Dương Ngọc Thái - VNG
07/9/2024
Khám xét Vinagame: vì an ninh quốc gia hay vì phần bánh to?
Vũ Nam Nhân/Sài Gòn Báo
07/9/2024
Ảnh: Hàng trăm cảnh sát xuất hiện ở Công ty Cổ phần VNG. Nguồn: Ảnh này xuất hiện từ các bài báo trong nước, hiện đã bị gỡ bỏ.
Một trong những vấn đề của ngành công nghệ Việt Nam là không có IPO. Không IPO được thì không thể tạo ra một lớp người giàu nhờ công nghệ. Thiếu lớp người giàu nhờ công nghệ dẫn tới thiếu một lớp nhà đầu tư giàu có và hiểu biết.
Người ta thường chỉ dám đầu tư cái gì người ta hiểu, vì khả năng thành công sẽ cao hơn. Ai làm giàu bằng “phân lô bán nền”, họ sẽ tái đầu tư vào “phân lô bán nền”. Ai làm giàu bằng công nghệ, họ mới dám đổ tiền vào công nghệ.
Ở Silicon Valley, mỗi một startup thành công tạo ra cả ngàn triệu phú mới. Ở những tập đoàn hùng mạnh như Apple, Google, Meta, Microsoft hay Amazon, con số triệu phú lên đến trăm ngàn người. Giàu có, hiểu biết, họ đem tiền tái đầu tư vào công nghệ, tạo ra hàng ngàn, hàng vạn công ty mới.
Ngoại trừ những người sáng lập, lãnh đạo cấp cao ở những “kỳ lân” công nghệ Việt Nam còn phải sống bằng tiền lương thì làm sao có tiền tái đầu tư. Nếu có quá ít người làm giàu bằng công nghệ thì tất nhiên nguồn tiền và chất xám đổ vào công nghệ cũng sẽ hạn chế. Thiếu cả vốn và tri thức thì rất khó phát triển.
Cho nên những tin tức gần đây về VNG là tin buồn cho cả ngành công nghệ Việt Nam. Tưởng chừng VNG đã có thể IPO ở Mỹ, tạo ra một lớp người giàu mới, ai dè bây giờ chỉ mong tai qua nạn khỏi. Không biết “ở trỏng” có Zalo không?
Ngoại trừ những rủi ro về riêng tư, tôi thấy Zalo rất tốt, mượt mà, dễ xài. Ở Việt Nam không có ai làm công nghệ được như Zalo đâu. Tôi không muốn người ta nói “thấy sang bắt quàng làm họ”, nhưng người đứng đầu Zalo là một lãnh đạo công nghệ xuất chúng của Việt Nam.
Nếu VNG không qua khỏi đại nạn này, nếu những lãnh đạo tiên phong của ngành công nghệ Việt Nam phải vào tù, sẽ còn rất lâu Việt Nam mới có thêm một “kỳ lân” đủ tiêu chuẩn IPO. Tôi hy vọng người ta sẽ rất cân nhắc, trước khi “xử” VNG vì bất cứ lý do gì.
_______
Bài liên quan: Bloomberg nói kỳ lân công nghệ VNG bị công an điều tra; báo Việt Nam gỡ tin khám xét công ty (VOA). – Kỳ lân công nghệ VNG bất ngờ bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc mới (TCTG). – Trước ‘biến động’, kỳ lân công nghệ VNG (VNZ) kinh doanh ra sao? (Thương Trường).
https://baotiengdan.com/2024/09/07/vng/
Khám xét Vinagame: vì an ninh quốc gia hay vì phần bánh to?
Vũ Nam Nhân/Sài Gòn Báo
07/9/2024
Những hình ảnh cho thấy cảnh sát cơ động đang bao vây trụ sợ Vinagame, biểu lộ một chiến dịch trấn áp an ninh khác thường (ĐTCK)
Ngày 7 Tháng Chín năm 2024, Vinagame – một trong những công ty công nghệ lớn nhất Việt Nam – đã bị lực lượng công an tiến hành khám xét, khiến dư luận và giới đầu tư hoang mang. Mặc dù thông tin về việc “hợp tác làm việc” ngay lập tức bị gỡ xuống khỏi các trang báo chính thống, nhưng thông tin và hình ảnh lan truyền trên mạng rõ ràng cho thấy đã có công an, cảnh sát cơ động xuất hiện rất nhiều tại trụ sở chính của công ty này. Nhưng mọi thứ nhanh chóng bị bưng bít một cách kỳ lạ.
Sự kiện công an khám xét Vinagame ngay lập tức gây ra phản ứng tức thì trên thị trường chứng khoán khi cổ phiếu của công ty chạm sàn ngay trong phiên giao dịch cùng ngày. Đồng thời, đã có những tin đồn lan truyền rằng người dùng không thể rút tiền từ ZaloPay, khiến người dùng hoang mang. Đây không chỉ là một sự kiện gây chấn động trong lĩnh vực công nghệ mà còn dấy lên nhiều câu hỏi về tương lai của một doanh nghiệp kỳ lân có dình dáng đế thế hệ con ông cháu cha của quan chức cộng sản cấp cao, vốn hóa đến hàng tỷ USD này.
Vinagame là một trong những công ty hiếm hoi tại Việt Nam đạt được mức vốn hóa trên 1 tỷ USD. Công ty không chỉ thành công với các sản phẩm giải trí như game online mà còn sở hữu Zalo – ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam, chiếm tới 75% dân số sử dụng. Cùng với Zalo, ví điện tử tích hợp ZaloPay – cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái của công ty. ZaloPay cho phép người dùng chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua sắm trực tuyến và nhiều tiện ích khác. ZaloPay hiện nằm trong Top 5 ví điện tử phổ biến nhất cả nước, chứng tỏ sức ảnh hưởng to lớn của Vinagame không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn trong đời sống tài chính của người dân.
Chính phủ Việt Nam từ lâu đã khuyến khích, thậm chí yêu cầu nhân viên nhà nước sử dụng Zalo trong nhiều hoạt động công việc. Điều này khiến Zalo trở thành ứng dụng có thể nắm trong tay một lượng lớn dữ liệu của người dùng và các cơ quan nhà nước. Thực tế này khiến cho Vinagame trở thành một công ty có sức ảnh hưởng khổng lồ không chỉ về mặt kinh doanh mà còn về mặt an ninh thông tin.
Nguồn gốc Vinagame và những lời đồn đoán
Thực tế cho thấy không chỉ là lời đồn cho rằng Vinagame có mối liên hệ chặt chẽ với Trung Quốc mà có thể thấy nguồn gốc và những thành công của Vinagame chính là có nguồn gốc từ Trung Quốc. Bằng chứng là công ty lớn nhất nắm cổ phần tại Vinagame là Tenacious Bulldog Holdings Limited, một chi nhánh của tập đoàn Tencent đến từ Trung Quốc. Trò chơi trực tuyến đầu tiên đưa Vinagame lên đỉnh cao là Võ Lâm Truyền Kỳ cũng xuất phát từ Trung Quốc. Tương tự, Zalo, ứng dụng trụ cột của Vinagame, cũng có nguồn gốc công nghệ từ Trung Quốc.
Một lời đồn từ lâu trong nội bộ Vinagame rằng Zalo được xem như một “đế chế” riêng, bí mật và bất khả xâm phạm, là một “ốc đảo” trong chính công ty Vinagame. Dữ liệu của Zalo nắm giữ gần như toàn bộ thông tin về người dùng, bao gồm cả dữ liệu từ các cơ quan và nhân viên nhà nước là bất khả xâm phạm ngay cả với những ông chủ về mặt hình thức của Vinagame.
Dữ liệu người Việt Nam: tài sản khổng lồ vượt sự kiểm soát của Bộ Công An
Cơ sở dữ liệu người dùng lớn của Zalo là một tài sản vô giá đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt là trong thời đại số hóa và giám sát điện tử như hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh đó, với việc một công ty có nguồn gốc từ Trung Quốc có khả năng nắm giữ dữ liệu điện tử của hàng triệu người dùng chắc hẳn đặt ra một mối lo ngại và vô cùng nhạy cảm về mặt an ninh quốc gia với Việt Nam.
Về phương diện quản lý nhà nước, chính quyền không thể không để mắt tới việc giám sát việc khai thác và sử dụng khối dữ liệu này. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là liệu chính quyền muốn “kiểm soát” dữ liệu này với lý do đảm bảo an ninh quốc gia, hay đây chỉ là cái cớ để tiến hành một cuộc thâu tóm trắng trợn tài sản của doanh nghiệp?
Việc quản lý, giám sát thông thường nếu được xử lý công khai minh bạch thông qua luật pháp sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại doanh nghiệp, đồng thời đạt được mục đích giám sát. Tuy nhiên với hành động bất ngờ khám xét, sự mập mờ thông tin của báo chí khiến người ta không thể nghiêng về giả thuyết đây là một cuộc thâu tóm khác trong chuỗi “đại thâu tóm” của thế lực mới lên tại Việt Nam. Và dĩ nhiên, đây là một thế lực được coi là do Trung Quốc nuôi dưỡng.
Dù như thế nào, sự kiện này cũng là một dấu hiệu rõ ràng cho sự can thiệp ngày càng sâu rộng của nhà nước vào các doanh nghiệp tư nhân, đồng thời cũng cho thấy trong một chính quyền độc tài chuyến chế, không có gì bảo đảm cho quyền sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh cho dù bạn là ai và có tuân thủ pháp luật như thế nào đi nữa. Tương lai của Vinagame nói riêng, và các công ty / tập đoàn lớn tại Việt Nam chung, là bài học lớn khiến mọi giới làm ăn đang thận trọng nhìn lại tài sản của mình hơn bao giờ hết.
https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/kham-xet-vinagame-vi-an-ninh-quoc-gia-hay-vi-phan-banh-to/
Không có nhận xét nào