Header Ads

  • Breaking News

    Cư dân mạng ‘hả hê’ trước tin ‘Nguyễn Phú Trọng đi cấp cứu’

    SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hàng ngàn người sử dụng mạng xã hội Facebook bình luận “hả hê” khi thấy tin ông Tổng Bí Thư Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng đột ngột phải vào bệnh viện cấp cứu ở Kiên Giang rồi chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn vào chiều 14 Tháng Tư, 2019.
    Ông Nguyễn Phú Trọng (thứ 3 từ trái) đến thăm công ty cổ phần Gỗ MDF VRG Kiên Giang trong khu công nghiệp Thạnh Lộc, H. Châu Thành, chiều ngày 13 Tháng Tư, 2019. (Hình: Báo Thanh Niên)

    Tuy nhiên các báo “lề Đảng” vẫn chưa thấy tin về sức khỏe ông Nguyễn Phú Trọng mà chỉ đầy tin và hình ông Trọng đi thăm và làm việc tại tỉnh Kiên Giang hai ngày 13 và 14 Tháng Tư 2019, nơi có con trai cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị đang làm bí thư tỉnh ủy.

    Tin về tình hình sức khỏe đột ngột phải nhập viện cấp cứu khi đi thăm “làm việc” ở tỉnh Kiên Giang bắt đầu với một status của Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà (bút hiệu khác là Cô Gái Đồ Long) nói ông Trọng phải nhập viện cấp cứu ở bệnh viện đa khoa Kiên Giang (thành phố Rạch Giá) rồi sau đó được chuyển về bệnh viện Chợ Rẫy ở Sài Gòn bằng trực thăng chiều 14 Tháng Tư. Cho đến tối cùng ngày vẫn còn “chưa tỉnh,” nhiều phần có thể ông ta bị tai biến mạch máu não.

    Đây là nguyên văn status của Lê Nguyễn Hương Trà được cập nhật.

    “Anh Tổng Tịch đang ở Nội B – Bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang, nhập viện sáng 14.4. Cả Rạch Giá đang nóng rực, công an vây kín Bệnh viện. Các bác sĩ ở Chợ Rẫy, Tp.HCM đang được điều xuống!

    Xuất viện 15:35 bằng trực thăng. BCA được lệnh phong tỏa khu vực BV Chợ Rẫy. 17:30: đã chụp MRI ở Chợ Rẫy. Tối 14.4: chưa tỉnh. Đang còn theo dõi!”

    Facebooker Lê Nguyễn Hương Trà còn dẫn một số hình ảnh về sự canh phòng bất thường của một lực lượng an ninh đông đảo chung quanh bệnh viện Chợ Rẫy để chứng tỏ tin của cô khả tín. Dù vậy, không thể kiểm chứng được tin của cô đúng hay sai khi vấn đề sức khỏe của các lãnh tụ CSVN luôn luôn bị giấu kín, coi như một thứ bí mật nhà nước.

    Trong bản cập nhật trên facebook Lê Nguyễn Hương Trà sau 12 giờ đồng hồ, người ta thấy hơn 7,000 “like,” hơn 1,900 bình luận và gần 700 người “share.”

    Khi gõ nhóm từ “Nguyễn Phú Trọng nhập viện” trên Google Search, người ta thấy có đến 3,810,000 kết quả liên quan xa gần đến tình hình sức khỏe và hoạt động của ông ta.

    Trong phần chia sẻ, bình luận trên các trang cá nhân của nhiều facebooker “lề trái” hầu hết đều có vẻ mừng rỡ khi thấy có người đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng bịnh bất ngờ, có thể nguy hiểm đến tính mạng với một thứ bệnh như “tai biến mạch máu não.”

    Nếu đúng ông ta bị “tai biến mạch máu não” mà ở Việt Nam gọi là “đột quỵ,” trường hợp nhẹ và cứu cấp kịp thời, cơn bệnh có thể vượt qua được. Nếu đứt mạch máu não trường hợp nặng và tùy khả năng cứu chữa sớm hay quá trễ, người bệnh có thể từ liệt nửa người đến chết luôn.

    Người ta thấy Facebooker Đinh Tuyết Nhung bình luận “Thằng này chết thằng khác lên, có khi còn thối hơn nát hơn. Chả ích gì đâu.”

    Nhưng Facebooker Vũ Đạt Hải Phòng thì ý kiến ngược lại: “Vui chứ. Con người có nhân có quả mong rằng chúng nó thấy đó là cái gương.”

    Facebooker Thi Tho Nguyen viết vỏn vẹn có 3 từ: “Chết đi mài.”

    Facebooker Tú Thanh viết: “Thì ra là đi kiếm củi.”

    Còn Facebooker Sông Lê viết: “Sao trời không tiễn nó đi luôn cho dân nhờ.”

    Facebooker Phước Trần viết: “Lú chết sớm dân thoát khổ.”

    Facebooker Khoa Atl viết: “Hổng chừng thằng Lú về Kiên Giang bị Ba Ếch trả thù tội mới giết Tư Thắng hồi tháng trước!”

    Còn Facebooker Việt Hùng viết: “Vua Hùng gọi về, ác quá. Báo hiệu ngày tàn của cái xhcn quái thai.”

    Ngược với sự hả hê của dân mạng “lề trái,” hệ thống báo điện tử của chế độ tại Việt Nam đăng tải rất nhiều tin tức, hình ảnh và có mạng còn có kèm video clip chuyến đi kinh lý của ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Kiên Giang.

    Nhiều phần, guồng máy thông tin tuyên truyền của chế độ rất nhạy cảm với cái tin ông Nguyễn Phú Trọng bị cho là đột quỵ phải đi cấp cứu, nên thông tin phản bác lại với tin và hình ảnh ông ta “làm việc” ở Kiên Giang.

    Chuyến thăm Kiên Giang của ông Trọng các ngày 13 và 14 Tháng Tư khi guồng máy thông tin tuyên truyền của chế độ vừa mới đưa tin tống giam tỉ phú đỏ Phạm Nhật Vũ về tội “Đưa hối lộ” và hai Cựu Bộ Trưởng Thông Tin và Truyền Thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn với cáo buộc “nhận hối lộ.” (TN)
     
    (nguoi-viet)

    Không có nhận xét nào