Header Ads

  • Breaking News

    Từ “khẩu Phật tâm xà”, đến nịnh bợ đảo điên

    1. Khẩu Phật tâm xà

    Đại lễ Vesak 2019 kêu gọi lan tỏa đoàn kết, yêu thương, theo báo VnExpress (1). Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, “Vesak là dịp để mỗi người cùng tĩnh tâm chiêm nghiệm lời Phật dạy, cùng nhau tìm ra giải pháp, kiến tạo thế giới ngày càng tốt đẹp hơn“.
    Từ “khẩu Phật tâm xà”, đến nịnh bợ đảo điên

    Cũng tại lễ Phật Đản, Thủ tướng Phúc kêu gọi mỗi người hãy là sứ giả của Đức Phật, để hiện thực hoá thông điệp hoà bình, yêu thương vào cuộc sống, góp phần hoá giải xung đột, khổ đau.

    Ông Phúc nói: “Chúng ta cùng tưởng niệm, tôn vinh Đức Phật, suy ngẫm về chân lý hoà bình, tinh thần khoan dung, lòng từ bi, phát huy chân lý đó vào cuộc sống, giải quyết xung đột, để góp phần giúp các quốc gia, dân tộc phát triển“.

    Đọc những lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trên đây khiến Ngốc Tử tôi cảm động vô cùng. Ngốc Tử tôi tự hỏi mình, vậy người dân Thủ Thiêm (2) đã được chính quyền của Thủ tướng Phúc đối xử bằng tình yêu thương kiểu gì mà họ phải chịu đau khổ hơn 20 năm qua với bao nỗi oan khiên ngút trời?

    Người dân Lộc Hưng (3) được chính quyền của Thủ tướng Phúc dùng tinh thần khoan dung, để giải quyết xung đột kiểu gì mà hơn 100 căn nhà đã bị san phẳng ngay trước Tết Nguyên Đán, đẩy hàng trăm người dân vào cảnh màn trời chiếu đất, không có nhà ăn Tết?

    Là Thủ tướng Chính phủ, không thể nói ông Phúc không biết những gì xảy ra ở Thủ Thiêm và Lộc Hưng. Vậy Thủ tướng Phúc đã “suy ngẫm về chân lý hoà bình, tinh thần khoan dung, lòng từ bi, phát huy chân lý đó vào cuộc sống, giải quyết xung đột” của người dân và chính quyền như thế nào?

    Ngốc Tử tôi tin chắc là Thủ tướng Phúc chưa bao giờ thực hiện những điều ông ta kêu gọi. Nếu ông ta làm được những điều ông ta nói, thì trên đất nước này đã không có những người dân bị cướp đất, mất nhà, mang nỗi oan khiên đi khiếu kiện hàng chục năm trời, đòi công lý khắp nơi từ Nam ra Bắc.

    Qua đó có thể nói, ông Phúc hoặc là mị dân, hoặc là nói như con vẹt, nói mà chẳng hiểu ông ta nói gì, nhưng cũng có thể, nói ông Phúc “khẩu Phật tâm xà”!

    2. Nịnh bợ đảo điên

    Nịnh bợ vốn dĩ là điều xấu xa, thế nhưng hiện nay ở Việt Nam, nhất là trong bộ máy chính quyền, sự nịnh bợ đã thành một nét văn hoá. Bởi thế, mới có chuyện “Bộ Nội vụ tính toán luật hóa quy định cấm công chức nịnh bợ sếp” (4).

    Sau bao nhiêu năm với phong trào “học tập và làm theo đạo đức Hồ Chí Minh”, thì hôm nay chúng ta sắp có luật “cấm nịnh bợ”. Cảm khái cách gì.

    Đạo Phật là một tôn giáo lớn và đã tồn tại trên hơn 2000 năm. Nhắc đến Đức Phật, cho dù các bậc vua chúa thời phong kiến, đến những nhà lãnh đạo đương thời tại các quốc gia khác cũng bày tỏ lòng thành kính. Bởi chỉ có Đức Phật đã vượt qua được cái vòng luẩn quẩn của bọn người phàm xác thịt ngu si, mà trong trí não luôn mang nặng “tham, sân, si” đầy tội lỗi.

    Ngốc Tử tôi tự hỏi: Khi ông Hồ Chí Minh còn sống, bước vào ngôi Chùa, liệu ông có dám ngồi ngang với Đức Phật hay không?

    Dù trực tiếp hay gián tiếp, ông Hồ không thể vô can trong công cuộc Cải Cách Ruộng Đất, đã khiến hàng chục ngàn người dân vô tội bỏ mạng. Rồi ông phát động cuộc chiến Bắc – Nam, “dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng kiên quyết giành độc lập”, đẩy hàng triệu thanh niên “sinh bắc tử nam”, cùng người dân vô tội vào chỗ chết.

    Với một người mà bàn tay nhuốm đầy máu của cả triệu người dân vô tội, thì ông Hồ có sống dậy cũng chẳng dám mơ chuyện bén mảng tới cửa Phật, thế nhưng sư hổ mang Thích Thanh Quyết đã đặt ông Hồ ngồi ngang với Đức Phật trong bức tranh “Đạo pháp và dân tộc”. Rõ ràng là sự nịnh bợ đảo điên của thời 4.0!

    Không có nhận xét nào