Header Ads

  • Breaking News

    Chỉ chưa tới 2 tháng kể từ ngày nhậm chức, TT Trump giành hàng loạt chiến thắng trước Bắc Kinh

    Nguyễn Chương-Mt

    18/3/225



    Rào cản lớn nhứt đối với mục tiêu "Make America Great Again", cũng là đối phương chủ chốt, là Bắc Kinh. 


    1/ Giành lại quyền kiểm soát Kinh đào PANAMA, mà trước đó thuộc về một tập đoàn Trung quốc. [hình cột trái, hàng trên]

    Càng có ý nghĩa hơn nữa, khi quốc gia Panama trước đây đồng thuận tham gia "Một vành đai, một con đường" ("nhứt đới nhứt lộ") nhưng rồi họ đã TỪ CHỐI, chấm dứt rơi vào vòng tay của Bắc Kinh. 

    2/ Bắc Kinh thua khi đặt lá bài vào HAMAS! 

    Bắc Kinh từng lên tiếng ủng hộ, và viện trợ cho Hamas, với mưu định làm cho Mỹ rối não (vừa vướng vào Ukraine - Nga, lại thêm mớ lùng nhùng ở Trung Đông này). 

    Không ngờ, Israel đã đánh thần tốc, tiêu diệt phần lớn Hamas khiến cho Bắc Kinh thua ván cờ Trung Đông. Có thể nói, Hamas vào lúc này đang đứng trước bờ vực sẽ sụp đổ! 

    Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel là nguyên thủ quốc gia ĐẦU TIÊN đến hội kiến với TT Trump trong nhiệm kỳ 2 này (hình cột trái, hàng dưới). "Song kiếm hợp bích" Israel - Mỹ đã xuất chiêu quá tài tình, Bắc Kinh không thể ngờ kết quả hạ màn nhanh chóng. 

    3/ LIÊN HOÀN "BỘ TỨ", "BỘ TAM"

    Bắc Kinh ve vãn bằng những lợi ích kinh tế dành cho Nhựt Bổn; tranh chấp đảo Senkaku - Điếu Ngư Đài không nhắc đến. Bắc Kinh còn trân trọng mời Thủ tướng Nhựt Ishiba Shigeru đến thăm. 

    Không ngờ, Ishiba Shigeru thay vì đến Bắc Kinh, ông ta lại ưu tiên đến Bạch Cung để gặp TT Trump! Để rồi, bàn cờ chiến lược vừa phòng thủ vừa bao vây Bắc Kinh được "đào xới":

    - Bộ tứ: Mỹ - Nhựt - Ấn - Úc 

    - Bộ ba: Mỹ - Nhựt - Hàn 

    - Bộ ba: Mỹ - Nhựt - Úc 

    - Bộ ba: Mỹ - Nhựt - Phi Luật Tân (Philippines)

    [hình cột phải, trên cùng]

    4/ THẮNG KIỆN, BUỘC BẮC KINH BỒI THƯỜNG HƠN 24 TỈ USD:

    Tòa án Liên bang nhận hồ sơ kiện cáo của tiểu bang Missouri, theo đó Missouri kiện Bắc Kinh đã gây thiệt hại (nhân mạng, kinh tế) trong việc phát tán "virus COVID 19", ước tính tại Missouri là hơn 24 tỉ đô la Mỹ. 

    Sau một thời gian, Tòa án liên bang đã ra phán quyết Missouri thắng kiện! 

    Bắc Kinh hoặc cậy nhờ đên một Tòa án quốc tê nào dó, hoặc chấp nhận bồi thường (24 tỉ USD chưa phài quá lớn). 

    Tổng chưởng lý của tiểu bang Missouri cho biết: sẽ "đóng băng" các tài khoản, các bất động sản ở Missouri mà Bắc Kinh đã mua... để giải quyết khoản bồi thường 24 tỉ USD. 

    [hình cột phải, giữa]

    Ngay sau khi có phán quyết từ Tòa án liên bang đối với Missouri, tiểu bang California cũng rục rịch làm hồ sơ kiện Bắc Kinh phải bồi thường thiệt hại liên quan đến "dịch virus viêm phổi". 

    California là tiểu bang rất lớn, thành thử con số đòi bồi thường lên đến 8000 tỉ USD (tám ngàn tỉ đô la Mỹ)! 

    (chưa có phán quyết từ California nên chưa thể đưa tin)

    Phán quyết của Tòa tại Missouri, được cho là "đòn nắn gân" dạo đầu đối với Bắc Kinh. 

    5/ LOẠI BẮC KINH "ĐỨNG NGOÀI RÌA", TRONG CHIẾN LƯỢC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP UKRAINE - NGA:

    Trước đó, TT Trump từng đánh tiếng là cần đến Bắc Kinh, bởi chiến tranh Ukraine - Nga là cuộc chiến lớn trong khi Bắc Kinh là cường quốc thứ nhì thế giới, lẽ nào không có vai trò trên bàn cờ "hòa bình thế giới"?

    Bắc Kinh được "tôn lên" như vậy, và không khỏi chủ quan vì ông Trump ắt phải biết "nể mặt".

    Mặt khác, "những con ngựa thành Troy phò Tàu" sống trên đất Mỹ bấy lâu nay núp lùm, để rồi có một số "ngựa Troy" khấp khởi ra mặt vì chắc mẩm ông Trump chơi với Tàu. Ai cũng biết tin cháu cưng của ông Trump biết hát tiếng Tàu kia mà! 

    Để rồi, dù Nga có "liên thủ" với Bắc Kinh đi nữa thì Nga cũng KHÔNG kéo Bắc Kinh phó hội bàn đào! Đàm phán hòa bình, tầm chiến lược cỡ này, chỉ có bốn bên: Nga, Ukraine, EU (liên minh châu Âu) và Mỹ! 

    [hình cột phải, dưới cùng]

    Bắc Kinh thua mưu lược ông Trump keo này, rất cay! 

    (thành thử xui "đâm bị thóc, chọc bi gạo", để đàm phán hòa bình phải thất bại thì Bắc Kinh mới hả dạ)

    Còn "những con ngựa thành Troy" trên đất Mỹ ... lỡ bị lộ mặt, được biết, đang rơi vào trò chơi "mèo vờn chuột", "rung cây nhát khỉ" của police Mỹ. Từ từ, cháo cũng sẽ nhừ, và đợi ngày "sờ gáy"...

    ĐÀI LOAN ĐƯỢC "GỌI TÊN" CHO TƯƠNG LAI 

    6 /Chính phủ của Donald Trump nói chung, Bộ Ngoại giao của Marco Rubio nói riêng, đã không ngần ngại nêu lên vấn đề: đã đến lúc thúc đẩy Đài Loan có mặt trong các định chế quốc tế! 

    Nhiều người bấy lâu nay tưởng rằng: Chính sách "Một Trung quốc" là chính sách do Liên Hiệp Quốc đưa ra, công nhận trên phương diện ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có duy nhất một quốc gia Trung Quốc, còn Đài Loan là một phần của Trung Quốc (theo Nghị quyết 2758 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc); 

    và Mỹ công nhận chính sách Một Trung Quốc. 

    Đây không bàn "chính trị chính em", mà dựa vào văn bản để giúp hiểu tỏ tường. 

    Có 2 điều giải thích KHÔNG ĐÚNG: 

    /A/ Trong văn bản của Nghị quyết 2758 Đại hội đồng Liên hiệp quốc, hoàn toàn KHÔNG có thuật từ "One China", KHÔNG đưa ra chính sách "One China".

    /B/ Khi thiết lập bang giao với Bắc Kinh, Mỹ KHÔNG dùng khái niệm "RECOGNIZE" ("công nhận") đối với "One China".

    Trong khi đó, BBC bản Anh ngữ giải thích như sau:

    Chính sách của Mỹ là KHÔNG ỦNG HỘ quan điểm "One China" của Bắc Kinh; và Mỹ duy trì mối quan hệ “không chánh thức bền vững” với Đài Loan, bao gồm cả việc tiếp tục bán võ khí cho hòn đảo này để có thể tự phòng vệ”.

    (Nguyên văn: "The US policy is NOT AN ENDORSEMENT of Beijing's position and indeed as part of the policy, Washington maintains a "robust unofficial" relationship with Taiwan, including continued arms sales to the island so that it can defend itself.”) 

    6.1/ Về NGHỊ QUYẾT 2758 của Đại hội đồng Liên hiệp quốc (có bản chụp văn bản đính kèm):

    Nghị quyết này không có dòng chữ nào nói đến chính sách One China, mà chỉ nói về việc phục hồi quyền lợi của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Liên hiệp quốc; 

    Nghị quyết này trục xuất (expel) Đài Loan (Trung hoa dân quốc)? Không có dòng nào ghi như vậy, mà là "trục xuất phái đoàn đại diện Tưởng Giới Thạch (Chang Kai-shek)". 

    Một xứ sở, quốc gia thường có nhiều chính phủ nối tiếp nhau, ở đây là chính phủ Tưởng Giới Thạch thôi. 

    Vì sao Nghị quyết không ghi trục xuất "Republic of China" (Trung Hoa dân quốc)? Điều này xin nhường cho những vị am tường ngôn ngữ pháp lý "lắt léo", giải thích. 

    Chỉ biết, giờ đây, qua Bộ Ngoại giao Mỹ của Marco Rubio nhắc đến việc thúc đẩy Đài Loan (Trung Hoa dân quốc) trở nên thành viên của định chế quốc tế...

    6.2/ Mỹ dùng thuật từ là “nhận thức” ("acknowledge") đối với quan điểm One China của Bắc Kinh.

    "Trong nhiều năm qua, Mỹ đã tuyên bố rõ ràng rằng "nhận thức" không có nghĩa là "công nhận". Vâng, không có nghĩa gì khác ngoài "nhận thức"!" (Raymond F. Burghardt)

    Bởi vì nếu Mỹ "recognize" (công nhận) chính sách One China, như vậy Mỹ không có quyền bán võ khí, không được quyền bảo vệ Đài Loan (vào những lúc cần thiết), làm vậy tức là vi phạm chính sách One China (không được quyền can thiệp vào nội bộ chủ quyền của China). 

    Nhưng Mỹ, ở đây, KHÔNG recognize, mà chỉ "ầu ơ ví dầu" là "acknowledge" về "One China" thôi. 

    Trong bang giao quốc tế có nhiều thuật từ, như "acknowledge" (nhận thức), "take note of" (lưu tâm đến), nhưng chỉ khi nào "recognize" thì mới là mức độ cao nhứt. 

    Tỉ như bạn bắt tay chơi với ông A (thiết lập bang giao) mà không chơi với B nữa, đâu đồng nghĩa là bạn chấp nhận ông A có quyền làm chủ đối với ông B (công nhận chủ quyền), đâu đồng nghĩa là chấp nhận cho ông A “làm gỏi” ông B.

    Giữa hai việc này là khác nhau xa lắc. 

    6.3/ Chỉ chưa đên hai tháng kể từ lúc Donald Trump nhậm chức Tổng thống (nhiệm kỳ 2), thay vì hưởng tuần trăng mật dzui dzẻ, ông Trump và bộ sâu của ông lao vào chiến đấu theo những lợi ích chiến lược của nước Mỹ, ngay lập tức. 

    Không trì hoãn, "ầu ơ ví đầu", mà vấn đề gọi tên tương lai cho Đài Loan được đặt lên bàn cờ chiến lược, ngay từ lúc này...



    Không có nhận xét nào