Header Ads

  • Breaking News

    COVID-19: Hồng Kông thắt chặt biện pháp phòng chống làn sóng lây nhiễm thứ 4

    Hôm qua (30/11), Đặc khu Trưởng Hồng Kông Carie Lam (Lâm Trịnh Nguyệt Nga) ra thông báo từ thứ Tư tuần này (ngày 2/12) sẽ bắt đầu thắt chặt các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) và ngăn cách xã hội dự kiến ​​kéo dài trong hai tuần


    Tại Hồng Kông, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đã bùng phát làn sóng thứ 4. Hôm 30/11, Đặc khu Trưởng Hồng Kông Carie Lam đã thông báo từ thứ Tư tuần này (2/12) sẽ bắt đầu thực hiện thắt chặt các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh và ngăn cách xã hội dự kiến ​​kéo dài trong hai tuần: các trường học sẽ tạm dừng các hoạt động học tập, các hoạt động ăn uống tại nhà hàng phải kết thúc sớm nhất là 10 giờ tối; trung tâm trò chơi, karaoke, phòng chơi mạt chược, hồ bơi và công viên giải trí phải đóng cửa. Trong thời gian này phát hiện người vi phạm lệnh hạn chế tụ tập, đeo khẩu trang hoặc bỏ qua việc kiểm tra bắt buộc sẽ bị phạt 2.000 đô la Hồng Kông. Bà Carie Lam cho biết đang tính đến gia tăng mức phạt lên nhiều lần, cũng sẽ thiết lập một đường dây nóng tố cáo vi phạm.

    Theo Apple Daily, Đặc khu Trưởng Hồng Kông Carie Lam cho biết số trường hợp được xác nhận ở Hồng Kông hôm 30/11 đã vượt quá 100 trường hợp, với trung bình trong 7 ngày qua có 87 trường hợp mắc mới mỗi ngày, trong đó hơn 90% là trường hợp nhiễm bệnh tại địa phương Hồng Kông và hơn 100 trường hợp không rõ nguồn gốc. Sau khi tham khảo kinh nghiệm trong quá khứ và lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia, cơ quan chức năng đã thông báo rằng bắt đầu từ thứ Tư tuần này (2/12) sẽ áp dụng các biện pháp để giảm thiểu tụ tập đông người: nhân viên công chức làm việc tại nhà trở lại, trừ các dịch vụ khẩn cấp và thiết yếu và các cơ quan chính phủ cần cung cấp dịch vụ trực tiếp cho công chúng thì tất cả công chức phải làm việc tại nhà. Bà Carie Lam hy vọng rằng biện pháp này như mô hình mẫu để các công ty khác sắp xếp cho nhân viên của họ làm việc tại nhà, càng nhiều càng tốt.

    Ngoài ra, một số trung tâm kiểm dịch ngừng hoạt động trong vài tháng gần đây đã được mở lại, tỷ lệ sử dụng ngay ngày 30/10 đạt 60%. Có 1700 cơ sở đang triển khai ở Penny’s Bay sẽ được đưa vào sử dụng theo từng đợt khi hoàn thành. Chính phủ Hồng Kông cũng đã ký hợp đồng với hai khách sạn để cung cấp thêm 800 phòng. Giới chức phụ trách thường trực của Cục Thực phẩm và Y tế Hồng Kông cho biết khách sạn cách ly sẽ là một phần mở rộng của trung tâm kiểm dịch, hoạt động cũng giống như trung tâm, khách sạn cung cấp các dịch vụ cơ bản còn công tác phòng ngừa cảm nhiễm do người của bên y tế phụ trách….

    Vì có những trường hợp người du nhập từ bên ngoài vào Hồng Kông bị phát bệnh sau thời gian họ cách ly kiểm dịch, một số chuyên gia đề xuất rằng nên bổ sung biện pháp kiểm dịch khác sau thời gian kiểm dịch đầu tiên…

    Về vấn đề chính sách miễn kiểm dịch cho những người Hồng Kông trở về từ Trung Quốc đại lục có gì thay đổi? Thông tin dẫn ý kiến của bà Carie Lam cho biết cho đến nay chưa có người nào từ Đại Lục trở về Hồng Kông gây truyền nhiễm viêm phổi Vũ Hán, không thể nhẫn tâm từ chối hy vọng quay trở lại Hồng Kông của người Hồng Kông.

    Về vấn đề tài chính hỗ trợ, thông tin cho biết chính quyền Hồng Kông cũng thông báo vấn đề không khởi động lại một quỹ phòng chống dịch mới để trợ cấp cho các ngành bị ảnh hưởng. Do vấn đề tài chính của chính phủ đang phải đối mặt với thâm hụt lớn nên hiện tại khó có thể khởi động một kế hoạch trợ cấp, Trưởng Đặc khu Carrie Lam thông tin rằng báo cáo công tác chính sách đã cho biết về cung cấp trợ cấp cho ngành du lịch; bà cũng cho biết vấn đề dịch bệnh của người Hồng Kông không mấy liên quan đến tác động từ bên ngoài, do đó Chính phủ đã làm tốt nhiệm vụ.

    Về những chỉ trích cho rằng Chính phủ phản ứng chậm chạp trong công tác chống dịch, bà Carie Lam phủ nhận rằng Chính phủ thực hiện các biện pháp thắt chặt tùy theo tình hình cụ thể; mọi chính sách thắt chặt đều có cái giá phải trả, cho nên không nghĩ cách tiếp cận của chính quyền Hồng Kông là vấn đề nhanh hay chậm.

    Biện pháp thắt chặt của bà Carrie Lam đã nhận được những phản ứng khác nhau từ công luận, dù nhiều người phản đối nhưng cũng không ít người cho rằng tình hình dịch bệnh ở Hồng Kông sẽ không bao giờ chấm dứt nếu không thực hiện biện pháp phong tỏa, và người dân Hồng Kông sẽ là nạn nhân! Trong khi nhiều cư dân mạng lên án rằng việc chính phủ thiết lập đường dây nóng để hỗ trợ tố cáo giống như Cách mạng Văn hóa 2.0, biện pháp như vậy có thể gây tình trạng người ta tố giác nghi kỵ nhau, trở thành nạn nhân của nhau…

    https://trithucvn.org/

    Không có nhận xét nào