Header Ads

  • Breaking News

    Bất chấp nhiều cáo buộc gian lận bầu cử, CEO Dominion vẫn ra sức phủ nhận

    Ngày 30/11, ông Phil Waldron, cựu Đại tá quân đội Hoa Kỳ đồng thời là một chuyên gia an ninh mạng, nói trước một phiên điều trần công khai ở tiểu bang Arizona rằng, tài liệu hướng dẫn sử dụng dành cho các máy của Hệ thống Bầu cử Dominion chỉ dẫn cho người dùng cách kết nối với Internet và các máy được sử dụng ở nhiều bang đã được kết nối với Internet trong suốt cuộc bầu cử.


    Ông Phil Waldron cho hay: “Tài liệu hướng dẫn sử dụng của Dominion dày khoảng gần 4cm. Nhóm của tôi đã đọc toàn bộ hướng dẫn sử dụng và xem xét tất cả các trường hợp được đưa ra trong tài liệu này yêu cầu các nhà khai thác kết nối dây ethernet với bộ định tuyến — các hệ thống được kết nối với Internet.”

    “Các nhóm của chúng tôi đã xem xét công cụ ghi lại hoạt động mạng của Dominion vào Ngày bầu cử (3/11) và nhận thấy có lưu lượng truy cập web, lưu lượng truy cập Internet tăng lên vào Ngày bầu cử cho các máy chủ của Dominion… Chúng được kết nối với Internet. Không hề có sự minh bạch về cách xử lý, di chuyển và lưu trữ thông tin cử tri. Và trên thực tế, các công ty này đã từ chối cho phép bất kỳ hình thức kiểm tra nào đối với mã của các máy và họ luôn biện minh rằng ‘đó là IP của chúng tôi, đó là bảo vệ IP.”

    Hiện phía công ty Dominion đã không trả lời yêu cầu bình luận. Tuy nhiên, trong một bài báo hôm thứ Hai (30/11) trên The Wall Street Journal, CEO John Poulos của công ty Dominion vẫn cố khẳng định rằng, các cáo buộc về việc Hệ thống bầu cử Dominion gian lận phiếu bầu gây bất lợi cho Tổng thống Donald Trump và có sự can thiệp của nước ngoài là không đúng sự thật.

    Ông Poulos đã phản bác cáo buộc của nhóm pháp lý TT Trump về việc công ty này chịu ảnh hưởng của các thế lực nước ngoài và có khả năng đảo ngược số phiếu bầu thông qua các thuật toán.

    Các luật sư trong nhóm pháp lý của TT Trump, cùng với cựu công tố viên liên bang Sidney Powell, đều tuyên bố rằng Dominion được tạo ra với mục đích gian lận bầu cử cho cựu Tổng thống Venezuela Hugo Chavez.

    Đáp lại, ông Poulos khẳng định rằng ông đã tạo ra Dominion ở Canada, và nó không hề có quan hệ với Venezuela, cũng không liên quan đến nhà độc tài Chavez.

    Ông cho biết: “Dominion là một công ty của Mỹ, hiện có trụ sở chính tại Denver. Dominion không phải và chưa bao giờ là bình phong cho những người cộng sản. Nó không có quan hệ gì với nhà độc tài Hugo Chavez của Venezuela. Nó chưa bao giờ dính líu đến cuộc bầu cử của Venezuela. Không có hệ thống nào của Dominion sử dụng phần mềm Smartmatic đã bị tấn công, và bất kỳ phòng thí nghiệm được xác nhận nào của tiểu bang cũng đều có thể xác minh điều đó.”

    Ông nói, mục đích của máy Dominion là tạo ra một lá phiếu bằng giấy, có thể được sử dụng như một bản dự phòng, vốn đã được thực hiện trong cuộc kiểm phiếu bằng tay ở Georgia.

    Poulos còn khẳng định: “Dominion không bao giờ có thể ảnh hưởng đến kết quả của một cuộc bầu cử. Toàn bộ quy trình chứng nhận đảm bảo điều đó.”

    Dù vậy, những bác bỏ của ông Poulos dường như không đủ sức thuyết phục trước những bằng chứng ngày càng gia tăng về những nghi vấn xung quanh hệ thống bỏ phiếu Dominion.

    Trước đó, National File đã công bố một báo cáo độc quyền vào ngày 24/11, cho biết bà Dana Jill Simpson, một chuyên gia kỹ thuật đã điều tra công ty máy bỏ phiếu Dominion trong nhiều năm, đã tiết lộ quá trình phát triển của Dominion tại Hoa Kỳ. Đáng chú ý là thiết bị phần cứng của Dominion được sản xuất bởi công ty Flex ở Trung Quốc. Mà khách hàng lớn nhất của Flex tại Trung Quốc lại chính là Huawei.

    Bản thân ông John Poulos tại phiên điều trần của Ủy ban Hành chính Hạ viện Hoa Kỳ vào ngày 9/1, thừa nhận rằng các máy bỏ phiếu do công ty của họ sản xuất chủ yếu dựa vào các linh kiện sản xuất tại Trung Quốc, bao gồm “từ giao diện màn hình đến các tấm chip.” Ông John Poulos nói: “Chúng tôi có các thành phần từ Trung Quốc trong các sản phẩm của mình, mặc dù không biết được tỷ lệ phần trăm xác thực.”

    Tờ National Pulse cũng từng chỉ ra, một kỹ thuật viên chủ chốt của Dominion là Andy Huang đã từng làm việc tại China Telecom, đây là tập đoàn Trung Quốc đã bị chính quyền Tổng thống Trump đưa vào danh sách đen “Doanh nghiệp quân đội” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

    Ngoài ra, bản phân tích pháp y kỹ thuật số của một cựu phân tích viên tình báo điện tử thuộc Cục Tình báo Quân đội 305 trong bản hữu thệ đính kèm trong hồ sơ kiện của luật sư Sidney Powell chống lại các quan chức bang Michigan cũng tuyên bố rằng ông có thể đưa ra “bằng chứng rõ ràng” về việc các máy chủ của Dominion có thể truy cập được và “chắc chắn đã bị xâm phạm bởi những kẻ xấu xa như Iran và Trung Quốc.”

    Tính đến thời điểm hiện tại, chiến dịch pháp lý của TT Trump vẫn không ngừng nỗ lực đệ đơn khiếu nại về gian lận cử tri hệ thống ở nhiều bang chiến địa. TT Trump và nhóm của ông cũng hy vọng sẽ khiến các cơ quan lập pháp bang chọn đại cử tri của riêng họ trước nhiều hành động bất hợp pháp bị cáo buộc.

    https://trithucvn.org/

    Không có nhận xét nào