Header Ads

  • Breaking News

    Phan Ba - Vắc-xin sắp có

    Công ty dược phẩm Biontech có trụ sở tại Mainz (Đức) thông báo rằng loại vắc-xin mới được phát triển BNT162b2 đã rất thành công trong các nghiên cứu lâm sàng, một mặt công ty đã bắt đầu sản xuất hàng loạt và mặt khác, quy trình phê duyệt cuối cùng đã được bắt đầu. Người ta sắp sửa “chấm dứt đại dịch này”.

    Phan Ba - Vắc-xin sắp có

    Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu EMA tại Amsterdam (Hà Lan) xác nhận rằng thành phần hoạt chất hiện đang được kiểm tra trong cái được gọi là “quy trình xem xét cuốn chiếu” (“”Rolling-Review”). Trong quá trình này, dữ liệu từ thử nghiệm lâm sàng liên tục được gửi về và đánh giá. Việc EMA quyết định bắt đầu quá trình phê duyệt nhanh này dựa trên dữ liệu đáng khích lệ của các nghiên cứu lâm sàng cho đến nay.

    Hồi tháng 4, Biontech là công ty Đức đầu tiên nhận được sự chấp thuận cho các nghiên cứu lâm sàng từ Viện Paul Ehrlich. Hiện nay, công ty có trụ sở tại Mainz đã đưa 37.000 người tham gia vào các nghiên cứu và 28.000 người đã nhận được liều vắc-xin thứ hai. Hơn 120 trung tâm nghiên cứu trên toàn thế giới đang tham gia, bao gồm cả ở Mỹ, Brazil, Nam Phi và Argentina.

    Như người sếp và cũng là người đồng sáng lập Biontech, Ugur Sahin nhấn mạnh, công ty đang sắp sửa về đến đích. Sahin tin rằng “chúng tôi có một sản phẩm an toàn và có thể chứng minh hiệu quả của nó”. Biontech rất hào hứng với vắc-xin của mình và đã bắt đầu sản xuất hàng loạt, tức là người ta chỉ chờ giấy phép để bắt đầu cung cấp.

    Việc một loại vắc-xin có sẵn chỉ vài tháng sau khi đại dịch bùng phát là một sự kiện hiếm có trong khoa học. Quá trình phát triển và phê duyệt vắc-xin thường mất vài năm. Tuy nhiên, hàng triệu liều vắc-xin có thực sự được sử dụng trong năm nay hay không, điều này còn phụ thuộc vào các thẩm định viên của EMA. Sahin cho biết: “Trong mọi trường hợp, chúng tôi sẽ trình bày các dữ liệu của mình – và trình bày các tác dụng cũng như các tác dụng phụ một cách minh bạch. Vắc xin cũng sẽ có sẵn trong kho”, Sahin nói.

    Biontech thật sự đã mua lại cơ sở sản xuất của công ty dược Thụy Sĩ Novartis với 300 nhân viên có trình độ cao tại Marburg (Đức) để có thể nhanh chóng tăng cường sản xuất hàng loạt. Một trong những cơ sở sản xuất vắc-xin ngừa cúm Tàu lớn nhất trên thế giới có thể sớm được xây dựng ở đó. Biontech đang lên kế hoạch cụ thể cho 100 triệu liều tiêm chủng trong năm nay và 250 triệu liều trong nửa đầu năm 2021. Trong vài năm tới, sản lượng sẽ được tăng lên 750 triệu liều tiêm chủng mỗi năm.

    Đối với thành phố Marburg, điều này cũng có nghĩa là sự trở lại của một địa điểm nghiên cứu dược phẩm có truyền thống: ngành hóa dược đã được thành lập ở đây với Constantin Zwenger (1814-1884). Emil Adolf Behring (1864-1917), người đoạt giải Nobel Y học đầu tiên và là người sáng lập ra tiêm chủng thụ động cũng đã nghiên cứu tại đây. Đại học Marburg cho tới nay vẫn là trường dẫn đầu về nghiên cứu hóa học và sinh học, và nhiều giải thưởng Leibniz là minh chứng cho điều này.

    Với đôi vợ chồng nghiên cứu và sáng lập Biontech, nước Đức có một tấm gương sáng về việc hòa nhập thành công. Gia đình của Sahin đến Köln (Cologne) từ Thổ Nhĩ Kỳ khi ông mới bốn tuổi. Người cha là công nhân tại hãng Ford. Sahin đầu tiên học y khoa tại Köln, sau đó là bác sĩ tại Bệnh viện Đại Köln. Ông đã viết luận án tiến sĩ về liệu pháp miễn dịch cho các tế bào khối u. Sahin là Giáo sư Ung thư Thực nghiệm tại Bệnh viện Đại học Mainz từ năm 2006.

    Vợ ông, Özlem Türeci, cũng có gốc Thổ Nhĩ Kỳ: Cha bà đến Đức với tư cách là một bác sĩ từ Istanbul để làm việc tại một bệnh viện Công giáo nhỏ ở quận Cloppenburg. Türeci học y khoa ở Saarland và gặp chồng bà ở đó. Cả hai đều bị cuốn hút bởi ý tưởng có thể điều trị ung thư theo một cách mới không chỉ là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Họ muốn hệ thống miễn dịch tự tấn công các tế bào ung thư – và họ đã thành công.

    Sahin và Türeci được quốc tế công nhận là những người tiên phong trong liệu pháp miễn dịch ung thư. Và bây giờ – bởi vì họ đã nhanh chóng xoay chuyển nghiên cứu của mình khi đại dịch bùng phát – họ có thể sẽ trở thành những anh hùng khoa học trong cuộc chiến chống lại đại dịch cúm Tàu.

    Phan Ba

    Các nước dùng xét nghiệm kháng nguyên để chế ngự COVID đợt hai 


    Nhân viên y tế Dịch vụ Khẩn cấp Madrid dùng xét nghiệm kháng nguyên tìm COVID-19 tại Vallecas ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 2/10/2020.

    Các nước đang nỗ lực chế ngự COVID đợt hai quay sang dùng loại xét nghiệm nhanh hơn, rẻ hơn nhưng ít chính xác để tránh tình trạng trì hoãn và thiếu hụt vốn đã cản chân việc chẩn đoán và theo dõi lây nhiễm một cách nhanh chóng.

    Đức, hôm 13/10 có thêm 4.122 ca nhiễm nâng số ca nhiễm lên tổng cộng là 329.453, đã đảm bảo có được 9 triệu xét nghiệm kháng nguyên mỗi tháng vốn có thể cho kết quả trong vòng vài phút và tốn khoảng 5,9 đô la mỗi xét nghiệm.

    Mỹ và Canada cũng mua nhiều triệu bộ xét nghiệm và Ý cũng vậy.

    Viện Robert Koch (RKI) của Đức hiện khuyến cáo dùng xét nghiệm kháng nguyên để bổ sung cho xét nghiệm PCR vốn đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá lây nhiễm nhưng đang bị thiếu hụt trong lúc các phòng thí nghiệm quá tải và các nhà sản xuất đã vượt quá khả năng sản xuất.

    Xét nghiệm PCR phát hiện chất liệu gen trong virus trong khi xét nghiệm kháng nguyên phát hiện chất đạm trên bề mặt virus.

    Một loại xét nghiệm khác là tìm kháng thể do cơ thể sản xuất ra để đáp ứng với nhiễm trùng. Kiểu xét nghiệm này có thể cho biết một người đã từng bị lây nhiễm.

    Giống như xét nghiệm PCR, xét nghiệm kháng nguyên đòi hỏi dùng que bông gòn quét trong mũi. Xét nghiệm này có thể đưa nhiều “kết quả âm tính sai lầm”, khiến cho nhiều chuyên gia khuyến cáo là loại này chỉ nên dùng trong tình hình khẩn cấp.

    Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo hơn 2 triệu ca mới, nâng số ca nhiễm toàn cầu lên 37 triệu, với hơn 1 triệu ca tử vong vì COVID-19.

    https://phanba.wordpress

    Không có nhận xét nào