1. Nhật Bản dám tấn công đập Tam Hiệp
Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, trong vụ tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với Trung Quốc trong năm 2013, Hải quân Nhật Bản không phải là đối thủ của Hải quân Trung Quốc. Việc lấy lại đảo Điếu Ngư dễ như trở bàn tay, hơn nữa gần đây Trung Quốc đã có hàng không mẫu hạm, lại có vũ khí hạt nhân hậu thuẫn. Qua Internet, hơn 95% người dân Trung Quốc ủng hộ đòi lại đảo Điếu Ngư. Các chính trị gia Trung Quốc luôn đi đầu trong dẫn dắt dư luận.
Vậy câu hỏi là, tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không dám tấn công đảo Điếu Ngư?
2. Đập Tam Hiệp là một thanh gươm Damocles treo trên Trung Quốc.
“Thanh gươm của Damocles” là một cách nói ẩn dụ để mô tả một mối nguy hiểm hiển hiện, tương tự “ngàn cân treo sợi tóc”. Thuật ngữ có xuất phát từ câu chuyện cổ xưa của triết gia Roman Cicero (chú thích của biên tập viên).
Đánh trận và chơi cờ vây là có cùng một chiến thuật. Nếu bạn muốn ăn vài quân cờ của đối thủ, trước tiên bạn phải xem xét liệu các quân cờ của bạn có bị đe dọa bởi bên kia. Khi không chắc chắn thì không có lý do gì để tấn công phía bên kia.
Một trong những nguyên tắc đơn giản nhất trong chơi cờ là ‘thà mất một quân còn hơn mất lợi thế’. Kể từ khi xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã mất lợi thế chiến lược quân sự và phải chịu sự kiềm chế của người khác. Ván cờ này thật khó chơi.
3. Hiệu ứng thảm họa quân sự của đập Tam Hiệp
Vùng hạ lưu của đập Tam Hiệp từ cổ xưa đến nay luôn là nơi binh gia ắt phải chiếm được. Đây cũng là nơi đồn trú quan trọng nhất đối với binh lính ở Trung Quốc. Theo dữ liệu từ năm 1988 đến 1989, quân đồn trú trong khu vực chiếm 100% sư đoàn quân nhảy dù, 28% sư đoàn bộ binh và 20% sư đoàn thiết giáp của toàn quân đội Trung Quốc. Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, thì đội quân dự bị chiến lược của Trung Quốc sẽ bị lũ lụt nuốt chửng trước khi tham chiến. Hậu quả là không thể đo lường được.
Vào những năm 1970, Trung Quốc đã xây dựng đập Cát Châu trên sông Dương Tử. Chênh lệch mực nước sau đập chỉ là 12 mét. Người bảo vệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba của dự án đập Cát Châu là chỉ huy của Quân khu Vũ Hán, Quân khu tỉnh Hồ Bắc và Quân khu Nghi Xương. Họ đã chủ trì viết báo cáo về an toàn dự án đập Cát Châu và kết luận rằng: “Nếu đập Cát Châu vỡ, hai bên bờ trung du của sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc và một phần của tỉnh Hồ Nam sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng. Vũ Hán sẽ gặp nguy hiểm và tuyến đường sắt Bắc Kinh – Quảng Châu sẽ bị gián đoạn ít nhất hai tháng”. Vậy mà chênh lệch mực nước sau đập của đập Tam Hiệp là những 117 mét, gấp gần 10 lần so với đập Cát Châu.
4. Hoa Kỳ và Đài Loan dám tấn công đập Tam Hiệp
Ngay từ năm 1958, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện đã phê chuẩn đề xuất xây dựng Dự án Đập Tam Hiệp Dương Tử. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông không yên tâm về vấn đề an ninh quân sự của Dự án Tam Hiệp. Chu Ân Lai đã cử hai tướng Trương Ái Bình và Trương Chấn chủ trì nghiên cứu các vấn đề an ninh quân sự của Dự án Tam Hiệp. Vào thời điểm đó, chỉ có Hoa Kỳ và Tưởng Giới Thạch của Đài Loan mới dám tấn công đập Tam Hiệp. Hai tướng Trương Ái Bình và Trương Chấn đã đưa ra kết luận nghiên cứu trước Cách mạng Văn hóa rằng: “Trong điều kiện hiện tại, vấn đề an ninh quân sự của Dự án Tam Hiệp không thể được giải quyết”.
Đối với việc xây dựng đập Tam Hiệp, Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cũng đã tiến hành nghiên cứu về Dự án Tam Hiệp. Nghiên cứu này đã né tránh vấn đề an ninh quân sự của đập Tam Hiệp và chỉ ra các vấn đề xã hội và vấn đề sinh thái nghiêm trọng của Dự án Tam Hiệp. Cuối cùng, họ đề nghị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc nên chờ xem.
Sau khi hoàn thành Dự án Tam Hiệp, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên eo biển Đài Loan, Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc đã đe dọa ném bom đập Tam Hiệp.
Trước khi xây dựng đập Tam Hiệp, chính phủ Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng họ không ủng hộ việc Trung Quốc xây dựng Dự án Tam Hiệp vì người Mỹ đã học được nhiều bài học đắt giá từ những dự án đập hồ chứa khổng lồ. Tuy nhiên, vì Hoa Kỳ đã bị ĐCSTQ xác định là kẻ thù, nên Hoa Kỳ luôn được xếp đứng đầu danh sách có thể tấn công đập Tam Hiệp.
5. Liên Xô dám tấn công đập Tam Hiệp
Vào tháng 9/1969, Ủy ban Cách mạng của tỉnh Hồ Bắc do Trương Thể Học đứng đầu và Ủy ban Cách mạng của Bộ Thủy lợi do Tiền Chính Anh đứng đầu đã một lần nữa đề xuất với Mao Trạch Đông xây dựng Dự án Tam Hiệp. Lúc này, Trung Quốc và Liên Xô vừa kết thúc trận chiến đảo Trân Bảo, Liên Xô đã từng chuẩn bị tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân và bị Mỹ ngăn cản. Mao Trạch Đông nghĩ về hàng trăm tên lửa mà Liên Xô nhắm vào Trung Quốc và 500.000 quân đồn trú ở biên giới Xô – Trung, nên ông nói: “Bây giờ không nên xem xét việc xây dựng đập Tam Hiệp, cần phải chuẩn bị chiến đấu”, “Trong giai đoạn chuẩn bị chiến tranh hiện tại, không thích hợp để nghĩ về nó”.
Mao Trạch Đông rất thông thạo lịch sử của các hoàng đế Trung Quốc cổ đại. Ngay từ hơn 1.500 năm trước, thời kỳ Nam Bắc triều, Lương Võ Đế đã xây dựng một con đập trên sông Hoài. Kết quả là, hơn 100.000 cư dân nhà Lương đã chết trong trận lụt do vỡ đập. Với một biển nước trên đỉnh đầu, Mao Trạch Đông không thể ngủ được.
6. Ấn Độ và Pakistan dám tấn công đập Tam Hiệp
Chiến tranh biên giới Trung – Ấn nổ ra vào năm 1962. Vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa xây dựng đập Tam Hiệp và Ấn Độ không có bom nguyên tử cũng như tên lửa tầm trung và tầm xa. Quân đội Trung Quốc đã sử dụng một cuộc tấn công bất ngờ để cố giành chiến thắng, kết quả là đã mất quyền kiểm soát thực tế của một số lượng lớn quốc thổ. Cuộc chiến tranh biên giới Trung – Ấn đã khiến hai nước hình thành mối hận thù hằn sâu trong tim.
Năm 1974, Ấn Độ có bom nguyên tử, và sau đó họ đã phát triển vũ khí hạt nhân. Hiện tại, tên lửa hạt nhân chiến lược Agile-5 thuộc sở hữu của Ấn Độ có thể là mối đe dọa trực tiếp đối với các cơ sở chiến lược của Trung Quốc như đập Tam Hiệp. Bất cứ khi nào Trung Quốc lên kế hoạch hoặc xây dựng một con đập trên cao nguyên Tây Tạng đều bị Ấn Độ phản đối mạnh mẽ và đe dọa công khai phá hủy con đập bằng vũ lực, bao gồm cả đập Tam Hiệp. Tương tự, bất cứ khi nào Ấn Độ lên kế hoạch cho một con đập ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo, Trung Quốc cũng phản đối, đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để phá hủy con đập.
Pakistan, nơi giáp biên giới Ấn Độ, cũng sở hữu bom nguyên tử và vũ khí tầm trung và tầm xa. Tuy nhiên, Pakistan hiện là đồng minh của ĐCSTQ. Bom nguyên tử cũng đã được ĐCSTQ giúp đỡ và họ không bày tỏ mong muốn tấn công đập Tam Hiệp. Một khi đồng minh Trung Quốc-Pakistan tan vỡ hoặc bất ổn chính trị ở Pakistan, có thể có Pakistan cũng dám tấn công đập Tam Hiệp.
7. Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên dám tấn công đập Tam Hiệp
Mặc dù Hàn Quốc không có bom nguyên tử, nhưng người Hàn Quốc cũng có thể tấn công đập Tam Hiệp. Một bài đăng trên trang web quân sự của Hàn Quốc năm 2009 cho biết, Không quân Hàn Quốc hiện tại có bán kính chiến đấu 5.000 km, như vậy họ hoàn toàn có khả năng tấn công đập Tam Hiệp của ĐCSTQ bằng không quân.
Triều Tiên có bom nguyên tử, nhưng chưa bao giờ công khai tuyên bố dám tấn công đập Tam Hiệp. Một số người nghĩ rằng ĐCSTQ là nhà tài trợ của Bắc Triều Tiên và hỗ trợ kinh tế để Triều Tiên có thể tồn tại. Nhưng con chó cắn người thường không sủa. Triều Tiên có bom nguyên tử và tên lửa tầm trung gây ra mối đe dọa đối với đập Tam Hiệp. Triều Tiên thường không nghe lệnh chỉ huy của ĐCSTQ.
Chế độ gia tộc Kim không chỉ có bom nguyên tử mà còn có công nghệ hạt nhân. Triều Tiên đã thử bom nguyên tử, gây ô nhiễm sông Áp Lục và gây ô nhiễm môi trường Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc rất e ngại. Một khi Triều Tiên bất ngờ phát động chiến tranh, ĐCSTQ không hỗ trợ quân sự, hoặc ngừng hỗ trợ kinh tế và làm gián đoạn liên minh Trung – Triều, Triều Tiên sẽ dám tấn công đập Tam Hiệp, và họ sẽ không bao giờ thông báo trước.
8. Việt Nam dám tấn công đập Tam Hiệp
Mặc dù Việt Nam không có bom nguyên tử, ĐCSTQ đã nếm mùi khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam. Không quân Việt Nam không thua kém Đài Loan. Năm 1979, chiến tranh biên giới Việt – Trung nổ ra, mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam sau đó có nói “xóa bỏ hận thù”, nhưng theo kinh nghiệm của ông Vương khi đi du lịch đến Việt Nam, người Việt ghét người Trung Quốc hơn người Mỹ.
Nếu ĐCSTQ giao tranh với Việt Nam về vấn đề Biển Đông, Việt Nam sẽ dám tấn công đập Tam Hiệp. Điều này cũng áp dụng cho các nước ASEAN nhỏ khác.
9. Ba giấc mơ hỗ trợ Dự án Tam Hiệp
Những người ra quyết định của Dự án Tam Hiệp là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Lý Bằng đều không tin rằng có ai đó trên thế giới dám tấn công đập Tam Hiệp. Lý do của họ dựa trên ba lý thuyết đó là ba giấc mơ hoàn toàn phi thực tế.
Giấc mơ 1: Đập Tam Hiệp được đúc liền bởi hàng ngàn tấn bê tông, và tên lửa NATO cũng không thể phá hủy.
Giấc mơ 2: Chiến tranh đều có dấu hiệu báo trước.
Giấc mơ 3: Mọi người đều sợ chiến tranh cực hạn (cả 2 cùng vào chỗ chết), nhưng riêng ĐCSTQ không sợ
Theo các chuyên gia quân sự Trung Quốc, trong vụ tranh chấp quần đảo Điếu Ngư với Trung Quốc trong năm 2013, Hải quân Nhật Bản không phải là đối thủ của Hải quân Trung Quốc. Việc lấy lại đảo Điếu Ngư dễ như trở bàn tay, hơn nữa gần đây Trung Quốc đã có hàng không mẫu hạm, lại có vũ khí hạt nhân hậu thuẫn. Qua Internet, hơn 95% người dân Trung Quốc ủng hộ đòi lại đảo Điếu Ngư. Các chính trị gia Trung Quốc luôn đi đầu trong dẫn dắt dư luận.
Vậy câu hỏi là, tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không dám tấn công đảo Điếu Ngư?
2. Đập Tam Hiệp là một thanh gươm Damocles treo trên Trung Quốc.
“Thanh gươm của Damocles” là một cách nói ẩn dụ để mô tả một mối nguy hiểm hiển hiện, tương tự “ngàn cân treo sợi tóc”. Thuật ngữ có xuất phát từ câu chuyện cổ xưa của triết gia Roman Cicero (chú thích của biên tập viên).
Đánh trận và chơi cờ vây là có cùng một chiến thuật. Nếu bạn muốn ăn vài quân cờ của đối thủ, trước tiên bạn phải xem xét liệu các quân cờ của bạn có bị đe dọa bởi bên kia. Khi không chắc chắn thì không có lý do gì để tấn công phía bên kia.
Một trong những nguyên tắc đơn giản nhất trong chơi cờ là ‘thà mất một quân còn hơn mất lợi thế’. Kể từ khi xây dựng đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã mất lợi thế chiến lược quân sự và phải chịu sự kiềm chế của người khác. Ván cờ này thật khó chơi.
3. Hiệu ứng thảm họa quân sự của đập Tam Hiệp
Vùng hạ lưu của đập Tam Hiệp từ cổ xưa đến nay luôn là nơi binh gia ắt phải chiếm được. Đây cũng là nơi đồn trú quan trọng nhất đối với binh lính ở Trung Quốc. Theo dữ liệu từ năm 1988 đến 1989, quân đồn trú trong khu vực chiếm 100% sư đoàn quân nhảy dù, 28% sư đoàn bộ binh và 20% sư đoàn thiết giáp của toàn quân đội Trung Quốc. Nếu đập Tam Hiệp bị vỡ, thì đội quân dự bị chiến lược của Trung Quốc sẽ bị lũ lụt nuốt chửng trước khi tham chiến. Hậu quả là không thể đo lường được.
Vào những năm 1970, Trung Quốc đã xây dựng đập Cát Châu trên sông Dương Tử. Chênh lệch mực nước sau đập chỉ là 12 mét. Người bảo vệ thứ nhất, thứ hai và thứ ba của dự án đập Cát Châu là chỉ huy của Quân khu Vũ Hán, Quân khu tỉnh Hồ Bắc và Quân khu Nghi Xương. Họ đã chủ trì viết báo cáo về an toàn dự án đập Cát Châu và kết luận rằng: “Nếu đập Cát Châu vỡ, hai bên bờ trung du của sông Dương Tử ở tỉnh Hồ Bắc và một phần của tỉnh Hồ Nam sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng. Vũ Hán sẽ gặp nguy hiểm và tuyến đường sắt Bắc Kinh – Quảng Châu sẽ bị gián đoạn ít nhất hai tháng”. Vậy mà chênh lệch mực nước sau đập của đập Tam Hiệp là những 117 mét, gấp gần 10 lần so với đập Cát Châu.
4. Hoa Kỳ và Đài Loan dám tấn công đập Tam Hiệp
Ngay từ năm 1958, Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện đã phê chuẩn đề xuất xây dựng Dự án Đập Tam Hiệp Dương Tử. Tuy nhiên, Mao Trạch Đông không yên tâm về vấn đề an ninh quân sự của Dự án Tam Hiệp. Chu Ân Lai đã cử hai tướng Trương Ái Bình và Trương Chấn chủ trì nghiên cứu các vấn đề an ninh quân sự của Dự án Tam Hiệp. Vào thời điểm đó, chỉ có Hoa Kỳ và Tưởng Giới Thạch của Đài Loan mới dám tấn công đập Tam Hiệp. Hai tướng Trương Ái Bình và Trương Chấn đã đưa ra kết luận nghiên cứu trước Cách mạng Văn hóa rằng: “Trong điều kiện hiện tại, vấn đề an ninh quân sự của Dự án Tam Hiệp không thể được giải quyết”.
Đối với việc xây dựng đập Tam Hiệp, Viện nghiên cứu Kinh tế Trung ương của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cũng đã tiến hành nghiên cứu về Dự án Tam Hiệp. Nghiên cứu này đã né tránh vấn đề an ninh quân sự của đập Tam Hiệp và chỉ ra các vấn đề xã hội và vấn đề sinh thái nghiêm trọng của Dự án Tam Hiệp. Cuối cùng, họ đề nghị chính phủ Trung Hoa Dân Quốc nên chờ xem.
Sau khi hoàn thành Dự án Tam Hiệp, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên eo biển Đài Loan, Bộ Quốc phòng Trung Hoa Dân Quốc đã đe dọa ném bom đập Tam Hiệp.
Trước khi xây dựng đập Tam Hiệp, chính phủ Hoa Kỳ cũng tuyên bố rằng họ không ủng hộ việc Trung Quốc xây dựng Dự án Tam Hiệp vì người Mỹ đã học được nhiều bài học đắt giá từ những dự án đập hồ chứa khổng lồ. Tuy nhiên, vì Hoa Kỳ đã bị ĐCSTQ xác định là kẻ thù, nên Hoa Kỳ luôn được xếp đứng đầu danh sách có thể tấn công đập Tam Hiệp.
5. Liên Xô dám tấn công đập Tam Hiệp
Vào tháng 9/1969, Ủy ban Cách mạng của tỉnh Hồ Bắc do Trương Thể Học đứng đầu và Ủy ban Cách mạng của Bộ Thủy lợi do Tiền Chính Anh đứng đầu đã một lần nữa đề xuất với Mao Trạch Đông xây dựng Dự án Tam Hiệp. Lúc này, Trung Quốc và Liên Xô vừa kết thúc trận chiến đảo Trân Bảo, Liên Xô đã từng chuẩn bị tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân và bị Mỹ ngăn cản. Mao Trạch Đông nghĩ về hàng trăm tên lửa mà Liên Xô nhắm vào Trung Quốc và 500.000 quân đồn trú ở biên giới Xô – Trung, nên ông nói: “Bây giờ không nên xem xét việc xây dựng đập Tam Hiệp, cần phải chuẩn bị chiến đấu”, “Trong giai đoạn chuẩn bị chiến tranh hiện tại, không thích hợp để nghĩ về nó”.
Mao Trạch Đông rất thông thạo lịch sử của các hoàng đế Trung Quốc cổ đại. Ngay từ hơn 1.500 năm trước, thời kỳ Nam Bắc triều, Lương Võ Đế đã xây dựng một con đập trên sông Hoài. Kết quả là, hơn 100.000 cư dân nhà Lương đã chết trong trận lụt do vỡ đập. Với một biển nước trên đỉnh đầu, Mao Trạch Đông không thể ngủ được.
6. Ấn Độ và Pakistan dám tấn công đập Tam Hiệp
Chiến tranh biên giới Trung – Ấn nổ ra vào năm 1962. Vào thời điểm đó, Trung Quốc chưa xây dựng đập Tam Hiệp và Ấn Độ không có bom nguyên tử cũng như tên lửa tầm trung và tầm xa. Quân đội Trung Quốc đã sử dụng một cuộc tấn công bất ngờ để cố giành chiến thắng, kết quả là đã mất quyền kiểm soát thực tế của một số lượng lớn quốc thổ. Cuộc chiến tranh biên giới Trung – Ấn đã khiến hai nước hình thành mối hận thù hằn sâu trong tim.
Năm 1974, Ấn Độ có bom nguyên tử, và sau đó họ đã phát triển vũ khí hạt nhân. Hiện tại, tên lửa hạt nhân chiến lược Agile-5 thuộc sở hữu của Ấn Độ có thể là mối đe dọa trực tiếp đối với các cơ sở chiến lược của Trung Quốc như đập Tam Hiệp. Bất cứ khi nào Trung Quốc lên kế hoạch hoặc xây dựng một con đập trên cao nguyên Tây Tạng đều bị Ấn Độ phản đối mạnh mẽ và đe dọa công khai phá hủy con đập bằng vũ lực, bao gồm cả đập Tam Hiệp. Tương tự, bất cứ khi nào Ấn Độ lên kế hoạch cho một con đập ở hạ lưu sông Yarlung Zangbo, Trung Quốc cũng phản đối, đe dọa sẽ sử dụng vũ lực để phá hủy con đập.
Pakistan, nơi giáp biên giới Ấn Độ, cũng sở hữu bom nguyên tử và vũ khí tầm trung và tầm xa. Tuy nhiên, Pakistan hiện là đồng minh của ĐCSTQ. Bom nguyên tử cũng đã được ĐCSTQ giúp đỡ và họ không bày tỏ mong muốn tấn công đập Tam Hiệp. Một khi đồng minh Trung Quốc-Pakistan tan vỡ hoặc bất ổn chính trị ở Pakistan, có thể có Pakistan cũng dám tấn công đập Tam Hiệp.
7. Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên dám tấn công đập Tam Hiệp
Mặc dù Hàn Quốc không có bom nguyên tử, nhưng người Hàn Quốc cũng có thể tấn công đập Tam Hiệp. Một bài đăng trên trang web quân sự của Hàn Quốc năm 2009 cho biết, Không quân Hàn Quốc hiện tại có bán kính chiến đấu 5.000 km, như vậy họ hoàn toàn có khả năng tấn công đập Tam Hiệp của ĐCSTQ bằng không quân.
Triều Tiên có bom nguyên tử, nhưng chưa bao giờ công khai tuyên bố dám tấn công đập Tam Hiệp. Một số người nghĩ rằng ĐCSTQ là nhà tài trợ của Bắc Triều Tiên và hỗ trợ kinh tế để Triều Tiên có thể tồn tại. Nhưng con chó cắn người thường không sủa. Triều Tiên có bom nguyên tử và tên lửa tầm trung gây ra mối đe dọa đối với đập Tam Hiệp. Triều Tiên thường không nghe lệnh chỉ huy của ĐCSTQ.
Chế độ gia tộc Kim không chỉ có bom nguyên tử mà còn có công nghệ hạt nhân. Triều Tiên đã thử bom nguyên tử, gây ô nhiễm sông Áp Lục và gây ô nhiễm môi trường Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc rất e ngại. Một khi Triều Tiên bất ngờ phát động chiến tranh, ĐCSTQ không hỗ trợ quân sự, hoặc ngừng hỗ trợ kinh tế và làm gián đoạn liên minh Trung – Triều, Triều Tiên sẽ dám tấn công đập Tam Hiệp, và họ sẽ không bao giờ thông báo trước.
8. Việt Nam dám tấn công đập Tam Hiệp
Mặc dù Việt Nam không có bom nguyên tử, ĐCSTQ đã nếm mùi khả năng chiến đấu của quân đội Việt Nam. Không quân Việt Nam không thua kém Đài Loan. Năm 1979, chiến tranh biên giới Việt – Trung nổ ra, mặc dù các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam sau đó có nói “xóa bỏ hận thù”, nhưng theo kinh nghiệm của ông Vương khi đi du lịch đến Việt Nam, người Việt ghét người Trung Quốc hơn người Mỹ.
Nếu ĐCSTQ giao tranh với Việt Nam về vấn đề Biển Đông, Việt Nam sẽ dám tấn công đập Tam Hiệp. Điều này cũng áp dụng cho các nước ASEAN nhỏ khác.
9. Ba giấc mơ hỗ trợ Dự án Tam Hiệp
Những người ra quyết định của Dự án Tam Hiệp là Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Lý Bằng đều không tin rằng có ai đó trên thế giới dám tấn công đập Tam Hiệp. Lý do của họ dựa trên ba lý thuyết đó là ba giấc mơ hoàn toàn phi thực tế.
Giấc mơ 1: Đập Tam Hiệp được đúc liền bởi hàng ngàn tấn bê tông, và tên lửa NATO cũng không thể phá hủy.
Giấc mơ 2: Chiến tranh đều có dấu hiệu báo trước.
Giấc mơ 3: Mọi người đều sợ chiến tranh cực hạn (cả 2 cùng vào chỗ chết), nhưng riêng ĐCSTQ không sợ
10. Tên lửa của NATO không thể phá hủy đập Tam Hiệp?
Đập Tam Hiệp là một đập trọng lực bê tông bao gồm 27 triệu tấn bê tông cộng với 290.000 tấn cốt thép và 255.000 tấn kết cấu thép. Đáy của đập rộng 121 mét. Tào Quảng Tinh, tổng giám đốc của Tập đoàn Tam Hiệp, cho biết: “Đập Tam Hiệp là một đập trọng lực. Ý nghĩa của đập trọng lực là mỗi đập có thể dựa vào trọng lực của chính nó để đảm bảo sự ổn định của nó. Vũ khí thông thường không có tác dụng tàn phá đập Tam Hiệp”. Người tiền nhiệm cũ của Tào là Lục Hựu Mi đã tới Ý để tham gia cuộc họp các con đập lớn quốc tế sau chiến tranh Kosovo. Ông nói rằng nếu [đập Tam Hiệp] bị tấn công, thì vũ khí thông thường, thậm chí là vũ khí được NATO sử dụng để ném bom Nam Tư, cũng không thể phá hủy con đập trừ khi sử dụng vũ khí hạt nhân.
Vũ khí thông thường không có tác dụng phá hủy đập Tam Hiệp, tên lửa của NATO không thể phá hủy đập Tam Hiệp. Tất cả đều là lời giả dối. Khi Trương Ái Bình chủ trì nghiên cứu đã thực hiện nhiều mô phỏng ném bom đập Thạch Bài, kết quả cho thấy con đập bị phá hủy hơn một ngàn mét. Con đập ở Thạch Bài năm xưa hẹp hơn nhiều so với đập Tam Hiệp, hiện rộng hơn 2 km. Hơn nữa, những quả bom của những năm 1960 và không thể nào so sánh với sức mạnh hủy diệt của tên lửa ngày nay được.
11. Chiến tranh có dấu hiệu báo trước, ai nói vậy?
Xuất phát điểm nghiên cứu về sự an toàn của Dự án Tam Hiệp do Trương Ái Bình và Trương Chấn thực hiện là một cuộc tấn công bất ngờ vào đập Tam Hiệp.
Tuy nhiên, trong nghiên cứu khả thi của Dự án Tam Hiệp bắt đầu vào năm 1986, người ta tin rằng chiến tranh hiện đại là một cuộc chiến có dấu hiệu báo trước, đại khái gần giống với chiến tranh thời cổ đại, đầu tiên là gửi chiến thư, hẹn thời gian và địa điểm, và sau đó bắt đầu đánh. Dự án Tam Hiệp có hai tuần để giải phóng phần lớn nước trong hồ chứa. Ngay cả khi kẻ thù phá hủy một phần đập Tam Hiệp, nó sẽ không gây ra hậu quả tai hại. Sau đó, hai tuần được rút ngắn một tuần và cuối cùng rút ngắn xuống còn ba đến bốn ngày.
Thiếu tướng của Tổng cục Hậu cần và Ủy ban Thường vụ Hội nghị Tham vấn Chính trị, Tư Quang Nghĩa đã từng tham gia vào nghiên cứu do Trương Ái Bình và Trương Chấn thực hiện. Tại cuộc họp về luận chứng Dự án Tam Hiệp, Tư Quang Nghĩa đã hỏi: “Ai nói rằng chiến tranh hiện đại có dấu hiệu báo trước?” Không ai đưa ra được câu trả lời thỏa đáng.
Vào ngày 16/1/1991, lực lượng đa quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo đã tấn công Iraq bằng một cuộc tấn công bất ngờ và buộc Iraq phải rút khỏi Kuwait. Ông Tiền Vỹ Trường, Phó chủ tịch Hội nghị tư vấn chính trị nhân dân Trung Quốc và là giáo sư vật lý, đã viết một bài báo có tên “Gợi mở của cuộc chiến vùng Vịnh”. Trong bài báo, Tiền Vỹ Trường chỉ ra rằng các lực lượng đa quốc gia đã sử dụng một cuộc tấn công bất ngờ trong Chiến tranh vùng Vịnh. Vũ khí thông thường cũng đủ để khiến phá vỡ đập Tam Hiệp. Điều này sẽ khiến sáu tỉnh và thành phố ở hạ lưu sông Dương Tử trở thành biển nước, và hàng trăm triệu người sẽ rơi vào tuyệt cảnh. Đối mặt với công nghệ tên lửa hiện tại, việc phòng thủ Đập Tam Hiệp là không thể.
Kết luận của Tiền Vỹ Trường, là: “Chúng ta tuyệt đối không được chi hàng chục tỷ hay hàng trăm tỷ nhân dân tệ để xây dựng một trong những con đập lớn nhất thế giới, gây gánh nặng cho con cháu chúng ta, và trở thành con bài cho kẻ thù bên ngoài chèn ép sách nhiễu. Việc này đã gợi mở cho chúng ta rằng, trong tình hình quốc tế mà hòa bình vẫn chưa được đảm bảo, Dự án Tam Hiệp không nên được triển khai”.
Tuy nhiên, sau khi bài báo được xuất bản, Tiền Vỹ Trường đã chịu áp lực từ nhiều bên. Vị giáo sư này trước đây là người cánh hữu táo bạo nhất đã phải đích thân đến Tam Hiệp để xin lỗi về bài báo. Từ đó trở đi, ông đã không đưa ra những nhận xét nào về Dự án Tam Hiệp nữa.
12. Vũ khí hạt nhân của ĐCSTQ bảo đảm không ai dám tấn công đập Tam Hiệp?
Chiến tranh cực hạn là tên gọi khác của chiến tranh hạt nhân. Lý thuyết về chiến tranh cực hạn là lý thuyết chính của phái diều hâu trong quân đội Trung Quốc. Khi Trung Quốc bị tấn công, họ sẽ toàn lực sử dụng vũ khí hạt nhân để chống trả trên diện rộng, không sợ trái đất và nhân loại bị hủy diệt.
Vào tháng 9/1999, Lục Hựu Mi, Tổng giám đốc của Tập đoàn Dự án Tam Hiệp, đã tham dự Hội nghị Đập quốc tế. Khi được hỏi về sự an toàn của đập Tam Hiệp, Lục Hựu Mi đã giới thiệu cụ thể về lý thuyết cuộc chiến cực hạn để đảm bảo an toàn cho đập Tam Hiệp: Trung Quốc có sức mạnh đủ để tấn công, mặc dù sức mạnh hạt nhân của siêu cường thế giới (Hoa Kỳ) đủ để phá hủy trái đất nhiều lần, nhưng vũ khí hạt nhân ở Trung Quốc đủ để tiêu diệt đối thủ một lần, vì vậy chiến lược của chúng tôi là: không tìm kiếm sức mạnh ngang bằng với kẻ thù. Mục đích của chiến tranh là ở việc bảo vệ mình và tiêu diệt kẻ thù. Nếu chiến tranh hạt nhân nổ ra thì tất nhiên cả 2 đều chết, nhân loại trên trái đất cũng bị hủy diệt, không có kẻ thắng người bại. Miễn là sức mạnh quân sự của Trung Quốc đủ mạnh, có sức mạnh đe dọa quân sự, có sức mạnh hủy diệt kẻ thù trong một lần thì đập Tam Hiệp sẽ an toàn.
Cần phải nói rằng lý thuyết về chiến tranh cực hạn là cơ sở quan trọng nhất để Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân và Lý Bằng nghĩ rằng không ai dám tấn công đập Tam Hiệp. Nhưng đừng quên rằng con cái thân quyến của các nhà lãnh đạo ĐCSTQ và của các lãnh đạo các lực lượng vũ trang, hầu hết đều ở Hoa Kỳ. Họ có sử dụng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc để hủy hoại con cái họ ở Hoa Kỳ không?
13. Hai ‘lưới trời’ bảo vệ đập Tam Hiệp?
Các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ nói rằng Hoa Kỳ không dám tấn công đập Tam Hiệp, và tên lửa NATO không thể tấn công nổi. Đây chỉ là dối người dối mình. ĐCSTQ đã nhập tên lửa chống đạn đạo từ Nga để bảo vệ Bắc Kinh, Thượng Hải và Dự án Tam Hiệp. ĐCSTQ cũng đã phát triển tên lửa chống đạn đạo Hồng Kỳ và củng cố hệ thống tên lửa chống đạn đạo. Đây là cái gọi là “lưới trời” thứ nhất. “Lưới trời” thứ hai là một hệ thống phòng không thông thường. Hai sư đoàn không quân đã được triển khai tại Nghi Xương khi đập Cát Châu được xây dựng. Người ta nói rằng “Lưới trời” này cũng bao gồm nhiều loại súng phòng không và súng máy tầm cao. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm và bài học về cuộc chiến Kosovo, thì “Lưới trời” của Belgrade được xây dựng với sự hỗ trợ của ĐCSTQ, là vô tác dụng.
14. Tính khả thi và hậu quả của việc Hồ chứa Tam Hiệp xả nước trong thời gian ngắn
Ở đây, tôi muốn thảo luận về khả năng kỹ thuật của Hồ chứa Tam Hiệp xả nước từ hồ chứa trong vòng 3 – 4 ngày. Theo lời giải thích của Trâu Gia Hoa tại Đại hội Nhân dân Quốc gia, sau khi phát hiện ra dấu hiệu báo trước chiến tranh, sẽ thực hiện xả nước, mực nước của Hồ chứa Tam Hiệp sẽ hạ xuống mức 145 m so với mực nước biển, thậm chí là 130 m so với mực nước biển và dung tích lưu trữ tương ứng là 17,25 tỷ m3 và 10,3 tỷ m3.
Mức lưu trữ nước bình thường của Hồ chứa Tam Hiệp là 175 m so với mực nước biển, với dung tích lưu trữ 39,3 tỷ m3. Nếu mực nước hạ xuống 145 m, cần xả 22,15 tỷ m3. Nếu mực nước giảm xuống 130 m, thì cần xả 29 tỷ m3. Trong tình huống bất lợi nhất, mực nước sẽ hạ từ 175 m xuống 130 m trong 3 ngày và tổng cộng 29 tỷ mét khối nước sẽ rút đi.
Khi đó, lưu lượng xả của Hồ chứa Tam Hiệp phải cao tới 112.000 m3/s. Đây chỉ là dòng chảy nhân tạo được tạo ra khi xả hết nước Hồ chứa Tam Hiệp. Dòng chảy tự nhiên qua vị trí đập Tam Hiệp chưa được xem xét tới (lưu lượng trung bình hàng năm là 14.000 m3/s). Mực nước sẽ giảm xuống 130 mét trong ba ngày và tốc độ dòng chảy tự nhiên là 112.000 m3/s cộng với 14.000 m3/s lưu lượng xả tự nhiên.
Khái niệm 112.000 mét khối mỗi giây cộng với 14.000 m3/s là gì? Lưu lượng lũ của trạm Nghi Xương của đập Tam Hiệp 100 năm có một là 83.700 m3/s, lưu lượng lũ nghìn năm có một là 98.800 m3/s, lưu lượng lũ vạn năm có một là 113.000 m3/s. Dựa trên dữ liệu lịch sử, trận lụt năm 1870 của trạm Nghi Xương là 105.000 m3/s, đây là trận lụt lớn nhất trong lịch sử. Lưu lượng lũ năm 1870 là 92.500 m3/s, đây là trận lũ lớn thứ hai trong lịch sử. Năm 1954, một trận lụt lớn đã xảy ra ở sông Dương Tử và trạm Nghi Xương cho thấy đỉnh điểm là 66.800 m3/s vào ngày 2/8. Năm 1998, trong trận lũ sông Dương Tử, vào ngày 16/8, trạm Nghi Xương cho thấy mức cao nhất là 63.600 m3/s.
Những dòng chảy cực đại này không thể so sánh với dòng chảy nhân tạo do Hồ chứa Tam Hiệp tạo ra khi xả nước trong thời gian ngắn. Để tránh đòn trong chiến tranh, Hồ chứa Tam Hiệp sẽ giải phóng nước nhanh chóng và giảm mực nước trong một thời gian rất ngắn, sẽ gây ra trận lụt lớn nhất trong lịch sử hạ lưu. Điều này có tác dụng tương tự như kẻ thù ném bom phá hủy đập Tam Hiệp.
15. Đập Tam Hiệp sợ diều và máy bay mô hình
Thế giới có nhiều biến đổi. Đập Tam Hiệp vốn luôn được biết đến như một bức tường bằng sắt và thép, vững như bàn thạch, người Mỹ không dám động đến, và vũ khí thông thường của NATO không thể phá hủy nổi, giờ đây đột nhiên sợ một con diều, khinh khí cầu, máy bay mô hình hoặc chiếc thuyền.
Vào ngày 16/9/2013, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã ký một lệnh của Quốc vụ viện để ban hành “Quy định về an ninh của Dự án kiểm soát nước Tam Hiệp”. Sự an toàn của đập Tam Hiệp đã trở thành tâm điểm của xã hội.
Miễn là bạn đọc kỹ Quy định bảo mật dự án Tam Hiệp của Quốc vụ viện, bạn có thể biết rằng lần này Quốc vụ viện tin rằng không phải người nước ngoài nào dám tấn công đập Tam Hiệp, mà là người Trung Quốc, có lẽ là những người được gọi là “những con sói đơn độc”.
Những công nhân đã bị loại bỏ bởi Nhóm Tam Hiệp có thể trở thành “những con sói đơn độc”, những người nhập cư Tam Hiệp đã mất nơi cư trú trước đây và hiện không có đất, làm việc trong vô vọng có thể trở thành “những con sói đơn độc”. Những người nông dân mất đất có thể trở thành “những con sói đơn độc”. Những hộ gia đình được tái định cư không được đền bù xứng đáng có thể trở thành “những con sói đơn độc”. Những người đi thuê nhà không thể trở về nhà của tổ tiên có thể trở thành “những con sói đơn độc”. Những bệnh nhân bị bệnh nan y do ô nhiễm môi trường có thể trở thành “những con sói đơn độc”. Sự khủng bố tôn giáo có thể trở thành một “con sói đơn độc”…
Trong mắt chính phủ Trung Quốc, không chỉ Hoa Kỳ, Nga, Đài Loan, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Philippines hay các lực lượng đặc biệt được đào tạo cao, mà còn hàng ngàn “con sói đơn độc” của Trung Quốc.
Họ không có bất kỳ vũ khí tối tân nào, họ cũng không thể sở hữu vũ khí hạt nhân hoặc tên lửa. Họ không sợ hãi. Trên thực tế, việc tấn công Đập Tam Hiệp chỉ cần vài kg chất nổ, hoặc tên lửa chống tăng, tàu, hoặc máy bay mô hình đã được sửa đổi, hoặc một con diều đã sửa đổi, hay khinh khí cầu có chất nổ… đều có thể gây ra một đòn chí mạng cho Đập Tam Hiệp.
Có lẽ nhiều người Trung Quốc không tin rằng đây sẽ là một sự kiện có thể xảy ra, nhưng Thủ tướng Lý Khắc Cường và Văn phòng Lập pháp của Quốc vụ viện tin và đã cho ban hành các quy định an ninh yêu cầu chính quyền tỉnh Hồ Bắc và chính quyền thành phố Nghi Xương thực hiện Quy định này.
16. “Cơ cấu nâng thuyền” dễ bị tổn thương nhất
Lý thuyết thùng gỗ nói với mọi người rằng miếng gỗ ngắn nhất trong thùng quyết định khả năng chứa nước của thùng. “Cơ cấu nâng thuyền” cho biết phần dễ bị tổn thương nhất của đập Tam Hiệp.
Cơ cấu nâng thuyền đáng lẽ đã được hoàn thành vào năm 1997, nhưng kỹ thuật phức tạp nên Tập đoàn Tam Hiệp không có khả năng hoàn thành, đành phải mời người Đức giúp đỡ. Cơ cấu nâng thuyền Đức chế tạo có lực nâng tàu ướt lớn nhất thế giới. Có lẽ người Đức đã nói với chính phủ Trung Quốc rằng cơ cấu nâng thuyền lớn nhất của Đức sau khi vận hành không lâu đã gặp nhiều tai nạn, bao gồm cả vụ rò rỉ. May mắn thay, không có nhiều nước ở thượng du và không có tai nạn nghiêm trọng nào xảy ra. Cơ cấu nâng thuyền của Tam Hiệp là khác nhau. Cơ cấu nâng thuyền Tam Hiệp thực sự kiểm soát 22,15 tỷ mét khối nước trong Hồ chứa Tam Hiệp. Nếu cơ cấu nâng thuyền Tam Hiệp rò rỉ, thì 22,15 tỷ mét khối nước sẽ bị mất kiểm soát và có thể phá hủy con đập, tạo thành hiệu ứng vỡ đập. Tàu thuyền thao tác sai lầm, đâm hỏng dầm thép hoặc ngăn chứa tàu thuyền bị hư hại, thì cơ cấu nâng thuyền Tam Hiệp sẽ “rò rỉ”. Tương tự, dầm thép hoặc ngăn chứa tàu thuyền bị con người phá hoại cũng sẽ “rò rỉ”.
17. Không thể ngăn chặn
Quốc vụ viện đã nêu rõ trong Quy định an ninh rằng sự an toàn của Dự án Tam Hiệp là rất quan trọng. Các quy định phân chia thành các khu vực an ninh trên bộ, trên mặt nước và trên không, và thực hiện các biện pháp khác nhau để ngăn chặn chúng.
An ninh trên bộ được chia thành khu vực hạn chế, khu vực kiểm soát và khu vực cốt lõi. Chủ yếu để đảm bảo rằng người đi bộ không liên quan, các phương tiện không thể tự do vào khu vực kiểm soát, nơi cấm vũ khí, chất nổ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác vào khu vực an ninh đất liền.
Các khu vực an ninh trên không cấm các hoạt động và thiết bị bay như diều, đèn trời (đèn Khổng Minh), khinh khí cầu, phi thuyền, dù bay, dù lượn, máy bay cánh tam giác, máy bay không người lái, máy bay trực thăng hạng nhẹ và máy bay mô hình. Đập Tam Hiệp an toàn vững chắc mà phải sợ cả diều. Điều này chính là sợ bóng sợ gió. Tuy nhiên, máy bay mô hình điều khiển từ xa thực sự là một mối đe dọa lớn đối với đập Tam Hiệp. Máy bay mô hình điều khiển từ xa có thể mang chất nổ để đánh chính xác vào cơ cấu nâng thuyền, cửa cống đập hoặc đường xả lũ.
Nhiệm vụ của khu vực an ninh mặt nước là khó khăn nhất. Mặc dù cảng tàu khách có thể thực hiện các biện pháp an ninh tương tự như sân bay, hành khách không được phép mang chất nổ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác lên tàu thuyền. Tuy nhiên, con tàu phải dừng lại nhiều lần trên đường, và hành khách lên bờ để chơi hoặc mua sắm. Mỗi khi có kiểm tra an ninh, thời gian di chuyển sẽ được kéo dài rất nhiều, khiến cho việc vận chuyển hành khách dưới nước không hấp dẫn.
Tàu chở hàng có thể được cập cảng gần như khắp mọi nơi dọc theo sông, và rất khó để đảm bảo rằng chất nổ hoặc hàng hóa nguy hiểm khác không thể lên tàu. Chỉ có sự kiểm tra an toàn nghiêm ngặt của tất cả các tàu chở hàng trước khi đi qua đập Tam Hiệp mới đảm bảo được tàu không chứa chất nổ và hàng nguy hiểm. Nhưng vẫn không khả thi, bởi vì bản thân con tàu cũng là vũ khí nguy hiểm đe dọa đập Tam Hiệp.
Một con tàu đâm vào cửa cống, cơ cấu nâng thuyền hoặc ngăn chứa tàu thuyền có thể gây ra thảm họa. Do đó, Quốc vụ viện đã xác định rõ hệ thống trách nhiệm an toàn cho những người phụ trách các cảng và tàu trong cảng của lưu vực sông Dương Tử trong Quy định an ninh.
Thanh Lâm
(Đại Kỷ Nguyên)
Không có nhận xét nào