Header Ads

  • Breaking News

    Với châu Á và Việt Nam, ông Joe Biden sẽ có chính sách gì?

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    BBC News Tiếng Việt ghi nhận một số quan điểm về khả năng chính sách đối ngoại của tân tổng thống Joe Biden với Đông Nam Á, Trung Quốc và có thể liên quan cả đến Việt Nam:

    Miya Tanaka, Kyodo News hôm 07/11 bình luận:

    Nhiều người tin rằng ông Biden sẽ duy trì sự cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc do sự ủng hộ rộng rãi đối với cách tiếp cận này của ông Trump trên toàn phổ chính trị Hoa Kỳ.

    Tuy nhiên, sự chú trọng của ông Biden về chủ nghĩa đa phương và các vấn đề như biến đổi khí hậu có thể bị Trung Quốc - một quốc gia thải carbon dioxide lớn nhất thế giới - tận dụng.

    Bắc Kinh sẽ có những chiến lược thương lượng mới để thúc đẩy việc dỡ bỏ thuế quan của Hoa Kỳ được áp đặt dưới thời chính quyền Trump, nhằm tìm kiếm sự tiến triển với các cáo buộc sở hữu trí tuệ và các vấn đề đánh cắp công nghệ.

    Việc Biden cam kết khôi phục vai trò của Hoa Kỳ với tư cách là nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trên toàn thế giới cũng có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á không nhất thiết phải có hồ sơ tốt về các vấn đề nhân quyền, tại thời điểm mà sự hợp tác với các quốc gia này là quan trọng trong việc chống lại Trung Quốc .

    "Nếu chúng ta loại bỏ một quốc gia vì hồ sơ nhân quyền tồi tệ - Việt Nam hay Myanmar hay bất cứ nước nào - thì nhiều khả năng họ sẽ ngả về Trung Quốc, đến với người Nga. Những vấn đề nhân quyền tồi tệ vẫn cứ tiếp diễn và khả năng ảnh hưởng của chúng ta với họ bị suy giảm đáng kể ", Abraham Denmark của Trung tâm Học giả Quốc tế Woodrow Wilson cho biết tại một sự kiện trực tuyến.

    Sebastian Strangio, The Diplomat 03/11 bình luận:

    Một chính quyền của Biden sẽ đánh dấu sự kết thúc cho việc đưa ra quyết định không kiên quyết, ngoằn ngoèo của thời ông Trump và mở ra ít nhất 4 năm mà các quyết định và hành động của tổng thống gắn kết gần hơn với các cơ quan khác nhau của chính phủ.

    Về chính sách châu Á, Biden sẽ chủ trương một phiên bản cập nhật, cứng rắn hơn của chính sách "xoay trục" hay "tái cân bằng" thời Tổng thống Obama, đường hướng và việc thực thi ít ra cũng sẽ coi trọng các lợi ích khu vực hơn. 

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Cố vấn cấp cao của Biden, Anthony Blinken đã hứa hẹn, "Tổng thống Biden sẽ thể hiện và can dự cùng ASEAN trong các vấn đề quan trọng." Ngoại giao nhiều hơn không nhất thiết hứa hẹn hiệu quả hơn, nhưng nó sẽ đảm bảo rằng chính sách của Hoa Kỳ được xây dựng chặt chẽ hơn và được chuyển tải một cách đáng tin cậy tới các thủ đô Đông Nam Á.

    David Hutt của Asia Times 23/10 viết:

    Những người xem các chính sách của Trump đối với Đông Nam Á là sai hướng và thiếu sót có thể đưa ra cả một danh sách dài các rủi ro, từ việc ông rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong ngày đầu tiên nắm quyền, đến quyết định của ông vào năm 2019 là không cử một quan chức cấp cao tham dự hội nghị cấp cao ASEAN trong năm đó tại Bangkok.

    Mặt khác, Trump đã khôi phục các mối quan hệ bị tổn hại trước đây với đồng minh hiệp ước Thái Lan và thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, ngăn cả hai quốc gia này xích lại gần Trung Quốc hơn.

    Liệu chính quyền Joe Biden có thực hiện chính sách khu vực theo cách khác hay không rõ ràng là một vấn đề chỉ là phỏng đoán. Nhưng các nhà phân tích và quan sát tin rằng chiến thắng của Biden sẽ báo hiệu sự thay đổi đang đến gần, một sự thay đổi vừa giống vừa khác so với khi ông làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama.

    Grant Newsham viết trên Asia Times 06/11:

    'Sự phục hồi (quyền lực) của ông Biden khiến Bắc Kinh vui sướng'

    [Tại Mỹ] không thiếu quan chức, công ty và các hãng tại Wall Street rất nóng lòng muốn quay trở lại thời kỳ Mỹ có chính sách mềm nhũn (softly-softly) với Trung Quốc.

    "Dù người ta cứ nói "cứng rắn với Trung Quốc nay là chủ đề của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, tôi không hề thấy một mảnh bằng chứng rằng khái niệm đó có nghĩa cho nhóm xung quanh Biden giống như cho nhóm của Trump".

    Nguồn hình ảnh, Getty Images

    Ông Newsham cũng nhắc đến các quan chức Mỹ ở cả đảng Cộng hòa và Dân chủ "có làm ăn với Trung Quốc" và duy trì quan điểm rằng con trai của ông Joe Biden là Hunter Biden cũng đã có mối quan hệ làm ăn tại CHND Trung Hoa. Bản thân ông Biden bác bỏ mọi liên quan.

    BBC News hôm 07/11 điểm qua các nét lớn trong quan điểm của Joe Biden:

    Ông Biden hứa hẹn sẽ xây dựng lại các mối quan hệ với đồng minh của Mỹ, nhất là với khối NATO, tổ chức mà Trump nhiều lần đe dọa sẽ giảm tiền đóng góp.

    Ông nói Trung Quốc sẽ phải chịu trách nhiệm về những tập quán thương mại và môi trường không công bằng, nhưng thay vì đơn phương đánh thuế hàng Trung Quốc, ông đề xuất có một liên minh quốc tế với các nền dân chủ khác mà Trung Quốc "không thể dám lờ đi", mặc dù ông vẫn mơ hồ về chuyện điều đó thực sự có nghĩa gì.

    Joe Biden từng 'lẩy Kiều'ở Hà Nội

    Nghe tin ông Biden thắng cử tổng thống Mỹ, một số người đã chia sẻ lại tin của báo Việt Nam hồi tháng 7/2015:

    Tại cuộc chiêu đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổ chức ở ĐSQ Hoa Kỳ, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã dẫn câu thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để nói về quan hệ Mỹ-Việt Nam: "Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời", theo bản dịch tiếng Anh.

    https://www.bbc.com/

    Không có nhận xét nào