Header Ads

  • Breaking News

    Huấn Ca TIẾT LIÊU

     Nguyên Lý Lập Nước


    Việt Bào Phạm Văn Bản


    16/3/2025



    Tác giả viếng thăm Cố Đô Hoa Lư

    Sau phần Bộ Ba Nền Tảng gồm có Tiên Rồng, Trầu Cau và Chử Đồng của Học Thuyết Tiên Rồng. Sở dĩ được gọi là nền tảng, vì 3 truyền tích đó đã đề ra những nhận diện, hay định nghĩa về con người và cộng đồng xã hội một cách hoàn chỉnh, tổng hợp, toàn diện và đúng thực.


    Tiếp theo là Bộ Bốn Sống Thực gồm có Tiết Liêu (Lập Nước) An Tiêm (Lập làng) Vọng Phu (Lập Gia) Trương Chi (Lập Thân). Và đây là Tuyệt Tác Chính Trị của Tổ Tiên Việt Nam, là Gia Tài Quý Báu mà Tổ Tiên dành để cho Con Cháu Tiên Rồng ngày nay.


    Và đúc kết những nét đặc thù, cũng như khai thác các truyền tích truyền khẩu sẵn có trong lòng dân tộc, chúng ta có được một hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực, được gọi là Sinh Thức Tiên Rồng, tức là hệ thống tư tưởng chỉ đạo sống động và hiện thực. 


    Nhân đây chúng tôi xin tuyên bố rõ ràng rằng, mình chỉ là người Đi Tìm Mùa Xuân Cho Dân Tộc hay đi tìm chân lý để tổ chức Giúp Dân Dựng Nước, nhưng may mắn thay chúng ta tìm gặp gỡ chân lý đang ẩn tàng trong chín câu chuyện truyền thuyết. 


    Nhắc đến tinh thần Tự Lập của Dân Tộc Việt Nam, thì chúng ta không quên (1) Lập Nước như Tiết Liêu (2) Lập Làng như An Tiêm (3) Lập Gia như Vọng Phu và (4) Lập Thân như Trương Chi.


    Sau đây chúng ta tiếp tục đào sâu truyền tích Tiết Liêu tới tận ý nghĩa thâm sâu nhất có thể có. Chúng ta cũng rút tỉa kinh nghiệm về việc Dựng Nước của chàng rồng này, và cũng đừng quên chuyện “tiên nào rồng nấy.”


    Nếu như Chử Ðồng đề ra nguyên tắc phát triển xã hội, thì Tiết Liêu định liệu việc Thịnh Nước An Dân. Vua Cha muốn truyền ngôi, đã hướng dẫn chúng ta đi tìm lễ vật dâng kính Tổ Tiên. 


    Đang khi nhiều văn hóa khác lại cổ vũ bạo lực, điều binh khiển tướng đi chinh phục lân bang, đánh chiếm tài nguyên nước người làm thuộc địa cho mình, và kiếm nhiều thủ cấp của dân láng giềng làm thành tích chiến thắng cho mình, hoặc bắt người về làm nô lệ rồi khoe khoang tài nghệ kinh bang tế thế!.


    Trước hết, Tiết Liêu có tinh thần dân tộc (thờ kính Tổ Tiên), làm con hiếu thảo (đặt gia đình là nền tảng căn bản, là gốc của nước như Trầu Cau), không màng sang giầu nhưng biết lo cho dân (lấy gạo làm căn bản cuộc sống ấm no của dân), có sáng kiến và phát triển kinh tế (gạo nấu cơm để lâu dễ thiu, nhưng làm bánh dày bánh chưng thì để dành trong thời gian dài hơn), lại mang đầy đủ ý nghĩa của đạo Trời đạo Ðất. 


    Xin hỏi, con người như thế không đáng thịnh nước an dân đó sao? Không xứng tầm tổ chức và lãnh đạo chính trị trong thời đại mới?


    Khi các hoàng tử lên đường đi tìm của lễ, thức ăn nước uống vọng ngoại phương xa, thì trái lại Tiết Liêu vì hiếu mà chàng nằm nhà (stay home) lo cho mẹ lâm bịnh dịch Cô Vi. Và bình tâm sáng tạo cho nên Tiết Liêu đã gặp Tổ hiển hiện để chỉ cách cho chàng làm bánh dày bánh chưng, lại mang đủ ý nghĩa Đạo Đức Tiên Rồng của toàn dân.


    Vâng Lời Tổ, Tiết Liêu làm bánh dày bánh chưng là chàng đã đem hết tâm thành, hết tài trí, hết sức lực để thực hiện truyền thống đạo đức siêu việt của dân tộc. Chẳng những Tiết Liêu làm ổn định đời sống người dân, mà còn biết xử dụng quyền lực nhằm bảo đảm và giảm bớt những cách ngăn, những chướng ngại trong cuộc sống chung. 


    Chàng dùng luật lệ giúp mọi người thực sự san sẻ tài năng của cải cho nhau, nhằm thoát nạn bất công hay cách biệt giầu nghèo như bao xã hội hiện hành.


    Dấu chỉ của độc tài thống trị là hận thù chia rẽ, đấu tranh giai cấp, chia dân để trị. Để đạt đến quyền lợi cai trị, nhà cầm quyền làm phân tán đại chúng, làm cho người dân trở thành đơn độc, bơ vơ, lạc lõng không nơi nương tựa. 


    Và khi dân chúng trở thành con số đơn độc như an sinh xã hội, thì lúc đó quyền lực thống trị dễ bề thao túng áp bức và chiếm đoạt tài sản quốc gia mà dành đặc quyền đặc lợi cho kẻ cầm quyền cai trị.


    Tiết Liêu cũng xử dụng quyền lực, tuy có thể gây phiền toái cho số người, nhưng cần thiết để bảo đảm cuộc sống chung, giúp mọi người thừa hưởng lợi ích, tạo cuộc sống chung, cộng đồng đồng tiến trong một Xã Hội Đồng Bào. Và từ đó toàn dân kết thành một khối đồng nhất, đồng thuận với chính quyền để tạo dựng nếp sống hương vị, dinh dưỡng, tồn tại lâu đời.


    Cái tài của Tiết Liêu, của người làm việc nước là “Tài biết tin tưởng vào dân nước, Tài giúp dân sống thực truyền thống dân tộc, Tài thấu hiểu nhu cầu thực tế của dân, Tài cải tiến cuộc sống người dân.


    Trong hoạt động phục vụ dân mước, với 4 tài năng, thì tài cải tiến cuộc sống người dân là công tác thực tiễn và đa đoan.


    Tiết Liêu chẳng những nấu xôi chín, tức là làm cho cuộc sống người dân đầy đủ đúng mức, mà cố gắng quết giã cho tất cả trộn lẫn vào nhau, và xôi quánh lại một khối thơm ngon. Nghĩa là chúng ta dùng quyền lực làm cho mọi người cùng nhau chia sẻ tài năng và của cải, giúp đỡ đùm bọc nhau trong đời sống Tiên Rồng, ở thời bình cũng như thời loạn của xã hội nhân bản mà người viết đúc kết thành bài thơ lục bát như sau:


    Thứ tư: Tình Nước sáng tươi

    Tiết Liêu – bài học Con Người An Dân

    Làng giầu nước đẹp phải cần

    [360] Mẫu người tài đức giúp dân thái hòa

    Vua Hùng – thánh chỉ ban ra

    Cúng dâng lễ vật thì là truyền ngôi

    Và rồi khắp chốn xa xôi

    Ðã bao hoàng tử nổi trôi đi tìm

    [365] Tiết Liêu vốn tính lặng im

    Suốt ngày quanh quẩn chẳng tìm đâu xa

    Một hôm chàng gặp Cụ Gìa

    Dạy làm kiểu bánh đậm đà hương say

    Bánh chưng cùng với bánh dày

    [370] Chế từ lúa gạo – thường ngày nuôi dân

    Rồi chàng luyện tập chuyên cần

    Dâng lên của lễ – xứng phần làm vua

    Từ đây lễ tết đầu mùa

    Dày Chưng – là bánh tiến đưa bàn thờ

    [375] Có ai đã mấy khi ngờ

    Việc vua việc nước – cần nhờ sứ nhân

    Nước ngoài – văn hóa chỉ cần

    Mẫu người cai trị thông phần dụng binh

    Giết người cướp của mặc tình

    [380] Miễn tranh vương gỉa – điển hình sử xanh

    Nhưng nền Ðạo Việt tinh anh

    Phải tìm lễ vật – mới dành ngôi vua

    Khởi công bài học thi đua

    Nhờ ơn Tộc Tổ – làm vua phải cần

    [385] Mang ra giáo hóa toàn dân

    Tri ân thủ nghĩa – góp phần dựng xây

    Non sông trăm họ xum vầy

    Cùng nhau ăn qủa – nhớ cây người trồng

    Vẫn theo tiêu chuẩn nghĩa công

    [390] Ông bà nhắc chuyện Tiên Rồng với câu

    Long Quân Thánh Tổ – nhiệm mầu

    Khi cần thì gọi – nơi đâu cũng về!

    Bao phen linh ứng lời thề

    Tổ là Hồn Nước – cận kề với dân

    [395] Ðã bao hoàng tử vong thân

    Ðua nhau vọng ngoại – tảo tần phương xa

    Quên luôn báu vật quê nhà

    An Dân Thịnh Nước – mới là xứng ngôi

    Cần chi những của xa xôi

    [400] Gây ra mâu thuẫn – vua tôi trị vì

    Nhưng đây truyền thuyết lại ghi

    Tài tìm lễ vật – những gì An Dân

    Tiết Liêu vận dụng toàn phần

    Tâm Tuệ – tìm vật giúp dân hưởng nhờ

    [405] Thức ăn từ gạo đơn sơ

    Thêm tài cải tiến – nào ngờ thơm ngon

    Làm theo hình thể vuông tròn

    Bảo Bình – hàm ý sống còn trong tên

    Tuyệt thay chiếc bánh chưng rền

    [410] Lá xanh gạo trắng – nói lên thanh bình

    Ta nhìn tấm bánh xinh xinh

    Bên trong gói ghém bao tình quân dân

    Muối tiêu đường đậu thịt nhân

    Ngọt bùi cay đắng – chia phần sẻ san

    [415] Dựng nên cảnh sống thịnh an

    Mọi người cùng hưởng – chứa chan công bằng

    Cũng trong buổi hội hoa đăng

    Bánh Dày nhuần nhuyễn – xin rằng chớ quên

    Thời suy – loạn lạc nổi lên

    [420] Cứu nguy xã tắc – đạn tên không sờn

    Sứ Nhân nặng nợ công ơn

    Trước là Sống Thực – biết nhơn biết mình

    Hai là Hồn Nước quang vinh

    Cầu xin Tộc Tổ thương tình giúp cho

    [425] Ba là Lột Xác nguyên do

    Gĩa từ cái cũ – ta lo sửa trì

    Dân Thân – điều chót nhớ ghi

    Anh em cộng tác – xá gì gian lao

    Là con cháu Việt tự hào

    [430] Thực thi truyền thống đề cao Tiên Rồng

    Tiết Liêu gương sáng khởi công

    Sống theo Hồn Nước – hoà đồng toàn dân

    Quyết tâm lột xác dấn thân

    Dân an nước thịnh – tỏ phần tài năng

    [435] Truyền thuyết Tổ đã dạy rằng

    Phải luôn cải tiến – phát tăng nhu cầu

    Ðưa ra quốc sách khởi đầu

    Cộng theo cơ chế – nghèo giầu thích nghi

    Cố công tìm kiếm những gì

    [440] Giúp dân sống thực – chớ vì quyền uy

    Làm vua – tuân giữ nội quy

    Thực hành Lời Tổ – cứu nguy dân lành

    Lợi dân ích nước – hoàn thành

    Cộng đồng hạnh phúc – sáng danh Tiên Rồng

    [445] Trong bài Dựng Nước Chữ Ðồng

    Phúc thay! Toàn thể thưởng công Về Trời

    Có Làng – Có Nước xây đời

    Tiết Liêu hướng dẫn những lời An Dân

    Căn cơ Việc Nước tạo phần

    [450] Quê hương thịnh vượng toàn dân huy hoàng

    Hiệp theo thực thể rõ ràng

    Việc Làng – phát triển nơi chàng An Tiêm

    Biểu trưng dưa hấu uy nghiêm

    Biến vùng sỏi đá thành niềm ước mong

    [455] Tổ Tiên muốn nói chữ Song

    Tiên Rồng Song Hiệp – như trong từng bài

    Tiết Liêu – Rồng lại trổ tài

    Làm phần biến hóa – giúp Ngài gặp Tiên

    Lời khuyên của Tổ gắn liền

    [460] Trường Tồn – nền tảng nơi Tiên đây rồi

    Hai phần hoàn chỉnh – truyền ngôi

    Tạo ra hiệp nhất một đôi song toàn

    Ðạo Làm Vua – Ðạo Làm Quan

    Sống Tiên – Việc Nước hòa chan hai đàng

    [465] Sống Rồng – nền tảng Việc Làng

    Nước Làng Song Hiệp – vẻ vang giống dòng

    Tiết Liêu – gói ghém bên trong

    Công ơn Thánh Tổ – ghi lòng cháu con

    Tình người tình nước – sắt son

    [470] Thực thi nguyện vọng sống còn nước dân

    Chưng Dày – biểu tượng minh phân

    Thanh bình – loạn lạc, điều cần giải nguy

    Giúp dân sống thực gẫm suy

    Mẫu Người Lãnh Ðạo ẩn quy trong bài

    [475] Nơi đây nói đến chữ tài

    Cái tài thịnh nước – cùng tài an dân


    Việt Bào Phạm Văn Bản


    Không có nhận xét nào