Header Ads

  • Breaking News

    Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 22 tháng 12 năm 2020

    Thêm một dân biểu tuyên bố thách thức kết quả bầu cử ngày 6/1

    Dân biểu Cộng hòa tại bang Bắc Carolina Madison Cawthorn thông báo ông sẽ thách thức kết quả cuộc bầu cử trong cuộc họp chung của Quốc hội ngày 6/1.

    Ông Cawthorn đã tham gia sự kiện Student Action Summit 2020 tổ chức tại West Palm Beach, Florida vào ngày 19/12. Tại đây, ông phát biểu nếu quan sát những điều đang xảy ra tại những bang do Đảng Dân chủ kiểm soát hoặc có thống đốc và thư ký tiểu bang là thành viên Đảng dân chủ thì bạn sẽ thấy “họ đã phạm pháp và đi ngược lại Hiến pháp trong cuộc bầu cử này”. Vì vậy ông Cawthorn nói “Vào ngày 6/1, tôi sẽ thách thức [kết quả] cuộc bầu cử này”.

    Ông Cawthorn cũng nhấn mạnh một lần nữa quan điểm của mình trên Twitter.

    “Quyền bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử tự do và công bằng là nền tảng của nền Cộng hòa của chúng ta… Tôi chọn lấp lỗ đạn, để chiến đấu cho chúng ta.”

    Ivanka Trump đến Georgia vận động cho ứng viên Thượng viện Đảng Cộng hòa


    Thượng Nghị sĩ Kelly Loeffler (R-GA), Thượng Nghị sĩ David Perdue (R-GA), và Cố vấn Tòa Bạch Ốc Ivanka Trump ở Milton, Georgia, Hoa Kỳ, ngày 21/12/2020 (ảnh: Reuters).

    Cố vấn Tòa Bạch Ốc Ivanka Trump đã tham dự buổi mít-tinh diễn ra vào chiều thứ Hai (21/12) ở Georgia để vận động cho hai ứng viên Thượng viện Đảng Cộng hòa David Perdue và Kelly Loeffler, theo Breitbart.

    Ái nữ của Tổng thống Trump đã thu hút một đám đông khoảng 2.000 người tới quận Fulton, tại đây cô nói rằng các cử tri sẽ quyết định “liệu con cái của chúng ta sẽ lớn lên dưới một chính phủ áp bức hay liệu nước Mỹ sẽ vẫn là vùng đất của tự do”.

    Đối thủ của hai ứng cử viên Đảng Cộng hòa tại bang Georgia là hai ứng cử viên Jon Ossoff và Raphael Warnock của Đảng Dân chủ. Họ sẽ chạy đua vào Thượng viện Mỹ trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 5/1/2021.

    Nếu cả hai ứng viên Đảng Dân chủ đều thắng, Đảng Cộng hòa sẽ mất thế đa số tại Thượng viện.

    “Đây là vòng đấu Quốc hội quan trọng nhất trong lịch sử quốc gia chúng ta”, Ivanka Trump phát biểu tại sự kiện.

    Một người phụ nữ mặc áo dài Việt Nam cầm biểu ngữ ủng hộ Thượng Nghị sĩ Kelly Loeffler và David Perdue ở Georgia, Hoa Kỳ hôm 21/12/2020 (ảnh: Reuters).

    Mỹ tính chi 1,9 tỷ USD loại bỏ thiết bị viễn thông Trung Quốc


    Reuters ngày 20/12 dẫn hai nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết, các nhà lập pháp Mỹ dự kiến thông qua kế hoạch cấp 1,9 tỷ đô la Mỹ tài trợ cho chương trình loại bỏ các thiết bị mạng viễn thông mà chính phủ Mỹ cho là có nguy cơ gây ra rủi ro cho an ninh quốc gia.

    Kế hoạch này là một phần của dự luật cứu trợ trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán trị giá 900 tỷ đô la Mỹ.

    Hồi tháng 6, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) thông báo đã chính thức đưa Huawei và ZTE – 2 tập đoàn viễn thông hàng đầu của Trung Quốc, vào danh sách các mối đe dọa an ninh quốc gia.

    Đầu tháng 12, FCC đã hoàn tất bộ quy tắc trong đó yêu cầu các nhà mạng phải “loại bỏ và thay thế” các thiết bị của ZTE và Huawei mà họ đang sử dụng, tuy nhiên yêu cầu này vẫn phải chờ Quốc hội chấp thuận.

    Các trợ lý cấp cao tại Quốc hội Mỹ xác nhận với Reuters rằng, các nhà lập pháp cũng dự kiến hỗ trợ 3,2 tỷ đô la Mỹ cho chương trình băng thông rộng khẩn cấp dành cho người Mỹ có thu nhập thấp.

    Ấn Độ lo ngại Trung Quốc xây thêm đập thủy điện ở Tây Tạng

    Theo Taiwan News, sau khi Bắc Kinh tuyên bố họ sẽ phát triển thủy điện ở hạ lưu sông Yarlung Tsangpo như một phần của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, Ấn Độ lo ngại chính phủ Trung Quốc lợi dụng kế hoạch này để thực hiện âm mưu quân sự.

    Yarlung Tsangpo là con sông dài nhất ở Tây Tạng chảy vào miền đông Ấn Độ, nơi nó được người Ấn gọi là Brahmaputra, trước khi chảy ra biển Ấn Độ Dương qua Bangladesh.

    Trên sông Yarlung Tsangpo, Trung Quốc đang có kế hoạch phát triển nhiều dự án thủy điện, đặc biệt là ở khu vực hạ lưu nơi có thể cung cấp gần 70 triệu kWh điện, gấp ba lần năng lực cung cấp điện của đập Tam Hiệp, theo China5e.

    Hiện Trung Quốc đã xây dựng trên Yarlung Tsangpo đập thủy điện Zangmu, bắt đầu phát điện từ tháng 11/ 2014.

    Việc Trung Quốc dự kiến xây thêm đập ở Yarlung Tsangpo làm dấy lên lo ngại của Ấn Độ về tác động đối với môi trường và những thảm họa thiên nhiên. Ấn Độ cũng lo ngại những con đập mới sẽ mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi thế hơn trong các cuộc tranh chấp và xung đột biên giới, vốn đã trở nên nghiêm trọng hơn trong những tháng gần đây ở khu vực Ladakh của Ấn Độ.

    Thời báo Hindustan dẫn nghiên cứu của Viện Lowy cho biết Trung Quốc sở hữu nguồn nước ở Tây Tạng khiến Bắc Kinh trở thành lực lượng kiểm soát thượng nguồn của bảy con sông lớn nhất Nam Á, bao gồm Indus, Ganges, Brahmaputra, Irrawaddy, Salween, Yangtze và Mekong. Gần 48% lượng nước chảy trực tiếp vào Ấn Độ.

    Mỹ tung kích thích nhưng người dân không chi tiền

    Trong số hàng chục điều khoản được đưa vào Đạo luật CARES, gói kích thích tài khóa 2,2 nghìn tỷ đô la được thông qua hồi tháng 3 của Mỹ, không điều khoản nào được chào đón như khoản thanh toán một lần cho các hộ gia đình. Những người đóng thuế có thu nhập dưới 99.000 đô la một năm (198.000 đô la cho các cặp vợ chồng) được phát đến 1.200 đô la, cộng thêm 500 đô la cho mỗi đứa trẻ. Người ta kỳ vọng người tiêu dùng sẽ chi số tiền này và giúp chống đỡ cho nền kinh tế, vốn tiếp tục suy thoái 9,5% trong quý hai.

    Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ 42% số tiền là được chi tiêu. 27% được đưa vào tiết kiệm. Và 31% còn lại dùng để trả nợ. Những người đang thiếu tiền mặt – những người cho biết không thể chi thu nhập một tháng để trang trải một hóa đơn đột xuất – cũng khó có khả năng chi tiền kích thích hơn những người có thanh khoản cao hơn. Đồng thời những người nhận được nhiều tiền hơn cũng có xu hướng chi ít hơn đối với khoản tiền họ nhận được, đặt ra yêu cầu phải “nhắm mục tiêu” tốt hơn.

    Đầu tư giá trị có còn hiệu quả?

    Trong hơn một thế kỷ một số nhà đầu tư đã phát đạt nhờ “đầu tư giá trị” – mua cổ phiếu rẻ, dựa trên “giá trị cơ bản” của chúng. Nhưng kể từ năm 2010, chỉ số giá trị Russell 1000, có nhiệm vụ theo dõi chứng khoán Mỹ có tỉ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách thấp và kỳ vọng tăng trưởng thu nhập thấp, chỉ tăng 87%, so với 171% của toàn thị trường. Cổ phiếu của các công ty Mỹ đắt nhất trong năm 2010 hầu hết tiếp tục tăng vọt.

    Theo công ty đầu tư AQR Capital Management, khoảng cách giữa tỷ lệ giá cổ phiếu trên giá trị sổ sách của một phần ba mã cổ phiếu Mỹ đắt nhất so với một phần ba mã rẻ nhất đã đều đặn tăng lên kể từ năm 2015. Đến tháng 3, thời điểm cuối của phân tích, các cổ phiếu đắt nhất đạt kỷ lục cao hơn 12 lần so với những mã rẻ nhất. Trong khi cổ phiếu của các công ty phát triển nhanh với tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách cao đã tăng khoảng 20% ​​kể từ tháng 1, cổ phiếu của các công ty giá trị đã giảm hơn 10%. Nhưng những biến động chóng mặt của cổ phiếu công nghệ vào tháng 9 cho thấy các nhà đầu tư thực sự thấy lo lắng về mức định giá cao của chúng.

    Các công ty nào chống chịu tốt trước đại dịch?

    Khi đại dịch quét qua toàn cầu, các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu của các công ty yếu kém hơn. Một nghiên cứu đang thực hiện được xuất bản hồi tháng 4 bởi các nhà kinh tế tại Đại học Hồng Kông, Đại học Trung Văn Hồng Kông và Đại học California, Berkeley đã xem xét đặc điểm nào là có lợi nhất và đặc điểm nào có hại nhất trong đợt bán tháo cổ phiếu từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 3.

    Sử dụng dữ liệu từ hơn 6.000 công ty niêm yết công khai, các tác giả nhận thấy các công ty ở các quốc gia có nhiều ca nhiễm covid-19 bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các công ty ở những nước ít bị ảnh hưởng hơn. Các công ty giàu tiền mặt vượt bão tốt hơn những hãng có ít tài sản có tính thanh khoản. Giả sử tất cả những điều khác không thay đổi, thì giá cổ phiếu của các công ty có nhiều tiền mặt hơn, lợi nhuận lớn hơn và ít nợ hơn có khả năng chống chọi tốt với đại dịch. Các công ty có trụ sở tại các nước nghèo cũng hoạt động kém hơn các hãng ở những nước giàu hơn. Cuối cùng, các công ty ở các nước theo thông luật phải chịu mức giảm giá cổ phiếu lớn hơn so với các công ty ở các nước dân luật hoặc xã hội chủ nghĩa.

    Chỉ số bình đẳng của phụ nữ ở nơi làm việc

    Để chào đón Ngày Quốc tế Phụ nữ 8 tháng 3, The Economist đã cập nhật chỉ số “bức trần kính” (ND: một thuật ngữ chỉ các rào cản bình đẳng đối với một nhóm nhân khẩu học) của mình, xếp hạng 29 quốc gia trên mười chỉ số về bình đẳng cho phụ nữ tại nơi làm việc. Năm 2020, Iceland đứng đầu bảng xếp hạng của chúng tôi, vượt qua cả Na Uy và Thụy Điển. Phụ nữ chiếm 50% số người Iceland dự thi GMAT, kỳ thi tuyển sinh trường kinh doanh, và nắm giữ hơn 41% vị trí quản lý. Ở cuối bảng xếp hạng của chúng tôi là Hàn Quốc, với Nhật Bản ngay phía trên.

    Chỉ 59% phụ nữ Hàn Quốc tham gia lực lượng lao động, so với tỷ lệ trung bình 65% của OECD, một câu lạc bộ các nước giàu. Phụ nữ [Hàn Quốc] đi làm cũng kiếm được trung bình thấp hơn 35% mỗi năm so với nam giới, mức chênh lệch lương lớn nhất trong nhóm. Ở các nước mà cơ quan lập pháp nhiều nam giới, số ngày nghỉ phép sinh nở thường ít ỏi. Nước Mỹ, nơi có chưa tới một phần tư các nhà lập pháp tại Hạ viện là nữ, hoàn toàn không có quy định nghỉ sinh nở ở cấp liên bang.

    Kinh tế Trung Quốc vượt Mỹ theo sức mua tương đương


    Kinh tế Mỹ vẫn chưa vượt qua kinh tế Trung Quốc cho đến những năm 1880, theo Dự án Maddison tại Đại học Groningen. Hai nước giờ đây lại là đối thủ của nhau. Năm 2019, người lao động Trung Quốc đã sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trị giá 99 nghìn tỷ nhân dân tệ. Mỹ sản xuất được trị giá 21,4 nghìn tỷ đô la. Hồi năm ngoái 6,9 nhân dân tệ mua được một đô la, nên theo tỉ giá thị trường GDP Trung Quốc chỉ đạt 14 nghìn tỷ đô la.

    Tuy nhiên 6,9 nhân dân tệ ở Trung Quốc có giá trị hơn nhiều so với 1 đô la ở Mỹ. Ví dụ, một chiếc Big Mac của McDonald’s có giá khoảng 21,70 nhân dân tệ ở Trung Quốc và 5,71 đô la ở Mỹ, theo giá cả do The Economist thu thập. Theo cách tính đó, 3,8 nhân dân tệ có sức mua ngang 1 đô la. Nếu vậy 99 nghìn tỷ nhân dân tệ có sức mua ngang với 26 nghìn tỷ đô la, và do đó nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn kinh tế Mỹ. McDonald’s đã từng là biểu tượng cho sức mạnh kinh tế Mỹ. Giờ đây phương pháp Big Mac cho thấy họ có thể bị vượt mặt.

    Ông Đinh La Thăng nói lời sau cùng


    Chiều 21/12, sau khi kết thúc phần tranh luận, HĐXX cho bị cáo Đinh La Thăng (60 tuổi, nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT từ tháng 8/2011 – 2/2016), Nguyễn Hồng Trường (63 tuổi, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT), Đinh Ngọc Hệ (49 tuổi, Út “trọc”, chủ Công ty Yên Khánh) và 17 bị cáo còn lại, có hành vi sai phạm trong vụ mua bán quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương nói lời sau cùng, trước khi HĐXX vào nghị án.

    Được nói lời sau cùng đầu tiên, bị cáo Đinh La Thăng, một lần nữa xin nhận trách nhiệm toàn bộ những sai sót trong quá trình triển khai, thực hiện dự án, vì ông là người đứng đầu Bộ GTVT, nhưng chỉ là trách nhiệm về chính trị, hành chính, không phải trách nhiệm hình sự.

    “Bởi tất cả các bị cáo là cán bộ thuộc Bộ GTVT đều thực hiện dự án theo đúng quy định pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Tất nhiên quá trình triển khai dự án trong thời gian kéo dài; trong điều kiện pháp luật còn chồng chéo, thiếu, lẫn có nhiều cách hiểu khác nhau; trong điều kiện Bộ GTVT không chỉ thực hiện mỗi dự án này mà còn hàng chục dự án khác. Từ đó khi áp dụng các quy định pháp luật có vi phạm về quy trình, thủ tục là điều không thể tránh khỏi”, ông Đinh La Thăng lý giải.

    “Làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai. Điều tôi muốn nói nếu làm nhiều việc thì điều sai sót xảy ra sẽ nhiều hơn. Và trong điều kiện pháp luật như tôi trình bày như trên thì giữa cái đúng và cái sai là cực kỳ mong manh”, ông Thăng nêu.

    Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ): Việt Nam hãy trả tự do cho Trương Châu Hữu Danh

    Nhà báo Trương Châu Hữu Danh bị bắt tại Việt Nam

    Bangkok, ngày 21 tháng 12 năm 2020 – Các nhà chức trách Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Trương Châu Hữu Danh và hủy bỏ mọi cáo buộc đang chờ xử lý đối với nhà báo này, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) cho biết hôm nay.

    Ngày 17 tháng 12, công an thành phố Cần Thơ đã bắt giữ Danh, một cựu phóng viên báo chí nhà nước, người đồng sáng lập và đóng góp cho Báo sạch, một trang tin tức trên Facebook, với cáo buộc “lạm dụng quyền và tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, ”vi phạm Điều 331 của bộ luật hình sự Việt Nam, báo chí đưa tin.

    Viện kiểm sát Thành phố Cần Thơ đã ra lệnh tạm giam ông Danh ba tháng để phục vụ điều tra, và di lý đến trại giam ở quê Long An, theo những bài báo đó.

    Nếu bị kết tội theo Điều 331, Danh có thể phải chịu án bảy năm tù.

    “Nhà báo Việt Nam Trương Châu Hữu Danh nên được trả tự do ngay lập tức và được phép tiếp tục công việc của mình,” Shawn Crispin, đại diện cấp cao Đông Nam Á của CPJ cho biết. “Việt Nam phải ngăn chặn hành vi quấy rối ngày càng gia tăng đối với các nhà báo độc lập sử dụng Facebook để đăng tin”.

    Báo chí nhà nước cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Cần Thơ đã khám xét nhà của Danh ở tỉnh Long An và thu giữ các tài liệu liên quan.

    Ông lớn Alibaba, Tencent bị ‘sờ gáy’, mối lo mới của ban lãnh đạo Trung Quốc

    Tháng 12 luôn là một tháng quan trọng ở Trung Quốc, khi ĐCSTQ vẫn chưa hoàn toàn lột xác khỏi mô hình kinh tế kế hoạch, nên thường quyết định cách điều khiển đoàn tàu kinh tế cho năm sau vào thời điểm này.

    Năm nay, có một diễn biến đáng chú ý tại Trung Nam Hải, trung tâm quyền lực của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

    Nikkei Asia cho biết, ông Tập Cận Bình đã chủ trì hai cuộc họp vào ngày 11 tháng 12 của Bộ Chính trị TW ĐCSTQ, kêu gọi “tăng cường các nỗ lực chống độc quyền và ngăn chặn việc mở rộng tư bản một cách mất trật tự”.

    Tại đây, ông Tập nhấn mạnh sự cần thiết của “an ninh quốc gia”, “an ninh chính trị” và “an ninh quyền lực nhà nước và hệ thống chính trị”.

    Một nguồn tin quen thuộc với chính trị và kinh tế Trung Quốc giải thích rằng hai thông điệp này đi đôi với nhau. “Đặt chúng lại với nhau và bạn sẽ có một sự hiểu biết chính xác về ý nghĩa chính trị”.

    Đây là lần đầu tiên Bộ Chính trị ĐCSTQ thảo luận vấn đề “tăng cường các nỗ lực chống độc quyền” và “ngăn chặn sự bành trướng của tư bản một cách mất trật tự”.

    Mặc dù không có cái tên nào được nhắc đến, nhưng chắc chắn một mục tiêu là Alibaba Group Holding và người sáng lập Jack Ma.

    Alibaba đã có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Trung Quốc và đảng; Bản thân Ma là một đảng viên. Nhưng có vẻ như hoàng hôn của đế chế thương mại điện tử khổng lồ đang dần khuất bóng.

    Đầu tháng trước, Ant Group của Alibaba đột ngột phải hoãn các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở Thượng Hải và Hồng Kông.


    Võ Thái Hà tóm lược
     

    Không có nhận xét nào