Nguyễn Hoàng Dũng
21/11/2024
TRIFECTA BẠCH CUNG - THƯỢNG VIỆN - HẠ VIỆN
A- Làm chủ Bạch Cung trở lại sau 4 năm là thắng lợi thứ nhất, và cũng là lớn nhất, của Đảng CH qua mùa bầu cử 2024 vừa qua. Đây là chiến thắng quý giá và có ý nghĩa sống còn không chỉ với phong trào MAGA mà còn đối với riêng TT Donald Trump vì ông đã 78 tuổi, trong khi rất nhiều chương trình thuộc nhiệm kỳ đầu của ông đã bị TT Biden đảo ngược, làm cho dang dở. Cũng may ông vừa trở thành vị tổng thống thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, sau cố Tổng thống Grover Cleveland (4/3/1885 - 4/3/1889 và 4/3/1893 - 4/3/1897), tái cử thành công ở nhiệm kỳ thứ III sau khi thất cử trong nhiệm kỳ trước đó. Tuy nhiên, thắng lợi trong cuộc đua vào Toà Bạch Ốc của TT Donald Trump sẽ kém ý nghĩa đi rất nhiều nếu như Đảng CH lại thất bại trong cuộc đua nắm quyền lãnh đạo đa số tại Lưỡng Viện QHHK.
Nếu Đảng CH không nắm được TV, trước hết, danh sách các chức vụ quan trọng TT Donald Trump đề cử vào Nội các của ông nhiệm kỳ 2025 - 2029 sẽ gặp nhiều phản đối khi được đưa lên TV phê chuẩn. Sau đó, việc bổ nhiệm các đại sứ thân tín của ông đi nắm nhiệm sở ở các nơi, các tổ chức và quốc gia quan trọng như Liên Hợp Quốc, NATO, Israel hay Trung Quốc, cũng như kế hoạch bổ nhiệm các thẩm phán liên bang sẽ gặp nhiều khó khăn từ các TNS lưỡng Đảng.
Còn nếu không nắm được thế đa số ở HV, kế hoạch chi tiêu ngân sách của TT Trump cho nghị trình xây dựng bức tường biên giới với Mexico và trục xuất di dân lậu quy mô lớn, được giao cho Tom Homan thực hiện, sẽ bị ách ở HV như nhiệm kỳ đầu (2017 - 2021).
Ngoài ra, ông Trump cũng không thể thực hiện ý định cắt giảm các sắc thuế cho người dân và doanh nghiệp Mỹ để giảm lạm phát vì HV là nơi phê chuẩn các đạo luật về thuế. May mà, Đảng CH đã kịp giành thêm chiến thắng thứ hai và thứ ba, lần lượt ở cuộc bầu cử TV và HV trước Đảng DC.
B. Giành Lại Thượng Viện
Thượng viện (TV) Hoa Kỳ là nơi phê chuẩn các đạo luật và các hiệp ước, định hình đường lối, chính sách ngoại giao trung hạn, dài hạn của nước Mỹ, cũng như chuẩn thuận các nhân sự quan trọng thuộc nhánh hành pháp, các đại sứ hay các thẩm phán, nhất là thẩm phán Tối cao Pháp viện (TCPV), được tổng thống đệ trình lên theo luật định. Hiện Đảng CH đã giành lại TV từ tay Đảng DC khi đang nắm tới 53/100 phiếu biểu quyết nơi TV, thêm một phiếu quyết định (Tiebreaker) của PTT JD Vance trong tư cách Chủ tịch Thượng viện khi cần thiết nữa là tổng cộng 54. Ngoài ra, TNS John Thune cũng vừa được bầu làm Lãnh đạo phe Đa số CH tại TV (14/11/2024) thay cho TNS Mitch McConnell, người nắm giữ chức vụ trên từ năm 2007, để sẵn sàng cho quá trình phê chuẩn nhân sự Nội các TT Donald Trump.
Tỉ lệ đa số này sẽ được giữ nguyên ít ra cho qua cuộc bầu cử giữa kỳ, đến thời điểm 3/1/2027. Theo lý thuyết, 54 phiếu biểu quyết của các TNS Đảng CH hoàn toàn áp đảo so với 47 phiếu của Đảng DC khi phê chuẩn Nội các của TT Tân cử Donald Trump nhiệm kỳ 2025 - 2029, tuy nhiên, thực tế diễn ra có khi lại khác. Trong hàng ngũ TNS Đảng CH, hiện có ít nhất 4 TNS RINO (Republic In Name Only), tức những TNS chỉ mang danh nghĩa CH nhưng lại hay bắt tay “đi đêm” với các TNS Đảng DC, gồm Susan Collins, Lisa Murkowski, Todd Young và Bill Cassidy.
Nếu cả 4 RINO này bỏ phiếu theo 47 TNS Đảng DC để không phê chuẩn một vị trí nào đó thuộc Nội các TT Donald Trump, chẳng hạn Tổng chưởng lý (TCL) Matt Gaetz hay Tổng trưởng Quốc phòng (TTQP) Pete Hegseth, thì coi như tỉ lệ biểu quyết chung cuộc sẽ là 51/50 nghiêng về Đảng DC, dẫn đến việc xác nhận chức vụ ấy không được TV thông qua. Chưa kể, số lượng RINO trong TV không chỉ có 4 người trên. Vậy phải làm sao?
Có lẽ TT Donald Trump và các thành viên Đảng CH trung thành trong Lưỡng Viện Quốc hội Hoa Kỳ (QHHK) đã chuẩn bị các đối sách hữu hiệu cho tình huống tương đối nan giải này. Trước hết, nghe nói, họ sẽ cân nhắc áp dụng một Điều khoản trong Hiến pháp (HP), với cách thức táo bạo và sáng tạo chưa từng có, cho phép Tổng thống Donald Trump có thể bổ nhiệm các vị trí quan trọng trong Nội các của mình mà không cần TV xác nhận, đúng hơn là tránh sự phê chuẩn có phần bất lợi của TV.
Cụ thể, đội ngũ cố vấn luật của ông Donald Trump đang đề nghị ông linh hoạt áp dụng Điều II, Mục 2, Khoản 3 của HP Hoa Kỳ, theo đó, “Tổng thống có Quyền bổ nhiệm tất cả các Vị Trí Còn Trống (trong Chính quyền Liên bang, Tòa án…) trong lúc Thượng viện Nghỉ họp với Thời hạn Nhiệm sở sẽ chấm dứt vào Cuối Phiên họp tiếp theo của TV.” (Article II, Section 2, Clause 3: The President shall have Power to fill up all Vacancies that may happen during the Recess of the Senate, by granting Commissions which shall expire at the End of their next Session.).
Bổ nhiệm kiểu này được gọi là “Bổ nhiệm khi QH Nghỉ họp” (Recess Appointment), vốn dĩ đã được nhiều tổng thống tiền nhiệm áp dụng triệt để, để tránh sự xác nhận không mấy suôn sẻ của TV. Như vậy, vấn đề quan trọng còn lại là phải làm sao để TV “Nghỉ Họp” (Recessing) hoặc “Hoãn Họp” (Adjourning) một cách danh chính ngôn thuận hoặc không quang minh chính đại cũng được, miễn là các chức vụ trong Nội các TT Trump được phê chuẩn?
Có hai cách, cả “đường đường chính chính” minh bạch lẫn “không quang minh chính đại” cho lắm.
Nếu theo cách chính thống, Lãnh đạo Nhóm TNS Đa số Đảng CH John Thune sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu nội bộ thông qua quyết định hoãn phiên họp với đa số phiếu đơn giản (51 phiếu). Tuy nhiên, rất có thể, các TNS Đảng DC và vài RINO Đảng CH sẽ bỏ phiếu chống khiến quyết định “Hoãn Phiên Họp” không nhận đủ đa số phiếu để thông qua. Vậy phải làm thế nào vì có ba vị trí quan trọng trong Nội các, gồm TTTP của MATT GAETZ, TTQP của PETE HEGSETH và Giám đốc Tình báo Quốc gia (GĐTBQG) của TULSI GABBARD, hiện đang nhận nhiều phản đối phê chuẩn nhất ngay trong nội bộ TNS Đảng CH?
Hãy lưu ý, Điều II, Mục 2 Khoản 3 còn trao cho Tổng thống quyền “HOÃN HỌP QUỐC HỘI” khi Lưỡng Viện không thể thống nhất thời điểm hoãn, một quyền mà chưa có Tổng thống nào từng thực hiện (“it also allows the President to adjourn them if there is a disagreement between the House and Senate about the timing of an adjournment”).
Như vậy, tất cả những gì ông Donald Trump cần là Chủ tịch HV Mike Johnson (Đảng CH) “đề nghị” hoãn họp Quốc hội (từ ngày 3/1/2025) để Lãnh đạo phe đa số TV John Thune (cũng Đảng CH) có cớ “phản đối” hoãn họp. Thế là đủ. Lúc đó, TT Donald Trump sẽ “quyết định” cho QH “NGHỈ HỌP” để ông rảnh tay bổ nhiệm Nội các của mình. Đây là cách không chính thống, hắc bạch bất phân mà Chủ tịch HV (CTHV) Mike Johnson và Lãnh đạo TV John Thune, cùng TT Trump, đều thuộc Đảng CH, có thể “thông đồng” áp dụng để bổ nhiệm các thành viên Nội các họ mong muốn. Các vị trí được bổ nhiệm theo thể thức này sẽ nắm nhiệm sở của mình đến hết năm 2026 (sau bầu cử giữa kỳ) và sau đó, TT Donald Trump có thể tái thực hiện quy trình trên để họ có thể nắm quyền trọn một nhiệm kỳ 4 năm!
Thế nhưng, nếu vạn bất đắc dĩ thể thức “Bổ nhiệm khi QH Nghỉ họp” thất bại vì số lượng TNS và DB trong Lưỡng viện phản đối quá nhiều thì thế nào? Hay giả như TCPV phán quyết rằng, không được áp dụng quy trình “Recess Appointment” này cho các vị trí cấp cao trong Nội các thì sao?
Vì dù cựu TT Ronald Reagan đã bổ nhiệm 270 lần, cố TT George W. Bush (cha) 77 lần, cựu TT Bill Clinton 139 lần và cựu TT George W. Bush (con) bổ nhiệm 171 lần, tất cả đều theo cách thức “Bổ nhiệm khi QH Nghỉ họp”, nhưng không ai trong số được bổ nhiệm đó là thành viên Nội các Chính phủ Hoa Kỳ. Ngoài ra, theo án lệ ngày 26/6/2014 đối với hành động lạm quyền và vi phạm Hiến pháp của TT Barack Obama khi quyết định bổ nhiệm 3 thành viên Ủy ban Quan hệ Lao động Quốc gia (NLRB) mà không được TV phê chuẩn, TCPV thống nhất phán quyết rằng, chỉ khi thời gian tạm nghỉ hoặc hoãn họp của TV kéo dài 10 ngày liên tiếp trở lên thì tổng thống mới có thể đơn phương bổ nhiệm các vị trí mình mong muốn.
Từ đó trở đi, để hạn chế hình thức bổ nhiệm trên của tổng thống, TV đã hình thành thông lệ vẫn tổ chức các phiên họp hình thức, trong đó các TNS luân phiên mở và đóng phiên họp nhưng không có bất kỳ hoạt động hội họp, phê chuẩn, chất vấn hay điều trần nào xảy ra trong thời gian TV nghỉ họp ở Điện Capitol. Do đó, về mặt hình thức chính trị, TV gần như làm việc thường xuyên, lấy đâu kỳ nghỉ dài 10 ngày hơn để TT Trump có thể “lách luật” mà bổ nhiệm người của mình đây? Vậy đâu là giải pháp tiếp theo để TT Donald Trump hình thành Nội các mà không cần TV xác nhận?
Vẫn còn cách! Trong trường hợp này, TT Donald Trump có thể sẽ vận dụng “ĐẠO LUẬT CẢI CÁCH CHỨC VỤ LIÊN BANG NĂM 1998” (The Federal Vacancies Reform Act of 1998) để lách qua cửa hẹp.
Đó là, ông có thể bổ nhiệm các Quyền Bộ trưởng/Quyền Tổng trưởng tạm thời trong thời hạn 210 ngày, để rồi sau đó gia hạn thêm 210 ngày nữa nếu như TV vẫn nhất quyết không chịu phê chuẩn các vị trí đó. Nói rõ hơn, hầu hết các chức vụ quan trọng trong Chính phủ Hoa Kỳ đều phải được TV xác nhận chính thức, theo một tiến trình gọi là “Tổng thống Bổ nhiệm - Thượng viện Phê chuẩn” (Presidential Appointment and Senate Confirmation, PAS) nhằm đảm bảo nhất quán nguyên tắc “Kiểm tra và Cân bằng” (Checks and Balances) đối với quyền lực của ba nhánh Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Tuy nhiên, để tránh tình trạng Chính phủ Hoa Kỳ không thể hoạt động vì thiếu các vị trí chủ chốt, Đạo luật trên ra đời nhằm “KHUYẾN KHÍCH tổng thống BỔ NHIỆM các vị trí lãnh đạo quan trọng, vốn đòi hỏi sự xác nhận của Thượng viện, để họ có thể nắm vai trò TẠM QUYỀN trong một thời gian giới hạn mà KHÔNG CẦN THƯỢNG VIỆN XÁC NHẬN”. Thời gian tạm quyền đó thường là 210 ngày. Với tính cách đầy góc cạnh của ông Donald Trump và dựa vào tình hình hiện tại trong chính trường Mỹ, rất có thể ông sẽ áp dụng “ĐẠO LUẬT CẢI CÁCH CHỨC VỤ LIÊN BANG NĂM 1998” mà hình thành Nội các của mình bất kể TV có phê chuẩn hay không.
Chỉ có như thế mới giải thích nổi lý do tại sao ông Matt Gaetz ngay lập tức từ chức Dân biểu tiểu bang Florida không chút đắn đo sau khi biết tin TT Donald Trump bổ nhiệm mình làm Tổng trưởng Tư pháp Hoa Kỳ! Tự tin đến khó tin! Sao ông ta không chờ TV xác nhận chức vụ Tổng trưởng Tư pháp của mình rồi hẳn từ chức Hạ nghị sĩ?
Như vậy, TT Donald Trump sẽ tùy nghi sử dụng một trong ba cách thức trên hoặc dùng cả ba nếu cần thiết, tùy thuộc vào tình huống và phản ứng cụ thể của các TNS ở TV, cũng như tuỳ người được đề cử vào Nội các là ai:
Đối với các vị trí dễ nhận được sự đồng thuận của các TNS Lưỡng Đảng như: Ngoại trưởng Marco Rubio, Bộ trưởng Nội an Christi Noem, Bộ trưởng Cựu chiến Binh vụ Doug Collins, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick, Bộ trưởng Nội vụ Doug Burgum, Bộ trưởng Giáo dục Linda McMahon, Giám đốc CIA John Ratcliffe, Đại sứ tại LHQ Elise Stefanik, Đại sứ tại NATO Matthew Whitaker, Đại sứ tại Israel Mike Huckabee…, chắc chắn TT Donald Trump sẽ đi theo con đường chính thống xưa nay “THƯỢNG VIỆN PHÊ CHUẨN” (Senate Confirmation) nhằm thể hiện tinh thần “thượng tôn pháp luật”.
Đối với những vị trí quan trọng có tính chất quyết định đối với việc thực thi các chương trình nghị sự còn dang dở từ nhiệm kỳ trước mà TT Donald Trump đã cố ý lựa chọn kỹ lưỡng, nhưng đang vấp phải nhiều phản đối ở TV, kể cả từ những TNS Đảng CH, như Tổng trưởng Quốc phòng PETE HEGSETH, Tổng Chưởng lý MATT GAETZ, Giám đốc Tình báo Quốc gia TULSI GABBARD, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh ROBERT F. KENNEDY JR. và có thể cả Giám đốc FBI trong tương lai KASH PATEL, TT Donald Trump buộc phải dùng cách thức “BỔ NHIỆM KHI QUỐC HỘI NGHỈ HỌP” hoặc vận dụng “ĐẠO LUẬT CHỨC VỤ LIÊN BANG SỬA ĐỔI NĂM 1998”, như đã trình bày ở trên.
Còn không, cũng dễ nhìn ra, có thể TT Donald Trump cố tình tuyên bố ông sẽ áp dụng hai cách thức bổ nhiệm các thành viên Nội các không thông qua TV xác nhận nêu trên, theo binh pháp hư hư thực thực, nhằm gây áp lục buộc các TNS, nhất là các TNS Đảng CH, bằng bất cứ giá nào phải phê chuẩn những con người ông đã đề cử. Ông là lãnh đạo tinh thần của người dân Mỹ thuộc phong trào MAGA, lực lượng đã giúp nhiều ứng cử viên Đảng CH giành ghế TV trước các đối thủ Đảng DC, nên đố các TNS Đảng CH, nhất là Lãnh đạo khối Đa số TV John Thune, dám cản đường của ông và Nội các ông lựa chọn?
Tình hình thế giới đang biến động từng ngày, từng giờ, đặc biệt ở khu vực Trung Đông, Ukraina, Eo Biển Đài Loan và ở cả khu vực Biển Đông, hoàn toàn bất lợi cho cả Hoa Kỳ lẫn các quốc gia dự định tham gia NATO châu Á đối trọng với Trung Cộng. Đâu khó nhìn ra, kẻ thủ lợi duy nhất khi lò lửa súng ống, chiến tranh ở Trung Đông và Ukraina bùng phát là Trung Cộng. Không vãn hồi hoà bình ở hai điểm nóng này càng sớm càng tốt thì làm sao Hoa Kỳ và các đồng minh có thể hiện thực hoá một cách hiệu quả chiến lược “Xoay Trục sang Châu Á - Thái Bình Dương” hay “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do, Rộng mở” cho được? Nói gì thì nói, Hoa Kỳ không thể căng mình ứng phó hữu hiệu đồng thời với hai cuộc chiến lớn được, như Nga - Ukraina và Israel - Iran, vì Hoa Kỳ buộc phải phân phối một lực lượng rất lớn, binh sĩ và khí tài, ở châu Á - Thái Bình Dương để răn đe, đề phòng Trung Cộng khởi chiến với Đài Loan.
Ngoài ra, cũng không thể xem cuộc chiến Israel cùng lúc chống lại 7 mặt trận khủng bố do Iran hậu thuẫn là nhỏ cho được vì có nhiều dấu hiệu cho thấy, cả Nga và Trung Cộng đều đã nhúng tay sâu vào cuộc xung đột này, nhằm chia lửa bớt cho Nga và giảm bớt áp lực của Mỹ lên Trung Cộng. Rõ ràng, liên minh “phe Trục” Trung - Nga - Bắc Hàn - Iran đã hình thành công khai dưới thời Joe Biden - Kamala Harris, tiến hành gây chiến khắp nơi vừa thách thức Hoa Kỳ vừa ép Hoa Kỳ vô thế phải phân tán lực lượng ra tứ bề, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Cộng bành trướng lực lượng ra khắp châu Á, rồi phô trương cơ bắp mà chèn ép, uy hiếp các nước nhỏ lân bang như Việt Nam, Phi Luật Tân.
Bốn năm cầm quyền của TT Joe Biden, tuy chưa là thảm hoạ cho nước Mỹ nhưng đủ tạo ra vô số rủi ro về kinh tế, an ninh, quốc phòng tiềm ẩn cho nước này và cho cả thế giới. Chiến tranh diễn ra khốc liệt như vậy mà Ngũ Giác Đài cứ mãi theo đuổi các chương trình WOKE (tỉnh thức giả cầy) và DEI (Diversity, đa dạng - Equity, bình đẳng - Inclusion, hòa nhập) làm chi cho quân đội Hoa Kỳ suy yếu dần đi, làm sao đánh đấm hữu hiệu với kẻ thù như Trung Cộng, Iran đây?
Do vậy, Hoa Kỳ cần phải có một tổng thống mạnh mẽ, can trường, cá tính, biết hiệu triệu lòng dân Mỹ như ông Donald Trump và đặc biệt là một Nội các hừng hực sức sống, vừa không bài Do Thái, vừa cứng rắn với Iran và nhất là vừa có tinh thần quyết chiến tới cùng với Trung Cộng. Cần nhắc lại, ẩn giữa những con chữ “Make America Great Again” (làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) hay “America First” (nước Mỹ là trên hết) là thông điệp hết sức rõ ràng của TT Donald Trump và Nội các MAGA của ông: Trung Cộng, không phải Nga, là kẻ thù lớn nhất và nguy hiểm nhất của nước Mỹ nên Mỹ cần dùng mọi biện pháp khả dĩ để trước hết vãn hồi hòa bình cho Trung Đông và Nga - Ukraina, rồi sau đó dồn hết mọi lục lượng về châu Á - Thái Bình Dương, hình thành NATO châu Á mà xé nát con gà Tàu này ra thành nhiều mảnh cho “nước Mỹ vĩ đại trở lại”.
Muốn vậy, điều đầu tiên và trên hết, TV do Đảng CH lãnh đạo phải xác nhận thông qua dàn Nội các “DREAM TEAM 2025 - 2029” mà TT Trump đã đề cử bằng bất cứ giá nào. Có vẻ như TV không thể không phê chuẩn toàn bộ Nội các này.
Lami Nguyễn Hoàng Dũng
https://www.facebook.com/dungnh5
Không có nhận xét nào