Cùng ngày tổ chức CSIS ở Washington
DC đưa tin về hoạt động "quấy nhiễu" của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam
tại Bãi Tư Chính trong vùng Biển Đông, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Đại
học New South Wales, cũng nhận định về sự kiện này.
GS Carl Thayer đề nghị Việt Nam nên công bố chi tiết về những gì đã diễn ra ở Biển Đông từ hôm 3/7 và cho báo chí đưa tin |
Theo
nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế
Carl Thayer, tin tức về cuộc đối đầu giữa lực lượng Cảnh sát biển Trung
Quốc và Việt Nam hiện giờ chưa nhiều, tuy nhiên: ''rõ ràng là có điều gì
đó đang xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển này, và Việt
Nam có vẻ đã phản ứng mạnh mẽ".
Trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ hôm 18/7, Giáo sư Carl Thayer nói rõ thêm về điều mà ông gọi là ''phản ứng mạnh mẽ'' này.
GS Carl Thayer: Những
nhận xét này đề cập đến cuộc đối đầu giữa 4 tàu Cảnh sát biển Việt Nam
và 2 tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (một tàu khổng lồ 10.000 tấn) và một
tàu khảo sát địa chấn. Mặc dù các tàu Cảnh sát biển Việt Nam có trọng
lượng nhẹ hơn nhiều, nhưng chúng được báo cáo là đã đứng vững.
Sau
đó, các báo cáo không chính thức chưa được xác minh qua phương tiện
truyền thông xã hội tiếng Việt cho biết đã có một loạt đụng độ giữa Lực
lượng bảo vệ bờ biển của hai nước, và Cảnh sát biển Việt Nam đã được
chuẩn bị tốt hơn so với năm 2014.
BBC: Trong
trường hợp các báo cáo về sự đối đầu, hay đụng độ, theo một số tường
thuật, giữa Cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam được chính phủ Việt Nam
và truyền thông Việt Nam xác nhận, ông có nghĩ sẽ có những cuộc biểu
tình lan rộng như cuộc biểu tình chống Trung Quốc nổ ra năm ngoái khi
Quốc hội xem xét dự luật Đặc khu không? Nhiều người cho rằng có lẽ sẽ
không thể có biểu tình trong tình trạng Việt Nam đang mạnh tay đàn áp
những nhà bất đồng chính kiến. Ông nghĩ sao về điều này?
GS Carl Thayer: Việc
đàn áp những người bất đồng chính kiến là nhằm vào một vài cá nhân bày
tỏ quan điểm của họ trên phương tiện truyền thông xã hội. Các cuộc biểu
tình rầm rộ nổ ra năm ngoái liên quan đến dự Luật về các khu hành chính
và kinh tế đặc biệt đã lan rộng sau khi có tin đồn Trung Quốc sẽ được
cho thuê đất trong vòng 99 năm ở những khu vực nhạy cảm với an ninh quốc
gia. Mặc dù Luật An ninh mạng mới sẽ có hiệu lực lớn lên các cuộc biểu
tình, nhưng luật này không đủ để ngăn chặn các cuộc biểu tình công cộng
tự phát trên khắp Việt Nam.
Tôi
vừa đọc một báo cáo của một blogger đăng bài chi tiết về sự đối đầu
trên Biển Đông, rằng tài khoản Facebook của người ấy đã bị gián đoạn.
Chính phủ Việt Nam, tuy nhiên, sẽ không thể chặn những tường trình về
cuộc đối đầu này, một khi nhiều chi tiết hơn được công bố.
BBC:Theo
ông, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình có ngụ ý gì khi nói với Chủ tịch Quốc hội
VN Nguyễn Thị Kim Ngân rằng hai nước nên ''bảo vệ hòa bình và ổn định
hàng hải bằng các hành động cụ thể"? Những hành động cụ thể mà Trung
Quốc đã thực hiện là gì, và hành động cụ thể ông Tập muốn chính phủ Việt
Nam làm là gì?
GS Carl Thayer: Trung
Quốc luôn luôn muốn Việt Nam cùng tham gia hợp tác với các công ty liên
doanh [hoạt động trong vùng Biển Đông] như một cách để giải quyết các
tuyên bố pháp lý của Việt Nam đối với chủ quyền, quyền tài phán với tài
nguyên biển và đáy biển trong Vùng đặc quyền Kinh tế và thềm lục địa.
Cụm
từ ''hành động cụ thể'' Trung Quốc dùng cũng có nghĩa là Việt Nam không
nên đưa ra những tuyên bố công khai về chủ quyền không thể chối cãi của
họ đối với các thực thể ở vùng Biển Đông. Nói một cách khác, Trung Quốc
nói Hà Nội nên chấp nhận các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, bằng
cách kiềm chế các cuộc đối đầu và kiềm chế việc đưa ra các tuyên bố công
khai về chủ quyền mà Việt Nam nói là không thể chối cãi của họ.
Chuyện gì đang xảy ra ở khu vực Bãi Tư Chính?
BBC: Ông
nghĩ chính phủ Việt Nam nên làm gì trong việc chính thức lên tiếng về
vụ bãi Tư Chính, cũng như việc ra chỉ thị cho truyền thông Việt Nam,
nhất là trong bối cảnh sự kiện này đã được thảo luận rộng rãi trên các
phương tiện truyền thông xã hội, và việc báo chí VN không đưa tin, tự nó
cũng là một vấn đề đang được bàn cãi?
GS Carl Thayer:
Trước tiên, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam nên ban hành một
tuyên bố chi tiết về những gì đã thực sự diễn ra ở Biển Đông kể từ ngày
3/7 khi một tàu khảo sát của Trung Quốc bắt đầu hoạt động và làm rõ
liệu hoạt động này có diễn ra trong Vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam
(EEZ) hay không. Theo UNCLOS, Trung Quốc không thể thực hiện các khảo
sát thủy văn tại EEZ Việt Nam mà không có sự cho phép trước của nước
này.
Việt
Nam cũng nên cung cấp chi tiết về phản ứng của mình thông qua các kênh
ngoại giao tại Hà Nội và Bắc Kinh. Có phải Việt Nam đã chính thức phản
đối, nếu vậy, căn cứ pháp lý và chính trị của sự phản đối là gì?
Việt
Nam cũng nên cung cấp chi tiết về những chỉ thị đã ban hành cho các tàu
Cảnh sát biển Việt Nam trên trạm và những thông điệp họ trao đổi với
Cảnh sát biển Trung Quốc. Việt Nam cần vạch ra những điều mà họ chủ
trương để giải quyết cuộc đối đầu đang được đưa tin này một cách hòa
bình; cũng như chi tiết Trung Quốc đã cho thấy sự sẵn sàng để thảo luận
về vấn đề này chưa.
Việt
Nam nên loại bỏ bất kỳ hạn chế nào đối với báo chí và truyền thông
trong nước trong việc tường trình chính xác về những diễn biến đang xảy
ra. Các phương tiện truyền thông nên được tự do liên hệ với giới chuyên
gia trong và ngoài nước để hỏi quan điểm và ý kiến của họ về vấn đề
nghiêm trọng này. Thật vậy, Việt Nam nên mời các cơ quan truyền thông
nước ngoài lên các tàu Cảnh sát biển Việt Nam trong khu vực để có thể
chứng kiến tận mắt về những điều đang xẩy ra từng ngày.
Việt
Nam cũng nên nhắc lại rằng tình trạng đối đầu này chính xác là vấn nạn
mà Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông ASEAN-Trung Quốc được lập ra để ngăn chặn
hoặc giải quyết.
Cuối
cùng, Việt Nam nên kêu gọi các quốc gia trong khu vực và các thành viên
khác của cộng đồng quốc tế hỗ trợ Việt Nam duy trì các quyền của mình
theo UNCLOS.
Tina Hà Giang
(BBC)
Không có nhận xét nào