Header Ads

  • Breaking News

    Bút Sử - Những mùa thu của Hồ Chí Minh và đảng CSVN


    Hồ vào nhà thương thăm vợ của Raymond Aubrac khi bà sanh con không có chồng bên cạnh. Hồ cũng đã ở nhà Aubrac 6 tuần trong lúc này. Hai vợ chồng Aubrac là đảng viên cộng sản Pháp. Bà Lucie Aubrac có thành tích đóng tuồng để giúp chồng vượt nhà tù Đức Quốc Xã.

    Khi ông Phạm Duy vào 1965 đã dựa vào bài thơ L’Adieu của Guillaume Apollinaire làm ra nhạc phẩm “Mùa Thu Chết” thì nhiều người miền Bắc vào thập niên 70, ngay cả những năm sau này nói chung, người ta vẫn tin rằng Phạm Duy hàm ý về mùa Thu cướp chính quyền mà cộng sản gọi là “mùa thu cách mạng tháng 8, 1945”. Nhưng xét ra trên thực tế thì có ít nhất ba mùa thu vô cùng ủ rũ đi qua đời của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam.

    Những mùa thu mà Đảng hay nhắc tới coi như nêu lên những hiện tượng làm nên “công trạng”, “thành tích vĩ đại”, “cố gắng tài tình sáng tạo”, và ngay cả “cái xác chết vào mùa thu dù đã 41 nằm chình ình đó nhưng vẫn còn thơm.”

    Nói lòng vòng như thế bởi đảng CSVN cũng chỉ là những sự nhố nhăng, những tấn tuồng không hơn không kém. Tất cả đều dựa trên sự lừa dối để cai trị. Cái gì từ Hồ Chí Minh viết ra, nói ra đa phần đều không thật, và chính ông ta cũng đã từng dạy cán bộ nói láo. Do vậy mà người ta hay nói chỉ có một việc Hồ và Đảng làm thật, đó là nói láo.

    Nhiều chuyện lắm. Nhân mỗi lần mùa thu tới, Đảng hay gợi chuyện cũ để cố gắng nhồi nhét những “hình ảnh anh hùng yêu nước chống xâm lăng, giành độc lập” cho cái uy thế hiện tại. Đúng ra thì phải nói về thực tại Đảng hay chỗ nào, tài ba ra sao, có bằng chứng nào giúp dân giúp nước,v.v..Hẳn nhiều người biết tại sao Đảng vẫn luôn mãi dựa vào cái xác chết ở Ba Đình như cái bùa để hộ thân Đảng, cùng những lịch sử xuyên tạc ngụy biện để gạt dân, bắt học sinh và sinh viên phải tin theo những gì “đảng sáng tạo” nhất là “sáng tạo lịch sử” “Đảng” sống còn nhờ vào nói láo, nhưng cái vô cùng nguy hại cho kẻ bị trị là nghe hòai những điều láo đó rồi dần dà tin là thật một cách tự nhiên.

    Cũng còn những người chưa bị nhuộm đỏ để biết phân biệt. Lấy độc trị độc cũng là một cách làm thân Đảng tê liệt, hết cách đối phó. Lấy ngay bài viết và hình ảnh trên báo của Đảng để vạch trần âm mưu gian xảo. Chúng ta rất may mắn nhờ có thông tin nhiều chiều, nhất là internet, mà tìm ra được sự thật, thấy ra những thủ đọan của chế độ.

    Đi vào vấn đề của mùa thu. Bỏ qua mùa thu gọi là “cách mạng tháng 8, 1945” để bước vào mùa thu kế tiêp, thu 1946. Phải ghi nhận rằng giai đọan từ tháng 6 đến tháng 9, năm 1946, là mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Từ đó đưa đẩy tới cuộc chiến tranh Đông Dương 1946-1954 mà nguyên do chính là quốc tế cộng sản Hồ Chí Minh, và cuộc chiến ý thức hệ này không chấm dứt vào 1954 mà diễn tiến tới 30/4/1975.

    Về phương pháp tuyên truyền thì không ai hơn những người cộng sản, bởi họ chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện, do vậy họ có thể dùng tất cả những thủ đọan dù tàn độc đến đâu miễn sao đạt kết quả. Từ nhỏ nhẹ ru ngủ, rỉ tai, đến vũ lực không nương tay, và nhất là tuyên truyền “xám” là vũ khí lợi hại họ không ngưng nghỉ.

    Lấy kinh nghiệm từ Oliver Todd (nhà báo Pháp) rằng đối với Việt cộng thì họ dùng hình ảnh rất nhiều, bên cạnh vài câu văn ngụy tạo không trung thực, để áp đặt vào tâm não dân chúng nói chung, và họ đã thành công. Bởi vì nó dễ nhớ không mất thời gian nhiều như đọc các sách báo. Những bài viết có thể gây suy nghĩ cho giới tri thức khi có những lập luận mâu thuẫn.

    Ở đây chúng tôi cũng xin dùng hình ảnh để chứng minh những gian trá, tạo dựng lịch sử theo ý Đảng để lường gạt dân chúng, nhất là giới sinh viên, học sinh. Những hình ảnh bắt đầu từ ngày Hồ Chí Minh rước Pháp về và sau đó chuẩn bị qua Pháp từ hè 1946 và ở Pháp cho tới ngày 18/9/1946. Tài liệu từ các sách trên thế giới và các trang mạng tòan cầu.


    Hình ảnh nói lên tội bán nước của ông Hồ. Cảnh chúc mừng sau khi ký Hiệp Ước Sơ Bộ 6/3/1946 giữa Pháp (phe theo cộng) và Hồ Chi Minh: Tướng Pháp Leclerc, Hồ Chí Minh, Đại Sứ Pháp Jean Sainteny. Mục đích để Pháp công nhận “Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa” và dùng Pháp để tiêu diệt các đảng phái quốc gia. Giai đọan này dân chúng miền Bắc đã đặt tên cho gian hùng là “Hồ Chí Minh bán nước!” Pháp đã ra đi sau khi Nhật đảo chánh vào 3/1945, và vua Bảo Đại đã xé Hòa Ước 1884 giữa Pháp và Việt Nam với sự chứng kíên của các bên. Vua tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ Trần Trọng Kim, nhưng rồi sau đó phe Hồ cướp chính quyền.

    Khi Tòan Quyền Thierry d’Argenlieu biết âm mưu của Hồ Chí Minh và Pháp trong Hiệp Ước Sơ Bộ là muốn biến tòan cõi Việt Nam nằm trong tay cộng sản qua điều khỏan “thống nhất 3 kỳ”. D’ Argenlieu đã tức tốc hẹn gặp Hồ tại Vịnh Hạ Long, ngày 24/3/1946, trên tàu L’Emile Berlin để nói về Hiệp Ước và Hội Nghị tại Fontainebleau bên Pháp sắp diễn ra. Ông nhấn mạnh với Hồ Chí Minh rằng miền Nam phải được tự trị và tách riêng, còn “Việt, Miên, Lào” không được nhắc đến trong Hiệp Ước, trong khi ông còn trách nhiệm tại Đông Dương, nhưng Hồ chỉ muốn phe Hồ và Pháp độc quyền làm chuyện “thống nhất”. Lập luận của d’Argenlieu rất hữu lý đã làm cho Hồ khó có thể trả lời một cách suông sẻ. Hình bên: Hồ Chí Minh, Sainteny, Leclerc trước khi Hồ vào trong gặp d’Argenlieu.

    Thấy thái độ cứng rắn của d’Argenlieu là chống lại vịêc “thống nhất 3 kỳ” trong Hiệp Ước, Hồ Chí Minh biết mình sẽ bị nhiều trở ngại trong tương lai gần; hơn nữa Hồ cũng thừa biết d’Argenlieu nằm trong phe cánh bảo thủ và khối này đang trong thế mạnh và sẽ nắm lại thế chủ động tại quốc hội. Hồ thực sự rất lo âu. Hãy nhìn nét mặt Hồ khi tiếp xúc với d’Argenlieu trong văn phòng trên tàu. Khi chiếu hình ảnh phim này, cộng sản giảng giải rằng ” Bác bị d’Argenlieu dọa nạt,” nhưng lại không giải nghĩa tại sao.

    Bắt đầu giữa 4/1946 Hội Nghị Đà Lạt đã được tổ chức do yêu cầu của d’Argenlieu để bàn tiếp và chuẩn bị ngày qua Pháp dự Hội Nghị Fontainebleau. Trong lần này có Võ Nguyên Giáp và Nguyễn Tường Tam. D’ Agenlieu ghi nhận về thái độ của Giáp khi biết d’Argenlieu không làm theo ý của Hồ và Giáp cũng đã biết ngay lúc này rằng chiến tranh giữa phe Hồ và Pháp (phe bảo thủ) sẽ xảy ra. Còn Nguyễn Tường Tam sau ngày họp này đã thấy ra màu đỏ lòm của Hồ nên tìm đường tẩu thóat sang Tàu, mặc dù tên ông được nằm trong phái đòan sang Pháp ngày 28/5/1946 do Phạm Văn Đồng lãnh đạo. Vũ Hồng Khanh cũng vậy, vì bị phe Hồ gạt nên lỡ ký tên trong Hiệp Ước Sơ Bộ, sau đó ông Khanh cũng trốn tránh luôn.

    Mặc dù biết trước sẽ bị thất bại vì phe cộng sản không còn nắm quyền quốc hội để hỗ trợ, Hồ Chí Minh cũng qua Pháp, ngày 31/5/1946, với phái đòan riêng của ông ta trong giai đọan có Hội Nghị. Phái đòan Hồ chưa được ai trong chính phủ tiếp đón mà phải ở khách sạn tại Biarritz chờ sau khi có kết quả cuộc bầu cử quốc hội Pháp xảy ra vào 2/6/1946.Hình từ sách của William Duiker, “Ho Chi Minh” – nhóm Hồ Chí Minh đi dạo biển trong khi chờ đợi.

    Jean Sainteny được lệnh ra tiếp Hồ tại phi trường để đưa Hồ từ Biarritz tới Paris. Lúc này Hồ đã biết “vấn đề” của Hồ Chí Minh được coi như không quan trọng lắm vì phe tả đang mất quyền hành tại quốc hội. Hình ảnh này cho thấy Hồ ngồi bên cạnh người hộ tống Sainteny, Duiker ghi rằng trong hồi ký của Sainteny đã diễn tả Hồ tỏ ra vô cùng lo sợ (exceptionally nervous)

    Sainteny thuộc phe thân cộng cũng muốn giúp Hồ, nhưng ông ta chỉ là một nhân viên của chính phủ. Hồ không trực tiếp dự Hội Nghị Fontainebleau bắt đầu từ mùa hè tới thu 1946. Ông ta bỏ nhiều thời giờ gặp các đồng chí người Pháp và phe cánh thiên tả để vận động phụ ông như Léo Poldès, Jean-Baptiste Paul, Jacques Rabemananjara. Marius Moutet…Một số đảng viên làm ngơ với Hồ vì cho rằng Hồ đã không dám tự nhận lãnh đạo Đảng Cộng Sản Đông Dương mà đổi thành Ban Nghiên Cứu Marxist.

    Ghi chú trong Getty Images là Hồ Chí Minh được phe cánh tả dẫn đầu là Marius Moutet, thuộc Đảng Xã Hội, là Bộ Trưởng Hải Ngọai, tiếp rước vào 6/1946. Những sách cộng sản luôn ghi Hồ được chính phủ Pháp tiếp rước long trọng, nhưng thật ra Sainteny được lệnh lo cho Hồ, và nhân viên sắp xếp mướn hotels cho Hồ ở trong thời gian chờ đợi hai bên bàn về Hiệp Ước Sơ Bộ. Chung quanh Hồ lúc nào cũng có cánh thiên tả và cộng sản.

    Vụ Hồ Chí Minh bị Thủ Tướng Bidault “chơi” khá ê mặt khi Bidault yêu cầu Ban Tổ Chức ngày Lễ Độc Lập 14/7/1946 dời ghế Hồ xuống dưới, không được ngang hàng với Bidault. Hiện tượng này được báo giới Pháp đăng um sùm để chứng tỏ chính phủ Bidault không ưa gì cộng sản. Còn bồi bút trong nước thì viết là “Bidault khinh người Việt Nam” ( tội của cộng sản lại đổ lên đầu dân Việt!). Hình bên người ta thấy rõ Hồ Chí Minh đứng vào hàng thứ 3, sau rất nhiều lãnh tụ khác.

    Hồ Chí Minh và Marius Moutet họp hành nhiều lần trong 4 tháng tại Pháp, có khi rất bí mật để tìm phương cứu vãn. Phe Hồ bị ràng buộc vấn đề “Đông Dương” vì không thể tách rời Miên Lào ra khỏi Việt Nam như trong Hiệp Ước Sơ Bộ ghi và Bidault yêu cầu nếu có “tổng tuyển cử” thì phải có người của Pháp kiểm sóat bên cạnh những Việt Minh, nhưng tất cả yêu cầu của Bidault đều bị Hồ không chấp nhận mặc dù trong thế gật gù bằng lòng. Việc không dứt khóat của Hồ đã làm Bidault bực bội, và hai bên đã thảo ra một bản “Tuyên Cáo Chung” vào 8/1946, ký vào để tôn trọng những gì đã hứa.


    Những bài viết trên báo Đảng (SGGP) ghi dưới hình này là Hồ Chí Minh ký với Marius Moutet Tạm Ước 14/9/1946 (Modus Vivendi). Thực ra đó là gian mà không ngoan chút nào, bởi vì người đang ký vào văn bản không phải Marius Moutet. Dáng dấp hai nhân vật này hòan tòan khác nhau, Moutet già hơn Bidault, tóc thưa nhiều bạc. Hơn nữa, nhiều sách báo đã ghi rõ quá khuya ngày 14/9/1946 Hồ Chí Minh đã gõ cửa nhà Moutet mang vào bản văn gọi là Tạm Ước rồi ép Moutet ký vào (lúc ngay trên đầu giường) để vài ngày sau mang về Viêt Nam “trấn an dư luận” và trong tư thế chuẩn bị chiến tranh với Pháp, còn hình này xảy ra tại văn phòng có nhiều nhân viên chứng kiến.

    Buồn bã chăng? Sainteny mời Hồ về nhà ăn nhậu giải sầu?

    Hồ Chí Minh có thời gian gặp một số thanh niên Việt Nam và Pháp thiên tả tại
    Pháp.

    Hồ vào nhà thương thăm vợ của Raymond Aubrac khi bà sanh con không có chồng bên cạnh. Hồ cũng đã ở nhà Aubrac 6 tuần trong lúc này. Hai vợ chồng Aubrac là đảng viên cộng sản Pháp. Bà Lucie Aubrac có thành tích đóng tuồng để giúp chồng vượt nhà tù Đức Quốc Xã.

    Phái đòan của Phạm Văn Đồng đã rời Pháp ngày 3/9/1946 trở về Việt Nam, Hồ Chí Minh ở nán lại. Trong hình này, có lẽ trước khi về nước hai nhóm tụ lại nhau. Cả nhóm ngồi trước một building trông thật là thê thảm!


    Sau khi ký với Moutet tạm ước ngày 14/9/1946, Hồ Chí Minh đi xe lửa về Toulon rồi xuống tàu Dumont d’Urville trở về ViệtNam. Tại đây Hồ đã bị sinh viên và Việt kiều biểu tình chống đối vì tội bán nước của ông. Trong một bài viết dài về Hội Nghị Fontainebleau, nhà biên khảo Vũ Ngự Chiêu cho rằng “Không ai hiểu tại sao Hồ đã chọn cách hồi hương bằng tàu Dumont d’Urville. Cũng chẳng ai biết Hồ nghĩ gì trong hơn một tháng lênh đênh trên biển cả.” Nhưng theo ông Peter Neville, tác giả “Britain in Vietnam, 1945-46” ghi rằng Sainteny trong hồi ký tiết lộ lý do Hồ Chí Minh không về bằng máy bay do chính phủ Pháp đài thọ mà chọn đường tàu biển vì lo sợ số phận của ông giống hòang tử Vĩnh San. Số là de Gaulle đã chọn Vĩnh San về Việt Nam thành lập chính phủ, thay vì mời Bảo Đại, và trong lúc chương trình xúc tiến thì hòang tử đã tử nạn máy bay vào 12/1945. Đây coi như vụ “ám sát” do phe cộng sản âm thầm gây ra, nó đã làm cản trở chương trình “một Việt Nam độc lập không cộng sản” của de Gaulle. Tác giả còn nhắc, 1987, Phạm Văn Đồng đã ra lệnh mang hài cốt Vĩnh Sang từ Pháp về Việt Nam làm lễ truy điệu rất long trọng, xem như một anh hùng đóng góp vào sự tồn tại của Đảng.

    Hồ đã ngồi trên tàu hơn tháng. Ngày 22/9/1946, đang ngồi trong tàu ông viết một lá thư gởi bà Sô Dít, một đảng viên cộng sản có chân trong qúôc hội Pháp. Hồ yêu cầu bà giúp đỡ ông làm mọi cách để chính phủ Pháp công nhận “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”. Nhưng đây chỉ là một sự níu kéo vô vọng vì chính tướng Salan một ngày trước khi Hồ trở về nước đã tuyên bố trước mặt Hồ là Pháp sẽ có chiến tranh với phe cộng sản của Hồ. Không gì hơn là Hồ tỏ thái độ chấp nhận, nhưng thách thức là chiến đấu tới cùng dù 10 mạng người Việt đổi 1 mạng người Pháp. Thế là trên đường về nước Hồ mang tâm trạng chuẩn bị chiến tranh. Ngày 21/10/1946 ông về tới Hà Nội. Thử hỏi, nếu ngay lúc tại Pháp Hồ Chí Minh tuyên bố rời bỏ Đảng Quốc Tế Cộng Sản và trở về với quốc gia dân tộc thì Pháp có cần thiết phải trở lại Việt Nam? Cũng trong năm 46 này, trước khi đánh với Việt Minh thì Pháp đã trao trả độc lập cho các nước mà Pháp đã dùng làm thuộc địa.

    Bởi vậy Việt cộng không khỏi dị ứng mỗi lần có người cất tiếng ca bài “Mùa Thu Đã Chết”. Hằng ngàn mùa thu trôi qua trên đất nước Việt Nam đã để lại trong lòng người những cảm xúc tự nhiên hòa theo vũ trụ. Hai mùa Thu đầu tiên sau khi bàn chân nhuộm đỏ của Hồ Chí Minh chính thức trở về đạp trên lãnh thổ hiền hòa đã biến thành cảnh của máu đổ, tang thương. Và cũng có phải địa linh đã xui khiến để Đảng làm lễ nhớ bùa hộ mạng mỗi 2/9 để tòan dân luôn ghi khắc nỗi quốc nhục mỗi khi Thu về!

    Bút Sử

    https://baovecovang2012.wordpress.com/

    Không có nhận xét nào