Ngựa giống lừa quá; cảnh sát cơ động kỵ binh kém hẳn vẻ oai vệ so với kỵ binh các nước; nhìn đã muốn hết hơi rồi,… đó là những nhận xét của cộng đồng mạng về đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh diễu hành trước Quốc hội.
Truyền thông trong nước hôm 8/6 đã đồng loạt đưa tin về buổi diễu hành của đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh.
Ngựa trang bị cho đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh được nhập khẩu hoàn toàn từ Mông Cổ. Mỗi con nặng 300 đến 400 kg, chiều cao 1,6-1,8 m, độ tuổi trung bình 2-4 năm.
Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh trong tương lai sẽ phục vụ vào các hoạt động diễu binh diễu hành, tuần tra kiểm soát, thực hiện việc giải tán đám đông, truy bắt tội phạm mà các phương tiện khác không thể đi tới được, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, theo báo Zing.
Nhiều người tỏ ra phấn khích, náo nức chứng kiến cảnh kỵ binh cưỡi ngựa nghiêm trang duyệt binh hàng ngũ ngay ngắn, theo báo Lao động.
Giống ngựa được tuyển chọn vào đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh có sức khỏe tốt, khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt, theo Tuổi trẻ.
Trái ngược với các báo trong nước, mạng xã hội có những nhận xét cho rằng cảnh sát cơ động kỵ binh kém hẳn vẻ oai vệ so với kỵ binh các nước, rằng ngựa giống như lừa, rằng ngựa gầy, nhỏ bé,…
“Mấy con ngựa chạy như thế trên đường Việt Nam vào buổi trưa nếu không bị thối móng hỏng chân thì cũng mau kiệt sức chết lắm”, Facebook Trần Minh Hiền viết.
“Giống mấy con Lừa quá”, theo Facebook Nhân Nghĩa.
Chuyên gia biến đổi Khí hậu Nguyễn Ngọc Huy (Facebook Huy Nguyen) viết trên trang cá nhân:
“Du nhập ngựa Mông Cổ về Hà Nội có phù hợp?
Hãy xem chân của hai chú ngựa trên hình đầu tiên, khi các chú ngựa mới được đem về Hà Nội thuần dưỡng. Chúng có nhiều lông chân dài đúng không ạ? Đó là những giống ngựa xứ lạnh mọc nhiều lông để thích ứng với điều kiện lạnh giá và băng tuyết của Mông Cổ.
Hãy xem hình ảnh nhiệt độ ngày hôm nay ở Mông Cổ và cả Việt Nam mà tôi đính kèm ở đây. Trưa nay nhiệt độ ở Mông Cổ đang ở mức từ 6 đến 18 độ C, vùng cao nguyên bằng phẳng có nhiệt độ khoảng 15-16 độ C. Trong khi đó nhiệt độ ngoài trời Hà Nội bây giờ khoảng 38-40 độ C. Đó là một khoảng chênh lệch nhiệt độ quá lớn đối với bất kỳ loài sinh vật nào. Nó càng nguy hiểm hơn với các loài gia súc lớn.
Trong các bức hình chụp ngựa sáng nay, các chú ngựa không còn lông chân rậm nữa. Có thể là tự rụng do nắng nóng hoặc bị cắt đi.
Sau hai ba năm nữa liệu người ta có còn bàn về kỵ binh? Hay số phận chúng sẽ tệ hại hơn số phận của hàng ngàn chiếc xe đạp của cảnh sát trật tự? Xếp xó!
Xe đạp thì bỏ gầm cầu thang phủ bụi chứ ngựa thì bỏ đi đâu?”
Còn TS Kinh tế Nguyễn Đức Thành (Facebook Nguyen Duc Thanh) nói vui rằng: “Nhận mua ngựa Mông Cổ giá rẻ để dọn cỏ trong vườn. Sắp tới có nguồn thanh lý…”.
“Ta đang sống ở thời đại khoa học kỹ thuật 4.0, cớ chi quay lại thời kỳ kỵ binh Nguyên Mông? Khi đề ra một chính sách, áp dụng một giải pháp thì cần nhìn trước, ngó sau. Tuyệt đối đừng chỉ đạo, điều hành tùy hứng. Đừng học áp dụng tập tục, lễ giáo của một đất nước nào đó vào công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở giai đoạn hiện nay.
Nếu cho cảnh sát cơ động cưỡi ngựa trên đường phố Hà Nội thì phải sửa đổi Luật Giao Thông Đường Bộ, cần có trại nuôi ngựa, xây dựng nhà máy sản xuất móng sắt ngựa, nghiên cứu sáng chế túi đựng phân, nước đái ngựa để không rơi vãi trên đường làm mất vệ sinh”, luật sư Trần Đình Triển viết hồi tháng Giêng.
Minh Long
Cảnh sát cơ động đi dọn phân ngựa |
Ngựa trang bị cho đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh được nhập khẩu hoàn toàn từ Mông Cổ. Mỗi con nặng 300 đến 400 kg, chiều cao 1,6-1,8 m, độ tuổi trung bình 2-4 năm.
Đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh trong tương lai sẽ phục vụ vào các hoạt động diễu binh diễu hành, tuần tra kiểm soát, thực hiện việc giải tán đám đông, truy bắt tội phạm mà các phương tiện khác không thể đi tới được, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, khu vực miền núi, theo báo Zing.
Nhiều người tỏ ra phấn khích, náo nức chứng kiến cảnh kỵ binh cưỡi ngựa nghiêm trang duyệt binh hàng ngũ ngay ngắn, theo báo Lao động.
Giống ngựa được tuyển chọn vào đoàn cảnh sát cơ động kỵ binh có sức khỏe tốt, khả năng thích nghi cao với điều kiện khắc nghiệt, theo Tuổi trẻ.
Trái ngược với các báo trong nước, mạng xã hội có những nhận xét cho rằng cảnh sát cơ động kỵ binh kém hẳn vẻ oai vệ so với kỵ binh các nước, rằng ngựa giống như lừa, rằng ngựa gầy, nhỏ bé,…
“Mấy con ngựa chạy như thế trên đường Việt Nam vào buổi trưa nếu không bị thối móng hỏng chân thì cũng mau kiệt sức chết lắm”, Facebook Trần Minh Hiền viết.
“Giống mấy con Lừa quá”, theo Facebook Nhân Nghĩa.
Chuyên gia biến đổi Khí hậu Nguyễn Ngọc Huy (Facebook Huy Nguyen) viết trên trang cá nhân:
“Du nhập ngựa Mông Cổ về Hà Nội có phù hợp?
Hãy xem chân của hai chú ngựa trên hình đầu tiên, khi các chú ngựa mới được đem về Hà Nội thuần dưỡng. Chúng có nhiều lông chân dài đúng không ạ? Đó là những giống ngựa xứ lạnh mọc nhiều lông để thích ứng với điều kiện lạnh giá và băng tuyết của Mông Cổ.
Hãy xem hình ảnh nhiệt độ ngày hôm nay ở Mông Cổ và cả Việt Nam mà tôi đính kèm ở đây. Trưa nay nhiệt độ ở Mông Cổ đang ở mức từ 6 đến 18 độ C, vùng cao nguyên bằng phẳng có nhiệt độ khoảng 15-16 độ C. Trong khi đó nhiệt độ ngoài trời Hà Nội bây giờ khoảng 38-40 độ C. Đó là một khoảng chênh lệch nhiệt độ quá lớn đối với bất kỳ loài sinh vật nào. Nó càng nguy hiểm hơn với các loài gia súc lớn.
Trong các bức hình chụp ngựa sáng nay, các chú ngựa không còn lông chân rậm nữa. Có thể là tự rụng do nắng nóng hoặc bị cắt đi.
Sau hai ba năm nữa liệu người ta có còn bàn về kỵ binh? Hay số phận chúng sẽ tệ hại hơn số phận của hàng ngàn chiếc xe đạp của cảnh sát trật tự? Xếp xó!
Xe đạp thì bỏ gầm cầu thang phủ bụi chứ ngựa thì bỏ đi đâu?”
Còn TS Kinh tế Nguyễn Đức Thành (Facebook Nguyen Duc Thanh) nói vui rằng: “Nhận mua ngựa Mông Cổ giá rẻ để dọn cỏ trong vườn. Sắp tới có nguồn thanh lý…”.
“Ta đang sống ở thời đại khoa học kỹ thuật 4.0, cớ chi quay lại thời kỳ kỵ binh Nguyên Mông? Khi đề ra một chính sách, áp dụng một giải pháp thì cần nhìn trước, ngó sau. Tuyệt đối đừng chỉ đạo, điều hành tùy hứng. Đừng học áp dụng tập tục, lễ giáo của một đất nước nào đó vào công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở giai đoạn hiện nay.
Nếu cho cảnh sát cơ động cưỡi ngựa trên đường phố Hà Nội thì phải sửa đổi Luật Giao Thông Đường Bộ, cần có trại nuôi ngựa, xây dựng nhà máy sản xuất móng sắt ngựa, nghiên cứu sáng chế túi đựng phân, nước đái ngựa để không rơi vãi trên đường làm mất vệ sinh”, luật sư Trần Đình Triển viết hồi tháng Giêng.
Minh Long
Không có nhận xét nào