trong khoảng thời gian đủ dài; các thiết chế, luật lệ, chính sách không được phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất kỳ cá nhân hay nhóm người nào.

    Ở Việt Nam dưới thể chế cộng sản (phân biệt với miền Nam Việt Nam trước tháng 4, 1975) lại là luật pháp của phụ thuộc vào từng khóa của ai là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam; bài viết Tội ác của Đỗ Mười: đánh tư sản miền Nam là minh chứng đầy thấm thía đối với người dân về chuyện chính sách đã phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân và nhóm quan chức chóp bu ở Hà Nội.

    Vì sao lại như vậy? Một trong số lý do cho trả lời thắc mắc có vẻ ‘cổ điển’ đó là với việc ngân sách phải phục vụ cho cả bộ máy chính phủ và bộ máy hoạt động của riêng Đảng Cộng sản Việt Nam; mà chính phủ cũng là ‘con đẻ’ của Đảng nên luật pháp đặc quyền dành đáp ứng theo yêu cầu ở từng khóa, từng nhiệm kỳ của người đứng đầu Đảng.

    Việc ‘củi’ toàn là ‘danh mộc’, là những tinh hoa của Đảng khi họ tranh nhau quyền lực tối cao bằng chiêu thức như ví von hình tượng ‘lò tham nhũng’, cho thấy rõ hệ lụy của việc một đảng chính trị cho mình cái quyền xài tiền thuế của dân cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng này sử dụng.

    “Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình. Chỉ với nguyên tắc ấy thôi, các đảng chính trị đều phải tự giữ mình để bảo toàn danh dự, không cần phải xướng lên học này học kia, không cần phải hô hào trong sạch vững mạnh. Dân cũng không cần phải cảm ơn đảng, biết ơn đảng bởi nó đã chọn quyền lãnh đạo thì đương nhiên nó phải làm, chả ơn iếc gì cả”, nhiều ý kiến về quan sát chính trị đưa ra nhận định như vậy.

    Cụ thể hơn và sử dụng ngôn từ mang vẻ duy mỹ hơn, theo các nhà quan sát chính trị độc lập, việc người đứng đầu Bộ Chính trị đảm bảo tính có thể dự báo, tính nhất quán và ổn định của chính sách, sẽ giúp tạo nên một trong những yếu tố quan trọng cấu thành môi trường vĩ mô tốt.

    Tiếc là đi gần hết 3 khóa liền, người giữ quyền lực cao nhất của Đảng đã không tạo dựng được tính ổn định của luật pháp. Càng về cuối nhiệm kỳ quyền lực của khóa XIII người ta thấy ‘củi’ vốn toàn là ‘danh mộc’ nắm giữ chức vụ Trưởng ban Phòng, chống tham nhũng ở các địa phương, như Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang – Dương Văn Thái; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi – Lê Viết Chữ; Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa – Trịnh Văn Chiến; Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai – Nguyễn Văn Vịnh; Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre – Lê Đức Thọ; Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc – Hoàng Thị Thúy Lan; Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng – Trần Đức Quận…

    https://vietnamthoibao.org/vntb-tinh-on-dinh-cua-luat-phap-viet-nam/


    Không có nhận xét nào