Header Ads

  • Breaking News

    Vũ Linh: Bản tin đặc biệt về đại dịch Vũ Hán


    Tin xấu lớn là con số người bị nhiễm tăng nhanh tại Mỹ, đưa Mỹ lên hàng đầu trên thế giới. Bà Hillary đã là người đầu tiên reo hò mừng rỡ. Bà tuýt ngay:
    Vũ Linh: Bản tin đặc biệt về đại dịch Vũ Hán


    Đó là bà Hillary vui mừng khi con số nhiễm ở Mỹ đạt kỷ lục đứng hạng nhất. Ít ngày nữa, khi số người chết ở Mỹ lên mức hạng nhất, thì bà càng hớn hở hơn nữa. Càng nhiều người bị nhiễm rồi bị chết, bà càng mừng vì có dịp công kích Trump.

    Thật ra, nói Mỹ đứng đầu thế giới là chuyện bá láp khi chẳng ai biết rõ tình trạng như thế nào bên Trung Cộng. Không ai tin Trung Cộng có ít ca nhiễm và ít người chết hơn Mỹ. Trong một xứ với gần một tỷ rưỡi dân mà chỉ có hơn 3.200 người chết là chuyện Kim Dung cũng chưa đủ tưởng tượng để nghĩ ra.

    Có một cách lượng giá ‘tình hình chiến sự’ chống COVID của Âu Châu và Mỹ. Dân số cả Âu Châu (740 triệu) lớn hơn gấp hai lần dân số Mỹ (330 triệu), trong khi số ca nhiễm của cả Âu Châu (330.000 ca) cũng lớn gấp hai lần số ca của Mỹ (160.000 ca). Tỷ lệ dân số bị nhiễm của Âu Châu là 0,05%, ngang với 0,05% của Mỹ; nhưng tỷ lệ tử vong bên Tây Âu là từ hơn 6% (Anh, Pháp) tới 11% (Ý), trong khi tỷ lệ tử vong của Mỹ là 1,8%. Sự khác biệt nói lên rất rõ tính hữu hiệu của hệ thống y tế Mỹ so với hệ thống y tế xã nghĩa Âu Châu.

    Tin tốt lớn là tại Mỹ, số người được chữa khỏi đang tăng nhanh gấp đôi số ca bị nhiễm và số tử vong. Cho tới ngày 28/3, có 2.522 người khỏi bệnh, qua ngày 30/3, đã lên tới 5.245 người, tăng 108% trong khi số ca bị nhiễm tăng 46%, và số tử vong tăng 65%. Trong 3 ngày qua, tỷ lệ khỏi so với số ca nhiễm đã tăng từ 2,4% lên tới 3,3%.

    Tin xấu khủng khiếp là số tử vong của Mỹ có thể lên tới từ 100.000 đến 200.000 người. Tất cả cần tuyệt đối tuân thủ lệnh cấm cung và cách ly của các chính quyền địa phương.

    CORONAVIRUS: NHỮNG Ổ TẤN CÔNG MỚI

    Thống kê mới về cuộc chiến chống COVID cho thấy hai ổ phát tác bệnh dịch mạnh nhất trong những ngày/tuần tới sẽ là New Orleans và San Francisco, tuy vẫn còn thua xa thành phố New York.

    Ngày 16/2 vừa qua là ngày thành phố New Orleans tổ chức lễ hội gọi là Mardi Gras, với cả triệu du khách từ khắp nơi đổ đến coi diễn hành và ăn nhậu, trong đó tất nhiên đã có không biết bao nhiêu người đã bị nhiễm virus rồi mà không biết.


    Ngày 16/2 tháng Hai, dịch COVID chưa tấn công Mỹ, chưa ai biết gì nhiều, Dow Jones còn đang leo thang lên tới đỉnh 29.500 điểm ngày 17/2; đến hai tuần sau mà vẫn chỉ có 15 ca với 1 người chết. Dù vậy, TT Trump đã có biện pháp đề phòng hai tuần trước khi ông cấm không cho những người từ Trung Cộng vào Mỹ và bị TTDC ồn ào tố cáo kỳ thị và hù dọa ngay. Nếu bà Cantrell thực sự chú ý thì đã phải cứu xét quyết định này của TT Trump và có biện pháp nào đó nếu cần.

    Thật ra, nếu khi đó TT Trump cảnh giác bà, thì bà cũng sẽ vẫn tổ chức vì thành phố sẽ thu được cả trăm triệu đô, không thể bỏ qua được, và chắc chắn khi đó bà đã lớn tiếng công kích TT Trump hù dọa vì nhu cầu tranh cử.

    Mẫu số chung của các chính khách là luôn luôn tìm cách đổ thừa khi chuyện xấu xẩy ra, nhưng đấm ngực rất mạnh khi gặp chuyện tốt.

    Nếu San Francisco là ổ phát tác thì cũng không phải chuyện lạ khi đó cũng là nơi có Chinatown lớn thứ nhì trên đất Mỹ, sau New York. Với gần cả nửa khu đóng cửa về Tầu ăn Tết.

    CHỮA TRỊ CHỐNG COVID

    Cơ quan FDA đã chính thức phê chuẩn việc dùng một vài thuốc chống sốt rét để trị COVID, là thuốc chloroquine phosphate và hydroxychloroquine sulfate. Đây là hai loại thuốc TT Trump đã nêu tên từ mấy tuần trước. Sự phê chuẩn này có tính cách khẩn cấp và giới hạn vì có nhiều điều kiện. Cần phải do bác sĩ cho toa chứ không được tự ý uống lung tung, hại nhiều hơn giúp.

    Hai công ty thuốc Johnson & Johnson, và Moderna đã ký hợp đồng với chính phủ Mỹ để nghiên cứu và sản xuất thuốc ngừa COVID đầu năm tới 2021. Cần ghi nhận đây là thuộc ngừa cho tương lai lâu dài, không phải là thuốc chữa trị ngay bây giờ.

    Tin ‘hành lang’ chưa được xác nhận là xông hơi theo kiểu các cụ ta, hay ngay cả theo kiểu Âu Mỹ qua các ‘vaporiser’ với chất bạc hà, cam, chanh,… có bán tại các tiệm thuốc tây cũng có thể giúp phần nào.

    Xông hơi không đủ khả năng giết vi khuẩn, nhưng có thể làm vi khuẩn yếu đi, sẽ dễ bị diệt hơn qua các thuốc khác.

    DĐTC loan tin này với sự dè đặt vì không kiểm chứng được. Quý độc giả cần tham khảo bác sĩ của mình.

    CHUYÊN GIA NGHIÊN CỨU VIỆC BÌNH THƯỜNG HÓA


    Theo Washington Post, một nhóm chuyên gia đang tích cực nghiên cứu kế hoạch và cách thức mang nước Mỹ trở về cuộc sống bình thường, ít tai hại nhất. Tình trạng cấm cung cả nước là chuyện không ai nghĩ có thể là giải pháp kéo dài quá lâu vì sẽ tiêu diệt kinh tế tức là triệt tiêu cả nước luôn.

    TT Trump cho biết ông khuyến cáo duy trì những luật cách ly cho tới ít nhất cuối tháng Tư này trong khi bác sĩ Fauci cho biết vẫn phải theo dõi tình hình.

    Những biện pháp đang được nghiên cứu chi tiết cũng là những biện pháp kẻ này đã viết qua trong bài Bình Luận tuần này cách đây mấy hôm: “Tại sao không mở lại kinh tế trong một giới hạn nào đó, chẳng hạn như cho phép những người trẻ, khỏe mạnh đi làm, tất cả phải mang khẩu trang khi ra đường, nhưng cấm cung những người có nhiều rủi ro bị nhiễm, lớn tuổi hay đã có bệnh và trẻ con nhỏ tuổi? Hay chỉ cấm ra khỏi nhà tùy khu vực thay vì cấm cả tiểu bang?”.
    TT TRUMP CHO PHÉP GỌI LẠI CỰU QUÂN NHÂN

    TT Trump đã chấp nhận cho bộ Quốc Phòng kêu gọi cựu quân nhân tình nguyện trở lại quân ngũ để giúp trong cuộc chiến chống COVID hiện nay.

    Đã có ít nhất 10.000 cựu quân nhân tình nguyện xin trở về quân ngũ.

    Cho đến nay, TT Trump đã huy động hơn 15.000 Vệ Binh Quốc Gia trên toàn quốc để giúp đối phó với dịch, một số lớn lo xây các bệnh viện dã chiến, nhất là tại New York.

    MÁY THỬ NGHIỆM MỚI


    Báo USA Today loan tin viện nghiên cứu Abbott Labs đã làm được máy thử nghiệm nhỏ bằng cái máy nướng bánh mì -toaster- trong nhà, có thể có kết quả trong 5 phút nếu bị nhiễm, hay 13 phút nếu không bị nhiễm. Công ty cho biết sẽ sản xuất cấp tốc để có thể thử nghiệm 50.000 ca một ngày, bắt đầu từ tuần tới.

    Cơ quan quản trị thực phẩm và thuốc FDA đã phê chuẩn máy này.


    NEW YORK KHÔNG XÀI MÁY BƠM HƠI THỞ


    TT Trump trong một cái tuýt, đã tố giác tiểu bang New York đã giữ trong kho cả ngàn máy thở ventilators mà chính quyền liên bang đã gửi cho, không chịu mang ra xài.

    Thống đốc New York Andrew Cuomo đã nhìn nhận chuyện này có thật, nhưng bào chữa ông muốn giữ trong kho vì hiện nay chưa cần đến khi cuộc tấn công của vi khuẩn chưa lên tới đỉnh cao mà ông tiên đoán sẽ xẩy ra trong vòng vài tuần nữa.

    Thật là một giải thích quái lạ nhất. Có máy thử nghiệm để chữa bệnh mà không xài, để thiên hạ bị nhiễm rồi chết hàng loạt, rồi giải thích là số bị nhiễm chưa đủ mức cần xài. Chẳng lẽ thống đốc không muốn lấy máy ra để chặn sự phát tác của dịch, mà lại chống mắt ngồi coi thiên hạ chết, cố tình cất máy thử cho con số nạn nhân tăng lên tới mức ông cho là đỉnh thì mới xài sao?

    Con số mới nhất, New York đã có hơn 60.000 người bị nhiễm và 1.100 người chết. Vậy mà thống đốc vẫn cho là chưa cần máy thở, là dụng cụ chữa trị quan trọng nhất. Phải đợi tới khi nào? Khi có 10.000 người chết? Hay 100.000 người?

    Một quyết định ngu xuẩn nhất nếu không muốn nói là nham hiểm, mà TTDC im re, trong khi ra rả sỉ vả TT Trump lơ là, chậm chạp, bất tài,…

    Ghi chú: quý độc giả sẽ không bao giờ thấy CNN chỉ trích thống đốc Andrew Cuomo đâu, vì em ruột thống đốc là Chris Cuomo, anh bình loạn gia suốt ngày chửi TT Trump trên CNN.

    Anh Chris Cuomo vừa tung tin giựt gân mới: TT Trump sẵn sàng hy sinh người già để cứu kinh tế. Một tin từ trên trời rớt xuống, không cần bất cứ bằng chứng nào.

    CNN và TTDC đang tung hô ‘ngôi sao’ mới Andrew Cuomo mà họ cho là có thể sẽ thay thế cụ lẩm cẩm Biden để ra đấu võ cùng TT Trump. TT Trump, ‘danh bất hư truyền’, đã đổ dầu vào lửa, nhận định ông Cuomo sẽ là một ứng cử viên khá hơn cụ Biden cho đảng DC.


    BÁO ĐỘNG VỀ MÁY THỞ MÀ KHÔNG AI ĐỂ Ý


    Một bài dài trên Fox đã cho biết các chính quyền Mỹ đã được báo động về tình trạng thiếu máy thở từ năm 2003, nhưng từ đó đến nay, cả ba tổng thống Bush con, Obama và Trump đều không làm gì hết.

    Trường hợp TT Bush con được giải thích là ông quá bận với cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo quá khích.

    Trường hợp của TT Obama (với cụ Phó Biden) trầm trọng hơn khi vừa nhậm chức, ông đã bị H1N1 tấn công năm 2009 và MERS đánh năm 2012, những vẫn chẳng làm gì hết. Đã vậy, có bao dự trữ chiến lược về găng tay, khẩu trang, máy thở còn lại,… cũng xài hết ráo, mà không bổ sung lại, để rồi bây giờ tố TT Trump thiếu chuẩn bị.

    TT Trump thì nhậm chức ba năm nay nhưng chưa có dịch nào đánh cho tới nay, nên cũng không chú tâm.


    MỸ CÓ CẢ TRIỆU MẶT NẠ NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC DÙNG

    Tin báo WaPo cho biết có ít nhất một kho chứa 1,5 triệu mặt nạ N95, nhưng không ai được sử dụng vì… quá hạn, tại tiểu bang Indiana.

    Chuyện báo WaPo không bàn là ngay tại Cali, là thành trì kiên cố nhất của khối cấp tiến của thống đốc DC Gavin Newsom đã có không phải 1,5 triệu, mà tới 21 triệu khẩu trang quá hạn nằm trong nhà kho. Gấp 14 lần con số của Indiana, nhưng WaPo lôi chuyện Indiana ra nói vì đó là tiểu bang mà PTT Pence trước đây đã là thống đốc. Vẫn chỉ là một cố gắng bôi bác chính quyền Trump như thông lệ.

    Bộ Y Tế và bộ An Ninh Lãnh Thổ đang tìm cách mang các kho này ra phân phát cho những ai đang cần, nhưng không làm được, chỉ vì luật lệ rườm rà từ đời nào đó cấm không cho chính phủ sử dụng hàng ‘quá hạn’.

    Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích chuyện phi lý này vì mặt nạ thì làm sao có quá hạn được, nhất là nhiều cơ quan có sẵn thuốc khử trùng để tẩy trùng nếu có trên mặt nạ. Hiện nay, không ai biết có cách nào mang cái kho này ra sử dụng được, ngoài cách thay đổi luật, là điều không dễ dàng và mất thời giờ điều đình với các dân biểu, nghị sĩ, nhất là khối DC đang cố chống phá TT Trump bằng mọi cách.

    Đây là một bằng chứng cụ thể khác của những luật lệ rườm rà hết sức vô lý trong chế độ Nhà Nước Vú Em mà TT Obama đã củng cố tối đa trong tám năm của ông. TT Trump trong ba năm qua đã gỡ bỏ cả ngàn nhưng vẫn còn cả vạn chưa xóa bỏ được.

    TC BÁN HÀNG DỎM MÀ THẾ GIỚI VẪN PHẢI MUA

    Tây Âu trong cơn khủng hoảng dịch, đã hối hả đặt mua cả trăm triệu bạc tiền dụng cụ thử nghiệm từ TC. Kết quả đã là một tai họa.

    Tây Ban Nha, Tiệp Khắc và Hòa Lan đã trả lại cả ngàn máy thử nghiệm do TC sản xuất vì tỷ lệ chính xác chỉ có dưới 20%. Tức là thử 10 lần thì 8 lần kết quả sai.

    Đây là một gáo nước lạnh đổ lên đầu phe cấp tiến trong xã nghĩa Tây Âu khi dư luận ồn ào ca tụng việc TC cung cấp máy thử cho Âu Châu là một đóng góp vĩ đại và gương mẫu của Trung Cộng vào nỗ lực chống vi khuẩn chung của cả nhân loại. Báo Washington Post đăng bài của cựu đại sứ của TT Obama tại Nga, ca tụng Trung Cộng đã là một gương sáng mà Mỹ nên học theo.

    Chính quyền TC trước đây đấm ngực khoe công, bây giờ uốn lưỡi giảng giải đây là hàng của các công ty tư nhân Tầu, không liên hệ gì đến chính phủ.

    Dù vậy, Mỹ cũng vẫn vừa nhận được 10 triệu găng tay cho bệnh viện, và 130.000 khẩu trang N95 mà Mỹ đặt mua từ Trung Cộng. Đây là số hàng đầu tiên, và sẽ còn có khoảng 20 đợt tương tự trong những ngày tới. Những hàng này không phải là máy thử nghiệm hay máy thở nên dù có sản xuất tại TC thì cũng không hại như máy thử nghiệm.

    Việc Mỹ vẫn lệ thuộc vào hàng sản xuất tại TC là hậu quả tất nhiên của chính sách kinh tế của TT Obama, chấp nhận sách lược ‘gia công’ của các đại công ty Mỹ, bán cái cho TC việc sản xuất hàng hóa cho các nước chậm tiến vì giá thành thấp và lợi nhuận cao.

    CDC BỊ CẮT NGÂN SÁCH

    Phe DC, đồng minh TTDC, và nhất là cụ Biden, nhất loạt lên án TT Trump phải chịu một phần trách nhiệm trong vụ COVID tấn công nước Mỹ.

    Cái tội lớn nhất là đã cắt ngân sách của các cơ quan lo phòng bệnh, kiểm dịch, đặc biệt là Trung Tâm Kiểm Dịch, Center for Disease Control, CDC.

    Nếu quý độc giả muốn hiểu rõ vấn đề thì đây là sự thật: chính quyền Obama, mà cụ Biden làm phó tông tông, đã liên tục đề nghị cắt tiền các cơ quan này, và đã thực sự cắt tiền trong các ngân sách trong suốt mấy năm cuối trào.

    Theo nghiên cứu của hãng thông tấn Associated Press, không phải là cơ quan truyền thông có cảm tình gì với TT Trump đâu, đây là những con số chính thức về những cắt ngân sách của CDC:

    – 2011: ngân sách của CDC là 6,46 tỷ đô, với 317 chương trình y tế khác nhau.

    – 2012: TT Obama cắt 72 triệu;

    – 2013: cắt 569 triệu;

    – 2014: cắt 270 triệu;

    – 2015: cắt 414 triệu;

    – 2016: (không rõ?);

    – 2017: cắt 251 triệu (đây là ngân sách cuối cùng của TT Obama, được thảo tháng 7/2016, trước cuộc bầu cử tổng thống năm đó).

    Trong khi đó, ngân sách của CDC trên thực tế đã tăng dưới trào TT Trump:

    – 2019: tăng 262 triệu;

    – 2020: tăng 420 triệu.


    Ý ĐẠT KỶ LỤC KINH HOÀNG

    Ngày Thứ Bẩy vừa qua, Ý đã đạt kỷ lục hơn 10.000 người chết, cao nhất thế giới, không kể con số thấp hơn của Trung Cộng mà không ai tin.


    Ý đã có những biện pháp kiểm soát gắt gao nhất thế giới. Cấm không ai được ra đường, nếu bị bắt sẽ bị phạt 3.000 Euros. Nếu bất đắc dĩ phải lái xe ra đường, bắt buộc không được quá hai người trong xe, một người lái, và một người ngồi ghế sau, cả hai phải đeo mặt nạ.

    Dù vậy, tỷ lệ bị nhiễm và tử vong vẫn cao nhất (11%) vì hệ thống y tế bết bát nhất thế giới, thiếu tất cả mọi thứ như bệnh viện, bác sĩ, thuốc men, máy thở, máy thử nghiệm, khẩu trang,… Một kết quả của hệ thống y tế quốc doanh theo chủ trương xã nghiã văn minh của Tây Âu.

    Các xứ Tây Âu như Anh, Pháp, Đức, Hòa Lan, Tây Ban Nha,… đều có số nhiễm và tử vong cao hơn gấp bội Mỹ. Tỷ lệ tử vong trung bình 5%-6%.


    TTDC VẪN XUYÊN TẠC

    TTDC tiếp tục loan những tin bi quan nhất trong khi vẫn tràn ngập bài công kích TT Trump, đủ kiểu, đủ chuyện. TTDC ngày càng hoảng hốt khi thấy các thăm dò đưa ra hình ảnh một TT Trump đang săn tay áo đánh nhau với vi khuẩn, được hậu thuẫn ngày càng cao của dân Mỹ.

    Trong cái rừng tin kinh hoàng, cũng có tin TT Trump khuyến cáo duy trì các biện pháp cách ly tối thiểu cho tới ít nhất là cuối Tháng Tư. WaPo dĩ nhiên mỉa mai TT Trump lại phải tháo lui vì đã bốc phét quá trớn khi trước đây ông cho biết sẽ tháo gỡ những biện pháp cấm cung trước Lễ Phục Sinh.

    Vẫn lập luận xuyên tạc cố hữu. Trước đây TT Trump đã nói rất rõ ông “rất thích (would love to) có thể tháo bỏ bớt những biện pháp quá gắt, tuy nhiên mọi sự sẽ tùy thuộc tình hình trong hai tuần tới”. Tất cả băng video cũng như bài báo về câu tuyên bố của TT Trump vẫn còn đó, nhưng TTDC và vài cụ thông ngôn, vẫn khư khư tố TT Trump nói chắc như đinh đóng cột sẽ gỡ bỏ hết các biện pháp cách ly trước Lễ Phục Sinh, để vi khuẩn tự do hoành hành. Dĩ nhiên với chủ ý công kích TT Trump. Bây giờ, TT Trump khuyến cáo duy trì cách ly tới cuối tháng thì lại quay qua bôi bác TT Trump de lui, chứng tỏ ông chẳng biết mình đang làm gì.

    Ở đây cần ghi nhận là tổng thống chỉ có quyền khuyến cáo hay đưa ra những hướng dẫn thôi, chứ việc ra lệnh cấm cung hay tháo gỡ thuộc thẩm quyền các chính quyền tiểu bang và địa phương.

    Đài CBS ngày 25/3 loan tin COVID tấn công Mỹ tàn bạo, nhất là tại New York, với cảnh bệnh viện bị tràn ngập vì quá tải.

    Có vấn đề gì không? Thưa quý vị, hình ảnh CBS đưa lên không phải là hình ảnh bệnh viện Mỹ tại New York ngày 25/3, mà là của bệnh viện của Ý ngày 22/3.

    Như vậy có đúng theo định nghĩa fake news chưa nhỉ?


    KHI BÁC SĨ BÀN CHUYỆN KINH TẾ

    Trong giới y khoa, đã có rất nhiều bác sĩ đã về hưu, tình nguyện ra làm việc lại với các bệnh viện hay bộ Y Tế để giúp chống dịch. Bên Anh, chính phủ đã kêu gọi các bác sĩ về hưu ra làm việc lại, cũng ra lệnh các sinh viên y khoa năm cuối bỏ học, bỏ thi đi làm việc tại các bệnh viện ngay. Hơn bao giờ hết, lúc này là lúc thế giới cần bác sĩ nhất, kể cả bác sĩ đã về hưu.

    Nhưng cần bác sĩ để giúp phòng và chữa bệnh dịch, chứ không cần họ ngồi chê bai chỉ trích chuyện chính chị chính em, công kích các tổng thống và thủ tướng đang bù đầu cứu dân, hay giảng giải về suy trầm hay suy thoái kinh tế mà họ hoàn toàn mù tịt, mù tịt chẳng những trên phương diện chuyên môn, mà còn mù tịt vì họ không có những dữ kiện kinh tế mà các tổng thống hay thủ tướng đang cân nhắc. Mà hình như đây lại là thú vui của một nhóm bác sĩ tỵ nạn về hưu rất rảnh, muốn kiếm chuyện bàn, tiêu khiển qua ngày.

    Chuyện tiếu lâm là một quyết định kinh tế của một quốc trưởng, làm việc với cả chục, cả trăm chuyên gia kinh tế tài chánh thượng thặng nhất nước, nghiên cứu cả triệu dữ kiện, lại bị một vài ông tuy có bằng vĩ đại là bác sĩ y khoa cách đây nửa thế kỷ nhưng chưa học qua lớp kinh tế mẫu giáo, công kích là sai lầm, hay tế nhị hơn là… đáng lo. Quý cụ đó quên mất cái lo của quý cụ, tổng thống và các chuyên gia đã lo trước từ khuya rồi. Mà chẳng phải là TT Trump không đâu, mà cả TT Pháp, thủ tướng Anh, thủ tướng Đức, thủ tướng Nhật, thủ tướng Canada, cả chục thống đốc ngân hàng trung ương trên thế giới, cả World Bank và IMF,… tất cả đều sẵn sàng tung cả tỷ tỷ ra để cứu nguy kinh tế thế giới. Chưa hết đâu, quốc hội Mỹ đang nghiên cứu một gói kích cầu kinh tế không biết mấy ngàn tỷ nữa đó, các cụ ơi.

    Như đã viết trên bài về hậu quả kinh tế của vi khuẩn tuần này, ông Ben Bernanke, cựu chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đã cho rằng Mỹ sẽ trực diện suy thoái kinh tế khá nặng nhưng cũng rất ngắn hạn và cũng sẽ phục hồi rất nhanh.

    Một ‘đại bác sĩ’ tỵ nạn phán Mỹ là xứ “trên răng dưới lựu đạn”, nên cái gói kích cầu của Trump sẽ khiến cả nước nổ tan tành. Xin lỗi ông bác sĩ, Mỹ không phải, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ là xứ ‘trên răng dưới lựa đạn’. Kinh tế Mỹ là kinh tế mạnh và chắc nhất thế giới, từ tài nguyên thiên nhiên đến tài trí của dân đến sáng suốt của lãnh đạo, từ lãnh đạo chính trị đến lãnh đạo kinh tế, tài chánh, kinh doanh, khoa học, y tế, giáo dục,… không một xứ nào khác so sánh được, đã trải qua một suy trầm khổng lồ kéo dài 3 năm, (1929-30-31) và qua 33 suy thoái, lần cuối cùng là 2008-09, nhưng vẫn là đại cường kinh tế mạnh nhất thế giới.

    Kẻ này xin có lời khuyến cáo cụ tỵ nạn tại Mỹ lo sợ tiền tung ra như vậy sẽ rất tai hại, là cụ có cách giúp giảm tai hại: cụ chỉ cần hoàn trả cái chi phiếu cụ sắp nhận được về lại cho Sở Thuế IRS thôi và cổ võ các lão đồng chí của cụ cũng làm như vậy. Cụ dám làm không, thưa cụ? Hay là tiền của ông ‘Đô-La Chum’ dù sao cũng vẫn thơm lắm, bất kể hại tới đâu.

    Trong tất cả các nghề, bác sĩ chắc chắn là cao cả, đáng tôn kính hơn hết vì nghề của họ là đi cứu người. Chuyện họ không lo cứu người mà lo làm ‘bà Tám’ thì là chuyện khác.

    Vũ Linh,

    Không có nhận xét nào