Header Ads

  • Breaking News

    Ký Thiệt: Xứng đôi vừa lứa

    Thế là sau 5 tháng (15.3 – 11.8.2020) hứa hẹn, cựu Phó Tổng thống Joe Biden đã chọn, hay ai chọn giùm, Kamala Harris làm “bà phó” trong liên danh của đảng Dân Chủ cho cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc năm 2020.

    Chắc không phải do ông Biden chọn vì Harris là người đã tấn công ông ta tàn bạo nhất trong các cuộc tranh luận ở vòng sơ bộ của đảng Dân Chủ mà ông ta chỉ ngơ ngác đứng đực ra, không mở mồm được.

    Vậy mà chỉ một ngày sau khi quyết định cặp đôi được công bố, bà phó Harris đã đi Delaware, nơi ông Biden đặt tổng hành dinh chiến dịch tranh cử tại một căn hầm của ngôi nhà lớn. Chàng và nàng đã xuất hiện bên nhau trước ống kính truyền hình, tươi cười gắn bó cứ như là cặp… Lê Uyên và Phương mà tài nghệ diễn xuất có phần còn trội hơn.

    Đây là buổi xuất quân đầu tiên của cặp Biden-Harris với danh nghĩa là liên danh của đảng Dân Chủ, và cũng tại đây, họ sẽ nhận sự đề cử của Đại Hội đảng họp tại Milwaukee trong tuần này.

    Biden đã ca ngợi Harris như là một chiến sĩ tranh đấu cho giai cấp công nhân và những nỗ lực đầu tiên để bôi đen hình ảnh của cô chứng tỏ ông Trump và Phó Tổng thống Mike Pence đang run sợ!

    Ông Biden nói:

    – Nếu bạn là một công nhân đang lo lắng về việc có một cái job để đi làm hay không, có tiền để trả góp nợ mua nhà hay không, hay trả tiền thuê nhà, lo lắng về chất độc trong không khí bạn hít thở, trong nước bạn uống mỗi ngày, lo lắng về dân quyền của bạn, ngay cả quyền căn bản về phẩm cách, đang bị tấn công với chính quyền này, Kamala Harris ở sau lưng bạn, và bây giờ chúng ta có sự hậu thuẫn của Harris.

    Trong vai trò truyền thống “con chó tấn công” (attack dog) của ứng cử viên phó tổng thống trong cuộc tranh cử, Harris đã nói rằng sự được thua của cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới không thể cao hơn đối với nước Mỹ. Bà rao giảng:

    -Nước Mỹ đang kêu gào cần sự lãnh đạo, vậy mà chúng ta đang có một tổng thống chỉ quan tâm tới chính ông ta nhiều hơn là những người đã bỏ  phiếu cho ông ta, một tổng thống đang làm cho mọi vấn đề chúng ta phải đối phó trở nên khó giải quyết hơn. Như tất cả những gì mà ông ta đã thừa hưởng, ông ta đã đưa thẳng nó xuống đất đen.”

    Ban vận động tái tranh cử của TT Trump không chờ đợi để bị “cắn” trước, đã tung ra một cái quảng cáo khi vừa có tin Kamala Harris được chọn làm “bà phó”, trong đó gọi bà nghị sĩ Dân Chủ phe tả cực đoan mới toanh từ Califonia là “phony” (kẻ giả dối).

    “Tục danh” này có lẽ để chỉ những cái không thật của ứng cử viên phó tổng thống của đảng Dân Chủ, như:

    Harris được biết như là một phụ nữ Mỹ da đen do truyền thông phe đảng gọi như vậy, và chính đương sự cũng không bao giờ cải chính. Thật ra, cha của Kamala Harris là một người Mỹ gốc Jamaica, mẹ là người Ấn Độ? Không có tí “máu đen” nào trong người.

    Cũng như cựu Nghị sĩ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, Kamala Harris chỉ nói nhưng chưa bao giờ làm được việc gì đáng ghi nhớ. Chức vụ cao nhất hiện nay của Harris là nghị sĩ, Dân Chủ – California, mới đắc cử năm 2016. Với 3 năm rưỡi ở Thượng viện, Nghị sĩ Harris không có tên trên dự luật nào được đệ trình để trở thành luật, ngoại trừ một lần nổi đình đám trong vụ Thượng viện điều trần cứu xét chuẩn nhận Thẩm phán Tối Cao Pháp viện Brett Kavanaugh mà bà đã gay gắt chống đối, nhưng thất bại. Chính Kamala Harris cũng là người tuyên bố rằng bà tin vào lời cáo buộc của Tara Reade, cựu nữ nhân viên của ông Biden tại Thượng viện, đã xuất hiện vào tháng 3 và tố giác đã bị ông ta tấn công dục tình vào năm 1993. Vụ này cũng đã được truyền thông báo chí phe đảng cho qua, “chuyện không có gì mà làm ầm ĩ”.

    Ngoài mấy vụ kể trên, gần như Nghị sĩ Harris đã dùng hơn ba năm ở Thượng viện để lo ứng cử tổng thống và bây giờ là ứng cử viên phó tổng thống bên cạnh ông Biden với lập trường cấp tiến cực đoan thiên tả.

    Cũng như Joe Biden đã từ lâu mang danh hiệu “Vua ăn nói hồ đồ” (Gaffe King), lời lẽ của Harris cũng hay vấp váp và gây hậu quả bất lợi, nhất là trong mùa bầu cử. Có người còn cho rằng Nghị sĩ Kamala Harris có thể đe dọa đoạt danh hiệu của Biden.

    Bằng cớ là những vấp váp trên đường vận động tranh cử đã nhận chìm cuộc đua của Harris để được đảng Dân Chủ đề cử tranh chức tổng thống trong vòng không đầy một năm, đã phải rút ra khỏi cuộc đua trước khi những cử tri đầu tiên đi bầu.

    Những vấp váp của Harris (55 tuổi) thì rất nhiều, nhưng thuộc một loại khác với những sự nói sai hay những lời lẽ xúc phạm của Biden (77 tuổi) mà ông ta không biết đã lỗi lầm.

    Richard E. Vatz, một chuyên viên về khẩu khí chính trị tại Đại học Towson, Maryland, nhận định như sau: “Khi Harris phạm một lỗi lầm thì việc đó đã qua một sự tính toán cặn kẽ hay tính toán sai lầm về một nguồn lợi chính trị sẽ đem lại cho mình.

    “Khác với Biden, cô ấy ít khi hay không hề bối rối nhưng thường là sự phán đoán sai trong những tính toán. Harris không bao giờ nghi ngờ khi muốn nhấn mạnh một điều gì, nhưng nếu rõ ràng đã xúc phạm cử tri của mình cô ta sẽ lui về một vị trí có mưu lược về chính trị.”

    Chưa đầy một năm sau khi gia nhập cuộc đua vào Tòa Bạch Ốc vòng sơ bộ trong đảng Dân Chủ vào đầu năm 2019, Harris  đã tìm cách không những để tạo tiếng tăm mà còn gây phiền lòng cho người cha già của mình (Donald Harris).

    Trong một cuộc phỏng vấn dành cho chương trình phát thanh “The Breakfast Show”, Harris đã nói đùa về kinh nghiệm hút cần sa của mình, một sự trao đổi rõ ràng có mục đích nhắm vào đám thính giả trẻ của chương trình này, trong đó bà nói: “Phân nửa gia đình tôi đến từ Jamaica. Bạn muốn giỡn vói tôi hả?”

    Ít ngày sau đó, cụ Donald Harris đã lên tiếng phản hồi trong một bức thư ngỏ đăng trên nhiều tờ báo với nội dung như sau:

    “Những bà nội bà ngoại thân yêu đã khuất bóng của tôi… cũng như cha mẹ đã qua đời của tôi, đang phải trở mình dưới đáy mồ ngay bây giờ để xem danh tánh của gia đình họ, tiếng tăm và căn cước tự hào của dân Jamaica bị đem ra đùa giỡn hay không với thành kiến sai lầm của một kẻ tìm thú vui trong việc hút cần sa và trong sự theo đuổi tiếng tăm chính trị.”

    Những thí dụ về “vạ mồm” của Kamala Harris còn rất nhiều, kể ra không hết. Bây giờ là ứng cử viên phó tổng thống, bên cạnh cụ Joe Biden trong liên danh Dân Chủ, chắc không bao lâu Harris sẽ lên ngôi “Nữ Hoàng ăn nói hồ đồ”.

    Hèn nào trong một cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc sau khi có tin Harris đã được Biden chọn đứng phó, ông Trump đã … vui mừng nói: “Kamala Harris là người số 1 tôi chọn để làm ứng cử viên phó tổng thống cho Joe Biden”!

    Tờ New York Post cũng nhận định rằng: “Cuộc bầu cử năm 2020 là sự chọn lựa giữa Donald Trump và Kamala Harris.”

    Vậy thì ông Joe Biden ra ứng cử để làm gì?

    Trong 47 năm góp mặt trên chính trường nước Mỹ, đây là lần thứ ba ông Biden ra ứng cử tổng thống. Lần thứ nhất vào năm 1988 và đã phải rút lui sau khi bị tố cáo đã phạm tội trong một vụ đạo văn tai tiếng, bắt đầu khi bị khám phá ăn cắp một bài diễn văn của lãnh tụ đảng Lao Động Anh Neil Kinnock, sau đó tới những cáo buộc đạo văn khi ở trường luật và gia tăng tới hồ sơ đại học của ông ta. Hậu quả là cuộc vận động tranh cử đã dổ vỡ vô phương cứu vãn.

    Hai mươi năm sau, 2008, Joe Biden ra ứng cử tổng thống lần thứ hai nhưng về hạng năm trong cuộc bầu sơ bộ của đảng Dân Chủ ở Iowa với số phiếu dưới 1%  và đã rút khỏi cuộc đua. Người được đảng Dân Chủ đề cử năm ấy là Barack Hussein Obama và ông ta đã chọn Joe Biden làm phó.

    Lần này, 2020, Joe Biden đã được xếp đầu bản danh sách hơn hai tá ứng cử viên của đảng Dân Chủ ngay cả trước khi chính thức nhập cuộc. Nhưng, sau ba cuộc bầu sơ bộ đầu tiên, Joe Biden đã tụt hạng thê thảm và đang đứng bên miệng hố để bị chôn vùi, nhờ giới chức nắm quyền trong đảng Dân Chủ đã dốc toàn lực sau lưng chiến dịch tranh cử để vực ông ta dậy trước ngày “Super Tuesday”, đã giúp ông ta “chết đi sống lại” và trở thành người sẽ được Đại Hội đảng Dân Chủ trong tuần này đề cử cùng với Kamala Harris là liên danh Dân Chủ trong cuộc bầu cử năm 2020.

    Truyền thông báo chí phe đảng đang mừng rỡ hết lời ca ngợi, cổ võ tưng bừng nhưng sau lần ra mắt ngày 12 tháng 8 tới nay, cặp Biden-Harris đã lặn kỹ, không xuất hiện trước công chúng, không gặp báo chí, và dĩ nhiên không nhận lời cho báo, đài nào phỏng vấn.

    Hơi lạ! Một sự im lặng khó hiểu.

    Về phía ông Trump, cũng thấy có một sự im lặng khó hiểu. Không phải sự im lặng của ông tổng thống mà là sự im hơi lặng tiếng của một đại đa số cử tri được gọi là “đa số thầm lặng” mà ông Trump nêu ra trong cuộc họp báo ngày 15 tháng 8 vừa qua tại Bedminster, New Jersey, khi có ký giả hỏi về các polls cho thấy ông Biden dẫn trước ông tổng thống 9%.

    Ông Trump nói rằng các polls không chính xác vì có một đại đa số cử tri im lặng, không muốn cho biết sẽ bầu cho ai cho đến ngày bầu cử. Ông không nói rõ hơn về hiện tượng này nhưng có lẽ cũng không khó khăn lắm để tìm hiểu nguyên do đã khiến nhiều cử tri không muốn tiết lộ lập trường chính trị của mình.

    Lý do đầu tiên rất đơn giản: truyền thông, báo chí dòng chính phe đảng cứ suốt ngày ra rả chửi ông tổng thống, buộc tội ông là kỳ thị chủng tộc, thông đồng với Nga, gian lận bầu cử, lạm quyền, cản trở công lý, cùng hàng trăm tội khác, và chửi luôn những ai ủng hộ ông ta.

    Lý do thứ hai là tình trạng “vô chính phủ”, mất an ninh, bắn giết loạn cào cào trên nhiều thành phố Mỹ hiện nay, không mấy ai muốn là mục tiêu của của bọn khủng bố.

    Vì những lý do ấy mà khi được hỏi một câu khá buồn cười về lập trường chính trị của những người hàng xóm, đa số đã trả lời rằng họ nghĩ những người hàng xóm sẽ bỏ phiếu cho Trump, dù không ai nói ra và trong sân cỏ trước nhà họ cũng không có cắm bảng ủng hộ Donald Trump như bốn năm trước.

    Patrick Murray, Giám đốc Monmouth University Polling Institute, một cơ quan độc lập, cho biết: “Đa số cử tri (57%) tin rằng có một số đông được gọi là những cử tri bí mật ở trong những cộng đồng của họ ủng hộ Trump nhưng họ không được tính vào các polls. Một số khác ít hơn phân nửa (27%) tin là có những cử tri bí mật sẽ bầu cho Biden.”

    Những tin giờ chót khác có vẻ sẽ làm “các nhà trí thức cuồng chống Trump” buồn 5 phút. Trước hết là một liên minh gồm nhiều thành phần ủng hộ ông Trump đã được thành lập gồm 24 nhóm và đang tích cực cộng tác với chiến dịch vận động tái tranh cử tổng thống của ông. Khởi đầu với các Hội Cựu Quân Nhân, chống phá thai, các bà mẹ, người Mỹ da đen, người Mỹ gốc Xì, người Mỹ gốc Hy Lạp, luật sư, trại chủ, Thiên Chúa giáo…và bốn hội mới gia nhập: Tiếng nói người Ấn ủng hộ Trump, Tiếng Nói người Hindu ủng hộ Trump, người Sikhs ủng hộ Trump, và Tiếng nói Hồi giáo ủng hộ Trump. Liên minh rộng lớn này sẽ vận động trong các cộng đồng của họ trên toàn nước Mỹ để chống lại chính sách xã hội chủ nghĩa của đảng Dân Chủ.

    Giám đốc của liên minh này, Ashley Hayek, tuyên bố: “Trong khi Joe Biden hứa tăng thuế, hủy hoại những giá trị gia đình và làm cho đường phố kém an toàn, chúng tôi sát cánh với Tổng thống Trump và sứ mạng của ông để làm cho nước Mỹ trở lại vĩ đại.”

    Và, Tuần san Newsweek ra ngày 17 tháng 8 loan tin: Trong khi chiến dịch chống Trump do phe Cộng Hòa cầm đầu có phần nào hiệu lực tiến gần tới tháng 11,  poll cho thấy những người ủng hộ đảng Cộng Hòa đang xoay chiều chuyển hướng bỏ phiếu cho Tổng thống Trump tái đắc cử nhiệm kỳ hai.

    Nỗ lực của những nhóm như The Lincoln Project và Republican Voters Against Trump đã dồn dập chỉ trích ông tổng thống hiện đang bị ứng cử viên Dân Chủ Joe Biden dẫn trước trong các polls. Dù vậy, một poll của CNN cho thấy tỉ lệ những người Cộng Hòa hay độc lập thiên về Cộng Hòa nói rằng có thể bỏ phiếu cho Biden đã sụt xuống còn phân nửa kể từ  tháng sáu.

    Những người bảo thủ ủng hộ Trump cũng đã tăng lên, với 85 phần trăm cho biết sẽ ủng hộ Trump, so với 76 phần trăm trong cuộc thăm dò lần trước.

    Poll cũng cho thấy sự sự dẫn trước tổng quát của Biden đã bị thu ngắn, với 14 điểm vào tháng 6. Kết quả vào tháng 7 đã chỉ còn 4 điểm.

    Newsweek cũng là tuần san trong số đề ngày 10.11.2016 đã đăng chân dung bà Hillary Clinton ngoài bìa với hàng chữ lớn:  “Madam President: Hillary Clinton’s historic journey to the White House.”

    Ai không tin thì thôi.

    Ký Thiệt

    https://baotgm.net/ky-thiet-xung-doi-vua-lua/

    Không có nhận xét nào