Header Ads

  • Breaking News

    Trần Công Lân - Bài Học Về Chia Rẽ

    Đứng trước vận mệnh VN, người dân Việt phải nhìn về quá khứ để học những bài học chia rẽ của lịch sử. Rút kinh nghiệm từ những bài học đó và nhìn ra thế giới đang thay đổi để tránh những bài học chia rẽ mới (lập quốc, ly khai, độc lập) gây thiêt hại cho cuộc cách mạng Duy Dân phục hồi dòng giống Bách Việt.
     Trần Công Lân - Bài Học Về Chia Rẽ


    Bài học lịch sử VN
    Kể từ thời Trịnh-Nguyễn, khi nhà Lê suy yếu, vua nhu nhược, bất tài mà không tìm người trao truyền. Họ Mạc phò Lê nhưng chẳng giúp gì cho việc trị nước. Họ Trịnh tranh quyền đẩy nhà Mạc lên Cao Bằng nhưng rồi cũng chẳng hơn gì. Nguyễn Hoàng nghi ngờ họ Trịnh sẽ tiêu diệt mình nên xin vào Nam.

    Xung đột Trịnh-Nguyễn khiến nhà Nguyễn Nam tiến, di dân, văn hóa trộn lẫn với Miên, Chàm, Minh Hương. Tiếp theo là Tây Sơn nổi lên diệt cả Trịnh lẫn Nguyễn. Nhà Thanh xâm lăng VN và bị Nguyễn Huệ đánh bại, đất nước điêu tàn vì chiến tranh. Sau khi Nguyễn Huệ chết, Nguyễn Ánh trở lại VN với sự trợ giúp của các nhà truyền giáo Pháp, Bồ, Hòa Lan…

    Sự hiện diện của tôn giáo mới tại VN góp phần cho yếu tố chia rẽ dân tộc khi văn hóa và kinh tế suy yếu.

    Nguyễn Ánh thống nhất đất nước nhưng không thay đổi đất nước cho dù có tiếp xúc với bên ngoài (không kể Trung Quốc, Xiêm). Miền Nam mở rộng cho di dân, văn hóa Việt đã phai mờ qua chiến tranh. Miền Bắc tự hào là nơi văn vật. Miền Trung là kinh đô, vua quan chỉ lo thơ phú. Mầm mống khác bịệt đã có sẵn để chia rẽ phát triển trước khi người Pháp chiếm VN.

    Tôn giáo là lý do thứ hai thường được gán cho việc Pháp chiếm VN nhưng cho dù Pháp không chiếm VN thì xung đột tôn giáo vẫn xảy ra vì xã hội nhiễu nhương. Đạo đức suy đồi khiến dân mất niềm tin nơi chính quyền thì dân phải tìm đến tôn giáo.

    Nhìn vào tình trạng xã hội, văn hóa VN trong thời kỳ này thì cuộc chiến Trịnh-Nguyễn (bao gồm cả Trịnh-Mạc, Trịnh-Nguyễn, Nguyễn Ánh-Nguyễn Huệ) kéo dài cả thế kỷ đã gây hậu quả:

    – Kinh tế kiệt quệ.


    – Văn hóa suy đồi: miền Bắc mất tiếng là nơi “ngàn năm văn vật” thủ đô vì Nhà Nguyễn dời đô vào Huế. Tự hào “sĩ phu Bắc Hà” miền Bắc coi thường thơ văn của Huế và luôn tìm cách phản kháng. Trong khi vua quan tại Huế lo củng cố địa vị, bỏ mặc miền Bắc và Nam. Miền Nam đang khai phá, di dân tứ xứ đến không có văn hóa, tôn giáo, chính quyền yểm trợ nên trở thành nồi cháo lú, môi trường thuận lợi cho các nhà truyền giáo ngoại quốc.

    – Sự thiếu hiểu bịết của vua quan nhà Nguyễn về Tây phương và tôn giáo đã đưa đất nước vào một khúc rẽ lịch sử. Thay vì như Nhật, Thái thì VN trở thành chiến trường khốc liệt cho xung đột Đông-Tây (sau này thành tranh chấp Quốc- Cộng) và chia rẽ địa phương của thời Trịnh-Nguyễn được cộng thêm xung đột tôn giáo (chưa phải là Phật giáo-Thiên Chúa giáo nhưng là giữa chính quyền VN và Thiên Chúa giáo. Sau này cộng sản khơi dậy để lợi dụng xung đột tôn giáo mà phá hoại chính quyền Nam VN).

    – Vì chiến tranh, Phật giáo đã không phát triển để khoảng trống lớn trong sinh hoạt xã hội, nhất là tại miền Nam VN. Đó cũng có thể giải thích sự xuất hiện của đạo Cao Đài và Hòa Hảo.

    Người dân không kỳ thị tôn giáo nhưng các nhà lãnh đạo đã tạo ra để khích thích máu nóng (mà ngu) của người dân để mưu đồ chính trị. Thủ đoạn này còn tiếp diễn cho đến 1963 và lan ra tới cộng đồng VN hải ngoại. Bao giờ thì tệ nạn này mới chấm dứt? Hãy hỏi các nhà lãnh đạo tôn giáo.

    Nhân tài bị tiêu hao trong cuộc chiến, thanh trừng phe phái, sự xung đột văn hóa giữa Bắc và Trung đã bỏ rơi miền Nam trở thành cục bộ, không thích Huế mà cũng chẳng thích Hà Nội. Có lẽ đó là điều người Pháp đã nhận ra để chia VN ra làm ba miền, thay vì đô hộ cả VN thành thuộc địa thì tình hình VN sau này có thể đổi khác.

    Sự kiện chia VN ra 3 miền phù hợp với tính chất trên:

    – Miền Bắc (bảo hộ) do Thống Sứ Bắc Kỳ dưới Toàn Quyền Đông Dương

    – Miền Trung (bảo hộ) do Khâm Sứ Trung Kỳ dưới Toàn Quyền Đông Dương

    – Miền Nam (thuộc địa) do Thống Đốc Nam Kỳ dưới Toàn Quyền Đông Dương

    Phong trào kháng chiến chống Pháp (Cần Vương và Văn Thân) cho thấy sự rời rạc, thiếu thống nhất, tổ chức, tiếp vận, kỹ thuật, tài chánh… cũng vì tinh thần cục bộ, địa phương và bảo thủ (trừ Cao Thắng là học cách chế tạo súng kiểu Tây phương). Nội gián và sự phản bội trong hàng ngũ kháng chiến cũng là yếu tố tạo chia rẽ trước kẻ thù có chiến lược, chiến thuật khác với Trung Hoa vốn là kẻ thù quen thuộc.

    Văn hóa suy tàn kéo theo nền đạo đức Khổng-Mạnh của Tống Nho đã làm suy yếu VN từ giới lãnh đạo cho đến người dân lục tỉnh.

    Miền Bắc vẫn ôm hoài giấc mơ “ngàn năm văn vật”. Miền Trung bám chặt tính chất Hoàng tộc quyền quý mà “giọng Huế” là một đặc tính xuất hiện trong thời gian này. Miền Nam với tính cách xuề xòa, sao cũng được, chẳng thích Bắc hay Trung. Dưới sự cai trị của Pháp, dân miền Nam, đặc bịệt là giới trí thức, cảm thấy họ có cái nhìn (cấp tiến) khác người Bắc, Trung. Trong khi 2 miền kia thì nhìn người Nam như tay sai của Pháp.

    Tâm lý này còn kéo dài suốt từ 1945 đến 1975 cho dù phân chia Nam- Bắc 1954 cũng không xóa nổi sự chia rẽ giữa Bắc -Trung dưới chế độ Cộng Sản và Nam-Trung-Bắc dưới chế độ Cộng Hòa.

    Chia rẽ không phải chỉ trong phạm vi địa phương, chính trị mà cả trong tôn giáo. Có gì khác bịệt giữa Hội Phật Giáo tương tế Bắc Kỳ và Phật giáo miền Nam? (đây không phải vấn đề Nam tông, Bắc tông). Sự xung đột của Phật giáo (Viện Hóa Đạo và Ấn Quang) không phải chỉ kết thúc sinh mệnh chế độ VNCH mà chấm dứt cả sinh mệnh Phật giáo VN nói chung. Tuy vẫn có nhân tài nhưng Giáo Hội Phật Giáo đã là cái thùng rác.

    Nếu ai có hỏi về tranh chấp Phật giáo-Công giáo (Thiên Chúa giáo) thời Cộng Hòa thì người chết như ông Diệm không thể biện bạch (đó cũng có thể là lý do kẻ giết ông Diệm để không còn là nhân chứng lịch sử và bọn tướng tá ngu xuẩn toàn quyền viết hồi ký chạy tội). Cái lỗi lầm của người lãnh đạo chính trị cộng với cái tham vọng của các nhà lãnh đạo tôn giáo (ông Ngô Đình Thục, Thích Trí Quang…) và cái ngu của dân VN mê tín đã kết thúc VNCH trước khi Mỹ bỏ rơi 1972.

    Thử hỏi nếu Đức Thích Ca treo trên thánh giá thì giáo dân nghĩ sao? Và nếu Đức Jesus mặc áo cà sa đứng trong bửu điện thì Phật tử nghĩ thế nào? Tôn giáo dạy cái tốt hay dạy bám lấy hình ảnh của ai đó dựng lên?

    Chia rẽ không đến bên ngoài. Chia rẽ khởi trong tâm. Khi người sáng lập tôn giáo dạy cái tốt, kẻ truyền đạo dựng lên giáo hội, lấy của cải, vật chất làm phương tiện khiến người theo đạo đi vào đường tà chỉ bám lấy hình tướng mà quên đi nội dung.

    Tìm lại nguyên nhân của sự chia rẽ qua lịch sử không phải để quy trách nhiệm cho miền nào, con người hay xã hội nào, mà để ý thức rằng nếu người Việt không chấm dứt tinh thần chia rẽ Bắc, Trung, Nam (hay tôn giáo, sẽ nói trong dịp khác) thì hãy quên đi một VN với 4000 năm văn hiến để sống như người di dân nơi xứ lạ.

    Mà cũng chẳng nên bàn chuyện “thoát Trung” khi không thể “nối vòng tay lớn” Nam-Trung-Bắc một nhà. Cũng đừng bàn chuyện bỏ miền Bắc, từ Thanh Hóa, Nghệ An cho Tàu, để giữ miền Trung và Nam hay bỏ Bắc- Trung để giữ miền Nam.

    Nếu cuộc chiến chưa khởi sự mà đã có ý định “chia rẽ” như vậy thì chống Cộng làm gì? Còn gì gọi là dân tộc Việt?

    Có lẽ chúng ta không nên gọi nhà cầm quyền Cộng Sản VN là Việt cộng vì chúng chẳng còn gì gọi là Việt tính nữa, ngôn ngữ của chúng cũng đã đổi khác rồi. Phải gọi chúng là bọn tay sai Hán gian và nhắc nhở người dân trong nước phải phân bịệt, nhận diện, ghi sổ, chụp hình, lập hồ sơ bọn tay sai này để chờ ngày xử tội.

    Nếu không cứu được dân tộc Việt thì đó chính là mục đích của bọn tay sai Cộng Sản.

    Nhưng mà (hỏi lại) bạn có muốn chống Cộng hay không?



    Nguồn : http://quanvan.net/

    Không có nhận xét nào