Header Ads

  • Breaking News

    Huấn Ca CHỬ ĐỒNG

    Việt Bào Phạm Văn Bản 

    19/3/2025


    A picture containing text

Description automatically generated

    Tiên Rồng được Tổ Tiên ghi khắc trên

    Trống Đồng Ngọc Lữ và Thạp Đồng Đào Thịn


    Xin tổng kết lại phần A: Bộ Ba Nền Tảng

    Của Học Thuyết Tiên Rông mà người viết đã giới thiệu, tiếp đến là Phần B: Bộ Bốn Sống Thực, và sau cùng là Phần C: Bộ Hai Phục Hưng.

    Phần A là Bộ Ba Nền Tảng gồm có Tiên Rồng, Trâu Cau và Chử Đồng:


    1. TIÊN RỒNG


    A collage of ancient objects

AI-generated content may be incorrect.


    Tiên Rồng là bài học tư tưởng nền tảng căn bản của Học Thuyết Tiên Rổng mà Tổ Tiên Việt Nam đã đề ra nguyên lý sinh hóa của vạn vật, đặc biệt căn cứ trên Con Người, tức là nguyên lý Tiên Rồng Song Hiệp Hoàn Chỉnh mà con người áp dụng trong đời sống của mình. Tiếp đến là nguyên lý Quân Bình Định Lượng Tỷ Lệ khi “50 con thuộc Tiên” và “50 con thuộc Rồng.”


    Với bài học Tiên Rồng, chúng ta có được định nghĩa về con người hoàn chỉnh toàn diện, đúng thực, bao gồm Thân – Trí – Tâm – Tuệ, tức là Thân Lực Sinh Động, Trí Năng Tinh Biến, Tâm Tình Thông Hiệp và Tuệ Linh Vĩnh Cửu của Con Người, do Mẹ Tiên Cha Rồng song hiệp.


    Trong Học Thuyết Tiên Rồng, Tổ Tiên nhận diện Con Người Tiên Rồng một cách đúng thực, và cộng đồng xã hội là Đồng Bào, là anh em từ Một Bọc Trăm Con của Mẹ Tiên Cha Rồng, tức là biểu trưng cho một xã hội Thân Thương và Bình Đẳng Tột Cùng. 


    Tiên Rồng cũng đưa ra ý niệm về các đặc tính cá biệt của Tiên, của Rồng, và mẹ Tiên cha Rồng đã phối hiệp toàn nhất tương đồng. Bởi thế Tiên và Rồng là kết tinh toàn vẹn cho mọi tương quan sinh họat của Con Người, hay tương quan Anh Em nhằm thể hiện Con Người Tiên Rồng.


    Biểu tượng Một Bọc Trăm Con của học thuyết đã khẳng định Đặc Tính Xã Hội bẩm sinh, là ngay cùng một lúc có trăm Con Người, cũng do kinh nghiệm của cuộc sống gia đình, với mẹ với cha, với anh chị em qua hình ảnh của tổ chức trăm người trăm việc – mỗi người mỗi việc, chớ không bao đồng công tác hay dẫm chân lên nhau.


    Trong cuộc sống, con người nhận ra mình không thể sống đơn độc, mà ngay từ lúc bắt đầu sự sống, con người cần có mẹ có cha, có sự chăm sóc bảo bọc của tình thân ruột thịt anh chị em. Vì nếu sống đơn độc, con người không thể phát triển toàn vẹn về cuộc sống xứng đáng là người và làm Người.

     

    Do kinh nghiệm từ đó con người nhận ra mình vừa là một hiệp thể cá biệt toàn vẹn, mà cũng vừa là một thành phần cộng đồng xã hội anh em, và vừa cùng chung một nguồn sống Mẹ Tiên Cha Rồng.


    Cũng do kinh nghiệm của cuộc sống trong tình thân với cha mẹ anh chị em, con người nhận ra mình cũng có cùng một nguồn gốc, cùng một sức sống, và cùng chia sẻ cuộc sống với nhau, trong nhau và cho nhau. Con người rút tỉa kinh nghiệm cuộc sống từ bản thân, quây quần trong gia đình, tuy thế cuộc sống cũng không đóng khung trong tập thể hạn hẹp, mà đã mở rộng với nhiều con người khác nữa. 


    Vì vậy hai truyền tích Chữ Đồng và Trầu Cau đã ghi nhận kinh nghiệm do cuộc sống đông người, tức xã hội anh em, Xã Hội Đồng Bào.


    2. TRẦU CAU

     

    Bài học Trầu Cau chia sẻ trực tiếp với bài học Tiên Rồng, là rút tỉa hình ảnh từ Bọc Mẹ Trăm Con ra hai anh em sinh đôi, giống nhau như đúc, thương nhau rất mực và chưa hề lìa nhau để ứng dụng vào đời sống con người, bằng Nếp Sống Tiên: Thân Thương Tột Cùng của Con Người. Bài học Trầu Cau đã đặt nền tảng tương quan giữa người với người. 


    Nghĩa là “thương nhau trọn tình, sẵn sàng chết vì thương, mà dẫu có chết cũng vẫn còn thương.” Tương quan anh em và tương quan vợ chồng trong một tổ chức.


    Vì là nền tảng tương quan giữa người và người, nên cũng là nền tảng cho Xã Hội Con Người, được tổ chức từ gia đình, gia tộc cho tới cấp dân tộc hay cấp nhân loại theo nguyên lý Thân Thương Tột Cùng. 


    Từ lời linh huấn của Tổ Tiên quá thâm thúy diệu vời đó, cho nên chúng ta đã nhìn nhận xã hội Việt trong đó có bao tấm gương sáng ngời: nào là lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, thiếu phụ Nam Xương, Anh phải sống, nuôi chồng trong tù cải tạo, và thành tín với vợ, chung thủy đợi chờ ngày đoàn tụ, dù tới chết cho gia đình hay chết cho quê hương thì cũng vẫn còn thương: “Tình nhà tình nước chết chưa hết tình!”


    Cũng do kinh nghiệm cuộc sống thân thương của gia đình, con người nhận ra tình cảm giữa người với người, được xuất phát từ việc chúng ta nhìn nhận nhau là Anh Em, Giống nhau như đúc, và từ tâm thức ấy mà Quyết chẳng lìa nhau. 


    Tình yêu thương ruột thịt đó lại nhận thêm nhiều kinh nghiệm khi gia đình có thêm những người xa lạ, như người Anh trong truyền thuyết Trầu Cau cưới vợ, và cùng sống chung với người Em dưới một mái ấm gia đình.


    Với cuộc sống đầy biến chuyển và trắc trở hiện nay, con người nhận ra rằng, tình thân thương chỉ tồn tại khi ta sẵn sàng đánh đổi cả cuộc sống mình cho những người mình mến thương, Sẵn sàng chết cho nhau, chết vì người thương.

     

    Và rồi dù yêu thương nhau khắng khít, dù vượt thắng mọi trở ngại để bảo vệ tình thân thương, con người cũng trải qua kinh nghiệm qua sự chết, qua việc người thân vĩnh viễn chia lìa bởi đi tìm nhau mà chết, hóa thành trầu thành cau hoặc thành đá vôi.


    Nhưng cũng do chính kinh nghiệm thăng hoa thành đá, trầu hay cau đó, do lòng thương nhớ không nguôi, con người lại cảm nhận là sự chết chẳng những không chấm dứt hoặc ngăn cản, mà trái lại, còn giúp chúng ta thể hiện trọn vẹn tình Thân Thương Tột Cùng, Mãi mãi có nhau, và khi đó không còn bất cứ gì có thể ngăn cản chúng ta kết hợp với nhau trong yêu thương, trong bảo bọc.


    3. CHỬ ĐỒNG


    Nếu như bài học Trầu Cau trong Chính Thuyết Tiên Rồng đã rút tỉa từ “Bọc Mẹ Trăm Con” ra hai anh em, hai con người để áp dụng nguyên lý “Thân Thương Tột Cùng” của Nếp Sống Tiên, thì để dạy bài học “Bình Ðẳng Tột Cùng” tức là Nếp Sống Rồng, thì Tổ Tiên lấy lại hình ảnh Tiên Rồng nơi nàng Công Chúa Tiên Dung – đẹp, giầu, sang được yêu thương, kính trọng quyền thế cao cả… tột cùng trong xã hội. 


    Chúng ta thường nói sướng như tiên, theo chữ nho, chữ nhân ghép với chữ sơn thành chữ tiên, tiên là người ở núi, núi của tức là phần vật chất.


    Nàng qủa là nàng tiên giáng trần đang khi chàng rồng Chử Ðồng đói khổ lang thang bên bờ sông bãi sú để kiếm ăn. Chàng nghèo khổ đến nỗi chỉ có một cái khố, mà chàng vì hiếu đã cởi ra để liệm cho cha chàng lúc người lìa trần, rồi đành với cảnh sống tồng ngồng! 


    Tổ Tiên muốn dạy điều gì? Vâng muốn sống với nhau, trước tiên phải thấy nhau bằng con người thật, con người tinh tuyền, con người không bị vật chất lụa là, vàng bạc che phủ… 


    Mặt khác, chàng là rồng thì ẩn mình trong lòng đất (thủy phủ) để chờ đợi cho tới khi công chúa Tiên Dung vây màn tắm gội... 


    Nàng từ trời xuống, chàng từ đáy sông lên... Nàng giầu sang tuyệt thế, chàng tệ hơn khố rách áo ôm! 


    Xin hỏi, có ai hơn công chúa và ai thua chàng không khố… thế mà nên duyên, mà song hiệp… thì thử hỏi, xã hội này còn kẽ hở nào để mà phân cách hay phân chia giai cấp?


    Chính nhờ sự Song Hiệp Tiên Rồng đó, con người mới được hạnh phúc. Tiên Dung Chử Ðồng đã giúp dân. Họ có cả một chương trình phát triển xã hội: giáo hóa dân chúng (dạy dân phép tiên), phát triển kinh tế (lập phố xá), ngoại thương (ra biển đi buôn), phát triển giao dịch, lưu thông (gậy thần rút đất)… và rồi khi họ Về Trời, dân chúng cũng được về theo, nghĩa là tất cả cũng được thành tiên… đẹp như tiên và sướng như tiên, hạnh phúc, cực lạc!


    Nhìn lại cuộc sống càng kéo dài và càng có đông người, thì con người càng thêm kinh nghiệm về những khác biệt trong tài năng, trong sức lực, cũng như trong may rủi của cuộc đời… như kinh nghiệm của Tiên Dung và của Chử Đồng. Do đó, do kinh nghiệm đối xử với nhau, và do tâm tình muốn bảo đảm cuộc sống tốt đẹp cho hết mọi người, con người nhận ra rằng mỗi người phải Nhận thực chính mình.


    Khi đã biết rõ thân phận Con Người của mình, mỗi người lại phải nhìn nhận và sống với những con người khác như những con người tinh vẹn, không để bất cứ ngọai vật nào làm sai lạc hình ảnh đích thực của con người. Chỉ thấy con người.

     

    Cũng do kinh nghiệm san sẻ trong tình thân, con người nhận ra cách xử dụng thích đáng tài năng và của cải. Tài và của chỉ là những phương tiện để gíup nhau cùng phát triển, Tài của giúp người, để tất cả Mọi người cùng hưởng hạnh phúc và thăng tiến, không trừ ai. Những kinh nghiệm sống đó, Tổ Tiên đã gói ghém tuyệt vời trong truyền thuyết Chử Đồng.


    Nhắc tới đây, chắc chắn có nhiều bạn đọc còn hiểu nhiều về chi tiết Văn Hóa Việt hơn cả người viết… còn bao điều muốn nói nữa, nhưng mà làm sao mà nói cho hết được. Vì mỗi con cháu Việt – Con cháu của Tổ Tiên dòng giống Tiên Rồng siêu việt – thì với tâm hồn Việt, với máu huyết Việt đang luân lưu trong chính con người của bạn, đó là cả một kho tàng Văn Hóa Việt tiềm ẩn trong bạn, xin hãy tự khai thác lấy gia tài Tổ Tiên?


    Và xin mời đọc phần 3 là Huấn Ca Chử Đồng:


    3. Huấn Ca CHỬ ĐỒNG


    Thứ ba: truyền thuyết Sống Chung

    [260] Tổ Tiên thuật chuyện Tiên Dung – Chử Ðồng

    Sống trong xã hội Tiên Rồng

    Căn nguyên Bình Ðẳng – hòa đồng việc chung

    Có nàng Công Chúa Tiên Dung

    Trăng tròn lẻ bóng – dạo cùng khắp nơi

    [265] Như tiên tung cánh giữa trời

    Luống mong tìm đến một nơi thanh bình

    Kể ra cho rõ sự tình

    Chử Ðồng vất vưởng mỗi mình ven sông

    Thương thay kiếp sống Cha Rồng

    [270] Áo cơm không đủ – chất chồng cô đơn

    Sớm khuya lòng luống mong ơn

    Tiên Rồng Song Hiệp thoát cơn đọa đày

    Đợi chờ cũng đến một ngày

    Ước sao nên một – kiếp này thảnh thơi

    [275] Sáng nay công chúa ghé nơi

    Vây màn tắm gội – đất trời thăng hoa

    Hiện thân – mình ngọc tay ngà

    Nào ngờ – dưới cát vốn là ẩn nhân

    Nước trong – cuốn sạch bụi trần

    [280] Trôi theo lớp cát – hiện thân Chử Ðồng

    Cao xanh đã thắt chỉ hồng

    Thấp cao hiệp nhất – vợ chồng nên duyên

    Mẹ Tiên – vội xuất bạc tiền

    Xây làng dựng phố – khắp miền ấm no

    [285] Con dân – ra sức chăm lo

    Dựng nên cuộc sống tự do thanh bình

    Cha Rồng cũng góp phần mình

    Phép tiên đã luyện – tận tình dạy dân

    Tạo ra sung túc muôn phần

    [290] Cộng đồng phát triển – đang cần bình an

    Đời người lắm chuyện liên can

    Những gì thịnh vượng – vua quan lo sầu

    Tiên Rồng – biến hóa nhiệm mầu

    Dân làng – mọi sự tóm thâu Về Trời

    [295] Căn nguyên Nền Tảng tuyệt vời

    Làm Con Người Thật là lời khuyên chung

    Ðề cao Bình Ðẳng Tột Cùng

    Tổ Tiên diễn tả nội dung Tiên Rồng

    Tích xưa – thiên hạ thổi phồng

    [300] Công nương hoàng tử - mới đồng sánh đôi

    Thứ dân – cũng loại hoa khôi

    Môn đăng hộ đối – tranh ngôi sang giàu
    Tạo ra giai cấp khác nhau

    Ăn trên ngồi trốc “bí – bàu” đấu tranh

    [305] Bất công xã hội rành rành

    Chủ nô chế độ – đoạn đành anh em

    Tiên Rồng triết thuyết lại đem

    Cành vàng lá ngọc – dân đen hợp hòa

    Tiên Dung trẻ đẹp như hoa

    [310] Giầu sang quyền thế – vậy mà yêu dân

    Chữ Ðồng không khố che thân

    Nghèo nàn mạt rệp – hưởng phần cưới tiên

    Nàng Tiên lưu lạc khắp miền

    Chính mình nhận thức – và tiên lên bờ

    [315] Chàng Rồng nào dám hững hờ

    Ẩn mình dưới cát – đợi chờ cơ duyên

    Thấp cao – ván đã đóng thuyền

    Sinh Con Trăm Ðứa – hưởng quyền quốc gia

    Như dân – trong nước một nhà

    [320] Lấy chi tài của – khiến ta chia lìa

    Tiên Rồng văn hóa sáng tia

    Ðừng cho ngoại vật ngăn chia cuộc đời

    Nơi đây Chỉ Thấy Con Người

    Toàn dân hạnh phúc – tiếng cười đoàn viên

    [325] Thực thi Bình Ðẳng như Tiên

    Ta noi gương Mẹ – dùng tiền nuôi dân

    Gương Cha – cũng được góp phần

    Tài năng biến hóa – chuyên cần dạy khuyên

    Giúp dân Sống Thực căn nguyên

    [330] Phát huy toàn diện – vang truyền gần xa

    Cháu con noi đức mẹ cha

    Tài năng của cải chỉ là hỗ tương

    Chớ dùng tài của đo lường

    Phân ngôi định cấp – thân thương xa lìa

    [335] Mà gieo tai họa đầm đìa

    Ăn trên ngồi trốc – phân chia giàu nghèo

    Gây ra cuộc sống cheo leo

    Khinh khi cốt nhục – rắc gieo tương tàn

    Tiên Rồng – xã hội thịnh an

    [340] Mọi người cùng hưởng – sẻ san gia tài

    Chẳng dành hạnh phúc riêng ai

    Về Trời – dẫn tới tương lai thanh bình

    Từ người tới vật hữu sinh

    Hoàn toàn được hưởng trong tình Thân Thương

    [345] Tuy rằng cũng có ít phường

    Tham quyền lạm chức nhiễu nhương dân lành

    Ðể răn những kẻ lộng hành

    Toàn dân khinh bỉ – Sử xanh chê cười

    Chẳng như văn hóa xứ người

    [350] Chủ nô – cổ võ coi người như trâu

    Cấp cao sẵn thế làm giầu

    Ðạp lên đồng loại – tóm thâu lợi quyền

    Và nền Ðạo Việt lại khuyên

    Góp chung Phúc Ðức – lưu truyền nghìn thu

    [355] Sống theo nguyên lý đặc thù

    Tột Cùng Bình Ðẳng – chân tu Con Người


    Việt Bào Phạm Văn Bản


    Không có nhận xét nào