Cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã mất
được 4 ngày mà Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa tổ chức được
Ban Lễ tang cấp Nhà nước.
Đã 4 ngày sau khi qua đời, nhưng vẫn chưa có Thông báo tổ chức Quốc tang cho cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh |
Tình
trạng sức khỏe của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đặt
ra những tình huống khó khăn cho Đảng cộng sản Việt Nam, với cố Chủ tịch
nước Lê Đức Anh, sau khi ông từ trần hôm 22.4, tới cuối ngày hôm nay là
đã 4 ngày, nhưng Ban Lễ Tang Nhà nước vẫn chưa được thành lập, đặc biệt
vẫn chưa rõ ông Nguyễn Phú Trọng có đứng ra làm Trưởng ban Tang lễ Nhà
nước hay không?
Tình
hình căng thẳng đến mức bản thân ông Lê Mạnh Hà, con trai Lê Đức Anh đã
phải tự ra thông báo trên Facebook của mình và phổ biến trên báo chí về
việc tổ chức tang lễ cho cha mình và quy định cách chôn cất mà không
thể đợi Nhà nước. Nguyên văn như sau:
„Nguyện
vọng của gia đình tổ chức quốc tang cho đại tướng Lê Đức Anh giản dị,
thời gian tổ chức tang lễ giảm 1 ngày so với quy định về quốc tang.
Tất
cả các lễ viếng, truy điệu tại Hà Nội và an táng tại TP.HCM được thực
hiện 1 ngày, vào ngày 3 tháng 5 năm 2019. Gia đình cũng mong muốn các
hoạt động khác diễn ra bình thường, không bị đình trệ“.
Ảnh chụp màn hình Facebook của ông Lê Mạnh Hà, con trai ông Lê Đức Anh.
Một
câu hỏi được đặt ra, liệu nguyện vọng của gia đình Lê Đức Anh muốn làm
đơn giản tất cả trong 1 ngày: Lễ Quốc tang tại Hà Nội và An táng tại TP.
HCM, có được Đảng CSVN chấp nhận hay không?
Điều
10 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP về Quốc tang quy định: “Thời gian tổ
chức Lễ Quốc tang là 02 (hai) ngày“. Vậy nguyện vọng của gia đình Lê Đức
Anh muốn thời gian tổ chức Lễ Quốc tang chỉ 1 ngày, sẽ được Chính phủ
Việt Nam đáp ứng hay không?
Điều
10 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP về Quốc tang cũng quy định: Trong thời
gian Lễ Quốc tang „không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công
cộng“. Trong khi nguyện vọng của gia đình Lê Đức Anh là „mong muốn các
hoạt động khác diễn ra bình thường, không bị đình trệ“. Vậy nguyện vọng
này sẽ được Nhà nước Việt Nam đồng ý hay không?
Một câu hỏi khác, liệu gia đình Lê Đức Anh có quyền từ chối Quốc tang hay không?
Mặt
khác, cũng có thể gia đình Lê Đức Anh và Bộ chính trị Trung ương Đảng
đã thống nhất với nhau: Quốc tang sẽ được làm thật giản dị và tổ chức
Quốc tang giản dị đến thế, thì tất nhiên cũng không cần đích thân ông
Nguyễn Phú Trọng đứng ra làm Trưởng ban Tang lễ Nhà nước. Có lẽ giải
pháp được thỏa thuận này đáp ứng đúng mối quan tâm của Bộ chính trị.
Cũng
liên quan đến tang lễ của Lê Đức Anh, mâu thuẫn trong gia đình Lê Đức
Anh khiến cho địa điểm an táng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh phải
chuyển đổi từ quê hương của ông ở Thừa Thiên Huế về TP.HCM.
Được
biết Đại tướng Lê Đức Anh có 2 người vợ. Ông lập gia đình lần đầu với
bà Phạm Thị Anh (tự Bảy Anh, sinh năm 1925) con của một điền chủ nhỏ ở
huyện Bến Cát, Bình Dương. Và năm 1956, ông kết hôn với bà Võ Thị Lê
(sinh năm 1928, tại xã Quế Phong, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).
Cho
đến nay, thi hài của cố Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã được đưa vào nhà
xác bệnh viện quân đội 108 để bảo quản lạnh. Dự kiến tới ngày 3.5.2019
sẽ được đưa ra Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội để làm
Lễ viếng và Truy điệu trước khi đem an táng tại TP.HCM.
(Thoi Báo.de)
Không có nhận xét nào