Header Ads

  • Breaking News

    Đại Dương - Làm sao Á châu thoát mối đe dọa từ TC?


    Điều kiện địa lý buộc các quốc gia Châu Á vướng víu với nhau trên nhiều phương diện kinh tế, ngoại giao, chiến tranh, di sản văn hoá.
    Đại Dương - Làm sao Á châu thoát mối đe dọa từ TC?


    Trên khía cạnh lạc quan, Châu Á có thể trở thành một Lục địa phát triển và hùng mạnh nhờ vào tiềm năng dân số đông nhất so với các Châu Lục khác và tính cách đa dạng văn hoá.

    Nhưng, bi quan thể hiện qua các cuộc chiến triền miên về sắc tộc hoặc xâm lược do tâm lý “mạnh hiếp yếu”, khác biệt chính trị, xung đột văn hoá; và bị Đế quốc Châu Âu cai trị, xâu xé hàng thế kỷ.

    Giới lãnh đạo quốc tế tưởng rằng “toàn-cầu-hoá” sẽ làm nhân loại xích lại gần hơn nhờ giao thoa “người với người”, “dân tộc với dân tộc”; “toàn-cầu-hoá kinh tế” sẽ san bằng cách biệt giàu/nghèo.

    Ở vị trí siêu cường duy nhất, Tổng thống Donald Trump đã khám phá ra mọi khuyết tật của toàn-cầu-hoá mà lên kế hoạch đối phó. Các vị tiền nhiệm cũng đã nhìn thấy một vài khía cạnh tiêu cực, nhưng, chưa ai đề ra biện pháp đối phó quyết liệt.

    Tất nhiên, Trung Cộng phải sử dụng toàn bộ sức mạnh của Đế quốc Đỏ và chư hầu cùng bọn “tay sai ham tiền, hám danh”, khắp năm Châu để phản bác, kể cả những đòn phép bỉ ổi.

    Cuộc chiến ngày càng quyết liệt giữa Chính và Tà, Sai và Đúng. Đại dịch Virus Vũ Hán vô tình cắt đứt sợi dây toàn-cầu-hoá ràng buộc từ năm 1995 để cho chủ nghĩa dân tộc trỗi dậy mãnh liệt khắp mọi nơi.

    Nhân loại làm việc cật lực chẳng phải để được ấm no, sung túc hay sao? Dân tộc không phải đã hao công tốn của nhằm bảo vệ nòi giống và biên cương hay sao? Nhưng, họ luôn luôn là miếng mồi ngon cho tham vọng bành trướng bá quyền của các loại Đế quốc.

    Các dân tộc ở Châu Á thường xuyên phải đối phó với chính sách bành trướng bá quyền của “Trung Hoa Vàng” và “Trung Hoa Đỏ” do tiếp cận biên cương hoặc nhờ khoảng cách gần.

    Sau Đệ nhị Thế chiến, “Trung Hoa Đỏ” chính thức thành hình từ năm 1949 mở màn chiến dịch bành trướng bá quyền bằng sức mạnh quân sự như gây chiến với các nước láng giềng qua chiêu bài “Chiến tranh Nhân dân” sắt máu vô luân; hoặc gieo rắc nền chính trị độc tài toàn trị lấy chủ nghĩa Marx, Lenin và tư tưởng Mao làm nền tảng.

    Hướng bành trướng bá quyền ở Đông Bắc Á trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự bị chặn đứng bởi các dân tộc Đại Hàn, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông đã liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ và Anh Quốc làm cho “Đế quốc Trung Hoa Đỏ” không còn cơ hội chiến thắng hoặc thống trị.

    Kể từ đó, chính sách bành trướng bá quyền của “Trung Hoa Đỏ” ở Đông Bắc Á chỉ tập trung vào quấy rối và gây căng thẳng như “diện” để che giấu “điểm” tại Đông Nam Á.

    “Trung Hoa Đỏ” đồn nỗ lực tiến về hướng Đông Nam Á, nơi có vùng biển nhiều tài nguyên thiên nhiên nên dễ biến thành chiếc “ao nhà” cần cho thao dượt quân sự và khai thác kinh tế; thao túng chính trị từ các “hạt giống đỏ” của Bắc Kinh.

    “Chiến tranh Nhân dân” do Trung Cộng giật dây đã đẩy các dân tộc Đông Nam Á, ngoại trừ Tân Gia Ba bé bỏng, rơi vào các cuộc chiến tranh và xáo trộn triền miên đến độ không ngóc đầu lên nỗi mà đành chịu sự thống trị của Bắc Kinh ở từng mức độ khác nhau.

    Việt Nam, Cambode, Lào rập khuôn “Trung Hoa Đỏ”. Phi Luật Tân ngày càng hướng về Bắc Kinh khi Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-) công khai tuyên bố “muốn thành một tỉnh của Trung Hoa” và xa dần Hoa Thịnh Đốn đang rơi vào nguy cơ xáo trộn chính trị. Mã Lai Á với 67% người Hồi giáo, 23% gốc Trung Hoa nên dễ bị lệ thuộc vào Bắc Kinh, đặc biệt trên phương diện kinh tế. Indonesia với 87% Hồi giáo, 10% Công giáo đã xảy ra vụ tàn sát 500,000 đến một triệu đảng viên cộng sản và người bị nghi ngờ do Trung tướng Suharto chỉ huy năm 1965. Brunei với 442,000 công dân, 66% Malay, 10% Trung Hoa chịu ảnh hưởng của Anh Quốc nên công nghiệp (dầu hoả và khí đốt) được công nhận “quốc gia phát triển” với GDP nominal 30,000 USD. Myanmar với nội chiến sắc tộc triền miên, Chính phủ quân phiệt (1962-2010), khủng hoảng Rohingya (Hồi giáo) và Phật giáo tạo ra vụ thanh lọc ác liệt và triền miên làm lu mờ thần tượng đấu tranh cho dân chủ Aung San Suu Kyi (Khôi nguyên Giải Nobel Hoà Bình 1991).

    Ngoài ảnh hưởng chính trị, Bắc Kinh còn làm các quốc gia Đông Nam Á lệ thuộc vào kinh tế Trung Cộng nhờ toàn-cầu-hoá. Khi các nước giàu có đầu tư tài chính và kỹ thuật để Trung Cộng trở thành “Công xưởng Thế giới”. Số lượng sản xuất lớn của Trung Cộng làm hạ giá thành phẩm đã giết chết nền kỹ nghệ sản xuất của các quốc gia Đông Nam Á tạo điều kiện cho các sắc tộc Trung Hoa làm vệ tinh cho Bắc Kinh trong sản xuất cũng như tiêu thụ. Hậu quả rõ ràng là các quốc gia Đông Nam Á bị thâm hụt mậu dịch với Trung Cộng ngày càng nhiều, ngoại trừ Tân Gia Ba được thặng dư.

    Chính sách đồng hoá của Hán Tộc phát triển nhanh hơn trong thời đại toàn-cầu-hoá mà các quốc gia Đông Nam Á chưa có biện pháp ngăn chặn tạo điều kiện cho Bắc Kinh lũng đoạn:

    (1) Các công ty người gốc Hoa và Hoa Kiều có mối quan hệ mật thiết với Bắc Kinh sẽ áp chế các công ty bản địa bằng hàng hoá giá rẻ, hàng nhái, hàng giả, hàng lỗi; làm nơi chuyển tiếp cho hàng hoá từ Công xưởng Thế giới để hưởng “ưu đãi thuế quan” khi thâm nhập vào thị trường Âu Mỹ.

    (2) Hủ hoá viên chức chính quyền, hệ thống truyền thông bản địa để hỗ trợ cho chính sách ngoại giao của Bắc Kinh như trường hợp ngăn chặn Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thực thi Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) liên quan đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).

    (3) Hoa kiều kết hôn với phụ nữ bản địa mà con của họ mang quốc tịch Trung Hoa nên không bị luật pháp của nước đó chế tài.

    (4) Tổng thống Ngô Đình Diệm, cha đẻ nền Đệ nhất Việt Nam Cộng Hoà (1955-1963) đã chủ trương củng cố tinh thần quốc gia, dân tộc nên đề cao quốc học (buộc 162 trường Hoa Kiều phải giảng dạy bằng Việt Ngữ, Hoa Ngữ không quá 6 giờ/tuần. Hiệu trưởng người Việt). Hạn chế quyền hạn kinh tế của Ngoại Kiều (cấm Ngoại Kiều làm 11 nghề liên quan đến sản xuất, vận chuyển theo Sắc lệnh 53 năm 1956). Áp đặt bổn phận công dân bình đẳng cho mọi người. Hoa Kiều có hơn một triệu trong số 15 triệu người ở phía Nam vĩ tuyến 17. Vấn đề Công dân với Hoa Kiều có Sắc luật 48 năm 1956 quy định con của cha hoặc mẹ sinh ra tại Việt Nam sẽ mang Việt Tịch, tên họ phải đổi sang tiếng Quốc Ngữ, tuân hành nghĩa vụ quân sự và đóng thuế. Ai không phải có Việt Tịch phải hồi hương hoặc bị trục xuất sang Đài Loan. Ngoại Kiều trở lại thao túng sau khi Tổng thống Diệm bị lật đổ.

    Các quốc gia Đông Nam Á coi thường chính sách “đồng hoá tiệm tiến” của Trung Hoa phát triển mạnh trong thời đại toàn-cầu-hoá nên rơi vào các cuộc khủng hoảng triền miên và lệ thuộc vào Trung Cộng mả chẳng biết. Họ khác với Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông nên chỉ có Tân Gia Ba nằm trong nhóm Tứ Hổ Á Châu.

    Các quốc gia Đông Bắc Á tiếp nhận hệ thống chính trị tiến bộ, hiện đại nên thúc đẩy mỗi công dân được tự do cống hiến năng lực cho quốc gia. Họ cũng được chuyển giao và hấp thụ kỹ thuật Tây Phương làm cho đất nước cất cánh bay xa.

    Nền “kinh tế hậu Covid-2019” sẽ bước vào giai đoạn khó khăn trầm trọng. Các quốc gia Tây Phương đã nếm đủ mùi vị của “Chủ nghĩa bành trướng toàn diện của Bắc Kinh” nên sẽ không còn nuôi dưỡng “Công xưởng Thế giới” hoặc những vệ tinh của Trung Cộng. Vì thế, nhân cơ hội ngàn năm một thuở này mà các quốc gia Đông Nam Á phải hợp tác chặt chẽ với Tây Phương như, Đại Hàn, Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba để sớm thành Hổ.

    Đại-Dương

    Không có nhận xét nào