Header Ads

  • Breaking News

    Nói rồi, lại nói thêm về thuế

    Hao Duc Nguyen

    03/4/2025

    Tôi viết bài về thuế nhiều rồi. Và cũng thừa biết, dữ liệu thì muôn trùng. Thành ra, gặp cái đứa mà thích đâm thọt như đám phóng viên ở toà bạch ốc thì chúng có để lý lẽ để chọt vào. 

    Tôi không cầu xin anh chị nhớ hết, chỉ xin lưu ý mấy điểm sau: 

    1. KHÔNG AI MUỐN ĐÁNH THUẾ. Nhưng thuế quan là công cụ để các nước thể hiện sức mạnh kinh tế. Yếu hay mạnh cũng từ đó mà ra.

    2. Đánh thuế là 1 chuyện, nhưng thường các nước điều đình cùng nhau để tránh đòn trực tiếp. Nên, áp thuế là 1 chuyện, thực hành vào thực tế lâu mau, thay đổi ra sao hay bỏ ... thì hai bên sẽ điều đình. 

    3. Đòn nhắm trực tiếp là vào hàng hoá TQ và những quốc gia thù địch. 

    4. Bày tỏ lập trường của chính phủ Mỹ về kinh tế để các nước có sự điều chỉnh cho phù hợp với sự mong đợi của Mỹ. 

    5. Giúp đưa nền kinh tế của Mỹ về chính quốc như trước đây họ đã từng. 

    Ok, sau 5 điều trên, giờ tôi lấy ví dụ như chuyện anh kia nói VNexpress đăng Mỹ đánh thuế vào cái đảo KHÔNG NGƯỜI. Tôi đưa chi tiết, anh chị em phán đoán nghe. Bài trên báo VN lấy từ CNN và tờ Guardian của Anh. 

    Họ nói chỉ có chim cánh cụt và hải cầu, mà năm 2022, họ xuất sang Mỹ 1,4 triệu đồ điện tử và máy móc.

    Chưa hết, chi tiết này mới lưu ý nè: "Dữ liệu trong 5 năm trước đó cho thấy xuất khẩu từ quần đảo này sang Mỹ dao động từ 15.000 USD đến 325.000 USD mỗi năm" (hết trích)

    Từ 15k - 325k, tăng lên 1,4 triệu... Có cái gì đó sai sai ở đây. Như vậy, đảo này phải có 1 nền kinh tế chứ không phải không người. Và ai sản xuất? Trung Quốc. Họ đầu tư vào đây để tránh thuế. Giờ thấy vấn đề chưa? 

    Quanh Úc, ta thấy 4 đảo trực thuộc: Đảo Cocos (Keeling), Đảo Giáng Sinh, đảo Norfork và đảo bị đánh thuế 10% đang nói không có người ở: đảo Heard và McDonald. Trong đó, đảo Norfork bị đánh thuế nặng nhất là 29%. Nếu đảo Heard và đảo McDonald không có người và không có sản xuất, chứng tỏ, người Trung Quốc đã dùng chúng như trạm trung chuyển xuất hàng sang Mỹ như đối với VN và Australia không hề biết. Như lời thủ tướng Úc Anthony Abanese phát biểu hôm thứ 5: Không còn nơi nào là an toàn. Việc đánh thuế không sót 1 vùng đất nào tránh cho kẻ thù việc dịch chuyển việc sản xuất hay hàng hoá xuất khẩu từ 1 nơi thuế cao sang 1 địa điểm an toàn hơn để tránh thuế. Tránh đêm dài lắm mộng. Đồng thời khiến chính phủ Úc phải lưu ý đến những nơi có thể bị TQ lợi dụng để làm bàn đạp mà đánh phá Mỹ về kinh tế. 

    Úc, như Canada hiện nay, đã bị các anh ba Tàu nắm thóp, và nền kinh tế của họ đã bị lũng đoạn bởi 1 thế giới ngầm từ Bắc Kinh. Việc Mỹ đánh thuế lên 180 nước chứng tỏ, Mỹ họ biết bàn tay bạch tuột của Trung Quốc đang vươn bàn tay mình đi rất xa. Nếu thâm thủng mậu dịch năm tới giảm ở 1 nước nào, hay vùng nào, chứng tỏ, cái vòi bạch tuột kia đã bị tia laser đốt trúng mà phải thụt lùi lại. Chờ xem. Kịch còn dài. 

    Tôi nói rõ, là tiền thuế thì nước nhập khẩu trả, và nó ảnh hưởng đến giá cả người tiêu dùng. Nhưng nó sẽ không kéo dài được lâu. Mỹ họ biết cách đánh thuế nhẹ mặt hàng nào họ có thể bị ảnh hưởng cho đến khi trong nước có thể sản xuất được thì lúc đó thuế sẽ tăng để hàng trong nước bán được. Còn mặt hàng nào còn tồn kho và đủ dùng, thì không ngần ngại tăng thuế ngay lúc này để tiền đầu tư chảy về Mỹ. Đối với Việt Nam, danh sách mặt hàng bị thuế và % ra sao sẽ được bàn định ngày mai. Dĩ nhiên, hàng xa sỉ như giày dép, đồ điện tử sẽ gánh thuế đầu tiên. Còn hàng ăn uống thì chưa. Các nhà điều đình Mỹ họ biết người Châu Á cần gì và có thể phản ứng ra sao nếu giá tăng, nên họ sẽ mềm dẻo về mặt hàng hoá. 

    Có nhiều người nói hàng sản xuất với công nhân giá rẻ thì bán hàng sẽ rẻ. Cái này đúng và ... còn thiếu. Rẻ thì rẻ thật, nhưng các khâu từ chi phí vận hàng, chuyên chở, chi phí hành chánh, điều đình các hợp đồng và thuế Mỹ đánh lên sẽ khiến sản phẩm có giá không thấp hơn sản xuất tại Mỹ là bao nhiêu, có khi chi phí extra này chiếm đến 40% tổng chi phí hàng hoá. Mua hàng từ Mỹ ở giá không chênh lệch giúp người tiêu dùng không có sốc ... giá. Bù lại, họ được dùng hàng sản xuất trong nước. Có bảo hành và bền hơn. 

    Cái nguy hại của việc chúng ta phải chơi trò áp thuế đi từ WTO, một tổ chức có tiền thân từ tổ chức GATT, có trụ sở tại Thuỵ Sĩ và đưọc thành lập từ năm 1947. Mỹ với nguyên tắc giúp cần câu hơn con cá, đã có rất nhiều nhượng bộ để các nước có thể xuất hàng vào Mỹ mà không bị đánh thuế nặng. Đổi lại, người dân Mỹ được xử dụng đa dạng các sản phẩm và mua rẻ những mặt hàng mà họ yêu thích. 

    Nhưng đến khi WTO ra đời vào năm 1995, thì càng lúc, các nước có nền kinh tế đang phát triển, nhất là TQ, đã khôn lõi khi chen ngang vào ăn phần trong cái thị phần ở đất nước có số dân thích vung tiền quá trán không cần quan tâm đến ngày mai thế nào này. Cái câu cửa miệng: Ở Mỹ mà... Làm nhiều người mua sắm bất chấp và mạnh tay chi tiêu dù sản phẩm không phải là thứ tối cần thiết trong nhà. Việc giảm thuế cho cư dân có thu nhập dưới 150K, là để người tiêu dùng có thể ít suy nghĩ khi mua 1 sản phẩm từ Mỹ, hơn là từ Trung Quốc, cũng là 1 cách mà chính phủ ông Trump nghĩ đến. Nên nói, các chính sách phải được phối hợp đồng bộ và sự liên kết của nhiều thành phần. Một gia đình cũng vậy thôi, chồng xây vợ đắp, con phụ vào. Không có chuyện chồng làm, vợ phá, con tiêu hoang được. 

    Việc áp thuế lần này cần phải có thời gian để đánh giá lợi hại và đưa ra các điều chỉnh. Các phái đoàn các nước đang trên đường đến Mỹ để đàm phán với cơ quan công quyền Mỹ để tránh 1 cuộc đối đầu trực diện mà sẽ đi vào hiệu lực trong vài ngày tới. 

    Hãy cho chính phủ thời gian. Việc họ làm, không nên chỉ biết chỉ trích. Chúng ta không thay đổi cục diện, và chúng ta không có đủ tầm để hiểu hết để phán xét. Dĩ nhiên, chúng ta không phải là người quyết định chính sách kinh tế đất nước này. Đừng đóng vai trò của nhà nước rồi nói chuyện lung tung phản đối này nọ.

    Đừng dại gì mang lòng u uẩn, tức tối, khẩu nghiệp.... Để hơi sức mà lo cho gia đình thì tốt hơn. 

    Chỉ thêm vài lời: Mình lo cho ai, giúp ai, nghĩ cho ai... thì từ nay giảm lại. Khi không còn lợi ích để lợi dụng thì chính chúng ta cũng sẽ như Mỹ ngày nay vậy thôi. 

    Lời thật lòng mà khó nghe. Xin hãy nghe. 

    Chết vì miếng ăn là 1 cái chết hết sức nhăn răng...

    PS: Hình chụp bác Biden khi công bố áp thuế lên các nước. Cả quốc hội im phăng phắc lắng nghe. Các chuyên gia kinh tế ca ngợi xem đây là đòn bẩy để giúp nền kinh tế Mỹ cất cánh. Cũng không thấy ai phản đối này nọ. 

    Còn lần này thì ...

    https://www.facebook.com/groups/1228631977824628/user/100008302940107


    Một bài viết hay, mời đọc.

    Hao Duc Nguyen   

    CHUYỆN MỸ ĐÁNH THUẾ NGƯỜI TA

    Sáng nay, tôi thức giấc, lướt sơ tin thấy thầy dùi khắp tứ phương 8 hương tung drama thuế Mỹ đánh vào các nước. Họ dùng từ vỹ cuồng để ám chỉ ông Trump, ý nói ông khua gậy lung tung như thằng điên làm ai cũng sợ. 

    Ông Trump vận động tranh cử nói sao, giờ ông thực hiện hết. Họ nghe ông nhắc hàng trăm lần, không ai ý kiến gì, giờ thì hoảng lên vì không ngờ là ông làm thật chứ không phải nói cho vui miệng, chửi lung tung như thể hôm nay đánh thuế xong, thì mai nửa thế giới lăn đùng cho chết vì đói vậy. 

    Tôi viết bài này, căn bản thôi, tổng kết các ý trong nhiều bài về chuyện thuế.

    1. Thuế đánh vào nước nào, thì sản phẩm nước đó vào Mỹ sẽ bị đánh thuế tại cửa khẩu và chính phủ thu. Số tiền này chảy vào NGÂN KHỐ để trả NỢ. Khi độc lập xong. Mỹ nợ Pháp 18 triệu đồng Livres, khoảng 2,3 triệu đô. Nhưng đây chỉ là con số nhỏ, tổng số nợ từ các nước là 37 triệu thời giá đó. Để trả nợ, Mỹ lập bộ ngân khố năm 1789, đứng đầu là Hamilton, người có hình trên đồng 10 đô. Và Mỹ trả dứt nợ Pháp năm 1795. 

    Sau 1945, Mỹ do cuộc khủng hoảng trước đó, giúp đồng minh, tái thiết Châu Âu, xoá nợ các nước... nên tiền nợ càng lúc càng tăng. Hiện nay, với số nợ đang mang Mỹ trả 1000 tỉ trong 100 ngày, tức 1 ngày trả 10 tỉ, chiếm 121% GDP của Mỹ, tức Mỹ kiếm 100 tỉ, thì trả nợ 121 tỉ. Con số này ở Châu Âu là 35,7%, Trung Quốc 92%, Nga là 15,7% và Nhật là 252%. 

    2. Chúng ta không có vấn đề về kiếm tiền, chúng ta có vấn đề về chi tiền. Hiện nay, trong số hàng trăm nước nợ Mỹ, chỉ có Phần Lan là trả hết. Họ mượn năm 1911, và trả năm 1939. Trước khi dẹp USAID, chúng ta viện trợ cho 176 nước với số tiền chiếm 70% tổng số viện trợ toàn cầu. Chỉ cho 1 con số để dễ hiểu. Tổng số viện trợ của Mexico giành cho các nước từ năm 1962 đến 2022 chỉ chiếm khoảng ... MỘT tháng tiền Mỹ viện trợ, khoảng trên 200 triệu. Và USDAI chỉ là 1 trong số các cơ quan giúp cả thế giới thôi. Ở Mỹ có gần 1500 cơ quan để giúp tất cả thế giới. 

    3. Từ sau thế chiến 2, để giúp đồng minh phục hồi nền kinh tế và tái xây dựng hạ tầng cơ sở bị tàn phá, ví dụ Nhật 65% nhà cửa bị tàn phá, Mỹ áp dụng thuế quan rẻ. Suốt từ năm 1945 đến nay (80 năm), hàng hoá vào Mỹ chịu mức thuế từ 2 - 2,5%, trừ 1 số quốc gia như Trung Quốc một số mặt hàng bị đánh thuế 10-15%. Trong khi hàng Mỹ đi các nước bị đánh thuế bao nhiêu tuỳ thích. Khiến hàng hoá Mỹ khó cạnh tranh vì đắt đỏ và hàng giá rẻ của các nước, nhất là từ Châu Á, nhiều nhất là TQ, tràn ngập thị trường Mỹ. 

    Tôi cho Canada là ví dụ:

    Thuế trên sữa 270%

    245% trên mặt hàng cheese

    298% trên bơ (bơ đóng gói, không phải trái bơ. Bơ Mỹ mua từ Mexico)

    238% trên thịt gà và các sản phẩm thịt gà

    69, 9% trên các loại xúc xích

    57, 8% trên các loại hạt (nhiều nhất là trên hạt để dùng làm cereal)

    26, 5 % trên các loại thịt (heo, bò)

    25% trên xe Mỹ bán vào Canada

    45% trên các loại sản phẩm HVAC (tức các loại máy như máy lạnh, heater, máy làm ẩm, máy hút nước, máy lọc không khí...)

    35% trên máy hút bụi

    35% trên các loại cáp

    45% trên TV

    25% trên sắt

    45% trên các loại alumium (nhôm)

    48% trên đồng

    4. Dựa vào mức thuế quan ưu đãi Mỹ giành cho đồng minh, Trung Quốc đã lợi dụng kẻ hở để đặt hàng nghìn nhà máy ở các nước có thuế quan vào Mỹ thấp và tuồn hàng vào Mỹ. Đây chính là trọng tâm tại sao Mỹ đánh thuế. Năm xưa, Anh họ nương theo sông Dương Tử đánh Bắc Kinh rồi điều đình lấy HK. Hòn đào này chỉ có hơn 2 ngàn dân chài đánh cá. Khi thực dân Anh tiếp quản Hồng Kông sau cuộc chiến á phiện lần 1 năm 1841, dân số lên chừng 7,450 ngàn. Năm 1865, lên 125,504. Năm 1914, lên 460 ngàn. 1941, lên 1,4 triệu. Với chỉ chừng này con người, HK đã lũng đoạn cả hoa lục với 600 triệu dân vì nó chứa trong mình tất cả băng nhóm tội phạm, buôn lậu, mại dâm, và tuồn ma tuý vào bán ở lục địa. Đa số là người Anh và Mỹ. Bà mẹ ông tổng thống Roosevelt ngày còn trẻ cũng là người cùng gia đình qua HK buôn ma tuý. 

    Nên giờ Trung Quốc muốn trả thù. Bắc Kinh biến các nước lân bang họ lẫn lân bang Mỹ như Canada, Mexico ... thành những tiểu HK để đưa hàng vào Mỹ để tránh thuế và mượn dao giết người. Với 1 kg Fentanyl, nó có thể làm suy kiệt 2500 gia đình. Đây không phải là chuyện mới mẻ gì. Tôi quen biết 1 vài anh chị buôn hàng này từ những năm 1990s, và đa số cò con đem hàng vào Mỹ là người Canada, da trắng. Được thuê mướn bởi các băng nhóm tội phạm từ HK, Thượng Hải ... cầm đầu. 

    Nhìn vào bản thuế, nước nào bị đánh càng cao là nước đó có bàn tay Bắc Kinh nhúng vào. 

    5. Việc đánh thuế là 1 đòn gió để Trung Quốc tránh xa các thị trường xuất khẩu có thuế quan thấp khi đi vào Mỹ. Giống như khi đi rừng cầm cái gậy, vừa chống vừa vụt bụi cỏ, cành cây để phòng rắn vậy. Khiến các doanh nghiệp Trung Quốc tránh Mexico, Canada, Việt Nam ... và kéo các hãng xưởng đầu tư của Mỹ từ các nước về lại chính quốc. Hiện nay, kênh đào Panama đã cho tháo dỡ toàn bộ các bảng quảng cáo bằng tiếng Trung, và Mexico, nơi có có những nhà kho khổng lồ và phân xưởng lắp ráp xe có diện tích bằng hàng chục sân đá bóng, đã tạm ngừng hoàn thiện vì thuế quan. Đa số có bàn tay Trung Quốc rớ vào. Canada thì càng tệ. Vancouver, Toronto... hiện nay là địa bàn của các băng nhóm từ Hoa Lục, HK, Macao...

    6. Thuế được quy định dựa trên số thâm thủng mậu dịch giữa 2 nước, do các chuyên gia kinh tế hàng đầu Mỹ định ra. Họ chỉ nắm ý từ ông Trump và viết. Sau khi có bản đánh thuế, họ kêu tổng thống ngồi xuống và ... giảng cho ông ấy nghe chuyện lợi hại thế nào. Có thêm bớt gì không. Sau khi họ ok, thì ông kia công bố. Chứ ông Trump không quyết định chuyện đánh thuế bao nhiêu cho từng nước. Hiện nay IRS sẽ sớm được thay thế bởi 1 cơ quan khác và họ có nhiệm vụ thu thuế nộp vào ngân khố trả nợ. Nếu Mỹ không làm nhanh thì năm 2035, chúng ta vỡ nợ và Mỹ đến cái quần lót cũng không có. 

    7. Sau khi áp thuế, giá không tức khắc tăng. Mà người ta sẽ có thời gian điều đình và đi đến tiếng nói chung. Việc này tránh tình hình ra phức tạp. Ví dụ hàng từ Việt Nam. Để giảm thuế, họ có thể mở cửa cho hàng hoá Mỹ (quota hàng nhập) tăng lên, hay đánh thuế hàng Mỹ thấp đi để phía Mỹ giảm thuế đổi lại. Khi VN tham dự vào WHO, họ trả lời gần gần vài chục ngàn câu hỏi và giảm thuế 5000 mặt hàng, nhưng sau đó, thấy Mỹ im, họ cho qua. giờ nước đến trôn mới nhảy hay có biện pháp thì như chuyện mất bò mới lo làm chuồng. Chứng tỏ, họ ăn chia với TQ về số quota xuất hàng đi Mỹ để ăn chênh lệch về thuế quan rẻ. Nhiều mặt hàng từ họ đi Mỹ với thuế quan 0%, hàng đồ gỗ chẳng hạn. Đa số là hàng Trung Quốc gia công để tránh thuế 10% từ TQ khi vào Mỹ. Và chuyện mua quota này không mới. Y như lượng khí thải các nước giàu mua lại từ các quốc gia nghèo để tránh chỉ tiêu cho từng nước mà hiệp định biến đổi khí hậu Paris đề ra vậy. 

    Trong tạm thời, các nước bị đánh thuế vẫn đưa hàng đi theo hợp đồng cũ và hàng tồn kho để giảm thiệt hại. Nói ví dụ như Trung Quốc, nếu nền công nghiệp may mặc của họ ngừng sản xuất, thì họ vẫn có đủ quần áo mặc cho cả nước .... 3 năm tới. Quyết định đánh thuế vào Temu của Mỹ trong 2 tuần đã khiến vài chục triệu hàng hoá nằm kho. Nên số hàng này, họ có thể giảm giá để khỏi đẩy giá lên đột ngột do áp thuế. 

    8. Áp thuế trong ngắn hạn có thể có tác động đến thị trường Mỹ, nhưng về lâu dài là có lợi. Nó khiến nhiều công ty đầu tư vào Mỹ để tránh thuế quan cao vào hàng hoá, các nhà đầu tư sẽ bỏ các thị trường thù địch Mỹ đầu tư sang nước khác, và các doanh nghiệp Mỹ bán được hàng hoá nhanh hơn. Chỉ chừng 2 năm là kinh tế Mỹ sẽ lại phát triển như trước 1990s. 

    9. Các nhà nhập hàng bán lẻ sẽ tính toán kỹ hơn khi nhập hàng, có chọn lọc và hàng chất lượng. Hiện nay, cứ mỗi năm, tổng số hàng hoá THỰC PHẨM được nhập vào Mỹ và bị quăng ra .... rác là trên BỐN TRĂM TỈ. Như năm 2023, số hàng thực phẩm không tiêu thụ và quăng ra đất Mỹ là 408 tỉ đô. 

    Số hàng hoá ngoài thực phẩm còn cao hơn thế, từ 600-700 tỉ thành rác. Chỉ riêng Amazon thôi, mỗi năm, số sản phẩm bị gởi trả và thành rác là 6 tỉ. 

    Dễ sợ ha. 

    10. Ngoài các yếu tố trên, thuế còn là 1 công cụ thể hiện sức mạnh của 1 nước và cách Mỹ dùng để thực hiện chính sách ngoại giao với các nước thân và thù địch. Nên nó còn là cách thể hiện sức mạnh của Mỹ đối với thế giới. Một quốc gia đã từng chiếm 1/3 nền kinh tế toàn cầu sau năm 1945. Cung cấp lương thực cho 1/5 dân số thế giới. Viện trợ cho 176 nước. Bán vũ khí cho 167 nước. Và cũng là nước chiếm 34, 6% tổng số nợ hiện nay của toàn thế giới với chừng 102 nghìn tỉ đô. Nếu anh chị em hèn nhát và nghe lời người ta tung tin đồn nhảm làm kinh sợ người tiêu dùng, thì anh chị em đang tiếp tay phá nát tiền đồ của con cháu chúng ta. Và chúng phải cắm mặt trả nợ trong tương lai vì ông bà chúng trong hiện tại run sợ chai nước mắm, gói bún tăng giá. 

    Để hiểu về thuế và các chính sách của chính phủ hiện nay, tôi có thể viết 10 cuốn sách cũng không hết. Nhưng tôi tóm đại vài ý cho anh chị hiểu. 

    Tôi chỉ mong anh chị khi nói về chuyện gì, dù nhỏ nhất, phải nhảy lên 9 tầng mây mà chụp xuống. Nhìn về quá khứ vài trăm năm và nhìn tới tương lai ít nhất 50 năm rồi hãy đặt bút viết xuống. Không có yêu ghét ai đó rồi nói càn, nói bậy, nói thiếu ... i - ốt. 

    Họ nể mình họ im không nói. Nhưng sau lưng họ biết mình dốt mà hay nói chữ. Thì họ cũng không có trọng mình đâu. 

    Tất cả cho quyền lợi đất nước đã cưu mang chúng ta.


    Không có nhận xét nào