Header Ads

  • Breaking News

    PHÁT ĐỘNG HỢP TÁC MEKONG-HOA KỲ: MỞ RỘNG SỰ THAM GIA CỦA HOA KỲ VỚI KHU VỰC MEKONG

     (Launch of the Mekong-U.S. Partnership: Expanding U.S. Engagement with the Mekong Region)

    Office of the Spokeperson – Bình Yên Đông lược dịch

    U.S. Department of State – September 14, 2020

    Hoa Kỳ, Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam tái xác nhận mối quan hệ lâu đời của mình qua việc phát động Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (Mekong-US Partnership (MUSP)) hôm 11 tháng 9.  Hoa Kỳ loan báo các kế hoạch, cộng tác với Quốc hội Hoa Kỳ, để gia tăng hỗ trợ cho quyền tự trị, độc lập kinh tế, cai quản tốt, và tăng trưởng khả chấp của các quốc gia đối tác Mekong, quan niệm rằng giữ gìn các giá trị nầy cũng quan trọng cho sự hoàn kết và hiệu quả của ASEAN [Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ĐNA)].

    Mở rộng sự tham gia của Hoa Kỳ

    Qua Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI)), từ năm 2009 đến 2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Cơ quan Phát triển Quốc tế (Agency for International Development (USAID)) cung cấp gần 3,5 tỉ USD viện trợ cho 5 quốc gia đối tác Mekong, gồm có:

    ·        1,2 tỉ USD cho các chương trình y tế;

    ·        734 triệu USD cho tăng trưởng kinh tế;

    ·        616 triệu USD cho hòa bình và an ninh;

    ·        527 triệu USD cho nhân quyền và cai quản;

    ·        175 triệu cho giáo dục và dịch vụ xã hội; và

    ·        165 triệu USD cho viện trợ nhân đạo.

    Xây dựng trên sự thành công của LMI, các quốc gia đối tác Mekong và Hoa Kỳ phát động MUSP như một diễn đàn chiến lược để hợp tác.  MUSP sẽ tiếp tục các công tác hiện hành và nới rộng các lãnh vực hợp tác, bao gồm nối kết kinh tế, an ninh năng lượng, phát triển nhân sự, quản lý tài nguyên và nguồn nước xuyên biên giới, và an ninh ngoại lệ (non-traditional security).  An ninh ngoại lệ bao gồm việc cộng tác về những đe dọa mới chẳng hạn như trau dồi khả năng an ninh y tế và đối phó với đại dịch, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng, và chống buôn lậu người, ma túy và động vật hoang dã.

    MUSP được hướng dẫn bởi các giá trị trong Quan điểm của ASEAN về tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương và Hoa Kỳ-Ấn Độ-Thái Bình Dương, bao gồm bình đẳng, cai quản tốt, cởi mở, minh bạch, tăng trưởng kinh tế, và tôn trọng chủ quyền.  MUSP cũng bổ sung cho Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawaddy-Chao Phraya-Mekong (Ayayawaddy-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy (ACMECS), ASEAN, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), và các đối tác phát triển Mekong và cơ chế hợp tác khác phù hợp với các giá trị nầy.

    Hoa Kỳ nâng cao sự hợp tác

    ·        Cung cấp trên 52 triệu USD, tính đến nay, cho y tế khẩn cấp, nhân đạo, kinh tế và viện trợ phát triển để chống lại Covid-19 trong các quốc gia khu vực Mekong.

    ·        Hỗ trợ các hệ thống năng lượng hiện đại, nối kết và tin cậy qua 33 triệu USD trong chương trình tài trợ Nâng cao Phát triển và Tăng trưởng qua Năng lượng Á Châu (Asia Enhancing Development and Growth through Energy (EDGE) ở ĐNA, để gia tăng mậu dịch năng lượng của khu vực, tiếp cận vốn, và sự tham gia của thành phần tư nhân.

    ·        Hoạch định đầu tư 55 triệu USD để tăng cường việc thi hành pháp luật trong khu vực và tăng cường khả năng của tư pháp để chống lại tội phạm xuyên quốc gia, cùng với Australia.  Các nỗ lực bao gồm việc củng cố an ninh biên giới; ngăn chận và gián đoạn hàng lậu, nhất là ma túy và hóa chất gốc, cùng với các đường vận chuyển chánh; phá vỡ các tổ chức tội phạm xuyên biên giới; và điều tra và truy tố tội phạm rữa tiền liên quan đến tài chánh.  Thêm 2 triệu USD để chống lại việc buôn người.

    ·        Cải thiện hạ tầng cơ sở và thị trường năng lượng với kế hoạch trị giá 6,6 triệu USD cho khu vực Mekong trong Chương trình Thành phần Điện của Bộ Ngoại giao.

    ·        Tăng cường việc cai quản khu vực và khuyến khích minh bạch với 6 triệu USD hỗ trợ tiếng nói địa phương và cung cấp các diễn đàn để thăng tiến việc nghiên cứu và khám phá các ý tưởng đa dạng, để phát triển sự nối kết đông-tây với Ấn Độ và Bangladesh, để khuyến khích quyền kinh tế của phụ nữ, và tiếp tục Chương trình Huấn luyện Đệ tam Quốc gia với Singapore.

    ·        Tăng cường an ninh nguồn nước Mekong với dự trù 1,8 triệu USD ủng hộ các mục tiêu chung với MRC.

    ·        Phối hợp với các quốc gia Mekong và các đối tác khác để thực tập cứu trợ thiên tai nới rộng để tăng cường sự chuẩn bị và đối phó ở địa phương.

    ·        Bảo trợ một loạt đối thoại về cơ hội và thách thức trong khu vực Mekong, để các nhà hoạch định chánh sách, cộng đồng địa phương và xã hội dân sự có thể tham gia.

    Sự tham gia hiện nay của Hoa Kỳ

    Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ tính chịu đựng, minh bạch và khả năng của chánh phủ, các tổ chức và xã hội dân sự trong các quốc gia khu vực Mekong, để cải thiện đời sống của người dân.

    Đầu tư vào hạ tầng cơ sở và năng lượng

    ·        Xây dựng trên 1 tỉ USD của Tập đoàn Phát triển Tài chánh Quốc tế Hoa Kỳ (U.S. International Development Finance Corporation (DFC) đã được đầu tư ở ĐNA, DFC nhằm đầu tư và xúc tác thêm hàng tỉ vào hạ tầng cơ sở Mekong trong những năm sắp tới.  Ngoại trưởng từ các quốc gia đối tác Mekong cam kết cải thiện tình hình doanh thương để làm dễ dàng mậu dịch 2 chiều và đầu tư để hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế khả chấp có phẩm chất cao của thành phần tư nhân.

    ·        Qua Hợp tác Điện lực Nhật Bản-Hoa Kỳ-Mekong (Japan-U.S.-Mekong Power Partnership (JUMPP)), Hoa Kỳ đang hỗ trợ kỹ thuật và cố vấn để tăng cường việc phát triển thị trường điện quốc gia và khu vực theo các ưu tiên của chánh phủ Mekong.  Viện trợ của Hoa Kỳ khuyến khích đầu tư điện minh bạch và phẩm chất cao và trau dồi khả năng để nới rộng mậu dịch điện khu vực nhằm hỗ trợ cho JUMPP và bổ sung cho các sáng kiến của ACMECS và Lưới điện ASEAN.

    ·        Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong Tuyên bố Chung JUMPP, loan báo ý định nới rộng việc trau dồi khả năng cho các quốc gia trong khu vực Mekong để tăng cường việc cai quản thành phần điện, giúp mở khóa đầu tư tư nhân trong thành phần điện Mekong, và gia tăng mậu dịch điện xuyên biên giới.

    ·        Chương trình Thành phần Điện của Bộ Ngoại giao đã cung cấp trên 1.000 giờ huấn luyện trong khu vực Mekong.  Viện trợ của chúng ta giúp các quốc gia gia tăng việc sử dụng năng lượng tái tạo, khuyến khích mậu dịch điện xuyên biên giới, cải thiện cách tính giá điện, và cứu xét các luật lệ và tiêu chuẩn về hiệu năng của năng lượng.  Hỗ trợ kỹ thuật của chúng ta cũng giúp Việt Nam thiết lập các thị trường điện cạnh tranh và cải thiện hệ thống điều hành, và khuyến cáo cơ sở điện lực Thái Lan về việc thiết lập một công ty mậu dịch năng lượng và về việc chuẩn bị cho phe thứ ba nối vào đường dây tải điện.

    An ninh nguồn nước và Quản lý Sông Xuyên Biên giới

    ·        Hợp tác Hạ tầng Cơ sở Khả chấp (Sustainable Infrastructure Partnership (SIP)), được thành lập bởi Thân hữu của Hạ lưu Mekong (Friends of the Lower Mekong), củng cố cai quản tốt và hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên sông Mekong qua việc trau dồi kỹ thuật về các thách thức mới và cơ hội, bao gồm quản lý nước ngầm, viễn thám, đánh giá ảnh hưởng cộng dồn, và chia sẻ tin tức kinh tế xã hội.

    ·        SIP hợp tác với Eyes on Earth, Inc. thực hiện một nghiên cứu cho thấy việc điều hành đập trên thượng lưu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã kiểm soát dòng chảy tự nhiên của sông Mekong, gây sự chú ý rộng rãi của truyến thông và khuyến khích minh bạch hơn trong việc cai quản sông xuyên biên giới.

    ·        Sáng kiến Dữ kiện Nước Mekong (Mekong Water Data Initiative (MWDI)), với trên 60 đối tác chánh phủ và phi chánh phủ, tiếp tục cải thiện việc quản lý sông Mekong xuyên biên giới qua việc chia sẻ dữ kiện và quyết định dựa trên khoa học.

    ·        Năm 2019, Ngoại trưởng Pompeo phát động diễn đàn MekongWater.org của MWDI, một hội quán để chia sẻ dữ kiện liên quan đến nước, công cụ, và tài nguyên.  Trang mạng nay có hơn 650 công cụ từ trên 35 đối tác toàn cầu về bản đồ lưu vực và thủy học, tiên đoán thời tiết, công cụ phân tích dữ kiện, hệ sinh thái, và khoa học công dân.

    ·        NexView hợp tác với các quốc gia trong khu vực Mekong và MRC để thúc đẩy việc lấy quyết định dựa trên khoa học cho sông Mekong.  Bằng cách hình dung dữ kiện MRC với Lãnh vực Quyết định (Decision Theater) của Đại học Arizona State, NexView cho phép các cộng đồng Mekong khám phá các ảnh hưởng có thể có và tính được mất của sự lựa chọn giữa nước, năng lượng và nguồn lương thực.

    ·        Trao đổi Sông Anh em (Sisten River Exchange) khuyến khích việc chia sẻ kinh nghiệm giữa MRC với Ủy hội Sông Mississippi về an toàn đập, hoạch định tầm nhìn, viện trợ nhân đạo, thực tập đối phó với thiên tai và trao đổi.

    ·        Công Binh Hoa Kỳ (U.S. Army Corps of Engineers (USACE)) hỗ trợ các quốc gia Mekong trong vấn đề an ninh nguồn nước và môi trường, hỗ trợ kỹ thuật trong việc quản lý rủi ro thiên tai, và các dự án xây cất viện trợ nhân đạo.  Chẳng hạn như hỗ trợ việc soạn thảo Chiến lược Phát triển Lưu vực Mekong 2012-2030 (2012-2030 Mekong Basin Development Strategy), trao đổi kinh nghiệm với MRC và Ủy hội Sông Mississippi, hỗ trợ sáng kiến an toàn đập quốc gia của Lào, và xây cất trường học, bệnh viện, giếng nước và các trung tâm phối hợp quản lý thiên tai trên khắp khu vực Mekong, kể cả Viện Dinh dưỡng Quốc gia Lào.

    ·        SERVIR-Mekong, một sự hợp tác độc nhất giữa USAID và NASA [Cơ quan Quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia] giúp các quốc gia Mekong giảm tính tổn thương vì hạn hán và lũ lụt do việc điều hành đập ở thượng lưu làm trầm trọng hơn.  Cùng với MRC, SERVIR-Mekong phát động Diễn đàn Cảnh báo Sớm Hạn hán (Drought Early Warning Platform) để giúp tiên đoán và theo dõi thiệt hại của các trận hạn hán lịch sử trong lưu vực Mekong.

    ·        Hạ tầng Cơ sở Thông minh cho Mekong (Smart Infrastructure for the Mekong (SIM)) thiết kế một loạt các đường cá đi trong khu vực Mekong để bảo vệ an ninh lương thực.

    Đầu tư Nhân sự

    ·        Chương trình Khoa học gia Trẻ của LMI tiếp tục đầu tư vào thế hệ sinh viên và chuyên viên trẻ sắp tới trong việc phát triển năng khiếu môi trường, y tế, doanh thương, và khoa học.  Trong năm 2019-2020, chương trình chú trọng vào việc sử dụng các công cụ thông tin để đối phó với bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như sốt xuất huyết.  Năm 2012, chương trình sẽ chú trọng vào việc sáng tạo trong kỹ thuật nông nghiệp.

    ·        Sáng kiến Ngăn ngừa và Đối phó với Bạo hành Giới tính (Gender-Based Violence Prevention and Response Initiative) hỗ trợ một biện pháp phối hợp, nhiều thành phần và tổng quát để đối phó với quy định giới tính đưa đến bạo hành giới tính.  Chúng có thể gồm cưỡng hôn và thành hôn sớm, bạo hành trong trường học, bạo hành vợ chồng, và lạm dụng tình dụng.  Sáng kiến đã gặp trên 223.000 đàn ông, đàn bà, con trai và con gái qua luật gia đình mới ban hành và các cuộc đối thoại cộng đồng.

    ·        Hoa Kỳ ủng hộ sự lãnh đạo của phụ nữ bằng cách đầu tư lãnh đạo phụ nữ trong quốc gia Rakhine [phía tây của Myanmar] qua Dự án Tăng cường Cộng đồng của USAID, để khuyến khích hòa bình lâu dài và phát triển kinh tế toàn bộ qua các giải pháp phối hợp ở cấp cộng đồng.

    Để biết thêm tin tức và tài liệu, xin viếng trang mạng mới của chúng tôi: www.mekonguspartnership.org

    HỢP TÁC MỚI GIỮA HOA KỲ-MEKONG CÓ Ý NGHĨA GÌ?

     (How Meaningful is the New US-Mekong Partnership?)

    Sebastian Strangio – Bình Yên Đông lược dịch

    The Diplomat – September 14, 2020

    Sunday, October 4, 2020

    Sông Mekong giữa Thái Lan và Lào (phía bên phải). [Ảnh: Wikimedia]

    Khuôn khổ đa phương vừa được công bố gần đây đáng hoan nghênh – nhưng rất giới hạn – trong việc kềm chế sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực Mekong.

    Vào ngày 11 tháng 9, Hoa Kỳ và 5 quốc gia hạ lưu Mekong phát động một khuôn khổ mới cho việc hợp tác đa phương giữa lúc có những lo ngại ngày càng tăng về sự bành trướng ảnh hưởng của Trung Hoa ở lục địa Đông Nam Á (ĐNA).

    Qua việc loan báo Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (Mekong-U.S. Partnership (MUSP)) tại một phiên họp ở Hà Nội, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hứa ít nhất 153 triệu USD cho Thái Lan, Myanmar, Cambodia, Việt Nam và Lào trong một số dự án hợp tác khác nhau; bao gồm trợ cấp để chia sẻ dữ kiện thủy học, quản lý thiên tai, và các nỗ lực chống tội phạm xuyên biên giới trong khu vực.

    Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh phát biểu tại phiên họp, rằng sáng kiến, được xây dựng trên và hấp thu Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI)) do Hoa Kỳ cầm đầu được thành lập từ năm 2009, sẽ “đóng góp vào việc phát triển khả chấp phân vùng Mekong và giúp các quốc gia Mekong thu hẹp khoảng cách phát triển, nắm lấy cơ hội và vượt qua những thách thức.”

    Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Hoa, sông Mekong dài 4.350 km uốn khúc qua tất cả 5 quốc gia lục địa ĐNA trước khi đổ ra Biển Đông.  Khoảng 60 triệu người trong khu vực sống dựa vào dòng sông và tài nguyên của nó.

    Theo trang mạng của MUSP, Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ nhằm mục đích “cải thiện minh bạch, cai quản, sự nối kết, và phát triển khả chấp” trong khu vực.  Nó cũng “tăng cường sự nối kết khu vực” và “để xác định và thực hiện các giải pháp đối với những thách thức chủ yếu của khu vực.”

    Như được các viên chức của Hoa Kỳ nhận định gần đây, tất cả các mục tiêu nầy có thể được xem như để đối lại ảnh hưởng của Trung Hoa trong khu vực, đã nhanh chóng trở thành một mặt trận mới cho sự cạnh tranh của siêu cường.  Việc loan báo được đưa ra giữa lúc có những lo ngại đặc biệt về chuỗi đập của Beijing trên thượng lưu Mekong, có tên là Lancang ở Trung Hoa, bị tố cáo là đã góp phần trong đợt hạn hán ở các quốc gia hạ lưu.

    Trong tháng 4, phúc trình của Eyes on Earth, một công ty nghiên cứu và tham vấn ở Hoa Kỳ, kết luận rằng chuỗi đập đã ngăn chận nước mưa chảy xuống hạ lưu, vì thế làm cho tình hình hạn hán thêm nghiêm trọng.  Mặc dù Trung Hoa phủ nhận kết quả của phúc trình (một số mặt cũng bị nghi ngờ bởi nhiều nhà nghiên cứu độc lập, cũng như của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), các viên chức Hoa Kỳ đã dùng nó để đả kích Trung Hoa là “tích trữ” nước ở thượng lưu Mekong.  Tháng rồi, Beijing đồng ý chia sẻ dữ kiện thủy học quanh năm với các quốc gia ở hạ lưu.

    Trong một tuyên bố đề ngày 11 tháng 9, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo làm rõ hơn các mục tiêu của Hoa Kỳ ở lục địa ĐNA: “Chúng tôi bênh vực cho minh bạch và sự tôn trọng trong khu vực Mekong, nơi mà CCP [Chinese Communist Party (đảng Cộng sản Trung Hoa)] đã tiếp tay cho việc buôn lậu vũ khí và ma túy và kiểm soát đơn phương các đập ở thượng lưu, khiến cho hạn hán lịch sử thêm nghiêm trọng,” ông cho biết trong bản tuyên bố.

    MUP tiêu biểu cho một sự can thiệp đáng hoan nghênh nhưng quá trễ trong một khu vực quan trọng, nơi Trung Hoa phát động cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) trong năm 2014 để hướng dẫn sự can thiệp của Beijing trong khu vực.

    Nguồn tài trợ mới của Mỹ được hoan nghênh bởi các quốc gia Mekong ở hạ lưu như một biện pháp để gia tăng khả năng của họ trong việc đối phó với Trung Hoa.  Đồng thời, nó cho thấy một giọt nhỏ xíu so với tài nguyên mà Trung Hoa đã đổ vào LMC.  Khuôn khổ của Trung Hoa vượt ra ngoài việc quản lý dòng sông để bao trùm việc phát triển hạ tầng cơ sở, đầu tư và mậu dịch.  Điều nầy phản ánh một sự bất tương xứng quen thuộc giữa cứu cánh và phương tiện trong chánh sách của Hoa Kỳ đối với ĐNA.  Mặc dù Pompeo kêu gọi các quốc gia trong khu vực nên quay lưng với các công ty quốc doanh của Trung Hoa, ông chưa cho các chánh phủ ĐNA một giả pháp thay thế có thể đứng vững.

    Điều nầy, sau đó, phản chiếu tầm quan trọng khác biệt về quan điểm của 2 cường quốc đối với khu vực Mekong.  Kể từ những năm đầu tiên của Chiến tranh Lạnh, lục địa ĐNA rất quan trọng đối với an ninh của Trung Hoa, cái chỉ được chú ý khi 2 khu vực được kết hợp chặt chẽ hơn với việc xây cất các hệ thống vận chuyển mới và các khu mậu dịch biên giới.  Đối với Hoa Kỳ, mặt khác, nó chỉ là một trong những khu vực xa xôi mà họ tìm cách để đối phó lại với sức mạnh đang lên của Trung Hoa.  Sự kiện rất đơn giản nhưng thường trực của sự cận kề là cái mà MUSP hy vọng để giảm bớt - nhưng không thể giảm hết hoàn toàn.


    Không có nhận xét nào