Header Ads

  • Breaking News

    Trang dư luận viên phản bác tuyên bố của ông Tô Lâm

     Thể Chế - INSTITUTIONS

    Hòa OC

    Trang dư luận viên phản bác tuyên bố của ông Tô Lâm : RFA/16/02/2025

    17/2/2025

    "...Trong một diễn biến khác, trong khi lên mạng tìm video clip ghi lại cảnh ông Tổng Bí Thư nói về người Singapore cách đây 50-60 năm từng mơ qua bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn để chữa bệnh thì biết được rằng báo Thanh Niên đã xóa cái video clip đó. Ai đã ra lệnh cho báo Thanh Niên làm điều này ?

    Tôi còn nghe dân cư mạng nói bài báo viết về sự kiện ông Tổng Bí Thư khi thăm Mỹ đã ca ngợi mối quan hệ Mỹ-Việt thời Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập (2-9-1945) cũng bị 1 tờ báo gỡ luôn. Ai đã ra lệnh cho tờ báo đó gỡ bài ? ".

    Các nhà kinh tế học thế giới dùng thuật ngữ "East Asian Miracle" (Phép Lạ Đông Á) để nói về sự phát triển kinh tế đáng kinh ngạc của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông. Thuật ngữ 'miracle' (phép lạ) từ đó được dùng trong đánh giá về sự phát triển kinh tế vượt bậc, nhưng trên thế giới này chỉ có Đông Á mà thôi. Nam Á, Châu Mỹ La Tinh, Trung Đông hay Châu Phi đều không tạo ra nổi phép lạ về kinh tế tương tự.

    Dù không nằm ở Đông Á do thuộc Đông Nam Á, nhưng Singapore cũng được nhắc tới là một phần của sự kỳ diệu Châu Á. Giới kinh tế học chuyên nghiệp chỉ công nhận 4 con hổ (tiger) kinh tế Châu Á là Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore. Việt Nam có cơ hội trở thành con hổ thứ 5 mang hình dáng của Hàn Quốc hoặc Đài Loan nhất. Việt Nam không thể trở thành Singapore hay Hồng Kông vì 2 lãnh thổ này chỉ được xem là city-state, tức quốc gia có quy mô lớn bằng 1 thành phố mà thôi. 

    Giải Nobel Kinh Tế năm ngoái trao giải cho các khôi nguyên có nghiên cứu chứng minh sự thịnh vượng của quốc gia tùy thuộc vào thể chế chính trị của họ.

    Trong trường hợp của Việt Nam, sự phát triển kinh tế chỉ được công nhận từ năm 1989, 3 năm sau khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt phát động công cuộc Đổi Mới năm 1986. Đổi Mới là đổi mới so với chính sách kinh tế thời đó là kinh tế kế hoạch hóa (planned economy), còn có tên gọi khác là kinh tế tập trung bao cấp. Kinh tế tập trung bao cấp là mô hình kinh tế của Xô Viết, và chính là tội đồ khiến Liên Xô sụp đổi trong Chiến Tranh Lạnh (Cold War) với Mỹ. Gọi đổi mới cũng đúng, nhưng thật ra là trở về nền kinh tế của Việt Nam Cộng Hòa mà ông Kiệt từng có trải nghiệm, vì ổng là người miền Nam. Thuở ban đầu, ông Kiệt dùng cố vấn là người miền Nam hay Việt Kiều từng sống trong thời Việt Nam Cộng Hòa, thời có thương nghiệp phát triển và có nhiều thương hiệu như Bông Bạch Tuyết, xà bông Cô Ba, kem đánh răng Dạ Lan. Thời đó nếu miền Bắc mà làm ra sản phẩm gì bán được cho ngoại quốc thì chắc chỉ có mỗi dép nhựa tổ ong Tiền Phong thần thánh mà thôi. 

    Những thập niên tiếp theo công cuộc đổi mới chứng minh sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, nhưng chính phủ không có chiến lược và thể chế giám sát điều hành thích hợp.

    Thời của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông muốn thành lập những tập đoàn lớn tương tự những tập đoàn bên Hàn Quốc, gọi là chaebol. Chaebol cũng được chính phủ Hàn Quốc rót vốn và tài trợ, tạo điều kiện ưu đãi như cách chính phủ Việt Nam đối đãi với các tổng công ty. Nhưng điều khác biệt lớn nhất và tai hại nhất là: trong khi các Chaebol tự chọn lãnh đạo cho mình, và lãnh đạo có quyền chọn nhân sự, thì các tổng công ty quốc doanh của Việt Nam có lãnh đạo là những đảng viên cao cấp, kéo theo đó là cảnh vinh thân phì gia, đưa gia đình dòng họ vào ăn chia tùng xẻo miếng bánh quốc doanh chùa. Đỉnh điểm của hiện tượng này là một lãnh đạo gốc Thanh Hóa đưa đứa con gái còn trẻ măng vào vị trí lãnh đạo. Cô ta đi giày cao gót đi giám sát công trình, diễn cảnh chụp hình để đăng báo. Trong khi các Chaebol của Hàn Quốc ngày càng phát triển thành các tập đoàn tầm cỡ thế giới như Hyyndai, Samsung thì đa số các tổng công ty của Việt Nam đều thua lỗ triền miên. Lỗ mà vẫn sống khỏe từ năm này qua năm nọ. 

    Nghe đồn ở Bình Dương có luật bất thành văn là không mướn người gốc Nghệ An, Nghệ Tĩnh và Thanh Hóa vì khi có vị trí lãnh đạo họ sẽ kéo nguyên làng xóm dòng họ vào công ty để làm. Dân ở những xứ này có tính cục bộ cao và khó hoà nhập với dân xứ khác hay hội nhập với văn hoá miền Nam. 

    Trở lại vấn đề thể chế. Lãnh đạo phải có thực quyền, phải có quyền bổ nhiệm cấp dưới và team của mình để thực hiện những chương trình kinh tế hay dự án lớn. Thể chế lãnh đạo tập thể, cha chung không ai khóc, quyền lợi thì tranh giành, trách nhiệm thì đùn đẩy khiến Việt Nam không thể phát triển hơn được.

    Trong một diễn biến khác, trong khi lên mạng tìm video clip ghi lại cảnh ông Tổng Bí Thư nói về người Singapore cách đây 50-60 năm từng mơ qua bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn để chữa bệnh thì biết được rằng báo Thanh Niên đã xóa cái video clip đó. Ai đã ra lệnh cho báo Thanh Niên làm điều này ?

    Tôi còn nghe dân cư mạng nói bài báo viết về sự kiện ông Tổng Bí Thư khi thăm Mỹ đã ca ngợi mối quan hệ Mỹ-Việt thời Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập (2-9-1945) cũng bị 1 tờ báo gỡ luôn. Ai đã ra lệnh cho tờ báo đó gỡ bài ? 

    Nếu kẻ ra lệnh là ban Tuyên Giáo hay những kẻ ở xứ cách mạng không muốn ông Tổng Bí Thư nói sự thật về Việt Nam Cộng Hòa hay quan hệ với Mỹ thì đúng là thể chế lãnh đạo tập thể là tội đồ số 1 của sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, vì dù là lãnh đạo tối cao như ông Tổng Bí Thư cũng bị kiểm duyệt, cũng bị đâm sau lưng chiến sĩ. Trong khi đó, Phác Chung Hy của Hàn Quốc và Tưởng Giới Thạch/Tưởng Kinh Quốc của Đài Loan có quyền lực tuyệt đối. Điều này giúp họ tiến hành cải tổ và thực hiện những chính sách kinh tế lớn.

    Và Bắc Kinh rất thích điều này ở Việt Nam đương đại. Giới lãnh đạo Bắc Kinh ở Trung Nam Hải sẽ nói với nhau câu này: Đại Việt chúng đấu đá nhau và cơ hội của chúng ta.

    https://www.facebook.com/share/183hZx7QWU/

    Trang dư luận viên phản bác tuyên bố của ông Tô Lâm

    RFA

    16/02/2025

    Tifosi được cho là một trong nhiều sản phẩm của chính sách sử dụng dư luận viên. 

    Trường Sơn

    Tifosi phản bác Tô Lâm

    Ảnh chụp màn hình bài viết trên trang Facebook (Facebook Tifosi) 

    Thông tin bạn cần biết là gì?

    Trang Facebook Tifosi vốn được biết tới với các nội dung định hướng dư luận và tuyên truyền cho chính sách của đảng Cộng sản, đã đăng đàn cải chính tuyên bố của Tổng Bí thư Tô Lâm. 

    Ngày 14 tháng 2, trang Facebook Tifosi với hơn 300 ngàn người theo dõi đã đăng tải bài viết có nội dung phản bác lại tuyên bố của Tổng Bí thư Tô Lâm, về sự phát triển giữa Singapore và Việt Nam Cộng Hòa. 

    Động thái trên diễn ra ngay sau khi ông Tô Lâm có bài phát biểu tại một cuộc họp tiểu ban của Quốc hội hôm 13 tháng 2, trong đó, vị đương kim Tổng Bí thư đã lấy Việt Nam Cộng Hòa làm ví dụ so sánh để nói về kỳ tích phát triển của Singapore. 

    “Nhìn sang Singapore, xưa họ nói được sang Bệnh viện Chợ Rẫy chữa bệnh là mơ ước. 50 năm nhìn lại giờ mình lại mơ sang họ khám bệnh”, trích nguyên văn lời phát biểu của ông Tô Lâm. 

    Bài viết của trang Tifosi đã liệt kê những thành tích trong lĩnh vực y tế của Singapore trong hai thập niên 60 và 70, gồm số bệnh viện được xây mới, số bác sĩ bình quân đầu người, và những thành tựu khác. 

    Bài viết kết luận “để mà nói rằng, khoảng 50 - 60 năm trước, người Singapore mơ ước sang Chợ Rẫy chữa bệnh là KHÔNG CHÍNH XÁC.” 

    Nhằm giải thích cho bài đăng của mình, một admin của trang Tifosi bình luận “phát biểu đó không chuẩn, nên mình chỉ ra lỗi sai. TBT bảo sai thì phải nhận.”

    Tại sao bạn nên biết thông tin này?

    Đây là lần hiếm hoi một trang mạng xã hội của lực lượng dư luận viên bày tỏ sự bất đồng với người đứng đầu đảng Cộng sản. 

    Chính quyền Việt Nam công khai chính sách sử dụng đội ngũ dư luận viên cho các mục đích tuyên truyền và phản bác các ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. 

    Tifosi vốn được cho là một trong nhiều sản phẩm của chính sách trên. 

    Tuy nhiên, việc lực lượng dư luận viên quay qua phản bác ý kiến của người đứng đầu đảng Cộng sản là chưa có tiền lệ. 

    Trước khi đăng đàn phản bác lời nói của ông Tô Lâm, trang Tifosi đã cho đăng bài ca ngợi cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trang này gọi ông Trọng là “một con người vĩ đại”, và tuy đã “mất một thời gian, nhưng vẫn còn rất nhiều dư âm đọng lại”. 

    Kể từ khi lên nắm quyền, ông Tô Lâm đã có nhiều động thái nhằm xóa bỏ di sản của ông Trọng, đáng kể nhất là nỗ lực vực dậy hình ảnh của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người được cho là đối thủ của ông Trọng. 

    Nhiều bình luận trên trang Tifosi nhắc đến tấm Huân chương Sao Vàng mà ông Tô Lâm trao cho ông Nguyễn Tấn Dũng

    Nhiều bình luận trên trang Tifosi nhắc đến tấm Huân chương Sao Vàng mà ông Tô Lâm trao cho ông Nguyễn Tấn Dũng (Facebook Tifosi) 

    Một điểm đáng chú ý khác là bài viết của trang Tifosi vẫn tồn tại cho tới thời điểm hiện tại. Trái với hiện tượng thường thấy ở Việt Nam, khi các trang báo và mạng xã hội phải gỡ nội dung tiêu cực về lãnh đạo. 

    -------------

    Tổng Bí thư Tô Lâm ca ngợi Việt Nam Cộng Hòa

    Ông Tô Lâm từng bước gạt bỏ di sản của ông Nguyễn Phú Trọng

    Cuộc đảo chính âm thầm của ngành Công an

    https://www.rfa.org/vietnamese/chinh-tri/2025/02/16/to-lam-tifosi-sai-gon-singapore-benh-vien-cho-ray/


    Không có nhận xét nào