Header Ads

  • Breaking News

    Hội Thảo Y Tế, Giáo Dục và Nữ Quyền: 50 Năm Qua

    (Healthcare, Education and Women Rights: The Last 50 Years)

    Song ngữ Việt Anh

    NGÀY 12 THÁNG 4 NĂM 2025

    Trung Tâm và Viện Lưu Trữ Việt Nam tại Đại Học Texas Tech 

    HỆ THỐNG Y TẾ Ở VIỆT NAM

    Diễn giả: BS. Nguyễn Như Phúc, Y Sĩ Trung Úy, đơn vị Trường Quân Y, Quân Lực VNCH

    Kính chào quý vị,

    "Sức khỏe và Hạnh phúc" là một trong những mục-tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, nhằm bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc cho mọi người, ở mọi lứa tuổi. Việt Nam đã thực hiện một số nỗ lực nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, nhưng còn nhiều khiếm khuyết quan trọng:

    1.    Bệnh không lây nhiễm (NCDs): Bao gồm cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, bệnh phổi mãn tính và ung thư – đang ngày càng phổ biến và chiếm đến 73% tổng số ca tử vong hằng năm tại Việt Nam. Nguyên nhân chính bao gồm thói quen ăn uống không lành mạnh (quá nhiều muối, đường, chất béo và rượu), thiếu vận động thể chất, và lối sống có hại như hút thuốc và lạm dụng chất kích thích. Quá trình đô thị hóa nhanh chóng cũng góp phần vào tình trạng này khi nhiều người chuyển sang công việc ít vận động và tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn vì tiện lợi. Để đối phó, Việt Nam cần đẩy mạnh giáo dục sức khỏe cộng đồng, triển khai các chiến dịch quốc gia về lối sống lành mạnh, và tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế dự phòng. Việc xây dựng cơ sở thể thao công cộng, phát triển các chương trình phúc lợi cộng đồng, và giảm hút thuốc và rượu bia phải được ưu tiên.

    Lạm dụng chất kích thích: Rượu và heroin vẫn phổ biến tại các thành phố, trường học và cộng đồng. Tỷ lệ sử dụng ma túy trong giới trẻ tăng nhanh, thường gắn liền với các vấn đề sức khỏe tâm thần, nghèo đói và thiếu cơ hội giáo dục. Áp lực từ bạn bè và sự cô lập xã hội cũng là nguyên nhân đáng lo ngại. Lạm dụng chất gây nghiện kéo theo hàng loạt hệ lụy tiêu cực như tội phạm, tan vỡ gia đình và thất nghiệp. Các trung tâm cai nghiện tại Việt Nam thường quá tải, thiếu kinh phí, và thiếu chương trình tái hòa nhập hiệu quả. Các kế hoạch hành động về phòng chống ma túy còn mang tính hình thức, thiếu khả năng thực thi. Việt Nam cần triển khai các chương trình can thiệp dựa trên bằng chứng, củng cố phục hồi chức năng tại cộng đồng, và hợp tác với các tổ chức quốc tế để nâng cao năng lực cho đội ngũ y tế chuyên về nghiện.

    3.    Sức khỏe tâm thần: Chăm sóc sức khỏe tâm thần vẫn bị xem nhẹ nghiêm trọng do định kiến xã hội và thiếu chính sách quy mô lớn từ nhà cầm quyền để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình. Theo UNICEF (tháng 11/2023), cứ 5 thanh thiếu niên Việt Nam thì có 1 em gặp vấn đề tâm lý, nhưng chỉ 8,4% tiếp cận được dịch vụ tư vấn hay hỗ trợ cần thiết. Chỉ 5,1% phụ huynh nhận biết con mình cần hỗ trợ tâm lý. Việc thiếu chuyên gia sức khỏe tâm thần, đặc biệt ở nông thôn, khiến nhiều cộng đồng không có một chuyên viên tâm lý nào. Tỷ lệ tự tử trong giới trẻ tăng lên những năm gần đây, nhưng chiến dịch nâng cao nhận thức còn rất ít ỏi. Việt Nam cần đào tạo thêm chuyên gia tâm lý, thiết lập phòng khám tâm thần tại trường học và cộng đồng, đồng thời xóa bỏ kỳ thị thông qua các chương trình truyền thông công cộng.

    4.    Chăm sóc người cao tuổi: Dân số Việt Nam đang lão hóa nhanh chóng, trong khi dịch vụ y tế cho người cao tuổi và chăm sóc cho bệnh mãn tính vẫn chưa đáp ứng đủ. Nhiều cụ già, nhất là ở nông thôn, không được tiếp cận với chăm sóc lão khoa và phải phụ thuộc vào người thân. Các chương trình hỗ trợ của nhà cầm quyền còn thiếu và không hiệu quả, trong khi nhiều người cao tuổi sống dưới mức nghèo, không đủ khả năng chi trả thuốc men. Việt Nam cần xây dựng hệ thống chăm sóc người già toàn diện, mở rộng tiếp cận thuốc giá rẻ, và phát triển dịch vụ chăm sóc tại nhà.

    5.    Ô nhiễm môi trường: Ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu gây rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe. Ô nhiễm nguồn nước xuất phát từ chất thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp. Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long làm ô nhiễm nguồn nước ngọt ở miền Nam. Ngoài ra, các chất độc như chì, thủy ngân, cadimi và nhiều chất ô nhiễm khác gia tăng rủi ro sức khỏe môi trường. Tại đô thị, mức độ bụi mịn (PM2.5) cao gây ra nhiều bệnh hô hấp, nhất là với trẻ em và người già. Việt Nam cần thực thi nghiêm ngặt hơn các quy định môi trường, đầu tư vào hạ tầng nước sạch, và tổ chức chiến dịch nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường.

    6.    Bất bình đẳng trong chăm sóc y tế: Dù đã có cải thiện, nhưng sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp xã hội vẫn rất rõ rệt. Vùng sâu vùng xa thiếu nhân lực y tế, cơ sở vật chất, và thuốc thiết yếu. Trong khi đó, thành phố có bệnh viện hiện đại hơn và đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đa dạng hơn. Điều này cũng thể hiện rõ qua tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh cao hơn tại các vùng xa. Nhà cầm quyền cần có chính sách phân bổ y tế công bằng, phát triển phòng khám lưu động và khuyến khích bác sĩ phục vụ tại nông thôn. Đồng thời, phát triển y tế từ xa để giúp bệnh nhân ở vùng khó khăn được tư vấn và theo dõi sức khỏe kịp thời.

    7.    Tham nhũng trong ngành y: Tham nhũng là vấn đề tồn tại lâu dài và làm suy giảm niềm tin của người dân:

       Lạm dụng quyền lực: Một số quan chức y tế trục lợi từ vị trí của mình qua hối lộ.

       Hối lộ từ bệnh nhân: Có tình trạng bác sĩ và y tá yêu cầu chi tiền "lót tay" để được khám chữa nhanh và tốt hơn.

       Gian lận mua sắm: Các công ty dược phẩm và thiết bị y tế thông đồng nâng giá, gây thất thoát nghiêm trọng cho ngân sách y tế.

       Mất lòng tin: Tham nhũng không chỉ làm cạn kiệt tài chính công mà còn khiến người dân mất lòng tin, phải tìm đến phòng khám tư, dù không đủ khả năng chi trả.

    Kính thưa quý vị,

    Sức khỏe tinh thần cũng chính là quyền con người.

    Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam hiện vẫn tồi tệ trên hầu hết mọi khía cạnh. Đảng Cộng sản duy trì độc quyền chính trị và đàn áp mọi thách thức đối với quyền lực của mình. Các quyền căn bản như tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa, lập hội và tôn giáo đều bị kiểm soát nghiêm ngặt. Các blogger và nhà hoạt động nhân quyền thường bị công an sách nhiễu, cấm xuất cảnh, bắt giữ tùy tiện và biệt giam. Nông dân và người dân bị cưỡng chế đất đai mà không được bồi thường thỏa đáng. Người lao động bị cấm thành lập công đoàn độc lập. Công an thường xuyên sử dụng tra tấn và đánh đập để ép cung. Hệ thống tư pháp, bao gồm cả tòa án, thiếu độc lập và thường tuyên án nặng nề đối với những người bất đồng chính kiến dựa trên các cáo buộc mơ hồ về an ninh quốc gia.

    Sức khỏe của một quốc gia không chỉ thể hiện qua thể chất mà còn qua mức độ tự do và nhân quyền. Muốn cải thiện y tế công cộng tại Việt Nam, không chỉ cần đầu tư vào hạ tầng y tế mà còn cần bảo vệ nhân phẩm và công lý. Khi người dân có thể cất tiếng nói mà không sợ hãi, có thể tìm kiếm hỗ trợ khi cần, và sống trong cộng đồng không có bạo lực hay đàn áp – thì đó mới là nền tảng cho một xã hội khỏe mạnh và phát triển.

    Xin trân trọng cảm ơn quý vị đã lắng nghe.

    Healthcare System in Vietnam

    Ladies and Gentlemen,

    "Health and Happiness" is one of the United Nations' Sustainable Development Goals, aimed at ensuring healthy lives and promoting well-being for people of all ages. While Vietnam has made some efforts to improve public health, significant shortcomings remain:

    Non-communicable diseases (NCDs): These include high blood pressure, cardiovascular diseases, diabetes, chronic lung diseases, and cancer, which are becoming more prevalent and account for 73% of annual deaths in Vietnam. The primary causes include unhealthy eating habits (excessive salt, sugar, fats, and alcohol), lack of physical activity, and unhealthy lifestyles, such as smoking and substance abuse. Rapid urbanization has also contributed to this trend, as more people shift to sedentary jobs and unhealthy diets due to convenience foods. Addressing this issue requires comprehensive public health education, national campaigns promoting healthier lifestyles, and improved access to preventive healthcare services. Public fitness facilities, community wellness programs, and initiatives to reduce smoking and alcohol consumption must be prioritized to combat this growing crisis.

    Substance abuse: Alcohol and heroin remain prevalent across cities, schools, and communities. Youth have shown a rapid increase in drug use, often linked to mental health issues, poverty, and lack of educational opportunities. Peer pressure and social marginalization also contribute to this concerning trend. Substance abuse leads to a ripple effect of negative consequences, including crime, family disintegration, and unemployment. Rehabilitation centers in Vietnam are often overcrowded and underfunded, lacking effective reintegration programs. Moreover, action plans and preventive measures against drug abuse often remain superficial, not actionable. To address this issue, Vietnam must adopt evidence-based drug intervention programs, strengthen community-based rehabilitation, and collaborate with international organizations to enhance training for healthcare workers dealing with addiction.

    Mental health: Mental health care remains grossly neglected due to societal stigma and the government's lack of large-scale plans to support patients and their families. According to UNICEF in November 2023, 1 in 5 Vietnamese adolescents face mental health challenges, yet only 8.4% have access to necessary counseling or support services. Moreover, only 5.1% of parents recognize their children’s need for mental health support. The scarcity of mental health professionals, especially in rural areas, exacerbates the issue, with many communities lacking even a single licensed psychologist. Suicide rates among youth have increased in recent years, yet mental health awareness campaigns remain minimal. There is an urgent need to train more mental health professionals, establish mental health clinics in schools and local communities, and destigmatize mental illness through public education campaigns.

    Elder care: Vietnam’s population is aging rapidly, yet services for chronic disease management and healthcare support for the elderly remain inadequate. Many seniors, particularly in rural areas, lack access to geriatric care and depend on family members for medical support. Government support programs are insufficient, and many older adults live below the poverty line, unable to afford necessary treatments. Establishing comprehensive elderly care programs, expanding access to affordable medication, and developing home-care services can help address this growing issue.

    Environmental concerns: Air pollution and climate change pose significant health risks. Water pollution results from untreated industrial waste, residential waste, and agricultural chemicals. Salinity intrusion in the Mekong Delta contaminates freshwater supplies across southern Vietnam. Additionally, pollutants like lead, mercury, cadmium, and other toxins exacerbate environmental health threats. In urban areas, the high levels of fine particulate matter (PM2.5) contribute to an increase in respiratory diseases, particularly in children and the elderly. Addressing these environmental issues requires stricter enforcement of environmental regulations, investment in clean water infrastructure, and public awareness initiatives on waste management.

    Healthcare disparities: Despite some improvements, there remains a significant gap in healthcare services between urban and rural areas, as well as across different socio-economic groups. Rural areas often lack access to qualified medical professionals, modern facilities, and essential medications. In contrast, urban areas have better-equipped hospitals and a broader range of specialists. This disparity is also evident in maternal and infant mortality rates, which remain higher in remote regions. Government policies must focus on equitable distribution of healthcare resources, mobile clinics, and incentives to attract doctors to rural areas. Additionally, telemedicine services could help bridge the gap by providing remote consultations and follow-ups for patients in underserved areas.

    Corruption in the healthcare sector: Corruption remains a long-standing issue that undermines public trust in the system:

    Abuse of power: Some healthcare officials exploit their positions for bribery and personal gain.

    Patient bribery: There are accusations of doctors and nurses requesting "under-the-table" payments from patients in exchange for timely or better-quality care.

    Procurement fraud: Pharmaceutical and medical equipment companies have been implicated in bid rigging and inflating prices, diverting essential funds from critical services.

    Public distrust: Corruption in the healthcare sector not only strains public finances but also erodes confidence in public health services. Patients often turn to private clinics, even if they cannot afford it, due to the lack of trust in public hospitals.

    Ladies and Gentlemen,

    Psychological well-being also encompasses human rights.

    Vietnam’s human rights record remains dire in nearly every respect. The Communist Party maintains a political monopoly, suppressing any challenges to its authority. Fundamental rights such as freedom of expression, peaceful assembly, association, and religion are severely restricted. Bloggers and human rights activists are subjected to police harassment, travel bans, arbitrary arrests, and solitary confinement. Farmers and citizens lose their land for development projects without fair compensation, and workers are forbidden from forming independent unions. Police frequently use torture and beatings to coerce confessions. The criminal justice system, including courts, lacks independence, often imposing long prison sentences on dissidents and civil society activists based on fabricated national security charges.

    A nation’s health extends beyond physical well-being—it also reflects the state of its freedoms and human rights. Strengthening public health in Vietnam requires not only investments in medical infrastructure but also upholding human dignity and justice. Ensuring that people can speak out without fear, seek assistance when needed, and live in communities free from violence and coercion is central to creating a healthy and thriving society.

    Thank you for your attention.


    Không có nhận xét nào