Hôm 7/2, chính phủ Thái Lan chính thức lên tiếng vụ Blogger Trương Duy Nhất của Việt Nam bị mất tích sau khi ông đến xin quy chế tị nạn tại Bangkok.
Hãng tin Reuters trích lời Thiếu Tướng Surachate Hakparn, Cục trưởng Cục Di trú Thái, nói rằng cơ quan của ông không tìm thấy dữ liệu nhập cảnh vào Thái Lan của ông Trương Duy Nhất, nhưng cho biết thêm rằng cơ quan di trú đã tiến hành điều tra liệu ông ông Nhất có nhập cảnh bất hợp pháp vào Thái Lan hay không và tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra đối với ông Nhất.
Ông Hakparn nói Reuters: “Tôi đã cho tiến hành điều tra về vấn đề này.”
Hôm 6/2, Tổ chức Phóng viên Không giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi chính phủ Thái Lan điều tra vụ ông Trương Duy Nhất bị mất tích.
Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao khu vực Đông Nam Á của CPJ nói: “CPJ rất quan ngại bởi các nguồn tin cho rằng blogger người Việt Trương Duy Nhất đã mất tích trong khi tìm kiếm quy chế tị nạn ở Thái Lan.”
Ông ng Daniel Bastard, người đứng đầu Ban Á Châu-Thái Bình Dương của RSF nói trong một tuyên bố hôm 6/2: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Thái Lan cố gắng làm sáng tỏ vụ mất tích cực kỳ đáng lo ngại của ông Trương Duy Nhất.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế và Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lên tiếng kêu gọi giới chức Thái tiến hành điều tra vụ mất tích này.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 6/2 ra thông cáo yêu cầu nhà chức trách Thái Lan “lập tức điều tra” về thông tin cho rằng nhà báo-blogger Trương Duy Nhất mất tích gần đây.
Các tổ chức quốc tế cho biết ông Nhất đã đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25/1 để xin quy chế tị nạn và kể từ đó gia đình và người thân không thể liên lạc được với ông.
Hãng tin AFP cho biết Blogger Trương Duy Nhất là một cộng tác viên của đài RFA và dẫn một nguồn tin cho biết thêm rằng blogger này bị mất tích vào hôm 26/1 tại trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok, khi ông đi đến một tiệm kem ở trung tâm thương mại này.
Tờ South China Morning Post dẫn bình luận trên Facebook của Blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, nói rằng ông Trương Duy Nhất bị chính quyền Hà Nội đã “bắt cóc” tại Thái Lan.
Blogger Bùi Thanh Hiếu, hiện đang sống tại Đức, viết trên Facebook hôm 7/2: “Tổng cục 2 tình báo quân đội (TC2) bắt Trương Duy Nhất.”
“Hiện nay Bộ Ngoại Giao Đức đang chú trọng quan tâm đến vụ bắt cóc này, bởi nó giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trên cơ sở những gì người Đức thu thập được, họ sẽ làm việc với cơ quan cảnh sát quốc tế. Khi ấy sẽ còn nhiều điều sáng tỏ,” ông Bùi Thanh Hiếu viết thêm.
Trước đó, một nguồn tin am tường trong nước xác nhận với VOA về việc ông Trương Duy Nhất bị bắt tại Thái Lan, nhưng thông tin này chỉ được phép loan ra sau dịp Tết Nguyên Đán.
Cảnh sát Thái cho biết họ không giam giữ blogger Trương Duy Nhất, RFA cho CPJ biết.
“Chúng tôi đã kiểm tra danh sách những người bị tạm giữ và không thấy tên Trương Duy Nhất trong danh sách”, CPJ dẫn lại lời của Đại tá cảnh sát Tatpong Sarawanangkoon, người phụ trách phòng tạm giữ của Trung Tâm Tạm giữ Di trú (IDC) ở Bangkok cho biết.
AFP cho biết đài RFA cũng đã thông báo về trường hợp mất tích của blogger Trương Duy Nhất lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và văn phòng của một số các Dân biểu Mỹ.
Trang The Vietnamese dẫn lời gia đình của blogger này cho biết ông Nhất đã rời Việt Nam để sang Thái Lan khoảng 3 tuần trước khi ông mất tích.
VOA
Ông Hakparn nói Reuters: “Tôi đã cho tiến hành điều tra về vấn đề này.”
Hôm 6/2, Tổ chức Phóng viên Không giới (RSF) và Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) kêu gọi chính phủ Thái Lan điều tra vụ ông Trương Duy Nhất bị mất tích.
Ông Shawn Crispin, đại diện cấp cao khu vực Đông Nam Á của CPJ nói: “CPJ rất quan ngại bởi các nguồn tin cho rằng blogger người Việt Trương Duy Nhất đã mất tích trong khi tìm kiếm quy chế tị nạn ở Thái Lan.”
Ông ng Daniel Bastard, người đứng đầu Ban Á Châu-Thái Bình Dương của RSF nói trong một tuyên bố hôm 6/2: “Chúng tôi kêu gọi chính quyền Thái Lan cố gắng làm sáng tỏ vụ mất tích cực kỳ đáng lo ngại của ông Trương Duy Nhất.”
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế và Tổ chức Ân xá Quốc tế cũng lên tiếng kêu gọi giới chức Thái tiến hành điều tra vụ mất tích này.
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 6/2 ra thông cáo yêu cầu nhà chức trách Thái Lan “lập tức điều tra” về thông tin cho rằng nhà báo-blogger Trương Duy Nhất mất tích gần đây.
Các tổ chức quốc tế cho biết ông Nhất đã đến Văn phòng Cao ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc (UNHCR) ở Bangkok hôm 25/1 để xin quy chế tị nạn và kể từ đó gia đình và người thân không thể liên lạc được với ông.
Hãng tin AFP cho biết Blogger Trương Duy Nhất là một cộng tác viên của đài RFA và dẫn một nguồn tin cho biết thêm rằng blogger này bị mất tích vào hôm 26/1 tại trung tâm mua sắm Future Park ở ngoại ô Bangkok, khi ông đi đến một tiệm kem ở trung tâm thương mại này.
Tờ South China Morning Post dẫn bình luận trên Facebook của Blogger Người Buôn Gió, tức Bùi Thanh Hiếu, nói rằng ông Trương Duy Nhất bị chính quyền Hà Nội đã “bắt cóc” tại Thái Lan.
Blogger Bùi Thanh Hiếu, hiện đang sống tại Đức, viết trên Facebook hôm 7/2: “Tổng cục 2 tình báo quân đội (TC2) bắt Trương Duy Nhất.”
“Hiện nay Bộ Ngoại Giao Đức đang chú trọng quan tâm đến vụ bắt cóc này, bởi nó giống như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Trên cơ sở những gì người Đức thu thập được, họ sẽ làm việc với cơ quan cảnh sát quốc tế. Khi ấy sẽ còn nhiều điều sáng tỏ,” ông Bùi Thanh Hiếu viết thêm.
Trước đó, một nguồn tin am tường trong nước xác nhận với VOA về việc ông Trương Duy Nhất bị bắt tại Thái Lan, nhưng thông tin này chỉ được phép loan ra sau dịp Tết Nguyên Đán.
Cảnh sát Thái cho biết họ không giam giữ blogger Trương Duy Nhất, RFA cho CPJ biết.
“Chúng tôi đã kiểm tra danh sách những người bị tạm giữ và không thấy tên Trương Duy Nhất trong danh sách”, CPJ dẫn lại lời của Đại tá cảnh sát Tatpong Sarawanangkoon, người phụ trách phòng tạm giữ của Trung Tâm Tạm giữ Di trú (IDC) ở Bangkok cho biết.
AFP cho biết đài RFA cũng đã thông báo về trường hợp mất tích của blogger Trương Duy Nhất lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và văn phòng của một số các Dân biểu Mỹ.
Trang The Vietnamese dẫn lời gia đình của blogger này cho biết ông Nhất đã rời Việt Nam để sang Thái Lan khoảng 3 tuần trước khi ông mất tích.
VOA
Không có nhận xét nào