Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 15 tháng 10 năm 2020


    Trump nói Biden là chính trị gia tham nhũng

    “Phó tổng thống Biden, ông nợ người dân Mỹ một lời xin lỗi vì hóa ra ông là một chính trị gia tham nhũng”, New York Post dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với đám đông người ủng hộ trong cuộc vận động tranh cử ở Des Moines, bang Iowa, hôm 14/10.

    “Gia đình Biden coi vị thế phó tổng thống như một tập đoàn hoạt động vì lợi nhuận, bay đi khắp thế giới và thu về hàng triệu USD từ Trung Quốc, Ukraine, Nga và các nước khác”, ông Trump phát biểu thêm.

    Trước đó, New York Post công bố các email cho thấy Hunter Biden, con trai của Joe Biden, đã giới thiệu cha mình với một lãnh đạo công ty năng lượng Ukraine, nơi Hunter từng là thành viên hội đồng quản trị từ 2014-2019, trong khi Joe Biden từng phụ trách chính sách Ukraine của chính quyền Obama. Joe Biden từng nhiều lần tuyên bố ông “chưa bao giờ nói chuyện với con trai về các giao dịch kinh doanh ở nước ngoài của con”.

    “Những email đã cho thấy cái tuyên bố cửa miệng của Biden về việc ông ta chưa từng trao đổi với Hunter về các giao dịch của con trai [ở hải ngoại] là điều dối trá hoàn toàn”, Tổng thống Trump nói. “Ông ấy đang cố gắng che đậy một vụ bê bối trực lợi lớn trong chính nhiệm kỳ phó tổng thống của mình”.

    Mỹ trừng phạt Carrie Lam


    Hãng tin AFP hôm nay cho biết, Mỹ gia tăng áp lực với Trưởng đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) theo luật mới được thông qua, nhưng không đưa các ngân hàng vào danh sách trừng phạt.

    Trong báo cáo đầu tiên trước Nghị viện hôm 14/10 theo Đạo luật Tự trị Hồng Kông, Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh “sự phản đối liên tục [của Mỹ] đối với các hành động có chủ ý của Bắc Kinh nhằm xói mòn quyền tự do của người dân Hồng Kông và áp đặt các chính sách cưỡng chế”.

    Bên cạnh báo cáo này, Bộ Tài chính Mỹ đã bổ sung thêm 10 người vào danh sách đen “Công dân được chỉ định đặc biệt” phải chịu lệnh trừng phạt, trong đó có bà Carrie Lam với cáo buộc phá hoại quyền tự trị của Hồng Kông. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong vòng 60 ngày sẽ xác định các tổ chức tài chính thực hiện giao dịch quan trọng với những cá nhân này.

    Báo Nhật: Tổng thống Trump cân nhắc thăm Đài Loan

    Theo bản tin đăng trên trang Yukan Fuji của Nhật hôm 13/10, một quan chức tình báo Mỹ cho biết, Tổng thống Donald Trump đang cân nhắc tới thăm Đài Loan và tuyên bố công nhận ngoại giao. Đồng thời Bắc Kinh cũng có kế hoạch sẽ chiếm lĩnh Đài Loan.

    Bản tin cho biết: “Dã tâm của Trung Quốc Đại Lục rất rõ ràng, chính là nhắm vào việc đoạt lấy Đài Loan. Hơn nữa sau khi chiếm lĩnh Đài Loan sẽ tiến thêm bước nữa là chiếm đảo Điếu Ngư và tỉnh Okinawa của Nhật Bản”.

    Bản tin của tờ Yukan Fuji tiết lộ các thông tin đã được báo cáo cho Nhà Trắng như sau: “Trung Quốc đe dọa Mỹ không được xích lại quá gần Đài Loan, nếu tiếp tục tiến sát thì Trung Quốc sẽ không tiếc một trận chiến”.

    “Cao tầng Bắc Kinh cho rằng, cuộc tranh cử giữa ông Trump và ông Biden trong Tổng tuyển cử Mỹ sẽ khiến Mỹ rơi vào hỗn loạn, thậm chí sinh ra khoảng trống quyền lực, và điều này tạo cơ hội cho Bắc Kinh dùi vào sơ hở, dùng vũ lực thống nhất Đài Loan, có thể là trước hoặc sau ngày bỏ phiếu bầu cử Tổng thống Mỹ”.

    Tình báo Anh xem Nga và Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất

    The Guardian dẫn lời tân Giám đốc Cơ quan An ninh Nội địa Anh, ông Ken McCallum, hôm 14/10 cho biết, các mối đe dọa gián điệp do Trung Quốc và Nga gây ra cho Anh đang ngày càng nghiêm trọng và phức tạp.

    Ông McCallum nói: “Nếu câu hỏi đặt ra là lực lượng tình báo nước nào gây nguy hiểm lớn nhất cho Anh vào tháng 10/2020, câu trả lời là Nga. Nếu câu hỏi khác là nước nào sẽ định hình thế giới của chúng ta trong thập niên tới, đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho Anh, câu trả lời là Trung Quốc”.

    Tuyên bố của ông McCallum được đưa ra khi chính phủ Anh đang soạn thảo Dự luật Đầu tư và An ninh Quốc gia mới, dự kiến được công bố trong tháng này. Dự luật sẽ kiểm soát các thỏa thuận trong các lĩnh vực gồm quốc phòng và cơ sở hạ tầng trọng yếu, đặt ra các điều khoản để bảo vệ các tài sản trí tuệ nhạy cảm của Anh.

    Các email bê bối của Biden được tiết lộ, Thượng viện Mỹ đang điều tra

    Ủy ban An ninh Nội địa và Chính phủ thuộc Thượng viện Mỹ đang điều tra các email mới được công bố tiết lộ rằng Hunter Biden đã giới thiệu cha mình, cựu Phó Tổng thống Joe Biden, với một giám đốc điều hành của công ty năng lượng của Ukraine vào năm 2015.

    Rudy Giuliani, luật sư của Tổng thống Trump, nói với Fox News hôm 14/10 rằng ông đã lấy được một ổ cứng chứa khoảng 40.000 email, hàng nghìn tin nhắn văn bản, video của Hunter Biden.


    Bài báo của New York Post tiết lộ rằng ông Biden đã gặp giám đốc điều hành hàng đầu của Burisma, Vadym Pozharskyi, vào tháng 4/2015 tại Washington, D.C.

    “Hunter thân mến, cảm ơn anh đã mời tôi đến thủ đô Washington và tạo cơ hội cho tôi gặp cha anh và dành một chút thời gian với nhau. Đó là một vinh dự và niềm hân hạnh”, Pozharskyi viết trong bức thư gửi Hunter ngày 17/4/2015, một năm sau khi con trai Joe Biden đảm nhận vị trí trong hội đồng quản trị của Burisma.

    Một luật sư của Hunter Biden đã không bình luận về các chi tiết cụ thể, nhưng nói với New York Post rằng ông Giuliani “đã thúc đẩy các thuyết âm mưu khiến gia đình Biden mất uy tín”.

    Chiến dịch Biden chưa phản hồi yêu cầu bình luận từ Fox News.

    Tàu khảo sát và hải cảnh Trung Quốc lại xâm nhập vùng biển Việt Nam



    Sau một thời gian yên lặng, Trung Quốc lại cho tàu khảo sát được tàu hải cảnh hộ tống xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngoài khơi bờ biển miền Trung từ ngày 13/10/2020. Theo hãng tin Mỹ Benar News, chiếc tàu khảo sát đại dương mang tên Shiyan-1 đã rời vinh Hải Khẩu trên đảo Hải Nam ngày 12/10, để đi xuống phía nam. Tháp tùng theo chiếc tàu này là một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc, mang số hiệu

    Theo các dữ liệu theo dõi tàu biển, ngày 13/10, chiếc tàu đã hiện diện bên trong vùng biển Việt Nam, chỉ cách bờ biển Quảng Ngãi khoảng 70 hải lý, tức là sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Chiếc tàu sau đó tiếp tục đi xuống phía nam, và đến sáng ngày 14/10, đã ở ngoài khơi tỉnh Bình Định, cách bờ biển khoảng 78 hải lý. Riêng chiếc Hải Cảnh 2305 thì chuyển hướng, đi ngược về phía Hải Nam.

    Điều được hãng tin Mỹ ghi nhận là đã có 5 chiếc tàu kiểm ngư của Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc, trong lúc phía chính quyền Việt Nam chưa thấy có phản ứng chính thức nào về hành vi xâm nhập của tàu Trung Quốc.

    Cựu giám đốc sở Ngoại vụ Khánh Hòa hầu tòa vì làm hồ sơ giả đi Mỹ


    Ông Nguyễn Quốc Trâm, nguyên Giám đốc sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa. Photo Sở Ngoại vụ Khánh Hòa

    Ngày 14/10, một tòa án ở Nha Trang tiến hành xét xử ông Nguyễn Quốc Trâm, nguyên giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa và một cựu thuộc cấp vì làm giả mạo hồ sơ xin visa đi Mỹ.

    Báo Công an cho biết ông Nguyễn Quốc Trâm và cựu kế toán của Sở là bà Nguyễn Thụy Phương Thảo bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Riêng ông Trâm còn bị truy tố tội “giả mạo trong công tác”.

    Tuy nhiên, phiên tòa ngày 14/10 đã bị tuyên hoãn vì vắng nhiều người làm chứng và người liên quan.

    Báo Tuổi Trẻ trích cáo trạng cho biết, cuối năm 2015 đầu 2016, ông Nguyễn Quốc Trâm, với tư cách là giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa, đã chỉ đạo nhân viên làm giả các tài liệu, hồ sơ, lập khống bảng lương cho bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo, một người làm lao động tự do ở Nha Trang, để ông Trâm bổ nhiệm bà này giữ chức vụ Phó chánh Văn phòng Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa.

    Thái Lan: Hàng ngàn người đối đầu với nhà vua

    Người biểu tình ủng hộ dân chủ ở Thái Lan vây quanh đoàn xe chở Quốc Vương Maha Vajiralongkorn khi xe chạy qua khu vực tuần hành ở Bangkok.

    Vị vua, người sống phần lớn thời gian ở nước ngoài, vừa từ Đức về Thái Lan vài tuần.

    Các cuộc biểu tình do sinh viên tổ chức đang ngày một lớn ở Thái Lan, nơi những ai chỉ trích hoàng triều có thể phải chịu án tù nhiều năm.

    Biểu tình Bangkok: Chính phủ ban lệnh khẩn cấp cấm tụ tập đông người


    Chính phủ Thái Lan đã công bố một sắc lệnh khẩn cấp nhằm kiềm chế các cuộc biểu tình ở Bangkok, trong đó bao gồm việc cấm các cuộc tụ tập đông người.

    Một thông báo trên truyền hình do cảnh sát đọc nói "nhiều nhóm người đã mời, kích động và thực hiện các cuộc tụ tập công khai trái pháp luật ở Bangkok".

    Thông báo nói rằng các biện pháp khẩn cấp cần thiết để "duy trì hòa bình và trật tự".

    Người biểu tình đã kêu gọi kiềm chế quyền lực của nhà vua và yêu cầu Thủ tướng Prayuth Chan-ocha từ chức.

    Thông báo được đọc trên truyền hình nhà nước nói người biểu tình "kích động sự hỗn loạn và bất ổn công cộng".

    Thông báo dẫn việc những người biểu tình đối đầu với một đoàn xe hoàng gia hôm thứ Tư như một lý do để ban bố sắc lệnh. Những người biểu tình, bị hàng rào cảnh sát đẩy lùi, giơ ba ngón tay chào vốn đã trở thành biểu tượng của phong trào biểu tình khi chiếc xe chở nữ hoàng chạy trên đường phố Bangkok.

    Các biện pháp khẩn cấp có hiệu lực vào lúc 04:00 giờ địa phương vào thứ Năm (21:00 GMT vào thứ Tư).

    Ngoài việc hạn chế tụ tập từ bốn người trở lên, sắc lệnh còn hạn chế thông tin trên truyền thông, cấm "xuất bản tin tức có chứa thông điệp có thể gây sợ hãi hoặc cố ý bóp méo thông tin, tạo ra sự hiểu lầm gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hoặc hòa bình và trật tự".

    Sắc lệnh này cũng cho phép nhà chức trách ngăn người dân vào "bất kỳ khu vực nào họ chỉ định", hãng tin Reuters đưa tin.

    Diễn biến mới ở Bangkok?


    Biểu tình đòi dân chủ do sinh viên lãnh đạo tại Bangkok ngày 14/10/2020

    Cảnh sát chống bạo động Thái Lan đã giải tỏa những người biểu tình bên ngoài văn phòng thủ tướng ngay sau khi sắc lệnh khẩn cấp có hiệu lực vào sáng thứ Năm.

    Hãng tin Reuters đưa tin, một số người biểu tình đã cố gắng kháng cự, sử dụng các rào chắn tạm thời, nhưng họ đã bị cảnh sát đẩy lui.

    Hàng trăm cảnh sát xuất hiện trên đường phố sau khi người biểu tình giải tán.

    Luật sư Nhân quyền Thái Lan cho biết ba thủ lĩnh cuộc biểu tình đã bị bắt. Cảnh sát vẫn chưa bình luận về việc này.


    Võ Thái Hà tóm lược

    Không có nhận xét nào